TIỂU SỬ LÃO PHÁP SƯ

Giới thiệu tóm tắt về Đạo Sư

HỌC HỘI

Giới thiệu về Tịnh Tông Học Hội

SƯ THỪA

Những người Thầy của Lão pháp sư

LÝ NIỆM

Những lý niệm, quan điểm hoằng pháp

[21]. GIỚI THIỆU THIỆN TRI THỨC

Tôi giới thiệu thiện tri thức cho các vị, không phải là giới thiệu người, mà là giới thiệu kinh giáo. Ai là thiện tri thức? “Đại Tạng Kinh” là thiện tri thức, bất kỳ một bộ kinh điển nào trong “Đại Tạng Kinh” đều là thiện tri thức. Chúng ta phải ở bên thiện tri thức này, tức là ở bên hết thảy kinh điển, tìm kinh luận thích hợp với căn tánh của mình để học tập, vậy mới dễ thành tựu. Kinh luận rất sâu sất khó thì bạn học vô cùng gian khổ, cũng không dễ thành tựu, bởi vì không tương ứng với căn tánh của chính mình.

Ngay như chúng ta đang đi học ở trong trường, nhất định phải lựa chọn lớp học phù hợp với trình độ của mình, thì chúng ta mới theo được lớp, học được hoan hỉ. Người trình độ tiểu học, không học tiểu học mà nhảy lên học trung học thì khổ biết bao! Trình độ quá cao mà. Nếu không y theo thứ tự này, nếu nhảy cóc mà có thể học thành công, vậy thì phải nên trực tiếp học lên lớp tiến sĩ, 2 năm thì lấy được học vị rồi, cần gì phải học thạc sĩ, học đại học, học trung học, học tiểu học, làm lỡ mất thời gian dài như vậy? Đó không phải là rất lãng phí, rất chậm chạp hay sao? Người chậm chạp học tuần tự từng bước từ tiểu học, trung học, họ thành tựu rồi. Người thông minh, trình độ tiểu học cũng không đủ, nếu họ không y theo thứ tự này, trực tiếp học lên lớp tiến sĩ, học 100 năm cũng chẳng tốt nghiệp nổi, cũng chẳng lấy được bằng tiến sĩ. Đạo lý này, người thông thường không khó hiểu.

Tu học Phật pháp cũng là như vậy. Tông phái không như nhau, cũng như các khoa khác nhau ở trong trường học vậy. Từ trên lý mà nói, pháp môn bình đẳng, không có cao thấp. Nhưng từ trên sự mà nói thì căn tánh chúng sanh sai khác quá nhiều, trình độ không đồng đều, cho nên Phật dạy dỗ chúng sanh thì có vô lượng pháp môn, mở ra rất nhiều đẳng cấp khoa hệ. Chúng ta phải biết lựa chọn pháp môn phù hợp với căn tánh của chính mình, khi học thì sẽ dễ dàng, thuận tiện, pháp hỉ sung mãn, ngày ngày có tiến bộ. Nếu lựa chọn pháp môn không thích hợp với căn tánh và trình độ của mình, thì học sẽ vô cùng khó nhọc, gian nan, thì không có cách gì tiến bộ; như vậy thời gian học lâu rồi, cũng không có thành tích gì, sẽ thoái tâm đổi sang học pháp môn khác. Người như vậy, từ xưa đến nay đã có rất nhiều người, chúng ta phải biết.

Pháp môn nhiều như vậy, chúng ta không có cách gì, không có năng lực xem một lượt từ đầu đến cuối “Đại Tạng Kinh“, vì sao vậy? Đại Đức xưa dạy chúng ta, mời Thầy giáo đến hiệp trợ giúp đỡ chúng ta lựa chọn. Thầy giáo không phải là Phật Bồ Tát, chỉ là lớn tuổi hơn chúng ta một chút, thời gian họ dụng công trong Phật pháp lâu hơn, kinh nghiệm học thức phong phú hơn chúng ta, biết xem căn tánh của chúng ta, giới thiệu mấy loại để chúng ta thử xem sao, họ không quyết định cho chúng ta trong một lúc. Xem loại nào đối với khẩu vị, trình độ, chúng ta học mà sinh tâm hoan hỉ, thì loại đúng với căn tánh của chúng ta; sau đó khuyên chúng ta “Nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu“.

Duy chỉ có chuyên tinh, “nhất môn thâm nhập“, nhập cảnh giới; không những nhập vào cảnh giới, phải thâm nhập thì chính mình mới có thọ dụng. Ôm đồm quá nhiều thứ, trong tâm tạp loạn, thì không thể thành tựu, cho nên học rất khổ sở. Người học phải tập trung toàn bộ tinh thần vào kinh giáo thì mới thành công. Nếu muốn lười biếng, không sẵn lòng dốc toàn bộ tinh thần vào thì không có cách gì học kinh giáo. Học kinh giáo là tu hành, cho nên các đồng học phải phát tâm chuyên công vào một bộ kinh, đây là thiện tri thức.

TIỂU SỬ LÃO PHÁP SƯ

Giới thiệu tóm tắt về Đạo Sư

HỌC HỘI

Giới thiệu về Tịnh Tông Học Hội

SƯ THỪA

Những người Thầy của Lão pháp sư

LÝ NIỆM

Những lý niệm, quan điểm hoằng pháp