KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Thời gian: Tháng 5 năm 1998
Giảng tại Tịnh Tông Học Hội Singapore
Tổng cộng 51 Tập (AMTB) – Bản dịch 102 Tập
Cẩn dịch: Ban biên dịch Tịnh Không Pháp Ngữ
Giám định biên dịch: Vọng Tây Cư Sĩ.
Mã AMTB: 14-012-0001 đến 14-012-0051
MP3 tự động phát trên Mobile. Nếu không tự động phát vui lòng ấn nút play ▶️ dưới cùng.
TỔNG CỘNG 102 TẬP
Tập 6
“Ngũ” là 5 loại lớn, là 5 loại lớn ô nhiễm nghiêm trọng, trong kinh Phật xưng là “ngũ trược ác thế”. Ngũ trược, cái thứ nhất là “kiếp trược”. Kiếp là nói thời gian, chúng ta hiện nay giảng là 5 thì không đúng rồi, đây là từ trên thời tiết nhân duyên mà nói, thực tại nói thời gian thì có sự ô nhiễm gì chứ? Đây là một thời đại ô nhiễm nghiêm trọng, là có ý nghĩa này. Hơn nữa nói thời đại ô nhiễm là 4 loại ô nhiễm ở phía sau. “Kiến trược”, kiến là kiến giải, tư tưởng, kiến giải sai lầm, trong nhà Phật nói “tà tri tà kiến”, cách nhìn sai đối với chân tướng vũ trụ nhân sinh, chính là ô nhiễm ở trên kiến giải. Kế đến là “phiền não trược”, dùng lời nói của người hiện nay chính là ô nhiễm từ trên tư tưởng. 2 cái này hợp lại chính là ô nhiễm của tâm lý, tinh thần bị ô nhiễm. Việc này thì nghiêm trọng rồi. Do vì tâm lý, tinh thần bị ô nhiễm, tất nhiên sẽ gắn liền với sinh lý, gắn liền với sự ô nhiễm của hoàn cảnh sinh sống của chúng ta, đó gọi là chúng sanh trược. “Chúng sanh trược”, dùng lời hiện nay mà nói thì chính là sự ô nhiễm môi trường sống, sinh thái của địa cầu ngày nay đã mất đi sự cân bằng, khí hậu bất thường, tai nạn triền miên, đều là thuộc về chúng sanh trược. “Mạng trược”, dùng mời hiện tại để nói là ô nhiễm sinh lý. Ngũ trược, nếu dùng lời hiện tại để nói thì mọi người dễ hiểu, 2 loại kiến giải phía trước bị ô nhiễm, tư tưởng bị ô nhiễm, hợp lại thì chính là ô nhiễm của tâm lý, ô nhiễm của tinh thần. Chúng sanh trược là ô nhiễm của hoàn cảnh sống, mạng trược là ô nhiễm của sinh lý, đây gọi là “trược”.
“Ác” là thập ác, hết thảy chúng sanh không làm việc tốt, thân thì tạo sát đạo dâm, khẩu thì vọng ngữ, lưỡng thiệt, lưỡng thiệt gọi là khiêu khích thị phi. Vọng ngữ chính là không nói lời thật, lừa gạt người khác. Ác khẩu là lời nói thô lỗ, còn ỷ ngữ là hoa ngôn xảo ngữ lừa phỉnh chúng sanh, tạo khẩu nghiệp này. Ý nghiệp, trong tâm là cái gì? Tham sân si mạn. Làm những việc này gọi là ác, trược ác.
Thích Ca Mâu Ni Phật xuất hiện ở trong thời đại như vậy. “Hiện” là thị hiện. “Thị hiện bất khả tư nghị đại trí huệ”. Câu này chính là Phật xuất hiện tại thế gian này, làm ra một hình mẫu cho chúng sanh xem. Hình mẫu gì vậy? Hình mẫu đại trí huệ, hiện nay chúng ta nói là làm gương mẫu, làm tấm gương tốt cho xã hội đại chúng, làm mô phạm, làm hình mẫu cho xã hội đại chúng. Ở trong ngũ trược ác thế, ngài có thể thị hiện như vậy thì hết thảy chư Phật đều tán thán, tán thán Phật ở trong đời ác thế vì chúng sanh mà làm ra tấm gương tốt, làm gương mẫu tốt.
“Thần thông chi lực”, 4 chữ này là nói ngài biểu hiện ra bên ngoài. “Bất khả tư nghị đại trí huệ”, đây là ở bên trong. Biểu hiện ra bên ngoài chính là giúp đỡ xã hội này, giúp đỡ hết thảy chúng sanh, nói ra sức mạnh năng lực của ngài. “Thông” là thông đạt, ngài không có điều gì mà không biết. Thế gian hết thảy sự vật, đạo lý, nhân quả, hiện tượng, biến hóa, không gì không biết không gì không thể, đây gọi là thần thông. Thần chính là thần kỳ cao siêu, vượt qua tri thức của phàm phu chúng ta. Thần thông này không phải nói như Tôn Ngộ Không 72 phép thần thông, không phải là ý như vậy, vậy thì bạn đã giải sai cái ý nghĩa rồi. Phật mọi thứ đều thông đạt, nói một cách khác, xã hội chúng ta ngày nay đủ loại nghi nan tạp chứng thì Phật không có điều gì mà không biết, ngài có năng lực giúp đỡ chúng ta giải quyết những khó khăn này, “điều phục cang cường chúng sanh”. Cư sĩ Duy Ma đã từng nói: “Chúng sanh Diêm Phù Đề cang cường khó giáo hóa”. Cang cường, tính cách cang cường, kiên cố chấp trước, rất khó tiếp nhận đối với những lời giáo huấn của Phật. Ở trong xã hội hiện thực của chúng ta, chúng ta đã nhìn thấy việc bài xích Phật pháp, chướng ngại sự giáo học của Phật pháp, hiện rõ sự cang cường. Bản thân họ không chịu nghiên cứu Phật pháp.hướng ngại việc giáo học Phật pháp Phật pháp rốt cuộc là gì họ cũng không biết, họ chụp mũ đổ tội là mê tín, tiêu cực, lạc hậu, liền dẹp Phật pháp sang một bên. Họ không biết đây là vật bảo, chân thật có thể giải quyết được vấn đề của ngũ trược ác thế.
4 chữ sau cùng này thật quá hay: “Tri khổ lạc pháp”. 4 chữ này không dễ gì nói ra được. Chúng sanh khổ, vì sao khổ? Chúng sanh mong cầu điều vui, vì sao lại không đạt được? Con người trên toàn thế giới có một người nào mà không chịu khổ? Ai mà không mong cầu niềm vui? Khổ từ đâu mà đến? Vui từ đâu mà đến? Không có ai biết cả. Làm sao thì chúng ta mới có thể lìa khổ? Làm sao thì chúng ta mới có thể được vui? Những lý luận phương pháp này cũng không có người nào biết, nhưng Thích Ca Mâu Ni Phật biết. Thích Ca Mâu Ni Phật ở trên kinh giáo đã nói rất rõ ràng, rất minh bạch, nếu như chúng ta muốn lìa khổ được vui thì kinh điển Đại Thừa là chỉ dẫn tốt nhất, chỉ đạo chúng ta, dẫn dắt chúng ta. Mục tiêu dạy học của Phật pháp chính là dạy chúng ta “lìa khổ được vui”.
Sự tán thán của chư Phật đối với Thích Ca Mâu Ni Phật cũng là đem quả để lên đầu tiên, gây sự chú ý cho người. 2 đoạn kinh văn này, nếu như tâm địa thanh tịnh, cảm xúc nhanh nhạy, nhìn thấy 2 đoạn kinh văn này không ai không rợn tóc gáy, vô cùng hy hữu. Có ai mà khi mở pháp hội lại có thể khiến hết thảy chư Phật đến nghe, người nào có thể nhìn thấy được chư Phật Như Lai, nhận được sự tán thán bất khả tư nghị như vậy? Chư Phật tán thán Thích Ca Mâu Ni Phật, thực tại chính là chư Phật tán thán lẫn nhau, chúng ta phải hiểu đạo lý này, Phật Phật đạo đồng. Hay nói cách khác, chỉ có chư Phật Như Lai họ mới chịu đến ngũ trược ác thế này để thị hiện. Đây chính là tinh thần của Địa Tạng Bồ Tát, ta không vào địa ngục thì ai vào địa ngục? Địa ngục là khổ nhất. Những chúng sanh khổ nạn này nếu ta không đi giúp đỡ họ thì ai đi giúp đỡ họ? càng là nơi khổ nạn, thì bi tâm của Phật Bồ Tát càng nhiều, càng muốn đi đến những nơi này để dạy bảo, giúp đỡ mọi người. Chỉ cần những chúng sanh khổ nạn này chịu tiếp nhận thì Phật Bồ Tát liền đến, không chịu tiếp nhận thì Phật Bồ Tát có muốn giúp đỡ cũng không có cách nào. Có thể tin, có thể giải, có thể học, thì Phật Bồ Tát nhất định sẽ xuất hiện ở thế gian này.
Hôm nay hội này của chúng ta vì sao lại ở tận Singapore này chứ không ở một nơi nào khác? Chúng tôi không có thiên vị, không có lòng riêng tư, cũng không phải là tham ái cái nơi này, mà hoàn toàn là do duyên phần nơi này đã thành thục rồi. Duyên gì vậy? người ở địa phương này có thể tin, có thể giải, có thể hành. 4 điều kiện tín giải hành chứng nơi này đã có. Mười mấy năm nay chúng tôi ở nơi đây hoằng dương Tịnh Độ, khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh Tây Phương thế giới. Trong nhiều năm như vậy, những khu vực như Singapore, Malaysia, người niệm Phật vãng sanh thường nghe nói, thường thường nghe thấ, cư sĩ Lý Mộc Nguyên vô cùng nhiệt tâm, rất nhiều đồng tu niệm Phật vào lúc lâm chung đại đa số đều mời cư sĩ Lý Mộc Nguyên đi trợ niệm, đi giúp đỡ họ lo liệu hậu sự, ông cũng nhìn thấy thoại tướng tốt đẹp quá nhiều rồi. Ngày nay Lý Mộc Nguyên phát tâm như vậy, ông là chính mắt nhìn thấy, chính tai nghe được, niệm Phật vãng sanh bất thoái thành Phật là thật chứ không phải giả. Ông đã làm một cách nghiêm túc như vậy, nhiệt tâm như vậy, tín nguyện ấy của ông không phải phát ra một cách vô căn cứ, mà là nhìn thấy sự thật mới phát khởi ra.
Pháp khổ vui của tam đồ lục đạo thì duy chỉ có Phật mới biết được thấu triệt, biết được triệt để, biết được một cách cứu cánh, cho nên Phật có năng lực giúp đỡ chúng ta giải quyết vấn đề, giúp đỡ chúng ta lìa khổ được vui. 2 đoạn kinh văn này quyết định không thể nào lơ là, đây là diệu pháp mà chư Phật Như Lai đồng thanh tuyên thuyết, vô thượng diệu pháp. Đoạn kinh văn này chúng ta có thể xem như là tổng cương lĩnh mà Thích Ca Mâu Ni Phật thị hiện tại thế gian này giảng kinh hơn 300 hội thuyết pháp 49 năm. Phật xuất hiện tại thế gian này để làm gì? Là để làm việc này.
Sau khi tán thán, các vị lại xem phần kinh văn tiếp theo:
“Các khiển thị giả, vấn tấn Thế Tôn”.
Đây là lễ phép, Phật phái thị giả của các ngài đến hỏi thăm Thích Ca Mâu Ni Phật. Đây là lễ tiết, và cũng là làm ra một tấm gương cho người khác xem. Lễ không thể bỏ qua, con người mà vô lễ thì ở tại thế gian này sẽ không có chỗ đứng. Nhưng người hiện nay đã lơ là lễ tiết, lơ là rồi, thực tại mà nói, dù việc tu học Phật pháp có tốt hơn đi nữa thì quả báo là ở đâu vậy? Quả báo không ở trong nhân đạo, đa số đều ở quỷ đạo. Sau này khi giảng đến những quỷ vương này, sẽ đem cái nhân của quỷ vương nói rõ với các vị thì các vị sẽ hiểu. Tu hành Phật pháp vô cùng tốt, nhưng cống cao ngã mạn, không có lễ tiết, tương lai quả báo thọ nhận được là quỷ vương ở trong quỷ đạo, làm những vị Khí thế gian chủ ở trong thế chủ mà kinh Hoa Nghiêm đã nói như thần núi, thần cây, thần hoa, thần nước, làm những loại thần như vậy, sẽ đi hướng về của những nơi này. Phật pháp được xây dựng trên nền tảng của hiếu kính, làm thế nào khuyên các vị đồng tu muốn giác ngộ, thì hiếu thân tôn sư chúng ta mới có thể đi đến Phật đạo, đi đến Cực Lạc Thế Giới. Nếu như không có ý niệm này, thì việc tu học Phật pháp sẽ đi về quỷ đạo làm quỷ vương. Nếu như bạn thù thắng hơn thì bạn có thể đi đến thiên đạo. Thiên đạo này là trời Dục Giới, trời Sắc Giới thì bạn không có phần. Phải nên hiểu được, ở chỗ này dạy kính, dạy lễ, dạy kính.
“Thị thời Như Lai hàm tiếu, phóng bách thiên vạn ức đại quang minh vân”.
Chỗ này là hiện thoại tướng, ở trong “quang minh vân” là hiển lý, phóng quang. Chúng sanh lợi căn nhìn thấy được ánh quang minh, tất cả những giáo học của Phật họ đều hiểu rõ, không cần phải dùng lời để nói. Quang minh biểu thị trí huệ. “Bách thiên vạn ức đại quang minh vân” chính là vô lượng vô biên trí huệ, một Sát-na-tế toàn bộ đều hiển hiện ra, không cần thời gian dài, trong thời gian một sát-na thì đã đem vô lượng vô biên trí huệ hiển hiện ra ở trước mặt hết thảy đại chúng. “Thị thời” chính là chư Phật Như Lai tán thán, chính là lúc mà các ngài phái các thị giả của mình đến thăm hỏi Thích Ca Mâu Ni Phật, thế tôn “mỉm cười”, phóng hào quang biểu pháp. Hào quang từ đâu mà ra vậy? Là quang minh Bát nhã vốn có ở trong chân như bổn tánh. Phật vì chúng sanh thuyết hết thảy pháp, lấy điều này làm căn cứ. Phật thuyết hết thảy pháp là từ đâu mà nói ra? Là từ tự tánh vốn có đầy đủ mà lưu lộ ra bên ngoài. Hôm nay đem căn cứ để nói hết thảy pháp trong thoáng chốc hiển bày ra cho mọi người xem.
“Trăm nghìn vạn kiếp” nói cũng không hết, cho nên phía sau đã lược ra vài điều, nói tường tận thì nói không hết, lược lấy 10 điều. Tuy là lược lấy nhưng các vị phải hiểu cách biểu pháp giống như “kinh Hoa Nghiêm”, bất kỳ một câu nào đều có đầy đủ quang minh vân trăm nghìn muôn kiếp, một tức hết thảy, hết thảy tức một, cho nên chúng ta nghe kinh nghe pháp, người giảng nếu như là dùng tấm lòng chân thành, dùng lòng cung kính, thì sẽ khởi tác dụng cảm ứng với ánh quang minh của Phật, Phật quang sẽ soi chiếu đạo tràng này, chính là đại quang minh vân sẽ chiếu rọi trên không của đạo tràng này, bên dưới người giảng, người nghe đều sanh vô lượng tâm hoan hỷ. Không phải là người đó giảng hay nói diệu, không phải vậy, người hiện nay nói là từ trường không như nhau, đây là Phật đã gia trì, từ bi gia trì, dùng quang minh nhiếp thọ. Tách biệt ra để nói.
Ở trong câu đầu tiên: “đại viên mãn quang minh vân”.
“Đại viên mãn” là điểm chung trong những điều khác biệt别中之总. “Viên mãn” chính là một tơ hào khiếm khuyết cũng không có, chính là toàn bộ tánh đức lưu lộ ra. Hết thảy chúng sanh này vì sao mà khởi cảm ứng đạo giao? Vì tâm chúng sanh và tâm Phật không hai không khác? Khác biệt là ở chỗ nào? Chúng sanh đang mê, Phật thì đang giác. Giác là tâm tánh, mê cũng là tâm tánh. Tâm tánh thì không có giác – mê. Chúng sanh thì thường nói có hữu tình chúng sanh, ngày nay chúng ta nói là động vật, chúng sanh hữu tình ở trong 9 pháp giới; ngoài chúng sanh hữu tình ra thì còn có chúng sanh vô tình, ngày nay chúng ta nói là thực vật, khoáng vật, đều là trong tự tánh biến hiện ra. Trên “kinh Hoa Nghiêm” nói: “tình dữ vô tình đồng viên chủng trí”. Viên là viên mãn, đồng viên chủng trí nghĩa là cùng lúc thành Phật, chính là ý nghĩa này. Vì sao vậy? Vì cùng đồng 1 pháp thân, cùng đồng một thể tánh. Người giác ngộ thì sơn hà đại địa đều là tự thân, cùng với chính mình là một thể, cho nên quan tâm vô điều kiện, yêu thương vô điều kiện. Đây gọi là đại từ đại bi, cho nên câu thứ 2 chính là “đại từ bi quang minh vân”. Phải nên hiểu được rằng Phật như thế, thì bản thân chúng ta cũng như thế. Phật hôm nay hiển hiện ra là bất khả tư nghị, tự tánh quang minh vô lượng vô biên, còn chúng ta ngày nay thì hiển lộ ra là vô lượng vô biên vô minh phiền não, chúng ta đã làm thành ra là như vậy, hoàn toàn trái ngược lại với tánh đức, biến thành một chúng sanh đáng thương tội nghiệp, cho nên tự mình phải giác ngộ, phải thật sự giác ngộ, tự mình phải hồi đầu. Phải thọ trì, đọc tụng, y giáo phụng hành, người này mới thật sự là hồi đầu. Vừa hồi đầu thì sẽ khởi tác dụng cảm ứng đạo giao với đại quang minh vân của Phật.
Thứ 2 là “đại từ bi Quang Minh Vân”.
“Từ bi” là chúng ta phát tâm nưa theo tứ hoằng thệ nguyện: “chúng sanh vô biên thệ nguyện độ”. Y theo cái gì để phát tâm? Y theo từ bi. 3 chữ “Quang Minh Vân” này chính là biểu đạt đức năng của chân tâm tự tánh viên mãn, bát nhã trí huệ vốn có. Chư Phật Bồ Tát (Bồ Tát ở đây là chỉ Pháp Thân Đại Sĩ), khi chưa chứng đắc pháp thân thì tánh đức này chưa hiển lộ, quang minh vân không có, họ có đại từ bi, không thể có thêm quang minh vân. Có quang minh vân thì ít nhất là Pháp Thân Đại Sĩ, phá 1 phẩm vô minh chứng một phần pháp thân, chân thật đồng tâm đồng nguyện, đồng đức đồng hạnh với Phật thì đã hiển lộ ra hết ở trong đoạn này, đây là sự tướng. Tứ hoằng thệ nguyện là từ ở đây mà phát. Bồ Tát Địa Tạng đã phát một cách viên mãn, phát được cứu cánh: “Địa ngục bất không thệ không thành Phật”, từ bi đến cùng cực, chúng sanh khổ nạn ở trong địa ngục ngài đều muốn đi độ hết thì huống hồ là ai khác. Đây gọi là phổ độ chúng sanh chín pháp giới. Khoảng thời gian sau khi Thích Ca Mâu Ni Phật diệt độ đến trước khi Bồ Tát Di Lặc giáng sanh, thời gian ở khoảng giữa này quá dài, trong một thời gian lâu dài như vậy không có Phật xuất thế, cái khổ của chúng sanh chúng ta không có cách nào tưởng tượng, Phật Bồ Tát lẽ nào không có tâm từ bi? Có chứ. Các Ngài làm sao? Ở trong khoảng thời gian này Phật đã đem sự nghiệp giáo hóa chúng sanh ủy thác hoàn toàn lại cho Bồ Tát Địa Tạng, khi Phật không còn tại thế thì Bồ Tát Địa Tạng chính là người đại diện cho Thích Ca Mâu Ni Phật. Thế Tôn không ủy thác cho một vị Bồ Tát nào khác, mà đem sự việc này ủy thác lại cho Bồ Tát Địa Tạng, từ đây có thể biết, sau khi Thế Tôn diệt độ và trước khi Di Lặc xuất thế thì dùng phương pháp gì để giáo hóa đối với hết thảy chúng sanh? Là “kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện”. Đây là sự phó chúc của Thế Tôn. Địa Tạng Bồ Tát tiếp nhận lời ủy thác của Thế Tôn, không phụ lòng của Thích Ca Mâu Ni Phật, ngài đích thực là đã gánh vác lấy trách nhiệm này, lòng từ bi đã đến cùng cực. Chúng ta phải lấy “đại từ bi quang minh vân” phát khởi thượng cầu hạ hóa, phát Bồ Đề tâm độ chính mình và độ chúng sanh.
Câu thứ 3: “Đại trí huệ quang minh vân”.
Đây là chỗ mà người tu hành chúng ta cần y cứ. Bất luận là tu học pháp môn nào, không có trí huệ thì không thể thành tựu. Nhất định phải y theo trí huệ. Trí huệ là từ đâu mà đến? Xin nói với các vị, trí huệ nhất định không phải là do việc học hỏi và ghi nhớ mà có. Tôi nghe nhiều, đọc nhiều, ghi nhớ rất nhiều, đó là sự thông minh của thế gian, trong kinh Phật gọi là thế trí biện thông. Thế trí biện thông là một trong 8 nạn trên đường Phật đạo, bạn đã gặp nạn, vì sao vậy? Vì đã rơi vào trong sở tri chướng. Cái sở tri đó của bạn đã trở thành chướng ngại, chướng ngại bạn minh tâm kiến tánh, chướng ngại bạn đạt được định. Trí huệ là từ đâu đến? Trí huệ nhất định là từ trong thiền định mà có. Thiền định từ đâu mà có? Thiền định thì nhất định là từ trong việc trì giới mà có. Đây gọi là tam vô lậu học. Pháp môn Đại Thừa tuy rằng không coi trọng giới luật trên hình thức, Đại Thừa nói là tâm địa giới pháp, còn thù thắng hơn là hình thức nữa, phải thật làm. Thiền định là tâm thanh tịnh, sáu căn đối với cảnh giới lục trần bên ngoài, “ngoài không trước tướng, trong không động tâm”, đây gọi là thiền định, thiền định chân thật. Chúng ta 6 căn tiếp xúc với cảnh giới lục trần vẫn còn bị cảnh giới bên ngoài cám dỗ, vẫn còn khởi tâm động niệm thì xong rồi.
Người có công phu chân thật, chân thật tu hành thì dụng công khi nào? Chính là dụng công phu khi lục căn tiếp xúc với cảnh giới lục trần. Chúng ta dùng công phu niệm Phật, phương pháp này rất hay. Ý niệm vừa động liền A Di Đà Phật chuyển lại, liền chuyển thành A Di Đà Phật. Vào lúc này Giới Định Huệ tam học cùng lúc đều có đủ. Bạn có thể chuyển thì bạn thủ pháp, đây là trì giới. Nhìn thấy cảnh giới bên ngoài, thuận cảnh thì khởi tham ái, tâm tham vừa động liền A Di Đà Phật, chuyển nó trở lại, đây chính là trì giới. Nhìn thấy hoàn cảnh không được như ý, trong lòng không vui, A Di Đà Phật, cũng chuyển trở lại. Từ việc bạn có thể chuyển trở lại, tiếp nhận giáo huấn của Phật, Phật dạy chúng ta làm như vậy thì chúng ta làm như vậy, đó là trì giới. Sau khi chuyển trở lại rồi, đối với hết thảy cảnh giới không quan tâm để ý nữa, quay đầu lại mà niệm Phật, đây là tu định. Một lòng xưng niệm A Di Đà Phật, huệ ở trong đó. Cho nên không biết được sự thù thắng của pháp môn Tịnh Tông, bạn xem, một niệm hoàn thành, viên mãn đầy đủ Giới Định Huệ tam học, sau đó xử sự đối người tiếp vật thì thiện ý tự nhiên sẽ sanh ra. Công phu tu hành của bạn sâu cạn sẽ không che giấu một chút nào, đều biểu lộ ra hết trên gương mặt của bạn, trong âm thanh của bạn, trong mỗi cử động của bạn. Hiệu quả sự tu học của bạn thì sao lại ẩn giấu kia chứ? Trong ngoài như một. Việc tu dưỡng, ẩn giấu đối với người hạ trí của thế gian mà nói, người ngu si nhìn không ra được nên bị bạn gạt, người có trí huệ chân thật thì không giấu họ được, vừa tiếp xúc thì liền hiểu rõ, cho nên “đại trí huệ” là chỗ nương dựa cho chúng ta tu hành.
Câu thứ 4: “Đại Bát Nhã Quang Minh vân”.
Ý nghĩa của Bát Nhã và trí huệ có lúc tương đồng, nhưng mà hai chữ này khi nói cùng nhau thì ý nghĩa đương nhiên có sự khác biệt. “Bát Nhã” thì như trên “kinh Bát Nhã” đã nói: “thực tướng Bát Nhã, quán chiếu Bát Nhã, văn tự Bát Nhã”. Đại trí huệ nói ở phía trước chúng tôi giải thích thành huệ của Giới Định Huệ. Huệ thì nhất định bao gồm cả giới và định. Giới thì không nhất thiết có định, không nhất định có huệ, nhưng định thì nhất định có giới, định cùng giới, người có định thì sẽ không phạm giới, người có huệ gọi là đạo cùng giới, sự trì giới đó càng cao minh hơn. Cho nên huệ cũng giống như 3 tầng lầu vậy, tầng thứ 3 thì nhất định đã bao gồm 2 tầng dưới, những tầng dưới thì không bao gồm tầng trên, giới không bao gồm được định, định không bao gồm huệ, định thì nhất định bao gồm giới, huệ nhất định bao gồm giới định.
Bát Nhã ở chỗ này, chúng ta y theo cách nói ở trên “kinh Bát Nhã”, thực tướng Bát Nhã là thể, thực tướng vô tướng, cũng chính là vô phân biệt trí, thực trí, hết thảy pháp rõ ràng minh bạch, nhưng mà bên trong không có phân biệt. Phân biệt còn không có, thì làm gì có chấp trước chứ? Cho nên gọi là thực tướng Bát Nhã. Thực tướng chính là chân tướng, họ đã rõ ràng chân tướng, chúng ta nói hiểu rõ triệt để cứu cánh chân tướng vũ trụ nhân sanh, trí huệ như vậy là thực tướng Bát Nhã.
Khi thực tướng Bát Nhã khởi tác dụng gồm có 2 loại: 1 cái là tự thọ dụng, 1 cái là tha thọ dụng.
Tự thọ dụng là quán chiếu Bát Nhã. Chúng ta dùng lời hiện nay để nói, quán chiếu Bát Nhã chính là trải qua đời sống trí huệ cao độ, hoặc là giống như trên quả địa của các vị Pháp Thân Đại Sĩ, họ trải qua cuộc sống trí huệ viên mãn, tương ưng với Quang Minh vân. Phàm phu chúng ta có thể trải qua cuộc sống trí huệ cao độ thì thật là hiếm có rồi, bạn mới hiểu được quán chiếu. Tổng cương lĩnh ở trong quán chiếu, ở trên “Kinh Kim Cang” Phật nói với chúng ta: “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”, cho nên đối với hết thảy pháp tướng, họ có thể không phân biệt, không chấp trước, có thể tùy duyên mà không phan duyên, cái gì cũng tốt, cái gì cũng tự tại, mỗi ngày đều sống thanh tịnh, vui sướng vô cùng, thích ứng trong mọi hoàn cảnh, phú quý thì có niềm vui của phú quý, bần hàn thì có niềm vui của bần hàn, phú quý, bần hàn là sự tướng, niềm vui là như nhau, là bình đẳng, đều sống rất viên mãn, đều sống vui vẻ. Đây là quán chiếu Bát Nhã, là thọ dụng của chính mình đối với chính mình.
Văn tự Bát Nhã chính là lợi tha, tha thọ dụng, giúp đỡ người khác. Trong văn tự thì đã bao gồm ngôn thuyết, hay nói cách khác, trong quán chiếu đã bao gồm sự tướng, chính là làm ra hình mẫu cho người khác xem, ngày nay chúng ta nói là thân giáo. Văn tự Bát Nhã là ngôn giáo. Từ đây mà biết, thực tướng Bát Nhã là ý giáo, thân, ngữ, ý đều là giáo hóa hết thảy chúng sanh, đều là đang giúp đỡ hết thảy chúng sanh. Tuy trong thực tướng nói là ý giáo, nhưng không có ý niệm về ý. Nếu có ý niệm về ý thì đó không phải là trí huệ Bát Nhã chân thật. Bát Nhã là tức tướng ly tướng, tức và ly đồng thời, đây mới có thể phá trừ hết thảy mê hoặc.
Câu thứ 5: “Đại Tam Muội Quang Minh vân”. “Tam Muội” là tiếng Phạn, chính là dịch từ âm của tiếng Ấn Độ, ý nghĩa là chính thọ, là thọ dụng bình thường. Phật nói với chúng ta, chúng sanh trong lục đạo mọi sự thọ dụng đều không bình thường, mọi loại thọ dụng quy nạp thành 5 loại lớn. Thân có 2 loại, có khổ thọ dụng và lạc thọ dụng. Khổ thì vô lượng vô biên, lạc cũng vô lượng vô biên. Dùng 2 loại lớn thì đã bao gồm hết. Tâm lý, chúng ta nói là tinh thần, phần nhục thể thì có khổ có vui 2 loại, còn phần tâm lý thì có ưu có hỷ, có 2 loại này. Đây chính là 4 loại lớn. Còn 1 loại lớn nữa, đó là thân không có khổ lạc, trong tâm cũng không có ưu hỷ. Cái này rất hay, tình trạng như vậy gọi là xả thọ, tổng cộng là 5 loại lớn này. Xả thọ là rất tốt, nhưng thời gian rất ngắn, thời gian không dài, tạm thời thân xả khổ lạc, tâm xả ưu hỷ, tạm thời thôi. Nếu xả thọ này có thể tiếp tục giữ được, thì gọi là Tam Muội, đó là thọ dụng bình thường, cho nên Tam Muội cũng gọi là thiền định, cũng dịch thành là Thiền định. Chư Phật Như Lai vĩnh viễn là xả thọ, cho nên khổ và lạc là tương đối, ưu và hỷ cũng là tương đối. Tây Phương được gọi là Thế Giới Cực Lạc, chúng ta mãi mãi dùng cách nghĩ sai lầm của mình để đi định nghĩa cái lạc ở Tây Phương, cho rằng “lạc” ở Tây Phương là lạc của khổ lạc thì sai rồi, không phải là lạc của khổ và lạc. Khổ và lạc đều xả hết thì đó là chân lạc. Cho nên đến thế giới Tây Phương Cực Lạc thì khổ, lạc, ưu, hỷ, xả 5 loại thọ dụng này đều không có, đó mới gọi là Thế Giới Cực Lạc. Ý nghĩa này chúng ta phải nên hiểu.
“Đại Tam Muội” có thể phá hết thảy chướng ngại. Nhà khoa học hiện tại của chúng ta đã biết được thế gian này có rất nhiều rất nhiều chướng ngại. Ví dụ họ đã phát hiện ra không gian 3 chiều, (chúng ta hiện tại đang sống trong không gian 3 chiều), còn không gian 4 chiều, không gian 5 chiều thì Lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ đã xem báo cáo của các khoa học gia, ông nói các nhà khoa học đã khẳng định ít nhất có đến 11 chiều không gian đang tồn tại. Phật pháp mà nói thì không chỉ có như vậy, chúng ta làm sao mà biết được? Vì chúng ta biết những không gian không đồng duy thứ này từ đâu mà ra? Chúng ta hiểu đạo lý này, không gian không đồng Phật nói với chúng ta là vọng tưởng phân biệt chấp trước biến hiện ra, chúng ta cũng biết được hết thảy chúng sanh vọng tưởng phân biệt chấp trước là vô lượng vô biên, cho nên thời gian và không gian cũng chính là có vô lượng vô biên chiều, làm gì mà chỉ có 10 chiều hay 20 chiều. Đây là thật không phải giả, cho dù là trong không gian 3 chiều, là hoàn cảnh chúng ta sống hiện tại, bên trong vẫn có rất nhiều rất nhiều sự chướng ngại. Nói 3 chiều, 4 chiều là nói rộng lớn bao quát, cũng giống như nhà Phật chúng ta nói thập pháp giới, chúng ta đem mỗi một pháp giới nói thành một chiều thì được 10 chiều, nhất chân pháp giới chính là chiều thứ 11, nhưng mà mỗi một giới đều có rất nhiều rất nhiều, nói không hết. Giả sử bạn muốn đạt được, Tam Muội, an trú ở trong Tam Muội, vọng tưởng phân biệt chấp trước hết thảy đều đoạn dứt, thì những giới hạn này hết thảy sẽ đột phá. công phu thiền định sâu cạn không như nhau, định nhỏ thì đột phá 1 tầng, 2 tầng, định lớn thì lại có thể đột phá được nhiều tầng hơn. Tình hình này chúng ta biết rất rõ ràng.
Thế gian có một số người tu định, có một vị lão tiên sinh đã kể tôi nghe, trong thời gian đại chiến thế giới lần thứ 2, ông ở tại Giang Tây. Ở Giang Tây có một vị đạo sĩ. Vị đạo sĩ này có thần thông, thực tế mà nói là có định công. Nơi ở của ông tương đối là trũng thấp, vị đạo sĩ này bảo ông nên mau dời nhà, nói nơi này mấy hôm nữa sẽ bị ngập nước. Vị đạo sĩ cũng ở gần đó, ông liền phái người đi xem xem vị đạo sĩ kia có dọn nhà hay không? Đạo sĩ mà dời nhà thì ông cũng dời. Quả nhiên không sai, thời gian mà đạo sĩ nói là trùng khớp, một chút dấu hiệu cũng không nhìn thấy, nhưng quả thực đã xảy ra lũ lụt bất ngờ, cả vùng đó đều bị nhấn chìm, cho nên ông hiểu rằng vị đạo sĩ kia là có thần thông. Qua một thời gian không lâu, vị đạo sĩ kia nói với ông, đạo sĩ nhìn thấy có một nơi sẽ bộc phát chiến tranh, nói cho ông nghe phương hướng và đại khái là cách đó bao nhiêu xa, đạo sĩ đã nhìn thấy. Vị lão tiên sinh này là một quân nhân, là một quan chức cao cấp trong quân đội, ông nói vị đạo sĩ này nói không đúng, ông không nghe nói qua, không có những tin tức như vậy. Kết quả trải qua 3 tháng sau người Nhật Bản đã đánh trận Trân Châu Cảng, đúng với phương hướng, tình trạng, và cự ly mà vị đạo sĩ đã nói. 3 tháng trước thì đạo sĩ đã nhìn thấy được rồi, có thể thấy được thời gian này thì quá khứ, hiện tại và vị lai đồng thời tồn tại. Đạo sĩ ấy chỉ là định nhỏ, không phải định lớn, ông có thể đột phá được thời gian 3 tháng, sự việc trong vòng 3 tháng đó ông có thể nhìn thấy được. Ông ở trên núi trong ngôi nhà nhỏ của mình, ông có thể nhìn thấy được Trân Châu Cảng cách xa nơi đó mấy nghìn dặm, có thể nhìn thấy được ở Hawaii, nhưng là tiểu định. Hiện tại đang lưu thông quyển “mật mã của thánh kinh”, ông có thể nhìn thấy được 3.000 năm sau, vậy thì định lực của vị này còn cao hơn vị đạo sĩ kia quá nhiều. Vị đạo sĩ này chỉ có thể nhìn thấy được mấy tháng, mấy năm, chỉ có thể nhìn thấy được hoàn cảnh cách đó vài nghìn dặm. Còn cảnh giới Tam Muội thì bất khả tư nghị, có thể đột phá hết thảy chướng ngại. Như Lai đã đoạn hết vọng tưởng phân biệt chấp trước, cho nên năng lực của các ngài viên mãn, tận hư không biến pháp giới không gì không biết không gì không thể. Chúng ta hiểu đạo lý này, thì những lời Phật nói chúng ta tin. Ngài nói là chân thật, không phải giả, ngài đích thực là có năng lực này. Năng lực này các ngài có, chúng ta cũng có. Ngày nay năng lực này của chúng ta mất đi rồi, chính là vì chúng ta không có định, trong tâm ngày ngày vọng tưởng phân biệt chấp trước đầy cả. Thiệt thòi là ở chỗ này. Chúng ta nhất định phải giác ngộ, phải hiểu rõ.
Tốt rồi, hôm nay chúng ta chỉ nói đến đây thôi, A Di Đà Phật!