TIỂU SỬ LÃO PHÁP SƯ

Giới thiệu tóm tắt về Đạo Sư

HỌC HỘI

Giới thiệu về Tịnh Tông Học Hội

SƯ THỪA

Những người Thầy của Lão pháp sư

LÝ NIỆM

Những lý niệm, quan điểm hoằng pháp

[1]. GIÁO SƯ PHƯƠNG ĐÔNG MỸ

Tiên sinh Phương Đông Mỹ & Pháp sư thời trẻ

1. Học Phật là sự hưởng thụ cao nhất của đời người

Học Phật, học kinh giáo, là phải học cách chuyển những đạo lý trong kinh giáo thành tư tưởng kiến giải của chính chúng ta, chuyển những giáo huấn trong kinh giáo thành hành vi đời sống trong thực tế của chúng ta, chuyển những cảnh giới trong kinh giáo thành sự thọ dụng của chúng ta, sau đó kinh chính là ta, ta chính là kinh, hợp thành một thể, đây là kế nhập. Vậy thì vừa nhập là nhập vào cảnh giới của chư Phật Bồ Tát rồi, bởi vì chư Phật Bồ Tát là như vậy, ta cũng là như vậy. Đến lúc này, câu mà tiên sinh Phương Đông Mỹ nói “Học Phật là sự hưởng thụ cao nhất của đời người”, tự mình có được thể hội, chắc chắn là vậy, một chút cũng không giả.

2. Tiêu chuẩn Thiện Ác

Tiêu chuẩn thiện ác, mấu chốt nằm ở giáo huấn của Thánh Hiền, mấu chốt này vô cùng quan trọng. Chúng ta đọc sách Thánh Hiền, mỗi ngày tiếp xúc hết thảy người việc vật, tích lũy công đức, đoạn ác tu thiện, chính là lấy điều này làm tiêu chuẩn! Tiêu chuẩn này không được đánh mất, tiêu chuẩn phải ngày ngày nắm trong tay mới là chân tu hành, mà thật sự có được sự thọ dụng của Phật pháp, sẽ có được sự hưởng thụ cao nhất của đời người mà tiên sinh Phương Đông Mỹ đã nói. Những gì Phương tiên sinh nói không cso gì khác, chỉ là nói “Học Phật là sự hưởng thụ cao nhất của đời người”, ý này chính là nói rõ tiêu chuẩn của Phật giáo quá hoàn hảo.

3. Nhân tố số một khiến tương lai nước Mỹ diệt vong là Truyền hình.

Năm xưa khi tôi ở Đài Loan, có một lần ở trong nhà tiên sinh Phương Đông Mỹ, gặp gỡ mấy vị quan chức giáo dục, họ thỉnh giáo Phương tiên sinh: “Làm thế nào phục hưng được văn hóa truyền thống?”. Trong đó có một vị tiên sinh nói: “Nước Mỹ là quốc gia mạnh nhất thế giới. Từ kinh nghiệm lịch sử mà nhìn, một quốc gia có mạnh đến mấy đi nữa cũng sẽ đến một ngày bị diệt vong. Triều nhà Chu ở Trung QUốc 800 năm thì bị diệt vong, La Mã của phương Tây 1000 năm cũng diệt vong rồi. Tương lai nước Mỹ diệt vong, nhân tố số một là gì?”.

Phương tiên sinh vô cùng nghiêm túc, Thầy im lặng (trầm mặc) khoảng 5 phút, rồi nói ra hai chữ: “Truyền Hình”. Truyền hình là công cụ, không có thiện ác, vì sao lại dẫn đến mất nước? Bởi vì nội dung trên truyền hình phát sóng toàn là sát, đạo, dâm, vọng. Bất luận là người lớn hay trẻ nhỏ, mỗi ngày đều đối mặt với những hình ảnh này rất dễ gây nghiện, chịu sự ô nhiễm quá nghiêm trọng rồi. Cho nên, Thầy Phương đã nói: “Nước Mỹ mất nuwocs không phải là ở ngoại duyên ở bên ngoài, bởi vì không có ai xâm lược họ, họ là tự diệt vong”.

Lúc đó Thầy cũng đưa ra một lời cảnh cáo: “Đài Loan tuyệt đối phải chú ý, nếu không quản lý tốt truyền hình thì cũng đi theo con đường tự do khai phóng như nước Mỹ, tương lai xã hội Đài Loan sẽ mất kiểm soát”. Dường như đã bị Thầy nói trúng rồi. Hiện nay ngoài truyền hình ra còn có internet, thật khủng khiếp!

4. Nâng Phật pháp Đại thừa lên đến học thuật cao nhất.

Những năm về già, trong chương trình đào tạo Tiến sĩ của Trường Đại học Đài Loan, tiên sinh Phương Đông Mỹ đã mở các khóa trình “Tùy Đường Phật Học”, “Đại Thừa Phật Học”. Mà nhậm chức trong trường thì có hạn chế về tuổi tác, sau khi về hưu, Thầy mở lớp “Triết Học Hoa Nghiêm” trong chương trình tiến sĩ của Đại Học Phụ Nhân Thiên Chúa Giáo, kinh điển của nhà Phật chính thức được đưa vào lớp tiến sĩ của bậc học cao nhất. Nhưng Thầy là một giáo sư, không phải là người xuất gia, cũng không phải cư sĩ, điều này có ảnh hưởng đến Phật giáo.

Tôi đã đến tuổi nghỉ hưu rồi, vì sao gần đây vẫn phải tiếp nhận lời mời của Đại học Queensland? Vì lợi ích chúng sanh. Nếu có cơ hội có thể ở trong trường học mà mở lớp “Hoa Nghiêm”, lấy thân phận người xuất gia thì sẽ không giống như Thầy Phương, hiển nhiên là sẽ đem Phật Pháp Đại Thừa nâng lên đến học thuật cao nhất, nâng lên đến khóa trình của nghiên cứu sinh. Chúng ta đem Phật Pháp từ mê tín quay về chánh tín, từ chỗ bị người thông thường lơ là, lại nâng lên đến học thuật cao nhất, như giáo dục Đại học mà người bình thường nói, đối với bản thân Phật pháp mà nói, có lợi đối với hoằng truyền Phật pháp về sau này. Nhu cầu bức thiết thật sự chính là có thể giúp cho xã hội ngày nay tiêu trừ xung đột, xúc tiến hòa bình.

5. “Kinh Hoa Nghiêm” là khái luận của toàn bộ Phật pháp.

Chúng ta tu hành pháp môn Tịnh Độ, một lòng mong cầu đời này có thể vãng sanh về Thế giới Cực Lạc. Kinh điển mà pháp môn Tịnh Độ y cứ, quan trọng nhất chính là “Kinh Vô Lượng Thọ”. Mở đầu “Kinh Vô Lượng Thọ”, câu đầu tiên chính là nói Đại chúng cùng nhau tu Đức của Phổ Hiền Đại Sĩ. Do đây có thể biết, Tịnh Tông là trực tiếp học với Bồ Tát Phổ Hiền, Bồ Tát Phổ Hiền là tấm gương tu học của chúng ta.

Cư Sĩ Ngụy Mạc Thâm ở trước triều nhà Thanh đã nói rõ rồi, ông đem quyển sau cùng của “Tứ Thập Hoa Nghiêm” là “Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện Phẩm”, “Hiển Nhân Quảng Đại” (Hiển bày cái nhân rộng lớn), từ trong “Kinh Hoa Nghiêm” lấy ra, thêm vào phía sau của Tịnh Độ Tam Kinh, gọi là “Tịnh Độ Tứ Kinh”, không phải là ý này sao! Đồng học Tịnh Tông muốn học Bồ Tát Phổ Hiền, thì không thể không biết đoạn kinh văn này.

Y cứ của Tu học của Bồ Tát Phổ Hiền là gì? Là đại pháp của Tất cả chư Phật Như Lai. Pháp này chính là “Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh”. Đồng học tu Tịnh Độ chúng ta, có cần phải tu “Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh” không? Phải. Đại Đức từ xưa đến nay, đều khẳng định “Kinh Hoa Nghiêm” là Đại pháp căn bản của Phật pháp.

Tiên sinh Phương Đông Mỹ là học triết học, tôi theo học triết học với Thầy, Khi Thầy giảng cho tôi một đơn nguyên sau cùng là “Triết học Phật Kinh”, Thầy đề xuất “Kinh Hoa Nghiêm” là khái luận Phật giáo. Thầy đặc biệt tán thán Đại Sư Thanh Lương và trưởng giả Lý Thông Huyền, “Sớ Sao” cua Đại sư Thanh Lương, “Hợp Luận” của Lý trưởng giả, Thầy nói đây là báu vật của nhân gian, thật sự là bất khả tư nghì! Đây là Thầy giới thiệu Phật pháp cho tôi.

6. “Kinh Hoa Nghiêm” là sách giáo khoa tốt nhất của thế gian, có lý luận, có phương pháp, có cảnh giới, còn kèm theo biểu diễn.

Trong lúc giảng bài, chúng tôi thường nói: then chốt của tu hành Phật pháp chính là thiền định. Tám vạn bốn ngàn pháp mon chính là tám vạn bốn ngàn loại phương pháp khác nhau, cửa vào khác nhau. Tu cái gì? Đều là tu thiền định. Cho nên, mọi người đừng hiểu lầm rằng Thiền Tông tu thiền định, còn các pháp môn khác không tu thiền định, vậy thì sai rồi. Dạy học của Phật chính là “Giới Định Huệ”, Giới Định Huệ tam học, không những bao gồm sự giáo hóa của thời đại Thích Ca Mâu Ni Phật, mà tổng cương lĩnh giáo hóa chúng sanh của tất cả chư Phật trong tận hư không khắp pháp giới chính là Tam Học. Ở trong Tam Học, Giới là thủ đoạn, nhân Giới đắc Định, Định là then chốt, Giới vẫn là thuộc về thủ đoạn, nhân Định khai Huệ, Huệ mới là mục đích thật sự.

Phật pháp là pháp trí huệ, trí huệ là do trong định mà ra; không tu định, tuyệt đối không có được trí huệ. Phải thành tựu Định công, nhất định phải giữ pháp, phải giữ quy củ; không giữ quy củ thì không như pháp, chắc chắn không được định. Những đạo lý, phương pháp, hiệu quả này, ở trong “Kinh Hoa Nghiêm nói được vô cùng rõ ràng thấu triệt, tất cả Bồ Tát đều vì chúng ta mà làm ra mô phạm.

Cho nên, tiên sinh Phương Đông Mỹ nói “Kinh Hoa Nghiêm là sách giáo khoa tốt nhất của thế gian, có lý luận, có phương pháp, có cảnh giới, còn kèm theo biểu diễn; biển diễn này từ đầu đến cuối, chưa từng gián đoạn, mỗi người ở trên hội Hoa Nghiêm đều là đang biểu diễn”.

7. Nghe nói bản “Tứ Thập Hoa Nghiêm” tiếng Phạn, trên thế giới chỉ còn có 2 bộ.

Bản tiếng Phạn của “Kinh Hoa Nghiêm” thất truyền rồi, trên toàn thế giới đều không tìm thấy nữa, vô cùng đáng tiếc. Hiện nay muốn xem “Kinh Hoa Nghiêm”, chỉ còn xem được bản dịch chữ Hán. Tôi từng nghe tiên sinh Phương Đông Mỹ nói rằng, “Tứ Thập Hoa Nghiêm” là một phẩm của “Kinh Hoa Nghiêm”, phía sau cùng là “Phẩm Nhập Pháp Giới”, nghe nói bản tiếng Phạn trên thế giới còn có hai bộ, nếu thật tồn tại thì vô cùng trân quý. Lúc đó tôi hỏi thầy Phương, vì sao phần lớn tiếng Phạn khi lưu truyền đến Trung Quốc thì sau khi những kinh điển này được phiên dịch thành chữ Hán rồi bản gốc không còn giữ lại nữa? Theo lý thuyết thì nếu sau khi phiên dịch những tác phẩm quý giá này sang chữ Hán rồi thì bản gốc phải nên lưu trữ cho tốt, sau khi Thầy Phương nghe rồi, cũng ngừng lại khoảng mấy phút rồi cười cười nói, người Trung Quốc quá tự hào mà.

Người Trung Quốc khi đó không giống với người Trung Quốc hiện nay, người Trung Quốc hiện nay không có niềm tin đối với chính mình, đánh mất đi lòng tự tin của dân tộc. Lòng tự tin của người Trung Quốc trước đây đạt đến cực đỉnh, cho rằng những tác phẩm chữ Phạn này dịch thành chữ Hán rồi thì bản gốc có thể không cần đọc nữa. Người Trung Quốc từ xưa xưng nước mình là Thiên Triều, Lễ Nghĩa chi Bang (đất nước Lễ Nghĩa), trình độ văn hóa thật sự cao; hoàn toàn không giống như hiện nay, hiện nay đúng là đã rơi xuống tận cùng rồi.

Không biết đây là thật, hay là Thầy Phương tự nghĩ ra để trả lời. Cho dùng là Thầy Phương tự nghĩ ra thì cũng rất cừ khôi, Thầy có thể nói ra được đạo lý thì có thể đúng là như vậy.

Nói thật, bản gốc cũng nên phải học tập, trong Chùa cũng phải nên dạy môn tiếng Phạn.  

8. Nếu không thể sửa lại chính sách giáo dục cho đúng thì sẽ có tổn hại lớn đối với quốc gia.

Bệnh nặng mà người hiện nay nói đều là nói ung thư, xã hội ngày nay đang bị mắc căn bệnh hiểm nghèo, là căn bệnh ung thư hiểm nghèo, nguồn gốc sâu xa của bệnh là gì? Nguồn gốc thật sự của bệnh là giáo dục. Giáo dục hiện nay đang xuất hiện vấn đề,  mà vấn đề chính là bị thiên lệch. Là có giáo dục, nhưng giáo dục bị thiên lệch rồi; thiên lệch là tà, nó trượt khỏi quỹ đạo thì phiền phức lớn rồi. Có vẻ như giáo dục trên toàn thế giới đều rất phát triển, nhưng nó đã trượt khỏi quỹ đạo rồi.

Dạy học thời xưa là phát triển đồng đều một cách toàn diện, mặt nào cũng để ý cho nên nó khỏe mạnh. Cứ hễ bị thiên lệch thì sẽ ra khỏi quỹ đạo, sau cùng nhất định dẫn đến diệt vong, giáo dục xã hội hiện nay đã xuất hiện vấn đề. Thời xưa giáo dục của đế chế La Mã bị thiên lệch cho nên bị diệt vong rồi, vĩnh viễn không có cách gì phục hưng. Trung Quốc vẫn được xem là không tệ,  Trung Quốc từ khi Hán Vũ Đế chế định ra chính sách giáo dục, một mạch cho đến khi Mãn Thanh vào làm chủ Trung Quốc, hoàn toàn tuân thủ chính sách giáo dục đã định của Cổ Thánh Tiên Hiền xưa, không thay đổi, cho nên có thể duy trì được suốt 260 năm, đây là phước báo! Vô cùng đáng tiếc, đến cuối giai đoạn Từ Hi Thái Hậu nắm quyền, phương hướng bị sai lệch nên xuất hiện vấn đề, dẫn đến bị nước mất nhà tan.

Kể từ thời Từ Hi Thái Hậu đến nay, chính sách giáo dục của đất nước ta cũng dần dần lệch khỏi quỹ đạo rồi. Năm xưa khi tôi thân cận với tiên sinh Phương Đông Mỹ, Phương tiên sinh rất nóng tính, rất hay mắng người, đặc biệt là đề cập đến giáo dục thì Thầy nổi giận đùng đùng, đập bàn mắng người, mắng Bộ trưởng giáo dục, trách móc chính sách giáo dục của ông sai lầm. Khi đó Thầy nói, nếu không thể sửa lại chính sách giáo dục cho đúng thì sẽ gây tổn hại rất lớn đối với đất nước.

Chính sách giáo dục của Đài Loan là thiên lệch nặng về khoa học kỹ thuật, thiên lệch nặng về doanh nghiệp công thương, vứt bỏ đi nhân văn rồi. Khi tôi rời khỏi Đài Loan, nghe nói khi xưa Chủ tịch Viện Hành Chính là ông Tôn Vận Tuyền, đã từng rơi lệ khóc lóc sám hối về thế cục động loạn của Đài Loan. Ông nói ông làm sai rồi, Bộ giáo dục khi đó đã từng trích ra một khoản kinh phí để dùng làm giáo dục nhân văn nhưng ông đã từ chối, ông chuyển kinh phí này để phát triển khoa học kỹ thuật, căn bản không xem trọng nhân văn. Đến khi toàn bộ xã hội động loạn, ông mới hối hận, cả đời làm một việc sai trái lớn. Lúc này hối hận cũng chẳng kịp, đã không còn cách gì cứu vãn nữa.

9. Hàng tuần anh đến nhà tôi, tôi sẽ dạy cho anh 2 giờ.

Phật Bồ Tát ứng hóa ở thế gian để giáo hóa chúng sanh, là thành tựu thật sự. Nếu đến thế gian giáo hóa chúng sanh mà không có thành tựu thì há chẳng phải đến uổng công sao. Chúng ta tin tưởng Phật Bồ Tát có trí huệ viên mãn, có đức tướng viên mãn, chắc chắn là người có thành tựu; thành tựu nhiều hay ít thì không nhất định, thành tự lớn hay nhỏ cũng không nhất định, đây chính là “ở chỗ gặp duyên không như nhau” mà Thiện Đạo Đại Sư đã nói, câu này nói được rất hay.

Dạy học không rời khỏi dòng chảy thời đại, đặc biệt là chúng ta hiện nay, vì sao vậy? Tâm thái học tập hiện nay thay đổi rồi, giáo dục cơ bản đã mất rồi. Năm xưa khi tôi 26 tuổi, phải tự lo cho đời sống của mình, không thể không đi làm, hi vọng lợi dụng thời gian rảnh trong công việc mà có thể đến nghe Thầy dạy học, thì dã cảm thấy rất hài lòng rồi, tôi là thật sự muốn học một thứ gì đó. Trước đó, tôi đã viết một bức thư gửi cho Tiên sinh Phương Đông Mỹ, gửi kèm theo một thiên văn chương của tôi, Thầy đã viết thư thông báo cho tôi, hẹn tôi đến gặp mặt. Thầy nói với tôi: Trường học hiện nay, thầy không giống Thầy, trò chẳng giống trò, anh muốn đến trường để nghe giảng thì anh sẽ thất vọng tràn trề đấy. Tôi nghe mấy câu này của Thầy, cảm thấy rất thất vọng, chuyến đi này trắng tay rồi, Thầy đã cự tuyệt rồi. Nhưng lời Thầy nói ra là thật, một chút cũng không giả.

Lúc đó Thầy nhìn thấy biểu hiện của tôi rất chán nản, im lặng trong khoảng 5 phút thì Thầy nói chuyện, Thầy nói: Hay là thế này, hàng tuần anh đến nhà tôi, tôi sẽ giảng cho anh 2 giờ. Tôi theo học Triết học với Phương tiên sinh là ở chiếc bàn tròn trong phòng khách nhỏ của Thầy, một thầy dạy một trò, mỗi tuần 2 giờ đồng hồ. Không thể tưởng tượng nổi! Vì sao Thầy lại lại dạy dỗ tôi như vậy? Bởi vì tâm tôi chân thành muốn học, Thầy nhìn thấy rồi, tôi cũng có năng lực học tập.

Chúng ta tỉ mỉ mà suy nghĩ, trường học hiện nay so với 50 năm trước, đã trượt dốc quá xa rồi, thật sự đáng buồn. Chúng ta phải biết nguyên nhân trượt dốc, nhân tố đầu tiên, giáo dục gia đình không còn nữa, thứ hai là nền tảng tiểu học không còn nữa, đây mới là nguyên nhân căn bản. Trước đây ở trong nhà, cha mẹ, chú bác, trưởng bối đều làm tấm gương tốt, đều là giáo dục. Nhi đồng mỗi ngày lớn lên, ánh mắt nhìn thấy người lớn nói chuyện, người lớn làm việc, ngày ngày nhìn, ngày ngày đều đang bắt chước, học tập. Hiện nay thì phiền phức rồi, không ít gia đình, cha mẹ đều có nghề nghiệp, vừa sáng sớm đã đi làm rồi, buổi tối thì rất muộn mới về nhà, con cái và cha mẹ thậm chí cả tuần còn khó gặp nhau được một, hai lần. Người giúp việc trong nhà dẫn theo chúng, những gì chúng thấy là lời nói cử chỉ của người giúp việc, chúng sẽ học theo họ, đương nhiên tình thân đối với cha mẹ sẽ tan nhạt.

Một người phụ nữ có nghề nghiệp, ra bên ngoài có thể kiếm được bao nhiêu? Bạn có nghĩ đến cái giá phải trả là gì không? Thế hệ sau không còn nữa. Khi nào thì bạn mới giác ngộ? Đến khi về già thì mới biết, rồi trách con cái bất hiếu, con cái không chăm sóc mình, đến khi về già một thân một mình khổ sở không nơi nương tựa thì mới thấy rõ, mới nếm trải quả báo; quả báo vẫn chưa dừng lại ở đây, nhà Phật nói đây là hoa báo, còn có quả báo. Trong “Tam Tự Kinh” nói “Dưỡng bất giáo, phụ chi quá” (Nuôi không dạy, lỗi mẹ cha).

Khi trẻ nhỏ ba, bốn tuổi, cha mẹ có thể không rời xa con cái thì con cái đúng thật là sẽ không như đứa trẻ thông thường khác. Khi ở Queensland, tôi đã từng gặp một vị viên chức làm trong ngành ngân hàng, tô hỏi cô ấy đã làm trong ngành ngân hàng bao lâu? Cô ấy nói rất lâu rồi, từ khi kết hôn và sinh con, cô ấy đã nghỉ việc để chăm sóc con cái. Cứ vậy chăm sóc đến khi con được 10 tuổi, đứa trẻ đi học, có thể tự chăm sóc bản thân thì cô ấy mới quay lại ngân hàng làm việc.

Tôi nghe rồi rất cảm động, hiện nay rất ít phụ nữ có tri thức có thể biết được đạo lý này. Chúng tôi nghe rồi hoan hỉ tasn thán, người mẹ này đối với con cái thật tuyệt vời, có trách nhiệm, rất đáng được biểu dương. Để cho mọi người nhìn thấy loại hành trì này của cô ấy, suy nghĩ cho kỹ, có thể nghỉ việc trong 10 năm, chuyên tâm ở nhà phục vụ con cái, chăm sóc chúng, dạy dỗ chúng, con cái cô ấy làm sao mà không tốt được chứ?

 

TIỂU SỬ LÃO PHÁP SƯ

Giới thiệu tóm tắt về Đạo Sư

HỌC HỘI

Giới thiệu về Tịnh Tông Học Hội

SƯ THỪA

Những người Thầy của Lão pháp sư

LÝ NIỆM

Những lý niệm, quan điểm hoằng pháp