[18]. TỪ KHÔNG VỌNG NGỮ MÀ BẮT ĐẦU
Thành thật, đây là quan trọng nhất. Rất nhiều người hỏi tôi, tu hành phải bắt đầu tu từ đâu? Dùng lời của Tư Mã Quang để nói: “Từ không vọng ngữ mà bắt đầu“. Tư Mã Quang là một tín đồ Phật giáo kiền thành, bản thân ông chân thật làm tấm gương tốt cho đại chúng trong xã hội, cả đời phụng hành nguyên tắc làm người “Không có việc gì mà không thể nói với người khác“, trong tâm thật tự tại! Thật thoải mái! Cả đời không làm một việc gì mà không thể nói với người; việc không thể nói với người đương nhiên không phải là việc tốt. Cả đời làm việc tốt, làm việc thiện, từ trước tới nay chưa từng làm một việc có lỗi với xã hội, với chúng sanh. Tu hành phải từ chỗ này mà hạ thủ thì mới có thành tựu, có cảm ứng. Như vậy cuốn kinh đại thừa vừa triển khai thì mới có thể xem ra từng câu từng chữ là vô lượng nghĩa. Biết khổ vui trên thế giới này là do nghiệp lực thiện ác của chính mình tạo thành.
Ngạn ngữ thế gian thường nói: “Người phải có lương tâm“. Học thuyết của Vương Dương Minh là “Trí lương tri“; Phật pháp nói là “Bồ Đề Tâm“; Sách “Đại Học” nói “Thành ý, chánh tâm“, có tâm này sau đó mới có thể “Tu thân, tề gia, trị quốc“. Ý không thành, tâm không chánh, thiện nhân thiện quả thì không có, những gì tạo ra đều là nhân ác, cảm lấy đương nhiên là ác báo.
Thế giới có thành tựu, con người có thành tựu, gia đình có thành tựu, sự nghiệp có thành tựu, đều phải biết nguyên nhân thành tựu là nhân duyên quả báo. Cho nên, phải nhanh chóng tìm thời gian mà chịu khó đọc sách, hơn nữa phải đọc sách cổ, đọc sách Thánh Hiền, thì mới có thể khai trí huệ.
TIỂU SỬ LÃO PHÁP SƯ
Giới thiệu tóm tắt về Đạo Sư
HỌC HỘI
Giới thiệu về Tịnh Tông Học Hội
SƯ THỪA
Những người Thầy của Lão pháp sư
LÝ NIỆM
Những lý niệm, quan điểm hoằng pháp