[3]. ĐỜI SỐNG THÔN QUÊ
Sự ô nhiễm của trái đất hiện nay vô cùng nghiêm trọng, nguồn gốc ô nhiễm không có gì khác, chính là tư tưởng “nhân định thắng thiên” (“con người nhất định thắng trời đất”) mà kéo đến. Đó là khoa học kỹ thuật cao và kỹ thuật công nghiệp, mặc dù mang đến cho đời sống chúng ta một loại tiện lợi nào đó, nhưng chúng ta phải bỏ ra cái giá quá cao, mà trên thực tế thọ dụng được rất có hạn.
Hiện nay, lòng người hỗn loạn, vọng tưởng quá nhiều, chấp trước vô cùng kiên cố. Nghĩ lại, so với xã hội của một thế kỷ trước, lúc đó nước ta vẫn còn tương đối lạc hậu, chúng ta sống ở thôn quê, có nhiều thành thị chưa có đèn điện hay nước máy, dùng đèn dầu, uống nước giếng. Khi đó công cụ giao thông nhanh nhất là thuyền buồm, trên đất liền còn có xe hơi, cũng chưa có xa lộ, mặc dù đường rất lớn, nhưng đó là đường cho xe ngựa. Xe ngựa là phương tiện giao thông rất lớn, có thể ngồi được 10 người, tối đa có thể ngồi được 20 người. Có cưỡi ngựa, có đánh xe ngựa, còn có xe cút-kít do sức người đẩy, đây đều là phương tiện giao thông. Chưa có điện thoại, cũng chưa có phát thanh vô tuyến, trong thành thị nhỏ thậm chí ngay cả báo chí cũng không có, cho nên mỗi nơi xảy ra sự việc gì, có thể 10 ngày đến nửa tháng mới nghe thấy. Làm việc không thuận lợi, giao thông cũng không thuận tiện, mặc dù không thuận tiện nhưng tình người trong xã hội rất nồng hậu, lòng người rất an định.
Hiện nay khoa học kỹ thuật phát triển, nơi nơi đều tiện lợi, nhưng tình người lại không còn nữa, cảm giác an toàn không còn nữa, đời sống vui thú trong đại tự nhiên không còn nữa. Nói cách khác, con người trải qua đời sống hiện nay là đời sống gì? Suy nghĩ tỉ mỉ, rốt cục phải trả cái giá bao nhiêu, mà mới đổi được một chút xíu thọ dụng. Cho nên, tôi không nói hưởng thụ, bởi vì không hề có hưởng, đây là khổ thụ (chịu khổ) chứ không phải lạc thụ (thọ hưởng niềm vui).
Ngày nay báo chí, tạp chí, sản phẩm xuất bản rất nhiều, còn có truyền hình, phát thanh, lại thêm internet, đều đang ô nhiễm chân tánh của chúng ta. Thời cổ đại, chúng ta cũng có ca hát, hí kịch, nhưng nội dung của nó là giữ theo nguyên tắc chỉ đạo nghệ thuật tối cao của Khổng lão Phu tử là “Tư Vô Tà”. Những tiết mục ca múa hí kịch chúng ta biểu diễn khi xưa, đều lấy “Trung Hiếu Tiết Nghĩa” làm nguyên tắc, kết cục sau cùng nhất định là quay về đến nhân quả báo ứng: thiện nhân có thiện báo, ác nhân có ác báo, điều này có giúp đỡ rất lớn đối với lòng người trong thế gian. Hiện nay dạy học trong xã hội là dạy sát đạo dâm vọng, đây là điều cấm chỉ của xã hội xưa, nhưng nay hoàn toàn buông thả rồi. Hiện nay đã bỏ đi những mỹ đức, những giáo huấn tốt đẹp trong xã hội xưa rồi, cho nên đã tạo thành động loạn của cả thế giới.
Ví dụ ngày nay du lịch rất thuận lợi, nhưng những phương tiện giao thông này, như xe hơi, tàu thủy, máy bay, khí thải mà chúng thải ra đã làm ô nhiễm bầu không khí, dẫn đến hiệu ứng nhà kính, phá hủy khí hậu bình thường, tạo nên tổn hại rất lớn đối với chúng ta. Hiện nay mọi người đều nói trái đất bị bệnh rồi, vì sao trái đất lại bị bệnh? “Phiền não của chúng sanh làm ô nhiễm“. Trái đất là nơi chúng ta nương vào sinh tồn, nó bị bệnh rồi, chúng ta sẽ chịu thiệt thòi lớn, phải chịu khổ nạn cực đại. Nhiều người nói với tôi, khoa học kỹ thuật có phát triển đi chăng nữa, đến sau cùng là ngày tận thế. Tôi nghe thấy lời này, tôi có thể tiếp nhận, tin tưởng không hoài nghi. Bởi vì từ trong lịch sử xưa đến nay mà quan sát, loại tiến triển này và sự thay đổi đã nói với chúng ta rất rõ ràng, con đường phía trước rốt cục là cát hay là hung, không thể không giác ngộ!
Khi tôi mới học Phật, nhìn thấy trên kinh Phật nói thế giới này là “Ngũ trược ác thế“, tôi cũng không quan tâm lắm. Tôi cho rằng trược ác là có, nhưng Thích Ca Mâu Ni Phật nói dường như hơi quá một chút, cũng đâu có trược đến mức như vậy. Trong vòng chưa đầy 30, 40 năm ngắn ngủi, rốt cục trược ác đã đến mức độ này, điều này thật khủng khiếp! Hiện nay trược ác đang tăng tốc, tiếp tục như vậy thì cuối thế kỷ 21, trái đất này liệu còn thích hợp cho loài người cư trụ nữa hay không, thật không dám tưởng tượng.
Trước mắt có rất nhiều quốc gia khu vực, chính phủ phát hiện ra vấn đề này, nên đã đề xuất bảo vệ môi trường. Nửa thế kỷ trước, chúng ta chưa nghe thấy danh từ “Bảo vệ môi trường“. Cho dù hiện nay giác ngộ rồi, liệu có hiệu quả không? Môi trường sống của chúng ta có cải thiện được không? Trong tâm mọi người đều có đáp án. Đây là nguyên nhân gì? Người thế gian ngày nay vẫn cứ không tham thấu nguồn gốc của nó ở đâu, đều hướng ra ngoài mà tìm kiếm.
Mà gốc của của trược ác là ở đâu? Là ở lòng người. Lòng người bị hoàn cảnh làm ô nhiễm rồi, chân tâm bản tánh hoàn toàn bị mê mất rồi. Cho nên, bảo vệ môi trường phải từ đâu bắt tay làm? Nhất định phải khôi phục Giáo Dục Thánh Hiền. Giáo dục Thánh Hiền là bảo vệ lòng người, tiêu chí rõ ràng nhất trong Phật Pháp chính là thanh tịnh, bình đẳng, giác. “Thanh tịnh” là không ô nhiễm, “Bình đẳng” là không phiền nhiễu, “Giác” là không mê. Do đây có thể biết, giáo huấn của Cổ thánh tiên Hiền, là từ trên tâm địa mà hạ thủ; tâm thanh tịnh, thân sẽ thanh tịnh; thân tâm thanh tịnh thì môi trường thanh tịnh, cho nên cái nhân thật sự để bảo vệ môi trường là ở lòng người. Hiện nay thúc đẩy việc bảo vệ môi trường, nhưng chỉ trị ngọn mà không trị gốc, cho nên không thể nào trị tốt được. Do đó, phải từ căn bản mà bắt tay làm, ngọn và gốc đồng thời cùng làm thì mới có thể cứu vãn được xã hội này.
TIỂU SỬ LÃO PHÁP SƯ
Giới thiệu tóm tắt về Đạo Sư
HỌC HỘI
Giới thiệu về Tịnh Tông Học Hội
SƯ THỪA
Những người Thầy của Lão pháp sư
LÝ NIỆM
Những lý niệm, quan điểm hoằng pháp