TIỂU SỬ LÃO PHÁP SƯ

Giới thiệu tóm tắt về Đạo Sư

HỌC HỘI

Giới thiệu về Tịnh Tông Học Hội

SƯ THỪA

Những người Thầy của Lão pháp sư

LÝ NIỆM

Những lý niệm, quan điểm hoằng pháp

[23]. TÔI ĐẾN ĐỂ LÀM HỘ PHÁP

Người giảng kinh thuyết pháp, hoằng pháp có thể thành tựu, thì người hộ pháp có thể thành tựu hay không? Thật ra, rất nhiều người hộ pháp thành tựu còn vượt xa hơn người hoằng pháp. Trước mắt đã có ví dụ, trong khai thị của Lão pháp sư Đàm Hư, nói về trường hợp của Pháp sư Tu Vô vãng sanh ở Chùa Cực Lạc Cáp Nhĩ Tân, trong “Ảnh Trần Hồi Ức Lục“, “Niệm Phật Luận” Ngài đều đề cập đến. Đàm Hư là học trò của Lão Hòa Thượng Đế Nhàn, Ngài không phải là xuất gia theo Lão Hòa Thượng Đế Nhàn, Ngài là theo Hòa thượng Đế Nhàn học Phật pháp, là đệ tử truyền pháp của Đế Lão. Ngài là người Đông Bắc, ở Đông Bắc không có người giảng kinh. Sau khi Ngài học kinh giáo, lão pháp sư Đế Nhàn khuyên Ngài: “Pháp duyên của ông là ở quê hương, ông hãy về quê giảng kinh, thuyết pháp độ chúng sanh“. Cho nên, Đông Bắc có mười mấy đạo tràng, như Chùa Cực Lạc ở Cáp Nhĩ Tân, còn có Chùa Bát Nhã ở Trường Xuân, v.v.. đều là do Ngài xây dựng.

Sau khi xây dựng Chùa Cực Lạc, Lão pháp sư Đàm Hư làm Trụ Trì, Hòa Thượng Phương Trượng của Khai Sơn. Để mở rộng ảnh hưởng hoằng pháp, Ngài ở đó làm truyền giới một lần, mời Thầy của Ngài là Lão hòa thượng Đế Nhàn làm Hòa thượng truyền giới. Khai giới là việc Đại sự đệ nhất của Phật môn, là pháp hội thù thắng nhất, lượng công việc tăng thêm nhiều, đương nhiên cần rất nhiều người làm công quả. Lúc đó có một người xuất gia gọi là sư Tu Vô, ông ấy không biết chữ, cũng chưa từng học kinh giáo, là người tu khổ hạnh, ở nơi của Thường Trụ làm một số công việc khổ nhọc mà người khác không muốn làm. Khi chưa xuất gia thì ông làm thợ nề, là một người thật thà. Lão Hòa Thượng thấy Sư trung hậu, nên hỏi ông: “Công việc trong giới đàn rất nhiều, ông có muốn đảm nhận công việc gì không?” Ông nói: “Con sẵn sàng chăm sóc người bệnh trong thời gian truyền giới“. Đây là công việc rất quan trọng. Lúc đó giới kỳ truyền giới thông thường là 3 ngày, từ lúc chuẩn bị đến khi thu dọn Thường Trụ cần tổng cộng thời gian 2 tháng, cho nên ông liền ở lại.

Nhưng ở không được bao lâu, còn chưa khai đường, ông hướng về Pháp sư Đàm Hư xin nghỉ, ông muốn đi rồi. Đàm Lão có tu dưỡng, không nói lời nào. Khi Gia Sư là pháp sư Định Tây, chịu không nổi nên trách mắng ông: “Ông phát tâm đến giúp đỡ, giới đàn chỉ có thời gian 2 tháng, ông đến mới mấy ngày đã đòi đi rồi, chưa gì đã không có hằng tâm rồi“. Sư Tu Vô nói: “Tôi không đến nơi nào khác, tôi phải vãng sanh về Thế Giới Cực Lạc“. Hai vị Lão pháp sư vừa nghe thấy, đây là việc lớn, không phải việc bình thường. Lập tức hỏi ông khi nào thì đi? Ông nói: “Không quá 10 ngày“. Xin Lão pháp sư từ bi, mong Thường Trụ thành toàn cho ông, cho ông chuẩn bị 200 cân củi để hỏa thiêu sau khi vãng sanh. Hai vị lão nhân này đương nhiên cũng rất hoan hỉ, nên đã đồng ý với ông. Đến hôm sau thì ông lại đến nữa, là việc gì vậy? Ngày mai thì đi. Nhanh chóng chuẩn bị cho ông, Thường Trụ dựng cho ông một chiếc lều nhỏ, trong đó để một chiếc giường, ông ngồi xếp bằng trên đó, còn phái mấy vị Pháp sư niệm Phật tiễn ông vãng sanh.

Những pháp sư này nói với Sư Tu Vô rằng, nghe nói trước đây rất nhiều người biết trước giờ vãng sanh, lúc đi thì đều làm mấy câu thơ hoặc bài kệ làm kỷ niệm, liền thỉnh cầu ông lưu lại kỷ niệm. Sư Tu Vô nói tôi là người thô tháo, chưa từng đi học, không biết làm thơ, cũng không biết làm bài kệ. Bất quá tôi có một câu thành thật nói với mọi người: “Có thể nói không thể làm, không phải là chân trí huệ“, đã lưu lại câu nói như vậy. Mọi người nghe rồi, cảm thấy lời của ông rất thiết thực, niệm không đến 1 tiếng thì ông ra đi. Khi vãng sanh, ông cũng không bị bệnh. Qua mấy ngày sau, Đắc Giới Hòa Thượng Đế Nhàn đến, mọi người đã báo cáo sự việc này với Lão hòa thượng, Lão Hòa Thượng Đế Nhàn vô cùng tán thán! Lão Hòa Thượng Đế Nhàn là Tổ sư của tông Thiên Thai cận đại, cũng là niệm Phật vãng sanh, niệm Phật đi để lại thoại tướng thoải mái tự tại như Sư Tu Vô vậy.

Lão pháp sư Đế Nhàn còn có đồ đệ là người thợ vá nồi, ông cũng là không bị bệnh, biết trước giờ đi, sau khi vãng sanh còn đứng đó 3 ngày, đợi Lão pháp sư Đế Nhàn đến để làm hậu sự cho ông. Đó là đệ tử cho Lão pháp sư Đế Nhàn thế độ, cũng là không biết chữ, một câu A Di Đà Phật niệm suốt hơn 3 năm mà thành công. Lão hòa thượng làm hậu sự cho ông, tán thán ông rằng: “Phương trượng của Tùng lâm trong thiên hạ chẳng bằng ông, pháp sư giảng kinh thuyết pháp cũng chẳng bằng ông, ông thật sự đã thành công rồi!“.

Sư Tu Vô toàn tâm toàn lực cả đời chăm sóc đại chúng, vì đại chúng mà phục vụ, sự thành tựu của ông thù thắng biết bao! Công phu của ông dùng ở đâu vậy? Dùng ở trong đời sống thường ngày, thật sự vạn duyên buông xuống, đây là điều kiện cơ bản của thành công. Không có tạp niệm, vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, một chút tập khí ngạo mạn cũng không có, bất luận là đối với người nào cũng đều cung cung kính kính, bản thân thì hạ mình khiêm tốn. Bất luận là làm công việc nặng nhọc hay công việc tỉ mỉ, suốt cả ngày trong tâm là một câu A Di Đà Phật không gián đoạn, không có tự tư tự lợi, danh văn lợi dưỡng, ngũ dục lục trần, không có tham, sân, si, mạn, ông chính là như vậy mà thành công! Không những thành công mà còn thành công rất lớn.

Người hoằng pháp tu phước, tu phước là lợi tha, giảng kinh thuyết pháp là lợi tha; Người hộ pháp là tu trì, là chân thật dụng công, thường thì sự thành công của hộ pháp còn vượt quá hoằng pháp. Chúng ta từ trong lịch sử cận đại mà xem, đều là có căn cứ, hộ pháp là Phật Bồ Tát, hoằng pháp là sơ học. Vì sao Đạo tràng của chúng ta ngày nay gặp phải khó khăn đến như vậy? Người hộ pháp không phải là Phật Bồ Tát, không biết làm thế nào hộ trì người học. Không biết thì biến thành ngoại hạnh hộ trì nội hạnh, vấn đề liền xuất hiện rồi. Người học tập Phật pháp thì không thể thành tựu , người hộ pháp thì tạo vô lượng tội nghiệp, thật sự là hai bên đều thất bại rồi.

Hộ pháp trước đây, đa phần là Lão Hòa Thượng giảng kinh tuổi tác lớn rồi, dẫn dắt một nhóm người hộ trì đạo tràng làm hộ pháp. Tôi rất muốn lui về phía sau để làm hộ pháp, nhưng “Kinh Hoa Nghiêm” không có người giảng! Các vị có ai phát tâm ra giảng bộ kinh này, tôi sẽ ở phía sau quý vị, vị quý vị mà phục vụ.

TIỂU SỬ LÃO PHÁP SƯ

Giới thiệu tóm tắt về Đạo Sư

HỌC HỘI

Giới thiệu về Tịnh Tông Học Hội

SƯ THỪA

Những người Thầy của Lão pháp sư

LÝ NIỆM

Những lý niệm, quan điểm hoằng pháp