• ⬇️ Tải về bản in PDF (bản tiếng Việt)
  • ⬇️ Tải về bản in PDF (bản Hán – Việt)
  • ⬇️ Tải về bản in PDF (bản gốc chữ Hán)

 

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (TRÍCH ĐOẠN QUAN TRỌNG)

Trích đoạn bởi Hòa Thượng Tịnh Không

 Bản tiếng Việt tham khảo bản dịch của Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

Tôi nghe như vậy!

Một thời, Đức Phật ngụ ở cung điện của Long Vương Ta Kiệt La, cùng với Chúng Đại Tỳ Kheo tám ngàn vị và ba vạn hai ngàn Đại Bồ Tát đều vân tập đến đông đủ.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Long Vương:

Vì tâm tưởng của tất cả chúng sinh sai khác nên tạo nghiệp cũng khác nhau. Do đấy, cho nên có sự lưu chuyển trong các đường.

Này Long Vương!

Ông có thấy các thứ hình sắc chủng loại đều khác nhau ở trong hội này và trong biển cả chăng?

Tất cả như vậy đều do tâm tạo ra nghiệp của thân, nghiệp của miệng, nghiệp của ý hoặc thiện hoặc ác mà thành.

Nhưng tâm thì không có hình sắc, chẳng có thể nhận thấy được, chỉ là hư vọng, do các pháp tập hợp lại mà phát sinh, hoàn toàn không có chủ tể, không có ngã và ngã sở đều tùy theo nghiệp nên hiện ra khác nhau, nhưng thật sự trong đó không có chủ thể tạo tác.

Do vậy, tất cả các pháp đều chẳng thể nghĩ bàn, tự tánh như huyễn. Bậc Trí giả biết như vậy phải nên tu tập nghiệp lành. Do đấy, nên sinh ra năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới, thảy đều đẹp đẽ, người nhìn không nhàm chán.

Này Long Vương!

Ông hãy nhìn sắc thân của Như Lai. Thân này do trăm ngàn ức phước đức sinh ra. Các tướng trang nghiêm, ánh sáng chiếu rực rỡ che khắp các đại chúng.

Dù cho vô lượng ức ánh sáng của Trời Tự Tại và Phạm Vương cũng chẳng hiện rõ ra được. Người nào chiêm ngưỡng thân ấy của Như Lai cũng đều chói mắt.

Ông lại nhìn hình sắc vi diệu trang nghiêm thanh tịnh của các Đại Bồ Tát này. Tất cả đều do phước đức tu tập nghiệp thiện mà sinh ra.

Lại nữa, các hàng Thiên, Long Bát Bộ, có oai lực lớn cũng do phước đức nghiệp lành sinh ra.

Vì thế, nên tùy theo nghiệp mà đều tự nhận lấy kết quả. Nay ông phải nên tu học như vậy, cũng làm cho chúng sinh thấu tỏ nguyên lý nhân quả, cùng nhau tu tập nghiệp thiện.

Đối với điều ấy, ông nên chánh kiến bất động, chớ để rơi vào nẻo đoạn kiến hay thường kiến. Đối với các ruộng phước nên hoan hỷ cúng dường. Do vậy, các ông cũng được người và Trời tôn kính, cúng dường.

Này Long Vương!

Ông nên biết Bồ Tát có một pháp để có thể cắt đứt sự khổ trong tất cả các đường ác.

Pháp ấy là gì?

Nghĩa là suốt ngày đêm thường nhớ nghĩ, tư duy quán xét pháp lành, làm cho các pháp lành tăng lên trong mỗi ý nghĩ, chẳng cho chút nghiệp ác nào xen vào.

Đây có thể làm cho các ác dứt hẳn, pháp thiện tròn đầy, thường được gần gũi Chư Phật, Bồ Tát cùng các Thánh Chúng khác.

Gọi là pháp lành ấy tức các hàng Trời, người, Bồ Tát, Thanh Văn, Bồ Đề Độc Giác, Bồ Đề Phật Đà. Tất cả đều nương nơi pháp này làm căn bản mà được thành tựu, cho nên gọi là pháp lành. Pháp này chính là mười nghiệp thiện.

Những gì là mười nghiệp thiện?

Đó là hoàn toàn xa lìa sát sinh, trộm cắp, tà hạnh, nói dối, nói hai chiều, nói lời thô ác, nói lời thêu dệt, tham lam, sân hận và ngu si.

Mười nghiệp thiện ấy khiến cho Lục độ, Tứ vô lượng tâm, Tứ nhiếp, ba mươi bảy phẩm trợ đạo, Chỉ Quán, phương tiện, mười lực, bốn vô sở úy, mười tám pháp bất cộng và tất cả Pháp Phật đều được viên mãn. Vì thế, nên các ông phải nên siêng năng tu học.

Này Long Vương!

Ví như tất cả thành ấp, xóm làng đều nương nơi mặt đất mà được đứng vững. Tất cả cỏ thuốc, cây cối, rừng rậm cũng đều nương vào đất mà được sinh trưởng.

Mười nghiệp thiện này cũng như thế, là chỗ nương tựa vững chắc cho hàng Trời người. Tất cả hàng Thanh Văn, Bồ Đề Độc Giác, Hạnh Nguyện của các Bồ Tát và tất cả Pháp Phật cũng đều nương nơi mặt đất mười nghiệp thiện này mà được thành tựu.

Lúc Đức Phật giảng nói Kinh này xong, Long Vương Ta Kiệt La cùng các đại chúng bao gồm tất cả hàng Trời, Người, A Tu La… đều rất hoan hỷ, tin tưởng, lãnh thọ làm theo.


THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH TIẾT YẾU

Tịnh Không học.

(Phiên âm Hán Việt theo bản tiết yếu của Lão Hòa Thượng Tịnh Không) 

 

Như thị ngã văn: Nhất thời, Phật tại Sa-Kiệt-La Long Cung, dữ bát thiên Đại Tỳ-kheo chúng, tam vạn nhị thiên Bồ Tát Ma Ha Tát câu.

Nhĩ thời Thế Tôn cáo Long Vương ngôn: Nhất thiết chúng sanh, tâm tưởng dị cố, tạo nghiệp diệc dị. Do thị cố hữu chư thú luân chuyển. Long Vương, nhữ kiến thử hội cập Đại Hải trung, hình sắc chủng loại, các biệt bất da. Như thị nhất thiết, mĩ bất do tâm tạo thiện bất thiện, thân nghiệp ngữ nghiệp ý nghiệp sở trí. Nhi tâm vô sắc, bất khả kiến thủ. Đãn thị hư vọng, chư pháp tập khởi, tất cánh vô chủ, vô ngã ngã sở. Tuy các tùy nghiệp, sở hiện bất đồng. Nhi thật ư trung, vô hữu tác giả, cố nhất thiết pháp, giai bất tư nghị. Tự tánh như huyễn, trí giả tri dĩ, ưng tu thiện nghiệp. Dĩ thị sở sanh uẩn xứ giới đẳng, giai tất đoan chánh, kiến giải vô yếm.

Long Vương! Nhữ quán Phật thân, tòng bách thiên ức phúc đức sở sanh, chư tướng trang nghiêm, auang minh hiển diệu, tế chư đại chúng.

Nhữ hựu quán thử, chư Đại Bồ Tát, diệu sắc trang nghiêm, nhất thiết giai do tu tập thiện nghiệp phúc đức nhi sanh. Hựu chư Thiên Long Bát Bộ chúng đẳng, đại oai thế giả, diệc nhân thiện nghiệp phúc đức sở sanh.

Nhữ kim đương ưng như thị tu học. Diệc lệnh chúng sanh liễu đạt nhân quả, tu tập thiện nghiệp, ư chư phúc điền, hoan hỉ kính dưỡng. Thị cố nhữ đẳng, diệc đắc nhân thiên tôn kính cung dưỡng.

Long Vương đương tri, Bồ Tát hữu nhất pháp năng đoạn nhất thiết chư ác đạo khổ. Hà đẳng vi nhất? Vị ư trú dạ thường niệm tư duy, quán sát thiện pháp, lệnh chư thiện pháp, niệm niệm tăng trưởng, bất dung hào phân bất thiện gián tạp. Thị tức năng lệnh chư ác vĩnh đoạn, thiện pháp viên mãn, thường đắc thân cận chư Phật Bồ Tát cập dư Thánh Chúng. Ngôn thiện pháp giả, vị nhân thiên thân. Thanh Văn Bồ Đề, Độc Giác Bồ Đề, Vô Thượng Bồ Đề, giai y thử pháp, dĩ vi căn bản nhi đắc thành tựu. Cố danh thiện pháp. Thử pháp tức thị thập thiện nghiệp đạo. Hà đẳng vi thập? Vị năng vĩnh ly Sát sanh, thâu đạo, tà hạnh, vọng ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu, ỷ ngữ, tham dục, sân khuể, tà kiến.

Thử thập thiện nghiệp nãi chí năng lệnh lục độ, tứ vô lượng tâm, tứ nhiếp, tam thập thất đạo phẩm, chỉ quán, thập lực, vô úy, thập bát bất cộng. Nhất thiết Phật pháp giai đắc viên mãn. Nhất thiết nhân thiên y chi nhi lập. Thị cố nhữ đẳng ưng cần tu học.

Phật thuyết thử kinh dĩ, Sa-Kiệt-La Long Vương cập chư Đại chúng, nhất thiết thế gian thiên nhân A Tu La đẳng giai đại hoan hỉ, tín thọ phụng hành.

 


十善業道經節要

  如是我聞。一時。佛在娑竭羅龍宮。與八千大比丘眾。三萬二千菩薩摩訶薩俱。爾時世尊。告龍王言。一切眾生。心想異故。造業亦異。由是故有諸趣輪轉。龍王。汝見此會。及大海中。形色種類。各別不耶。如是一切。靡不由心造善不善。身業語業意業所致。而心無色。不可見取。但是虛妄。諸法集起。畢竟無主。無我我所。雖各隨業。所現不同。而實於中。無有作者。故一切法。皆不思議。自性如幻。智者知已。應修善業。以是所生蘊處界等。皆悉端正。見者無厭。

  龍王。汝觀佛身。從百千億福德所生。諸相莊嚴。光明顯曜。蔽諸大眾。

  汝又觀此。諸大菩薩。妙色嚴淨。一切皆由。修集善業福德而生。又諸天龍八部眾等。大威勢者。亦因善業福德所生。

  汝今當應。如是修學。亦令眾生了達因果。修習善業。於諸福田。歡喜敬養。是故汝等。亦得人天尊敬供養。

  龍王當知。菩薩有一法。能斷一切諸惡道苦。何等為一。謂於晝夜常念思惟。觀察善法。令諸善法。念念增長。不容毫分。不善間雜。是即能令諸惡永斷。善法圓滿。常得親近諸佛菩薩及餘聖眾。言善法者。謂人天身。聲聞菩提。獨覺菩提。無上菩提。皆依此法。以為根本。而得成就。故名善法。此法即是。十善業道。何等為十。謂能永離殺生。偷盜。邪行。妄語。兩舌。惡口。綺語。貪欲。瞋恚。邪見。

  此十善業。乃至能令六度。四無量心。四攝。三十七道品。止觀。方便。十力無畏。十八不共。一切佛法。皆得圓滿。一切人天。依之而立。是故汝等。應勤修學。

  佛說此經已。娑竭羅龍王。及諸大眾。一切世間。天人阿修羅等。皆大歡喜。信受奉行。