
XÂY DỰNG ĐẠO TRÀNG TU LỤC HÒA KÍNH HÓA GIẢI TAI NẠN
VỀ DUYÊN KHỞI XÂY DỰNG ĐẠO TRÀNG
Trên kinh chép rằng, phàm có một nơi Tăng Đoàn Lục Hòa Kính xuất hiện trên thế gian, ắt sẽ được chư Phật hộ niệm, Long Thiên Thiện Thần ủng hộ, tự nhiên có thể phúc ấm (có phúc che chở) một phương, hóa giải tai nạn. Thế giới ngày nay, xã hội động loạn, tai nạn dồn dập, khổ không nói nên lời. Vì vậy Tịnh Tông Học Hội lớn tiếng dốc lòng kêu gọi người nhân chí sĩ, phát tâm phấn chấn, đồng lòng hóa giải tai nạn, nỗ lực tu Lục Hòa Kính, tự cứu mình cứu người, lợi mình lợi người, công đức vô lượng.
MỤC TIÊU TU HỌC CỦA TĂNG ĐOÀN LỤC HÒA KÍNH (LÝ)
* Thực tiễn bốn điều tốt: giữ tâm tốt, nói lời tốt, làm việc tốt, làm người tốt. Thành tựu chính mình, trang nghiêm các đức hạnh, giữ trọn đủ khuôn phép.
Hiện nay thế gian này tai nạn rất nhiều, có rất nhiều người vội vàng chạy trốn, nhưng thế giới này không có nơi nào an toàn, duy chỉ có một phương pháp an toàn, chính là nâng cao cảnh giới của chính mình.
* Noi gương 53 thiện hữu trong Kinh Hoa Nghiêm, thệ nguyện làm khuôn mẫu tốt cho chúng sanh, cho gia đình, cho cơ quan làm việc.
Trên “Kinh Hoa Nghiêm”, sau cùng Thiện Tài Đồng Tử 53 lần tham vấn, 53 vị thiện tri thức chính là trong xã hội hiện thực, nam nữ già trẻ, người thiện người ác, thuận cảnh nghịch cảnh. Khổng Phu Tử đã nói “Tam nhân hành, tất hữu ngã sư” (Ba người cùng đi, ắt có Thầy ta), ba người chính là chỉ cho người thiện, người ác và chính mình. Gặp người thiện, học tập chỗ hay của họ; gặp người ác, quay lại phản tỉnh bản thân, có thì sửa. Trên đường Bồ Đề chỉ có một mình ta, người khác thảy đều là Thầy, là bạn, một là từ chính diện dạy ta, một là từ phản diện dạy ta, vĩnh viễn sống trong thế giới cảm ân, thành tựu đạo nghiệp của chính mình, đồng thời lại có thể rộng lợi chúng sanh.
* Hòa mục các dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giữ sự khác biệt mà tìm điểm chung, cùng sống cùng phát triển. An định xã hội, tôn sùng đức hạnh, thúc đẩy nhân từ, hỗ trợ hợp tác, người người đều thịnh vượng lợi lạc hạnh phúc mĩ mãn, khuyến dụ sách tấn thế giới mãi mãi hòa bình.
Tự tánh chúng ta là hài hòa, tự tánh biến hiện ra vạn sự vạn vật cũng là hài hòa, chỉ vì mê mất tự tánh nên mới lầm cho rằng không hài hòa. Làm sao để khôi phục thế giới hài hòa? Duy chỉ có từ tâm mình mà làm.
* Tin sâu nhân quả, tín nguyện niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, cùng chư thượng thiện cùng hội tụ về biển nguyện nhất thừa của Di Đà.
Làm sao để làm được Lục Hòa Kính? Lục Hòa Kính cao nhất, chính là phải tin tưởng chúng ta vốn dĩ là Phật, mọi người đều là Phật, vậy là giống nhau rồi, đều là một tấm chân thành thanh tịnh bình đẳng giác, đây mới thật sự là Lục Hòa Kính cứu cánh viên mãn.
PHƯƠNG PHÁP TU HỌC TĂNG ĐOÀN LỤC HÒA KÍNH (SỰ)
Lục Hòa Kính là điều kiện quan trọng cơ bản để thành một Tăng Đoàn. “Tăng” ý nghĩa thanh tịnh, hòa mục. Một đoàn thể, mọi người thân tâm thanh tịnh hòa mục cùng chung sống, không quản là người tại gia hay xuất gia, không quản nam nữ giả trẻ, cũng không quàn làm nghề nghiệp gì, bốn người cùng nhau y theo phương pháp này mà tu thì gọi là tăng đoàn. Nếu đem Lục Hòa Kính thực hiện tại gia đình, thì gia đình chính là tăng đoàn.
Tam Quy Y đề cập đến “Quy Y Tăng, Chúng Trung Tôn”, đây chính là ý nói Tăng Đoàn là đoàn thể đáng được người tôn kính nhất trong tất cả đoàn thể, người người nếu đều có thể tuân thủ Lục Hòa Kính thì đoàn thể này là đoàn để đáng được người tôn kính nhất.
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TU HỌC LỤC HÒA KÍNH
1. Kiến hòa đồng giải.
Làm sao để hóa giải xung đột? Buông bỏ đi thành kiến của chính mình, cùng xây dựng sự hiểu biết chung với chung sanh, vậy là hòa mục, cho nên điều quan trọng nhất trong Lục Hòa Kính chính là Kiến hòa đồng giải.
CƯƠNG YẾU TU HỌC NHƯ DƯỚI ĐÂY:
* Nền tảng tu học: Thực hiện “Cảm Ứng Thiên”, “Đệ Tử Quy”, “Thập Thiện Nghiệp Đạo”. Học vi nhân sư, hành vi thế phạm.
“Cảm Ứng Thiên”, “Đệ Tử Quy”, Thiện Thiện Nghiệp Đạo” là căn bản tu học của giáo dục Thánh Hiền ba nhà Nho Thích Đạo, thực hiện ba cái gốc này thì mới có thể hiểu sâu nhân quả, phụng hành luân lý, thuận theo Đạo đức, cũng mới có thể thật sự làm được “Hành vi nhân sư, hành vi thế phạm”.
* Phương thức tu học: Một bộ kinh Vô Lượng Thọ, một câu Di Đà Thánh Hiệu.
Chúng ta buông bỏ thành kiến của chính mình như thế nào mới làm được cùng có hiểu biết chung? Khi mê mà không giác, chúng ta y theo giáo huấn của Đức Phật và Lão sư, kinh giáo chính để tu hành là tương đồng, tư tưởng kiến giải của chúng ta tự nhiên sẽ hòa hợp.
* Phương hướng tu học: Nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu (Một môn thâm nhập, huân tu trường kỳ).
Nhất môn thâm nhập là định, có thể đoạn phiền não, trường thời huân tu là nương định để khai huệ, khai huệ rồi mới tiến tới nắm bắt pháp môn khác thì sẽ dễ dàng, đó gọi là môn kinh thông thì tất cả kinh thông, đây là bí quyết tu học của thế xuất thế gian pháp.
* Mục tiêu tu học: Một đời thành tựu, viên mãn Bồ Đề.
Pháp môn Tịnh Độ là pháp môn thành tựu ngay trong đời này, chúng ta cầu sanh Thế Giới Tây Phương Cực Lạc là một đời, đến Thế Giới Tây Phương Cực Lạc rồi thì thành tự viên mãn Bồ Đề cũng là một đời, đây là bổn hoài của Đức Thế Tôn khi xuất hiện ở thế gian giáo hóa chúng sanh, cũng là kỳ vọng duy nhất của lịch đại Tổ Sư Đại Đức đối với chúng ta, hi vọng chúng ta lựa chọn pháp môn này, thành tựu ngay đời này.
* Sứ mệnh tu học: Chánh pháp của Đức Phật Thích Ca được cửu trụ, cứu độ chúng sanh khổ nạn. “Hôm nay” là ngày cuối cùng của cuộc đời ta, thường nghĩ như vậy thì còn có điều gì mà không nhìn thấu, không buông xuống được!
Khởi tâm động niệm vì Chánh pháp của Thích Ca Như Lai cửu trụ, vì cứu độ hết thảy chúng sanh khổ nạn, không nên nghĩ cho chính mình. Làm được vô ngã thì mới có thể buông xuống thành kiến, thì mới có thể tu được tùy hỉ công đức, mới có thể tu được hằng thuận chúng sanh, như vậy mới có thể làm được Lục Hòa Kính.
2. Giới hòa đồng tu.
“Giới” chính là nghĩa, nghĩa chính là thuận theo lý, mọi người cùng sống chung, khởi tâm động niệm, lời nói việc làm hợp tình, hợp lý, hợp pháp thì đoàn thể mới có thể có trật tự, không bị rối loạn. Ai nấy đều giữ lễ giữ pháp, thế giới sẽ hài hòa!
CƯƠNG YẾU TU HỌC NHƯ DƯỚI ĐÂY:
* Lấy “Cảm Ứng Thiên”, “Đệ Tử Quy”, “Thập Thiện Nghiệp Đạo” (chúng xuất gia thì thêm cả “Sa-di Luật Nghi”) làm chuẩn tắc, thời thời tự mình đánh giá, phản tỉnh, sám hối, sửa lỗi, không nhìn tất cả lỗi lầm của thế gian.
“Nếu người chân tu đạo, không thấy lỗi thế gian”, Tăng Đoàn Lục Hòa Kính lấy “Cảm Ứng Thiên”, “Đệ Tử Quy”, “Thập Thiện Nghiệp Đạo” (chúng xuất gia lấy thêm “Sa Di Luật Nghi”) làm giới luật, ai nấy đều y theo đây mà tự mình đánh giá, phản tỉnh, sám hối, sửa lỗi, chỉ yêu cầu chính mình giữ quy củ, không yêu cầu người khác, ai nấy đều có thể tự tuân thủ và bao dung người khác, đoàn thể này đương nhiên sẽ hòa hợp.
* Một ngày (ngày ngày) lấy việc trì tụng Kinh Vô Lượng Thọ (hoặc Kinh Di Đà), niệm Di Đà Thánh Hiệu làm thời khóa hàng ngày, trường thời huân tu, không hoài nghi, không xen tạp, không gián đoạn, chuyên chí hồi hướng cho chúng sanh khổ nạn ở tận hư không pháp giới, cầu sanh Cực Lạc Thế Giới, thân cận Di Đà.
Phật dạy chúng ta phương pháp khôi phục tự tánh, chính là Giới Định Huệ tam học. Ngay trong tam học, Huệ là tự tánh, cái này không phải cầu, điều quan trọng nhất chính là ở Định, Định có thể sanh Huệ, mà bản lĩnh của Định là ở Giới, đó gọi là “Nương Giới đắc Định, nương Định khai Huệ”. Ngày ngày trì tụng Kinh Vô Lượng Thọ hoặc Kinh Di Đà, Di Đà Thánh Hiệu, trường thời huân tu, chính là Giới Định Huệ cùng hoàn thành trong một lần, như vậy mới có thể một đời thành tựu cứu cánh viên mãn Bồ Đề.
3. Thân hòa đồng trụ
Chúng ta chung sống cùng đại chúng trong đoàn thể, chung sống với mọi người đều phải có thể nghe lời giáo huấn của Phật, y theo giáo huấn của Phật mà hành trì, niệm niệm nghĩ đến tất cả hạnh phúc mĩ mãn của tất cả đại chúng, thì ắt có thể hòa mục, đây là “Thân hòa đồng trụ”.
CƯƠNG YẾU TU HỌC NHƯ DƯỚI ĐÂY:
* Khéo giữ thân nghiệp, không mất luật nghi.
“Luật nghi”, dùng lời hiện nay mà nói chính là phong thái, lễ tiết, lễ tiết quy củ phù hợp khi chung sống với đại chúng, làm một tấm gương tốt cho chúng sanh, đây chính là ý nghĩa của “khéo giữ thân nghiệp, không mất luật nghi”. Tăng Đoàn Lục Hòa Kính lấy ba cái gốc Nho Thích Đạo này làm luật nghi, ba cái gốc này chân thật làm được rồi thì chính là không mất luật nghi.
* Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm.
Thân thể tạo tác, cũng chính là thân nghiệp, Phật đưa ra cho chúng ta ba nguyên tắc quan trọng, chính là không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, đây là Chánh Nghiệp.
“Không sát sanh”, không làm tổn hại tất cả chúng sanh, không những không tổn hại chúng sanh, nếu khiến cho chúng sanh sinh phiền não thì cũng là lỗi lầm của chúng ta. Nơi mà Bồ Tát ở, có thể khiến cho hết thảy chúng sanh sinh tâm hoan hỉ.
“Không trộm cắp”, phiên dịch chính xác của “không trộm cắp” là không lấy giữ, phạm vi của nó rất rộng, tất cả tài vật có chủ, chưa được sự đồng ý mà lấy dùng, thì gọi là trộm cắp. Hoặc là có ý niệm chiếm lấy sự thuận tiện của tất cả sự, vật, thì thuộc về tâm trộm cắp.
“Không tà dâm”, vợ chồng có hôn phối, họ là sự kết hợp của đạo nghĩa, cho nên giữa vợ chồng phải giữ lễ, giữ phép, có tình có nghĩa, có ân có đức. Nghĩa rộng của “không tà dâm” mà nói, đối với tất cả chúng sanh, đều không được để một mảy may ý nghĩ trái phận.
Có thể làm được không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, đây là thân thanh tịnh, là đời sống khỏe mạnh nhất.
* Phàm làm việc thì khiêm nhường, việc tốt hướng về người khác, việc xấu hướng về bản thân.
Chúng ta chúng sống với chúng sanh, phải có thể khiêm nhường, phải chịu thiệt thòi. Có thể khiêm nhường thì ắt không có cao thấp, không có trước sau, không có cạnh tranh; chịu thiệt thòi thì ắt không có tranh luận, như vậy người người tự nhiên có thể chung sống hòa mục.
3. Khẩu hòa vô tránh
Tất cả những hiểu lầm, kết oán của chúng sanh, tám chín phầm mười đều là do lời nói tạo thành, đó gọi là nhiều lời ắt có sai lầm.
Cổ Đức nói: “Ít nói một câu chuyện, niệm nhiều một câu Phật”, khi chúng ta muốn nói chuyện, câu chuyện này vừa đến bên miệng thì biến thành A Di Đà Phật là được, cách này rất tuyệt diệu. Thật sự làm được khẩu hòa vô tránh, chính là một ngày từ sáng đến tối nhìn thấy người đều hoan hoan hỉ hỉ niệm A Di Đà Phật; bất kể người ta nói lời nào với mình, trong tâm đều là A Di Đà Phật, tâm bình khí hòa.
CƯƠNG YẾU TU HỌC NHƯ DƯỚI ĐÂY:
* Khéo giữ khẩu nghiệp, không nói lỗi người.
Hết thảy chúng sanh dễ phạm nhất chính là khẩu nghiệp, “Khẩu là cửa của tội phước”, phương pháp khéo giữ khẩu nghiệp là từ chỗ không giễu cợt người khác, không nói lỗi lầm của người khác mà bắt đầu làm.
Đại sư Huệ Năng nói “Nếu người chân tu đạo, không thấy lỗi thế gian”, vì sao vậy? Mình và người không hai, tánh tướng là nhất như, họ đâu có lỗi? Lỗi ở chính mình, bởi vì chính mình có lỗi mới thấy người khác có lỗi. Chính mình không có lỗi, làm sao bạn thấy được lỗi của người khác? Người khác có lỗi, sát-na sanh diệt rồi thì bất khả đắc, hơn nữa là sanh diệt đồng thời, chính là không sanh không diệt, hết thảy pháp không sanh không diệt, đâu còn có lỗi? Có thể thấy được nhìn thấy lỗi lầm của người khác chính là lỗi lầm của chính mình. Cho nên chư Phật Bồ Tát vĩnh viễn không nhìn thấy thị phi, đây là điều mà chúng ta phải sâu sắc phản tỉnh.
* Không nói đôi chiều, không nói lời thô ác, không nói vọng ngữ, không nói thêu dệt.
Bốn điều thiện về miệng trong Thập Thiện Nghiệp Đạo chính là bất vọng ngữ (không nói dối), bất lưỡng thiệt (không nói đôi chiều), bất ác khẩu (không nói lời thô ác), bất ỷ ngữ (không nói thêu dệt), chính là không xem thường người khác. “Đạo của Thánh Hiền, từ không vọng ngữ mà bắt đầu”, còn có vọng ngữ thị chân tâm làm sao có thể hiển lộ? Làm sao làm được không vọng ngữ? Ngày ngày phản tỉnh lỗi lầm. Lỗi lầm rất nhiều, nhà Phật nói “Phát lồ sám hối”, tuyệt đối không giấu giếm lỗi lầm của mình. Có thể nói với người, hoan hỉ nói với người, sau khi nói rồi không được tái phạm. Dạy học của Nhà Nho cũng nói “Bất nhị quá” (không phạm lỗi hai lần), lỗi lầm có thể có một lần nhưng không được lặp lại, “lỗi có thể sửa, còn thiện nào hơn”.
“Không lưỡng thiệt (nói đôi chiều)”, nói đôi chiều là gây ra chuyện thị phi, lỗi lầm rất nặng, phải xem những sự tướng đã gây ra và ảnh hưởng của chúng thế nào. Nhỏ thì là gây ra sự bất hòa giữa hai người; lớn thì thì là thị phi, gây ra bất hòa giữa hai quốc gia thì sẽ xảy ra chiến tranh; còn có điều nghiêm trọng hơn, là phá hoại Tăng Đoàn, phá hoại sự dạy học, gây ra việc khiến học trò không tín nhiệm Thầy giáo, Thầy giáo có nghi hoặc đối với học trò, tội lỗi này còn nghiêm trọng hơn hơn tội gây chiến tranh giữa hai quốc gia.
“Không ác khẩu”, ác khẩu là nói chuyện thô lỗ, lời nói rất khó nghe.
“Không ỷ ngữ (nói thêu dệt)”, ỷ ngữ là hoa ngôn xảo ngữ, là lừa gạt người khác. Ca múa, phim ảnh hiện nay, đại đa số đều là ỷ ngữ, đều là dẫn dụ con người làm việc sát đạo dâm vọng, điều này phải gánh tránh nhiệm nhân quả.
Nếu làm được không vọng ngữ, không lưỡng thiệt, không ác khẩu, không ỷ ngữ, ngôn từ mà bạn nói sẽ an định. An là nhu hòa, định là khẳng định. Tiến tới sẽ có thể đạt được xã hội an định, thế giới hòa bình.
5. Ý hòa đồng duyệt
Ý hòa đồng duyệt chính là mọi người ở cùng nhau đều có thể hoan hoa hỉ hỉ, hoan hoan hỉ hỉ cùng ở với nhau, so với chung sống hòa bình còn sâu hơn một cấp. Vì sao có thể hoan hỉ cùng sống? Mỗi người tu học tương ưng rồi, như pháp rồi, nhất định sẽ pháp hỉ sung mãn, đời sống vui sướng, thật sự gọi là “lìa khổ được vui”.
CƯƠNG YẾU TU HỌC NHƯ DƯỚI ĐÂY:
* Khéo giữ ý nghiệp, thanh tịnh không nhiễm.
Ở trong Tam Nghiệp, lấy “Ý nghiệp” làm chủ, ý thanh tịnh rồi thì thân và khẩu tự nhiên sẽ thanh tịnh. Ý thiện tâm thiện thì lời nói không bất thiện, hành vi không bất thiện. Cho nên tu hành là lấy ý làm chủ, thân khẩu là theo sau, tu thân, tu khẩu nghiệp có thể giúp cho tu tâm. Tâm địa thật sự đến chỗ thanh tịnh bình đẳng, thì thân nghiệp, khẩu nghiệp sẽ rất tự nhiên thanh tịnh tự tại giống như Phật Bồ Tát vậy.
* Ngăn trừ các loại tâm hạnh như tham, sân si , mạn, nghi, tật đố, đấu tranh.
Ý ác thường gặp có các loại tâm hạnh như tham, sân, si, mạn, nghi, tật đố, đấu tranh. Cho nên đem những quan niệm, tư tưởng sai lầm này sửa lại cho đúng, tâm chánh rồi thì lời nói, thân thể tạo tác tự nhiên đều chánh.
* Nhân giả vô địch (người nhân từ không có kẻ đối địch). Buông xuống đối lập, phân biệt, chấp trước.
“Nhân giả vô địch”, Nhân (仁) là hai người, đây là chỉ cho việc niệm niệm có thể nghĩ đến người khác, người này chính là người nhân; địch là đối lập. Một người nhân từ, niệm niệm nghĩ đến người khác, không nghĩ đến chính mình, không đối lập với người, cho nên tâm của họ thanh tịnh.
Nếu còn có phân biệt, còn có chấp trước, còn có đối lập thì người là không phải là người nhân. Không phải là người nhân thì không có tâm từ bi, người nhân là đại từ đại bi, không đối lập với bất kỳ người nào.
6. Lợi hòa đồng quân.
“Lợi hòa đồng quân” là điều quan trọng nhất. Lợi cũng là chỉ phước báo của một người, có phước báo thì cùng hưởng với hết thảy chúng sanh. Bản thân ta chỉ có cống hiến, không mong lấy về thì tâm mới thanh tịnh, mới tương ưng với Phật.
CƯƠNG YẾU TU HỌC NHƯ DƯỚI ĐÂY:
* Giảng kinh dạy học, tất cả cúng dường đều quy về cho thường trụ.
Người thật sự giác ngộ, chỉ có phụng hiến không cầu mong lấy gì, tâm thanh tịnh biết bao, tự tại biết bao! Thật sự có thể làm được như vậy, tự nhiên phước báo càng ngày càng lớn, vì sao vậy? Đức năng vốn đầy đủ ở trong tự tánh đã hiện tiền rồi, chướng ngại ở trong tự tánh đã bị trừ sạch sẽ rồi.
* Tất cả thành viên của tổ chức đoàn thể, tôn trọng kính yêu, hỗ trợ hợp tác lẫn nhau.
Nhà Phật nói “vô duyên đại từ, đồng thể đại bi”, đồng thể đại bi là cùng một thể sinh mạng. Cho nên tôn trọng, kính yêu, tín nhiệm là không có điều kiện, không có lý do, gọi là vô duyên; nói đến điều kiện, nói đến nguyên nhân, vậy thì không còn là một thể, vậy thì sai rồi.
* Làm tan nhạt tự tư tự lợi, danh văn lợi dưỡng, ngũ dục lục trần, tham sân si mạn. Niêm niệm lợi ích cho tất cả chúng sanh, niệm niệm làm rạng rỡ giáo huấn của Phật Đà.
Vạn vật, chúng sanh trong vũ trụ là cùng một thể với ta, vốn dĩ tự tánh là viên mãn, là hài hòa, chúng ta hôm nay xử sự đãi người tiếp vật, nhất định phải tương ưng với tánh đức, thật sự học tập tôn trọng người khác, quan tâm người khác, chăm sóc người khác, giúp đỡ người khác, hài hòa với người khác, hài hòa với tất cả chúng sanh, hài hòa với thiên địa vạn vật, vậy thì tốt đẹp biết bao!
THỰC TIỄN
Phàm là người cầu nguyện thực hiện tăng đoàn Lục Hòa Kính, duy chỉ có chân thành phát nguyện, chuyên chú thật nỗ lực thực hành (thật thà, nghe lời, thật làm), thì mới có được lợi ích thật sự.
【啟建緣起】
經云,凡有一處六和敬僧團出現於世,必得諸佛護念,龍天善神擁護,自然能福蔭一方,化解災難。今世社會動亂,災難頻生,苦不堪言。故本會竭力呼籲仁人志士,發奮振作,齊心化解災難,力修六和敬,自救救世,自他二利,功德無量。
【六和敬僧團修學目標(理)】
◆實踐四好:存好心、說好話、行好事、做好人。成就自身,莊嚴眾行、軌範具足。
現在這個世間災難很多,有很多人忙著逃避,但是這世界沒有安全地方,唯一安全的方法,就是提升自己的境界。
◆效法華嚴五三善友,誓作世間眾生家庭工作社團之好模範。
《華嚴經》末後善財童子五十三參,五十三位善知識就是指現實社會中,男女老少、善人惡人、順境逆境。孔夫子說「三人行必有我師」,三人就是指善人、惡人、自己。遇見善人,學習他的長處;遇見惡人,反躬自省,有則改之。菩提道上就只有我一個人,別人統統是老師、善友,一個從正面教我,一個從反面教我,永遠生活在感恩的世界,成就自己的道業,同時又能普利眾生。
◆和睦各各族群、宗教、文化,存異求同,共存共榮。安定社會、崇德興仁、互助合作,人皆均富樂利幸福美滿,勸諭策進世界永久和平。
我們的自性是和諧的,自性變現出來的萬事萬物也是和諧的,只因迷失自性,才誤以為是不和諧的。如何恢復和諧世界?唯有從自心做起。
◆深信因果、信願念佛、求生淨土,共諸上善同會彌陀一乘願海。
如何做到六和敬?最高的六和敬,就是要相信我們本來是佛,大家都是佛,就同了,那是一片真誠清淨平等覺,這才是真正究竟圓滿的六和敬。
【六和敬僧團修學方法(事)】
六和敬是成為僧團的基本要件。「僧」是清淨、和睦的意思。一個團體,彼此身心清淨和睦共處,不分在家出家,不分男女老少,也不分任何行業,四個人在一起依照這個方法修,就叫做僧團。若將六和敬落實在家庭,家庭就是僧團。
三皈依提到的「皈依僧,眾中尊」,這就是指僧團是所有團體中最值得人尊敬的,因為它和睦,沒有爭執。所以團體中,人人若都能遵守六和敬,這個團體是最值得人尊敬的。
六和敬內容及修學方法:
一、見和同解
衝突怎麼化解?放棄自己的成見,與眾生建立共識,就和睦了,所以六和敬裡面最重要的就是見和同解。
修學綱要如下:
◆修學基礎:落實《感應篇》《弟子規》《十善業道》。學為人師,行為世範。
《感應篇》、《弟子規》、《十善業道》是儒釋道聖賢教育的修學根本,落實此三根,才能深明因果、奉行倫理、順應道德,也才能真正做到「學為人師,行為世範」。
◆修學方式:一部無量壽經,一句彌陀聖號。
我們如何放棄自己的成見,達成共識?迷而不覺的時候,我們依據佛陀及老師的教誨,主修相同的經教,我們的思想見解自然就和合了。
◆修學方向:一門深入、長時薰修。
一門深入是修定,能斷煩惱,長時薰修是依定開慧,開慧後再涉獵其他的法門就容易了,所謂一經通一切經通,這是世出世法修學的祕訣。
◆修學目標:一生成就、圓滿菩提。
淨土法門是當生成就的佛法,我們求生西方極樂世界是一生,到了西方極樂世界成就圓滿菩提也是一生,這是世尊出現在世間教化眾生的本懷,也是歷代祖師大德對我們唯一的期望,希望我們選擇這個法門,當生成就。
◆修學使命:釋迦正法久住、救度苦難眾生。「今日」是我一生最後一天,常作如是想,還有什麼看不破、放不下!
起心動念為釋迦如來正法久住,為救度世間一切苦難眾生,不要想自己。做到無我,才能把成見放下,才能修隨喜功德,才能修恆順眾生,這樣才能做到六和敬。
二、戒和同修
「戒」就是義,義就是循理,大家在一起生活,起心動念言語造作合情、合理、合法,團體才能有秩序,不紊亂。人人都守禮守法,世界就和諧了!
修學綱要如下:
◆以《感應篇》《弟子規》《十善業道》(出家眾加《沙彌律儀》)為準則, 時時自我衡量, 反省、懺悔、改過, 不見一切世間過。
「若真修道人,不見世間過」,六和敬僧團以《感應篇》、《弟子規》、《十善業道》(出家眾加《沙彌律儀》)為戒律,人人依此自我衡量,反省、懺悔、改過,只要求自己守規矩,不要求別人,人人都能自律並包容他人,這個團體當然和合。
◆一日(日日)以誦持無量壽經(或彌陀經)、彌陀聖號為日課,長時薰修,不懷疑、不夾雜、不間斷,專志回向虛空法界苦難眾生,求生極樂世界,親侍彌陀。
佛教導我們恢復自性的方法,就是戒定慧三學。三學當中,慧是自性,這不用求,最重要的就是在定,定能生慧,而定的手段是戒,所謂「依戒得定,依定開慧」。日日誦持無量壽經或彌陀經、彌陀聖號,長時薰修,就是戒定慧一次完成,如此才能一生成就究竟圓滿菩提。
三、身和同住
我們與團體大眾相處、與家人相處,都能聽佛的教誨,依佛的教訓行持,念念想著所有大眾的幸福美滿,則能和睦,這是「身同住」。
修學綱要如下:
◆善護身業,不失律儀。
「律儀」用現在的話來講就是風度、禮節,與大眾相處符合禮節規矩,給眾生做一個好榜樣,這就是「善護身業,不失律儀」的意思。六和敬僧團以儒釋道三根為律儀,這三根真的做到了,就是不失律儀。
◆不殺生、不偷盜、不邪淫。
身體造作,也就是身業,佛給我們提出三個重要的原則,就是不殺生、不偷盜、不邪淫,這是正業。
「不殺生」,不傷害一切眾生,不但不殺害眾生,如果使眾生生煩惱,都是我們的過失。菩薩所在之處,能令一切眾生生歡喜心。
「不偷盜」,不偷盜正確的翻譯叫不與取,它的範圍很廣,一切有主財物,未經同意取用,就叫做盜竊。或是凡有佔一切人事物便宜的念頭,就屬盜心。
「不邪淫」,有婚配的夫妻,他們是道義的結合,所以夫妻之間決定要守禮、守法,有情有義,有恩有德。不邪淫廣義來說,對一切眾生,都不能存有絲毫非分之想。
能做到不殺生、不偷盜、不邪淫,這是身清淨,是最健康的生活。
◆凡事謙讓,好事向他人,壞事向自己。
我們跟眾生相處,要能夠謙讓,要肯吃虧。能謙讓,則沒有高下,沒有先後,沒有競爭;肯吃虧,則沒有爭論,如此人人自然能和睦相處。
四、口和無諍
一切眾生所有的誤會、結怨,十之八九都是言語造成的,所謂言多必失。古德說:「少說一句話,多念一句佛。」當我們想說話,這個話到口邊了,變成阿彌陀佛就好,這個法子很妙。真正做到口和無諍,就是一天到晚見到人都歡歡喜喜念阿彌陀佛;不管人家對我們講什麼話,心裡都是阿彌陀佛,心平氣和。
修學綱要如下:
◆善護口業,不譏他過。
一切眾生最容易犯的是口業,「口為禍福之門」,善護口業的方法,就從不要譏笑別人,不說別人的過失做起。
惠能大師講「若真修道人,不見世間過」,為什麼?自他不二,性相一如,他哪有過?過在自己,因為自己有過才看到別人有過。自己沒有過,你怎麼會看到別人有過?別人有過,剎那生滅了不可得,而且是生滅同時,就是不生不滅,一切法不生不滅,哪裡還有過?可見得看別人的過失就是自己有過失。所以諸佛菩薩永遠看不到是非,這是我們要深深去反省的。
◆不兩舌、不惡口、不妄言、不綺語。
十善業道中的口四善,就是不妄語、不兩舌、不惡口、不綺語。「不妄語」,就是不欺騙別人。「聖賢之道,從不妄語始」,還有妄語,真心怎麼能顯露?如何做到不妄語?天天反省改過。過失很多,佛家講「發露懺悔」,絕不隱瞞自己的過失。可以對人說,歡喜對人說,說了之後不能再犯。儒家教學也講「不貳過」,過失可以有一次,不能重複,「過而能改,善莫大焉」。
「不兩舌」,兩舌是挑撥是非,過失很重,就看挑撥的這些事相以及它的影響。小而言之,是挑撥兩個人不合;大的是非,挑撥兩個國家不合,就發生戰爭了;還有更嚴重的,是破壞僧團、破壞教學,挑撥讓學生不信任老師,老師對學生有疑惑,這個罪過比挑撥兩個國家戰爭的罪還要重。
「不惡口」,惡口是說話粗魯,說的話很難聽。
「不綺語」,綺語是花言巧語,欺騙別人。現在的歌舞、影劇,大都是綺語,都在引誘人做殺盜淫妄,這要背因果責任。
若做到不妄語、不兩舌、不惡口、不綺語,你說的言辭就安定。安是柔和,定是肯定。進而能達到社會安定、世界和平。
五、意和同悅
意和同悅就是大家在一起共處都能歡歡喜喜,歡歡喜喜的共處比和平共處還要深一級。為什麼能歡喜共處?每個人修學相應了、如法了,必定法喜充滿,生活快樂,真正是所謂的「離苦得樂」。
修學綱要如下:
◆善護意業,清淨無染。
三業當中以「意業」為主,意清淨了,身語自然清淨。意善心善,言沒有不善的,行沒有不善的。所以修行是以意為主,身語是附帶的,修身、修語業能夠幫助修心。心地真正到清淨平等,身業、語業自自然然就像佛菩薩一樣的清淨自在。
◆戒除貪、瞋、癡、慢、疑、嫉妒、鬥爭等種種心行。
意惡,常見的有貪、瞋、癡、慢、疑、嫉妒、鬥爭等種種心行。所以把這些錯誤的觀念、思想修正過來,心正了,言語、身體造作自然都正。
◆仁者無敵。放下對立、分別、執著。
「仁者無敵」,仁是二人,這是指念念能夠想到別人,這個人就是仁人;敵是對立。一個仁慈的人,念念想著別人,沒有想自己,不與人對立,所以他的心清淨。
如果還有分別、還有執著、還有對立,這個人不仁。不仁就沒有慈悲心,仁者是大慈大悲,不與任何人敵對。
六、利和同均
「利和同均」是最重要的一條。利也是指個人的福報,有福報與一切大眾共享。我自己只有付出,沒有求取,心才清淨,才與佛相應。
修學綱要如下:
◆講經教學,所有供養歸屬常住。
真正覺悟的人,只有奉獻沒有求取,心多清淨、多自在!真正能這樣做,福報就愈來愈大,為什麼?自性本具的德能現前了,自性裡的障礙清除了。
◆一切組織團體成員,彼此尊重敬愛,互助合作。
佛家講的「無緣大慈,同體大悲」,同體大悲就是一個生命共同體。所以尊重、敬愛、信任是沒有條件的,沒有理由的,叫無緣;談條件,談原因,那就不是一體,那就錯了。
◆淡泊自私自利、名聞利養、五欲六塵、貪瞋癡慢。念念利益一切眾生,念念光大佛陀教誨。
宇宙萬物、眾生跟我是一體,本來自性是圓滿、和諧的,我們今天處事待人接物一定要跟性德相應,真正學習尊重別人、敬愛別人、關懷別人、照顧別人、幫助別人,跟人和諧、跟一切眾生和諧、跟天地萬物和諧,這多美好!
【實踐】
凡祈願落實六和敬僧團者,唯真誠發願、務實力行(老實、聽話、真幹),方獲實益。