
MƯỜI LOẠI TÂM – MƯỜI LOẠI TÂM NIỆM PHẬT “TAM TẠNG PHÁP SỐ” – TRÍCH “KINH ĐẠI BẢO TÍCH”
Bồ Tát Di Lặc bạch Phật rằng: Như Đức Phật đã nói, công đức lợi ích của Cực Lạc Thế Giới A Di Đà Phật, nếu có chúng sanh nào phát mười loại tâm, tùy từng loại tâm, chuyên niệm Đức Phật đó, người này mạng chung sẽ được vãng sanh.
Một là, Tâm không tổn hại. Người niệm Phật, đối với chúng sanh, thường khởi tâm đại từ, càng không tổn hại, khiến chúng sanh được vui vẻ, đó gọi là tâm không tổn hại.
Hai là, tâm không bức não. Người niệm Phật, thân tâm an tĩnh, đối với chúng sanh, thường khởi tâm Đại bi, càng thêm thương xót, khiến chúng sanh được thoát khổ, đó gọi là tâm không bức não.
Ba là, tâm ưa bảo hộ. Người niệm Phật, đối với Chánh pháp mà Phật nói, phải nên không tiếc thân mạng, yêu tiếc bảo vệ, đó gọi là tâm ưa bảo hộ.
Bốn là, tâm không chấp trước. Người niệm Phật, thường lấy trí tuệ để quan sát hết thảy pháp, không sanh chấp trước, đó gọi là tâm không chấp trước.
Năm là, tâm khởi tịnh ý. Người niệm Phật, có thể lìa pháp tạp nhiễm thế gian, cũng như các việc lợi dưỡng, thường sanh tâm biết đủ, đó gọi là tâm khởi tịnh ý.
Sáu là, tâm không quên mất. Người niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, trong hết thảy thời, niệm niệm không xả chủng trí Thành Phật, đó gọi là tâm không quên mất.
Bảy là, tâm vô hạ liệt. Người niệm Phật thường hành tâm bình đẳng, đối với chúng sanh, tôn trọng cung kính, không sanh khinh mạn, đó gọi là tâm vô hạ liệt.
Tám là, tâm quyết định sanh. Người niệm Phật, không theo ngôn luận thế gian, đối với đạo Vô Thượng Bồ Đề, sanh chánh tín sâu sắc, không chút nghi hoặc, đó gọi là tâm quyết định sanh.
Chín là, tâm không tạp nhiễm. Người niệm Phật, tu tập công hạnh, trồng các thiện căn, tâm thường viễn ly hết thảy tạp nhiễm phiền não, đó gọi là tâm không tạp nhiễm.
Mười là, tâm khởi tùy niệm. Người niệm Phật, dù quán tướng hảo của Như Lai, nhưng không sanh tâm ái chấp; ngay trong vô niệm, thường niệm Phật đó, đó gọi là tâm khởi tùy niệm.
SA BÀ: PHẬT HỌC ĐẠI TỪ ĐIỂN
(Danh từ chỉ giới) cũng gọi là Sa-Ha, Sa Ha Lâu Đà. Cũng có khi gọi là Sách Ha.
Ý nghĩa là kham nhẫn, bởi vì khi dịch là Nhẫn Độ.
Trên Pháp Hoa Văn Cú, quyển 2 có chép: “Sa Bà, chữ này dịch là Nhẫn, chúng sanh thế giới này sống trong thập ác, không chịu xuất ly, vì thế từ con người và quốc độ này gọi là Nhẫn. Kinh Bi Hoa nói rằng: sao gọi là Sa Bà? Là vì các chúng sanh nhẫn chịu tam độc và các phiền não, vậy nên gọi là Nhẫn Độ, cũng gọi là Tạp Hội, cùng ở như vậy lâu ngày”
Pháp Hoa Huyền Tán, quyển 2 chép rằng: “Chữ Phạn viết là Tác Ha, đây viết là kham nhẫn. Khi chư Bồ Tát hành lợi lạc cho ở thế giới này thì trong các oán ghét, nỗi khổ dày vò, gian lao vất vả mà nhẫn chịu, đo đó lấy đây làm tên gọi. Cõi Sa Bà cũng là cảm hóa vậy.
Tây Vực Ký có ghi: “Tam Thiên Đại Thiên quốc độ ở Thế giới Tác Ha, là nơi một vị Phật nhiếp hóa, trước đây goijlaf Sa Bà, cũng gọi là Sa Ha, đều là cảm hóa.”
MƯỜI TÂM HƯỚNG PHẬT
Mạng tận vãng sanh – Giáo thừa pháp số – Trích “Kinh Bảo Tích”
Một, khởi đại từ đối với chúng sanh, là tâm không làm tổn hại.
Hai, khởi đại bi đối với chúng sanh, là không bức não.
Ba, đối với Phật pháp, không tiếc thân mạng, là tâm ưa bảo hộ.
Bốn, đối với hết thảy pháp, phát sinh thắng nhẫn, là tâm không chấp trước.
Năm, không tham lợi dưỡng kính trọng, là tâm tịnh ý.
Sáu, cầu Phật chủng trí, trong tất cả thời, tâm không quên mất.
Bảy, đối với chúng sanh tôn trọng cung kính, tâm vô hạ liệt.
Tám, không theo thế luận, mà theo Bồ Đề phần, tâm sanh quyết định.
Chín, trồng các thiện căn, không có tạp nhiễm, là tâm thanh tịnh.
Mười, đối với chư Phật xả các tướng, khởi tâm tùy niệm.
◎ 十種心–念佛十種心 《三藏法數》–出《大寶積經》
彌勒菩薩白佛言:如佛所說,阿彌陀佛極樂世界功德利益,若有眾生,發十種心,隨一一心,專念彼佛,是人命終,當得往生也。
一、無損害心。念佛之人,於諸眾生,常起大慈之心,不加損害,令得快樂,是名無損害心。
二、無逼惱心。念佛之人,身心安靜,於諸眾生,常起大悲之心,深加愍傷,令得脫苦,是名無逼惱心。
三、樂守護心。念佛之人,於佛所說正法,當須不惜身命,守護愛惜,是名樂守護心。
四、無執著心。念佛之人,常以智慧觀察於一切法,不生執著,是名無執著心。
五、起淨意心。念佛之人,能離世間雜染之法,復於利養等事,常生知足之心,是名起淨意心。
六、無忘失心。念佛之人,求生淨土,成佛種智,於一切時,念念不捨,是名無忘失心。
七、無下劣心。念佛之人,常行平等之心,於諸眾生,尊重恭敬,不生輕慢,是名無下劣心。
八、生決定心。念佛之人,不著世間言論,於無上菩提之道,深生正信,畢竟不惑,是名生決定心。
九、無雜染心。念佛之人,修習功行,種諸善根,心常遠離一切雜染煩惱,是名無雜染心。
十、起隨念心。念佛之人,雖觀如來相好,而不生愛著之心;於無念中,常念彼佛,是名起隨念心。
◎ 娑婆 佛學大辭典
(界名)又作沙訶,娑訶樓陀。新云索訶。堪忍之義,因而譯曰忍土。法華文句二曰:「娑婆,此翻忍,其土眾生安於十惡,不肯出離,從人名土,故稱為忍。悲華經云:云何名娑婆?是諸眾生忍受三毒及諸煩惱,故名忍土,亦名雜會,九道共居故。」
法華玄贊二曰:「梵云索訶,此云堪忍。諸菩薩等行利樂時,多諸怨嫉眾苦所惱,堪耐勞倦而忍受故,因以為名。娑婆者訛也。
西域記一曰:「索訶世界三千大千國土,為一佛化攝也,舊曰娑婆,又曰沙訶,皆訛。」
◎ 十心向佛命盡往生 教乘法數—出《寶積經》
一、於眾生起大慈,無損害心。
二、於眾生起大悲,無逼惱心。
三、於佛法不惜身命,樂守護心。
四、於一切法,發生勝忍,無執著心。
五、不貪利養敬重,淨意樂心。
六、求佛種智,於一切時無忘失心。
七、於眾生尊重恭敬,無下劣心。
八、不著世論,於菩提分,生決定心。
九、種諸善根,無有雜染,清淨之心。
十、於諸佛捨諸相,起隨念心。
THẬP CHỦNG TÂM – NIỆM PHẬT THẬP CHỦNG TÂM “TAM TẠNG PHÁP SỐ” – XUẤT “ĐẠI BẢO TÍCH KINH”
Di Lặc Bồ Tát bạch Phật ngôn: Như Phật sở thuyết, A Di Đà Phật Cực Lạc Thế Giới công đức lợi ích, nhược hữu chúng sanh, phát thập chủng tâm, tùy nhất nhất tâm, chuyên niệm bỉ Phật, thị nhân mạng chung, đương đắc vãng sanh dã.
Nhất, vô tổn hại tâm. Niệm Phật chi nhân, ưu chư chúng sanh, thường khởi Đại Từ chi tâm, bất gia tổn hại, lệnh đắc khóa lạc, thị danh vô tổn hại tâm.
Nhị, vô bức não tâm. Niệm Phật chi nhân, thân tâm an tĩnh, ư chư chúng sanh, thường khởi đại bi chi tâm, thâm gia mẫn thương, lệnh đắc thoát khổ, tị danh vô bức não tâm.
Tam, nhạo thủ hộ tâm. Niệm Phật chi nhân, ư Phật sở thuyết chánh pháp, đương tu bất tích thân mạng, thủ hộ ái tích, thị danh nhạo thu hộ tâm.
Tứ, vô chấp trước tâm. Niệm Phật chi nhân, thường dĩ trí tuệ quán sát ư nhất thiết pháp, bất sanh chấp trước, thị danh vô chấp trước tâm.
Ngũ, khởi tịnh ý tâm. Niệm Phật chi nhân, năng ly thế gian tạp nhiễm chi pháp, phục ư lợi dưỡng đẳng sự, thường sanh tri túc chi tâm, thị danh khởi tịnh ý tâm.
Lục, vô vong thất tâm. Niệm Phật chi nhân, cầu sanh Tịnh Độ, thành Phật chủng trí, ư nhất thiết thời, niệm niệm bất xả, thị danh vô vong thất tâm.
Thất, vô hạ liệt tâm. Niệm Phật chi nhân, thường hành bình đẳng chi tâm, ư chư chúng sanh, tôn trọng cung kính, bất sanh khinh mạn, thị danh vô hạ liệt tâm.
Bát, sanh quyết định tâm. Niệm Phật chi nhân, bất trước thế gian ngôn luận, ưu Vô Thượng Bồ Đề chi đạo, thâm sanh chánh tín, tất cánh bất hoặc, thị danh sanh quyết định tâm.
Cửu, vô tạp nhiễm tâm. Niệm Phật chi nhân, tu tập công hạnh, chủng chư thiện căn, tâm thường phiền não, thị danh vô tạp nhiễm tâm.
Thập, khởi tùy niệm tâm. Niệm Phật chi nhân, tuy quán Như Lai tướng hảo, nhi bất sanh ái trước chi tâm; ư vô niệm trung, thường niệm bỉ Phật, thị danh khởi tùy niệm tâm.