[15]. BẢO VẬT VÔ GIÁ
Năm Dân Quốc thứ 20, Đại sư Âu Dương Cánh Vô ở Đại học Đệ Tứ Trung Sơn Nam Kinh đã từng làm qua một lần diễn giảng với chủ đề “Phật pháp không phải là tôn giáo, không phải triết học, mà là nhu cầu tất yếu của nhân sinh“. Chỉ là vô cùng đáng tiếc, vào thời đại của Thầy thì vẫn chưa có công cụ truyền bá đại chúng thuận tiện như hiện nay.
Đại học Đệ Tứ Trung Sơn chính là Đại học Sư phạm Nam Kinh hiện nay, tôi đã từng đến đó tham quan. Học trò của Đại sư Âu Dương Cánh Vô là tiên sinh Vương Ân Dương, từng đem diễn giảng hai lần của Thầy làm thành bút ký rồi in ra, đáng tiếc là số lượng không nhiều. Năm 1977, tôi ở Hồng Kông giảng kinh xem thấy cuốn sách này, là hai lần diễn giảng in ghép cùng nhau. Năm đó tôi đem cuốn sách nhỏ này về đến Đài Loan, ở Đài Loan từng in 2 lần, số lượng cũng không lớn, một lần là 2000, 3000 cuốn. Ngài nói rất hay, rất có đạo lý.
Phật pháp đúng thật là đời người nhất định phải đọc, đời người nhất định phải học tập, học rồi lập tức có hiệu quả. Vô cùng đáng tiếc, người hiện nay không biết. Tôi thường nói, người hiện nay ngày ngày truy cầu giàu có, truy cầu thông minh trí huệ, truy cầu sức khỏe trường thọ, những thứ này toàn nằm ở trong kinh Phật. Kinh Phật tụng cho thông rồi, bất luận là bộ kinh nào, một kinh thông tất cả kinh thông, ba loại này cầu mong đều đạt được. Đây là điều mà Chương Gia Đại Sư nói “Phật thị môn trung, hữu cầu tất ứng“. Đạo lý, lý luận và phương pháp của “ứng” đều ở trong kinh điển. Y theo đây mà cầu, đâu có đạo lý nào cầu không được. Điều khó cầu nhất trên thế gian là thành Phật, điều khó cầu nhất còn có thể cầu được, việc thăng quan phát tài ở thế gian, đây là việc nhỏ nhặt, há có lý nào không cầu được ư? Dễ như trở bàn tay. Nhưng thật sự phải hiểu cho rõ ràng đạo lý và phương pháp trong đó, thật là không dễ dàng! Cho nên, chư đại Bồ Tát và Tổ sư Đại đức đều làm ra tấm gương cho chúng ta.
Trước đây kỹ thuật in ấn chưa phát triển, được một bộ kinh thư không dễ dàng. Cuối thời nhà Thanh, đầu Dân Quốc, có được một bộ “Đại Tạng Kinh” nói thì dễ làm thật khó! Một gia đình muốn có được một bộ “Đại Tạng Kinh”, gia đình có phú quý đi chăng nữa cũng không thể nào. Ở Trung Quốc, lúc đó chỉ có Tùng Lâm Tự Viện lớn thì Hoàng Đế mới tặng một bộ “Đại Tạng Kinh”. Tôi nhớ khi còn nhỏ, tỉnh An Huy chúng tôi hình như mới có hai bộ “Đại Tạng Kinh”, trong hai bộ đó có một bộ bị khuyết thiếu không đủ, chúng tôi thường nói là “Một bộ nửa”.
Khi tôi học Phật, kinh sách cũng vô cùng thiếu thốn, muốn xem một cuốn sách, chỉ có đến Tạng Kinh Lâu của Chùa để mượn Tạng Kinh; phải ở Tạng Kinh Lâu mà chép lại. Người đọc sách thời xưa, muốn đọc sách thì thì đều phải tự mình sao chép, không có bán. Bạn liền hiểu sách được trân quý biết bao, khó có được biết bao, Văn tự mà Cổ Thánh Tiên Hiền lưu lại đều là bảo vật vô giá, người trước đây vô cùng trân quý. Hiện nay khoa học kỹ thuật phát triển, chất lượng in ấn cũng càng ngày càng tiến bộ, in ấn truyền bá vô cùng thuận tiện, chi phí cũng càng dần càng hạ thấp, ngược lại không còn trân quý nữa. Thời xưa, đời đời đều có truyền nhân, hiện nay truyền nhân mất hết rồi, vì sao vậy? Quá dễ dàng có được, quá bình thường, không xem trọng nữa. Từ chỗ này mà xem, phước báo của người hiện nay không như người xưa.
Năm xưa tôi học Phật, lúc đó kinh sách rất thiếu thốn, tôi từng chép không ít sách, biết là ghi chép rất gian khổ. Thời kỳ kháng chiến ở trường đi học, môn Quốc Văn có học cổ văn, là không có sách, trên tay Thầy giáo rất khó có được một cuốn. Lúc đó nếu dùng giấy dầu cho học sinh đồ lại thì cũng khá lắm rồi. Thầy giáo thông thường không biết làm như vậy, vì sao vậy? Nó cũng cần tiền, Thầy giáo đâu có nhiều tiền như vậy! Cho nên, Thầy giáo viết cổ văn lên bảng đen để học trò tự mình chép lại. Quý vị cho rằng kinh sách dễ có được như vậy sao? Người hiện nay thật sự là sống trong thiên đường, sống trong phước mà không biết phước, rất đáng tiếc! Đâu biết sự gian nan của người đọc sách thời xưa. Tạng Thư trong Thư viện của chúng ta hiện nay, đó là sự thu thập của tôi suốt mấy chục năm, hiện nay để cúng dường mọi người.
Cho nên, thật sự thông suốt thấu đáo, mới biết “Phật pháp không phải là tôn giáo, không phải là triết học, mà là nhu cầu tất yếu của nhân sinh“, khóa trình này đối với cả đời chúng ta thật quan trọng biết bao!
TIỂU SỬ LÃO PHÁP SƯ
Giới thiệu tóm tắt về Đạo Sư
HỌC HỘI
Giới thiệu về Tịnh Tông Học Hội
SƯ THỪA
Những người Thầy của Lão pháp sư
LÝ NIỆM
Những lý niệm, quan điểm hoằng pháp