Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện – Tập 23

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN

Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Thời gian: Tháng 5 năm 1998
Giảng tại Tịnh Tông Học Hội Singapore
Tổng cộng 51 Tập (AMTB) – Bản dịch 102 Tập

Cẩn dịch: Ban biên dịch Tịnh Không Pháp Ngữ
Giám định biên dịch: Vọng Tây Cư Sĩ.

Mã AMTB: 14-012-0001 đến 14-012-0051

Tập 23 

Xin mời mở bản kinh ra, hôm qua giảng đến đoạn đức Thế Tôn nói với Bồ-Tát Định Tự Tại Vương,về đoạn công áncủa cô Quang Mục đã nói xong rồi. Tiếp theo đó Phật muốn nói với chúng ta về lợi ích của việc nghe danh hiệu cúng dường. Kể lại trong nhiều kiếp lâu xa về trước, Bồ-tát Địa Tạng từ mẫn như vậy, nhiều kiếp phát nguyện đến giúp đỡ tất cả chúng sanh khổ nạn.

  “Vị lai thế trung, nhược hữu nam tử nữ nhân.” (Trong đời sau, nếu có kẻ nam người nữ)

  Kẻ nam, người nữ phía trước không có thêm chữ thiện, là chỉ người bình thường.

  “Bất hành thiện giả, hành ác giả” (Không làm lành, mà làm ác)

Những người nam, người nữ này không làm lành, mà làm ác.

  “Nãi chí, bất tín nhân quả giả, tà dâm vọng ngữ giả, lưỡng thiệt ác khẩu giả, hủy báng Đại Thừa giả. Như thị chư nghiệp chúng sanh tất đọa ác thú.” (Nhẫn đến kẻ chẳng tin luật nhân quả, kẻ tà dâm, vọng ngữ, kẻ lưỡng thiệt, ác khẩu, kẻ hủy báng Đại Thừa. Những chúng sanh có tội như thế chắc phải bị đọa vào ác đạo)

  Đây là lời dạy rất khẳng định. Trong các nghiệp ác, bốn loại này là tội nghiệp cực nặng. Không tin nhân quả, họ mặc sức làm cànlàm bậy, họ không tin có báo ứng. Nghĩa là họ làm mưa làm gió ở trong thế gian này, không chịu tha thứ cho người khác, họ không biết quả báo sau này là không thể nghĩ bàn. “Tà dâm, nói dối, nói lưỡi hai chiều, nói lời thô ác.”[Về tội] Tà dâm, Phật nói ở trong kinh rất nhiều, ở trong pháp thế gian cũng có nói: “Dâm là đứng đầu trong muôn điều ác.” Tất cả mọi tội nghiệphầu như đều sinh ra từ chỗ này. Chúng ta thử xem,tại sao ngày nay xã hội nàylại bị loạn động lớn đến như vậy? Phật nói bốn loại nguyên nhân này, chúng ta xem qua liền sáng tỏ ngay. Ngày nay người đời có mấy người tin nhân duyên quả báo? Có mấy người biết tà dâm, nói dối, nói lưỡi hai chiều, nói lời thô ác là nguồn gốc của tất cả loạn động, tai họa trong xã hội. Ai biết? Đặc biệt là Phật pháp Đại Thừa, đối với Phật pháp Đại Thừa, đừng nói chi Đại Thừa, Tiểu Thừa, mà Phật pháp thông thường họ cũng nhận thức không rõ ràng. Nói nó là mê tín chính là phỉ báng. Thêm vào hai chữ mê tín này, là khiến cho biết bao nhiêu chúng sanh bị cắt đứt cơ duyên nghe pháp. Huống chi những chuyện quá đáng hơn nữa! Người tạo tác những tội nghiệp này rất nhiều. Quả báo chưa hiện tiền, nhưng hoa báo hiện tiền trước rồi. Hoa báo chính là xã hội chúng ta ngày nay bị loạn động, tai nạn dồn dập, thiên tai nhân họa, khổ không thể tả! Tạo tội cực nặng như vậy, Phật ở chỗ này nói chắc chắn đọa ác thú. Chữ ác thú này là địa ngục. Khổ cùng cực là địa ngục A-Tỳ vô gián. Phía dưới nói rõ rồi:

  “Nhược ngộ thiện tri thức” (Nếu gặp được hàng thiện tri thức)

  Chữ thiện tri, chứng tỏ không phải chữ tri trong tình cảm, mà là chữ tri trong lý trí, thật sự có trí tuệ. Đối với đạo lý của tất cả muôn sự muôn pháp trong vũ trụ họ thật sự thông đạt, đối với hiện tượng, tác dụng họ nhận thức rất rõ ràng, đây gọi là thiện tri thức. Gặp thiện tri thức khai thông cho bạn. Sau khi bạn nghe xong hiểu rõ rồi, giác ngộ rồi.

  “Khuyến lệnh nhất đàn chỉ gian” (Khuyên bảo chừng trong khoảng khảy móng tay.)

  Nhất đàn chỉ là miêu tả thời gian rất ngắn.

  “Quy y Địa Tạng Bồ-tát” (Quy y Địa Tạng Bồ-tát)

 Hai chữ quy y này cực kỳ quan trọng, không phải quy y trên hình thức, làm nghi thức quy y không có tác dụng gì. Có hình thức mà không có thành ý, thì đâu có tác dụng gì? Tại sao có hình thức mà không có thành ý, không thể phát tâm nổi? Do chưa có thấu triệt về sự lý. Lỗi này đương nhiên là vấn đề của thiện tri thức. Tri thức vẫn không được, phải thiện tri thức mới được. Có thể đem đạo lý quy y, sự tướng của quy y, công đức lợi ích chân thật của quy y mỗi mỗi đều giảng rõ ràng, giảng minh bạch. Quy là quay về. Y là nương tựa. Nương tựa ai vậy? Nương tựa Bồ-tát Địa Tạng. Địa là gì? Là tánh địa, tâm tánh. Tạng là gì vậy? Là trí tuệ, công đức, đức tướng vô tận ở trong tự tánh, đây là Địa Tạng. Nếu như bạn nhìn thấy tượng, hình ảnh Bồ-tát Địa Tạng, bạn cho rằng bạn quy y những cái đó, đó là trong cửa Phật thường nói: “Bồ-tát bằng đất [sét] qua sông còn khó bảo vệ được mình” Nó là hình ảnh,khiến cho bạn nhìn thấy hình ảnh này có thể gợi nhớ ra, biết là kho báu của tâm địa. Chúng ta phải nương tựa cái này, nương tựa tánh đức, là bạn đã quy y đích thực rồi. Kho báu tâm địa. Ở trong tâm địa có đầy đủ công đức viên mãn, mà chúng ta không biết. Ở đâu vậy? Bộ “Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện” này, chính là đức Thế Tôn mở rõ kho báu tự tánh cho chúng ta. Chúng ta thật sự có nơi nương tựa rồi, chính là dựa theo lý luận, phương pháp, cảnh giới  của “Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện” mà tu học, đây gọi là quy y. Trước đây ở trong quan niệm, trong ngôn ngữ, trong hành vi của chúng ta có những chỗ trái lại với những gì trong bản kinh nói, thì hãy mau mau quay trở lại dựa theo lời giáo huấn trong kinh điển, đem nó điều chỉnh trở lại chính là y. Từ sai lầm quay đầu là quy. Dựa theo kinh điển đem từng việc từng việc điều chỉnh trở lại đây gọi là y. Quy y chính là tu hành chân chánh. Có thể làm được như vậy, Phật nói: “Thị chư chúng sanh tức đắc giải thoát tam ác đạo báo.” (Những chúng sanh đó liền đặng giải thoát khỏi báo khổ nơi ba ác đạo.) Tại sao vậy? Những chúng sanh này trước đây đã tạo vô lượng vô biên tội nghiệp, tại sao hiện nay họ có thể lìa khỏi khổ báo ba ác đạo? Nói như vậy có trái ngược lại nhân quả hay không? Tạo ác tại sao không bị ác báo? Nhất định không trái lại nhân quả. Tại sao họ không bị ác báo vậy? Vì ngày nay duyên ác của họ đoạn hết rồi. Quý vị nên biết, nhân muốn kết thành quả, trong đó phải có duyên. Không có duyên, tuy có nhân đó, nhưng quả báo không thể hiện tiền. Ví dụ nói hạt dưa, hạt dưa là hạt giống, tương lai có thể kết thành quả dưa. Nhưng nó cần có duyên, nó cần thổ nhưỡng, cần phân bón, cần ánh sáng, cần có nước, nó phải có đủ điều kiện, thì hạt giống này mới có thể nẩy mầm, trưởng thành, tương lai ra hoa kết quả. Nếu như đem duyên của hạt giống này đều đoạn sạch hết, để nó vào trong ly trà, để 100 năm, nó cũng không thể kết quả được. Đây chính là nói, trước đây bạn tạo tác những tội nghiệp này, tội nghiệp địa ngục A-Tỳ nhất định phải vào địa ngục A-Tỳ để thọ báo. Phật, Bồ-tát ngày nay dạy bạn đoạn hết duyên ác, tuy bạn có nghiệp nhân nhưng hiện nay có thể không thọ quả báo, nói vậy rất có đạo lý, là đem duyên đoạn hết rồi. Từ nay về sau tin sâu nhân quả, không dâm dục, không nói dối, không nói hai chiều, không nói lời thô ác, khen ngợi Đại Thừa, thì duyên lập tức liền ngược trở lại rồi. Cái tội đó trước đây có còn hay không? Còn. Hạt giống ở trong a-lại-da thức, là giống như nói đem nó để vào trong ly trà rồi, hạt giống không bị mất đi. Quý vị nên biết, hạt giống thiện ác vĩnh viễn không bị tiêu diệt, gặp được duyên nó liền khởi hiện hành,không gặp được duyên thì vĩnh viễn cất chứa trong a-lại-da thức. A-lại-da thức là cái kho chứa, thu giữ cất chứa ở trong đó, vĩnh viễn không thể tiêu diệt, tương lai thành Phật rồi làm thế nào? Thành Phật rồi liền có lợi ích ngay. Bạn có hạt giống địa ngục A Tỳ, thì tương lai bạn có thể vào địa ngục A Tỳ độ chúng sanh. Trong a-lại-da thức bạn không có hạt giống địa ngục A Tỳ, thì địa ngục không có phần, bạn không thể nhìn thấy. Cho nên trước đây đã tạo tất cả nghiệp nhân thiện ác, thành Phật rồi thì tất cả đều khởi tác dụng, phổ độ tất cả chúng sanh thiện ác trong chín pháp giới. Bởi vì lúc đó biết rõ, không mê hoặc nữa rồi. Đọa địa ngục là để làm gì? Độ chúng sanh. Ở trong địa ngục, nói lời thành thật, không có khổ thọ, là thị hiện. Cho nên nếu bạn không có duyên ngạ quỷ, thì sao bạn có thể độ ngạ quỷ được? Bạn không có duyên súc sanh, thì bạn không thể độ súc sanh được! Chúng ta thấy chư Phật Bồ-tát hiện thân ở ba ác đạo, là do trong nhân địa trước đâyhọ tạo nghiệp của ba ác đạo. Hiện nay nghiệp của ba ác đạo có thể đem ra dùng rồi. Các Ngài là dùngchứ không phải thọ báo, là đi độ chúng sanh. Cho nên chúng ta cũng đừng nên hối hận đối với việc đã tạo tất cả tội nghiệp trước đây,biết rằng sau khi thành Phật nó sẽ có tác dụng lớn. Nếu không thành Phật thế thì vô cùng khủng khiếp. Nếu như bạn cộng thêm hiện tại tạo thêm ác duyên nữa, thì bạn chắc chắn đến ba ác đạo thọ khổ báo. Cho nên sau khi giác ngộ, sẽ có tác dụng của giác ngộ. Giác ngộ chính là vào ba ác đạo để giúp đỡ chúng sanh khổ nạn, đây là điều chúng ta nhất định phải biết. Xem tiếp đoạn này dưới đây:

  “Nhược năng chí tâm quykính” (Nếu người nào có thể chí tâm quy kính)

  Quy là quy y. Kính là tôn kính. Từ mấu chốt ở trong đoạn văn này là từ “Chí tâm”. Chí tâm là tâm chân thành, không có mảy may giả dối. Tâm chân thành y giáo phụng hành. Những gì Phật dạy chúng ta, chúng ta phải nhớ cho thật kỹ, làm mỗi ngày, thọ trì, đọc tụng, vì người diễn thuyết. Đây chính là chí tâm quy y, đây chính là phải y giáo phụng hành. Thọ là gì vậy? Đạo lý Phật nói ở trong kinh chúng ta tiếp nhận, không có nghi ngờ. Phật dạy chúng ta phương pháp tu học, chúng ta tiếp nhận, hoàn toàn làm theo. Cảnh giới nói trong kinh, chúng ta khế nhập. Khế nhập chính là chứng được. Đây mới gọi là chí tâm quy kính. Bên dưới nêu ra vài sự tướng, đây là nêu ra vài cái ví dụ, nói thực ra phương diện tu học ở trong đời sống thường ngày rất rộng rất sâu. Bên dưới nêu ra vài ví dụ:

  “Chiêm lễ tán thán” (Chiêm ngưỡng đảnh lễ khen ngợi)

  Đây hoàn toàn là vì người diễn thuyết. Cúng dường hình ảnh Phật Bồ-tát, mỗi ngày phải cúng dường lễ bái đúng như pháp. Xưng danh chính là khen ngợi. Đọc “Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện” là khen ngợi Bồ-tát Địa Tạng. Xưng danh hiệu Bồ-tát Địa Tạng cũng là khen ngợi Bồ-tát Địa Tạng. Giống như niệm Phật đường Cư Sĩ Lâm hiện nay của chúng ta, niệm Phật đường ở tầng bốn. Mỗi ngày các bạn trước khi giảng kinh đều phải niệm Phật. Niệm Phật chính là chiêm lễ tán thán. Cho ai xem vậy? Cho tất cả chúng sanh xem. Trong tất cả chúng sanh thì con người là số ít. Người đến lầu bốn Cư Sĩ Lâm nhìn thấy các bạn sinh tâm hoan hỷ, là đã gieo thiện căn, gieo hạt giống Phật trong a-lại-da thức rồi, vừa qua căn tai, vĩnh viễn thành hạt giống đạo, các bạn đã độ họ rồi. Thù thắng hơn nữa là thiên long, quỷ thần, bạn phải biết rằng, ở trong đạo tràng này córất nhiều thần hộ pháp, chư thiên quỷ thần đều ở nơi đó. Các bạn niệm Phật, giảng kinh, mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy, chứ quanh bốn phía có vô số thiên long quỷ thần. Không chỉ là quanh bốn phía mà còn phía trên phía dưới nữa. Trên không, dưới đất đều là thần hộ pháp. Nếu như tâm của bạn thật thanh tịnh thì bạn có thể cảm nhận được, bạn sẽ cảm thấy họ tất cả đều có ở đó, hơn nữa số lượng không thể nghĩ bàn. Tại sao những thần hộ pháp này đến vậy? Họ đã phát nguyện trong lúc tu nhân, chỉ cần là đạo tràng chánh pháp, họ nhất định sẽ đến ủng hộ. Nếu họ không ủng hộ, là trái lại với lời thề xưa của họ, họ làm sao không có lỗi với chư Phật Như-lai? Họ đã phát nguyện trước mặt Phật. Chúng ta ngày nay hoàn toàn là đang hoằng dương chánh pháp. Trong chánh pháp nhất định không có mảy may ý niệm tự tư tự lợi ở trong đó. Nếu như có xen tạp một cái ý nghĩ như vậy, thì thần hộ pháp có thể không đến. Phật Bồ-tát không thể trách họ được. Phật Bồ-tát nói, tại sao ngươi không hộ pháp? Vì người đó có tư lợi, họ có thể không đến, Phật Bồ-tát không thể trách họ được. Nếu như người tu học, người giảng kinh trong đạo tràng này đều không có tư lợi, mà thần hộ pháp không đến, là họ có lỗi. Những lý sự này chúng ta đều phải biết, cho nên chúng ta nhất định phải chân thành chí tâm quy kính chiêm ngưỡng đảnh lễ, phải lễ bái phải khen ngợi.

 “Hương hoa y phục” (Cùng dâng cúng những y phục, đồ ăn vật uống vv…các thứ trân bảo)

  Đây là nói lễ vật cúng dường, nhất định phải thắp hương. Hương tượng trưng cho rất nhiều ý nghĩa, phần trước có nói qua rồi: biểu thị cho tín, cho giới định, biểu thị cho ngũ phần pháp thân hương, là biểu thị cái ý nghĩa này. “Hoa” biểu thị cho nhân hạnh, cho nên nhất định phải cúng hoa. Cúng hoa là nhắc nhở đại chúng trong đạo tràng tu nhân. Nhân thù thắng thì quả báo tương lai nhất định thù thắng,cho nên cúng hoa tươi tốt. Vào thời xưa không có hoa giả, đều là cúng hoa tươi. Hoa tươi mỗi ngày phải thay đổi. Quý vị phải biết, hoa là pháp tượng trưng. Trước đây không có hoa tươi vậy làm thế nào? Người xưa cũng có phương pháp, họ làm “bảo hoa”, dùng vàng bạc, ngọc lưu ly làm thành hoa, hoa đó không cần phải thay đổi. Thời xưa dùng những lễ vật cúng dường này, dùng vàng bạc bảy báu làm thành hoa, làm thành quả, dùng cái này để cúng Phật, là báu vật, biểu thị cho tấm lòng tôn kính của mình. Nếu như chúng ta không có năng lực này, hiện nay công việc lại bận rộn, mỗi ngày đi mua hoa, cũng là rất phiền phức. Phật rất hiểu thấu nhân tình, không đem lại phiền phức cho bạn. Nếu như có hoa giả thật đẹp, cũng có thể cúng dường, hoàn toàn không phải bất kính đối với Phật. Kính hay bất kính là ở trong tâm bạn. Nếu như tâm bạn chí tâm quy kính, thì cúng cái gì cũng là biểu thị tấm lòng tôn kính của bạn. Nếu như tâm bạn bất kính, thì dù bạn có cúng bảy báu, bảo hoa cũng không được, cũng là bất kính. Đây là hình tượng biểu thị cho tâm ý của mình, cũng hàm chứa tự hành hóa tha, cho nên cúng hương, cúng hoa.

“Y phục” cúng y. Y là gì vậy? Không phải là áomà chúng ta may mặc hiện nay, không phải cái áo này. Nếu bạn nghĩ rằng Phật pháp là từ Ấn Độ xưa 3000 năm trước truyền qua. 3000 năm trước họ mặc là y gì vậy? Cái gì gọi là y? Y chính là tấm vải nguyên khối. Ở Singapore rất thuận tiện, chúng ta ở trên đường thường hay nhìn thấy người Ấn Độ, người Ấn Độ mặc y, nguyên một tấm vải rất lớn khoác lên mình, là cúng loại y đó, chứ không phải loại áo có cổ áo, có tay áo như của chúng ta, loại y này không đẹp. Nó là một tấm vải. Chúng ta ngày nay khoác chiếc Cà-sa, chính là y. Người có phước báo trong thế gian, cái y này của họ là tấm vải nguyên. Năm xưa tăng đoàn Phật pháp là chế độ khất thực, ngày ăn một bữa ngọ, ra ngoài đi bát, nên dễ có được một bữa ăn, nhưng có một chiếc y thì vô cùng khó khăn, không dễ gì có được. Trước đây đều là làm bằng thủ công, rất tốn công, làm được một chiếc y là rất khó khăn. Nói thực ra có được một bát cơm cũng không dễ. Có khi một bát cơm phải xin đến mấy nhà mới được một bát,chỗ này cho bạn một chút, chỗ kia cho bạn một chút, phải đi sáu, bảy nhà mới được một bát cơm. Vào thời xưa tài nguyên không có phong phú như hiện nay, đời sống rất gian khổ. Cho nên cái y mà người xuất gia mặc, đi tìm ở đâu vậy? Thấy y phục người ta mặc cũ rồi, vứt bỏ, không cần nữa,gọi là y phấn tảo, là vứt bỏ, không cần nữa, rách rồi không dùng được nữa, người xuất gia nhặt nó về, nhìn xem trong miếng vải này, vẫn còn vài miếng lành lặn, mới may những miếng lành lặn này lại. Sau đó đem nó chắp vá may lại thành một chiếc Y. Do đi nhặt được như vậy, nên chất liệu cũng không giống nhau, màu sắc cũng khác nhau, mặc vào thấy rất xấu. Cho nên sau khi may lại thì nhất định phải nhuộm màu, mặc y nhuộm, ý nghĩa là ở chỗ này. Ngày nay chúng ta cúng dường y, là cúng dường cà-sa, là cúng y này. Y biểu thị điều gì vậy? Biểu thị cho nhẫn nhục. Y dùng để che đậy cơ thể, che ngượng,biểu thị nhẫn nhục, đây là y phục.

  “Chủng chủng trân bảo” (Các thứ trân bảo)

  Đây là cúng dường Phật Bồ-tát, dùng trân bảo cúng dường. Hình dạng, chủng loại của trân bảo rất nhiều, đều là biểu thị cho lòng tôn kính của mình. Trân bảo cũng là pháp tượng trưng. Đây là thứ mà người thế gian yêu thích, coi trọng. Có trân bảo thì đời sống của họ được bảo đảm. Trân bảo là biểu thị cho pháp bảo. Phật, Pháp, Tăng là Tam Bảo. Cúng dường trân bảo là biểu thị cái ý này, khiến cho người ta từ trân bảo này, vừa nhìn thấy trân bảo liền liên tưởngđến Tam Bảo. Của báu thế gian chỉ có thể giải quyết nỗi khổ nghèo túng của chúng ta, chứ không thể giúp chúng ta thoát khỏi nỗi khổ trong tam giới, lục đạo, điều này thì nó vô phương. Phật, Pháp, Tăng có thể giúp chúng ta thoát khỏi lục đạo, thoát khỏi biển khổ luân hồi, nên đó là của báu đích thực, của báu thế gian chắc chắn không thể sánh bằng. Ý nghĩa của cúng dường trân bảo là ở chỗ này.

  “Hoặc phục ẩm thực” (Hoặc cúng đồ ăn thức uống)

Ăn uống là nguồn chất liệu nuôi sống của tất cả mọi người trong thế gian. Không có ăn uốngthì không thể sống được. Người xuất gia cũng không ngoại lệ, cũng phải ngày ăn một bữa, cũng phải đi trì bát. Cúng dường đồ ănthức uống, ý nghĩa quan trọng ở trong đây, là để cho chúng ta từ sự việc này, nghĩ đến phải biết tứ sự cúng dường đối với người tu đạo, để cho họ được an tâm tu đạo. Người tu đạo không có dục vọng gì, họ có thể sống đời sống rất đơn giản, họ có đạo tâm, thật sự làm nên tấm gương tốt nhất cho người đời, giúp người thế gian đoạn tham, sân, si, mạn. Người thế gian do bốn loại phiền não này mà tạo vô lượng vô biên tội nghiệp. Chúng ta làm thế nào khuyên bảo họ? Phải hiện thân thuyết pháp, bạn phải làm nên tấm gương tốt. Bạn chỉ nói, chỉ khuyên họ, mà bản thân bạn không chịu làm, người ta nhìn thấy là giả. Anh thấy đó, bản thân họ không chịu làm, họ bảo chúng ta xả bỏ tiền của, còn tiền của của họ ngày càng nhiều. Thế thì người ta làm sao có thể tin được? Không những không tin, họ còn phỉ báng Pháp, họ còn muốn tạo tội nghiệp. Cho nên nhất định phải hiểu rõ, nhất định phải nghiêm túclàm. Người tu đạo tiếp nhận sự cúng dường có bốn loại: đồ ăn thức uống, quần áo, vật dụng để nằm nghỉ, thuốc men là tứ sự cúng dường. Một người có thân thể ở thế gian, đời sống hạ đến mức thấp nhấtvẫnkhông thể thiếu bốn thứ này. Tứ sự cúng dường đầy đủ, thì tâm có thể an rồi, an tâm hành đạo. Một ngày an thì một ngày làm việc đạo, không cần nghĩ đến ngày mai, ngày mai vẫn chưa đến. Nếu như nghĩ đến ngày mai, nghĩ đến năm tới, đó là khởi vọng tưởng. Nếu như tâm của chúng ta thật sự ở nơi đạo, ngày mai thật sự thiếu thốn, chúng ta tin tưởng một cách sâu sắc, chư Phật Bồ-tát sẽ đến cúng dường. Con người sẽ không đến cúng dường, mà chư Phật Bồ-tát đến cúng dường. Bạn tin không? Có sự thật ở trong đó. Tôi tin rất nhiều đồng tu xem qua “Niên Phổ của Lão Hòa Thượng Hư Vân”, những chuyện ghi chép ở trong đó là thật chứ không phải giả. Lão Hòa Thượng phát tâm đi triều bái Ngũ Đài Sơn, ba bước một lạy, đường rất xa, lạy ba năm mới đến nơi. Thời gian ba năm dài như vậy, trải qua ba lần xuân hạthu đông thì đâu có lý nào không bị bệnh? Dọc đường bị bệnh, ở nơi núi hoang, nơi mà không có dấu chân người, Ngài đi những đường này, rất ít người đi những đường này,Ngài bị bệnh thì làm thế nào? Ai đến cứu Ngài? Ai đến giúp Ngài? Văn Thù, Phổ Hiền đến. Lúc Ngài triều bái Ngũ Đài Sơn, Bồ-tát Văn Thù rất nhiều lần giúp đỡ Ngài, chăm sóc Ngài, thời gian dài nhất là gần khoảng một tuần, bảy ngày. Bởi vì sức khỏe Ngài không tốt, nên nấu canh gừng, cháo loãng tìm thuốc thang cho Ngài. Bồ-tát Văn Thù hóa thân thành người ăn mày, đến mấy lần gặp tai nạn đều gặp người này, là rất kỳ lạ. Lão Hòa Thượng rất cảm kích bèn hỏi người đó. Người đó bèn trả lời với Hòa Thượng mình tên là Văn Cát. Người đó họ Văn, tên là Cát trong chữ Cát Tường. Người đó bảo nhà tôi ở dưới núi Ngũ Đài Sơn, khi ông đến Ngũ Đài Sơn hỏi, người nơi đó họ đều biết tôi. Đây là Phật Bồ-tát đến cúng dường. Sau khi lão hòa thượng đến Ngũ Đài Sơn, lễ bái Bồ-tát Văn Thù xong, bèn đi hỏi thăm về Văn Cát. Cuối cùng người ta nói cho hòa thượng biếtđó là Bồ-tát Văn Thù hóa thân, Ngài mới bỗng nhiên tỉnh ngộ. Bạn thật sự có đạo tâm, chí tâm quy kính, thì Phật Bồ-tát đâu có lý nào không quan tâm chứ? Tâm bạn không ở nơi đạo, thì đương nhiên Phật Bồ-tát sẽ không chăm lo cho bạn, thần hộ pháp sẽ không chăm lo cho bạn. Thật sự có đạo tâm thì Phật Bồ-tát, thần hộ pháp thường xuyên ở hai bên chăm lo cho bạn, không lìa khỏi bạn, đến khi bạn thật sự gặp nguy cấp, không có ai giúp đỡ, các Ngài sẽ đến ngay, sẽ hóa thân đến ngay. Tại sao không có những người này đến giúp đỡ vậy? Do người không có phước báo lớn như vậy. Cúng dường người tu hành, chăm lo cho người tu hành thì phước đức là vô lượng vô biên. Phải có phước báo lớn mới có thể gặp được cơ hội này, mới có thể gieo được ruộng phước này. Không có phước báo này, nhìn thấy bỏ mất dịp may. Nếu như chúng ta không có chút thâm nhập đối với kinh giáo, thì chúng ta đâu có hiểu được đạo lý này? Đây là nêu ra vài ví dụ. Trong mỗi ví dụ đều có nghĩa thú của pháp biểu trưng rất sâu rộng (mỗi ví dụ đều mang ý nghĩa biểu pháp sâu rộng), sau đó chúng ta mới biết làm như thế nào.

  “Như thị phụng sự giả, vị lai bách thiên vạn ức kiếp trung, thường tại chư thiên thọ thắng diệu lạc” (Thời người đó, trong trăm nghìn muôn ức kiếp sau, thường ở cõi trời hưởng thọ sự vui thắng diệu.)

  Chúng ta có thể tu học được như vậy, biểu diễn được như vậy ở trong đời sống thường ngày cho người khác thấy, đó là cúng dường Phật, cúng dường Bồ-tát.Rồi quay trở lại cúng dường tất cả chúng sanh, có thể khiến cho tất cả chúng sanh sinh tâm hoan hỷ, có thể khiến cho tất cả chúng sanh quay đầu giác ngộ, cho nên họ được phước báo lớn như vậy. Việc này không chỉ là phước đức, xin thưa với quý vị vậy đã là công đức rồi, từ phước đức biến thành công đức, họ niệm niệm là lợi ích chúng sanh, không phải lợi ích cho bản thân. Niệm niệm vì chúng sanh vậy liền biến thành công đức rồi. Quả báo của họ:

  “Thường tại chư thiên thọ thắng diệu lạc. Nhược thiên phước tận hạ sanh nhân gian, do bách thiên kiếp thường vi đế vương” (Thường ở cõi trời hưởng thọ sự vui thắng diệu. Hoặc lúc phước trời hết, sanh xuống chốn nhơn gian, vẫn còn thường làm vị Đế Vương trong trăm nghìn kiếp)

  Hưởng phước báo nhân gian. Phước trời hết rồi, họ vẫn còn phước dư lại, đến nhân gian để làm vua chúa. Đây là nói người có phước báo lớn nhất trong nhân gian. Câu phía sau này quan trọng.

  “Năng ức túc mạng nhân quả bổn mạt” (Lại nhớ được cội ngành nhơn quả trong các đời trước của mình.)

  Câu nói này vô cùng vô cùng quan trọng. Nếu như không có câu nói này, một khi hưởng phước liền mê muội ngay. Khi mê muội rồi, lại có phước báo thì không có người nào không tạo nghiệp. Khi bạn tạo tác tội nghiệp thì hậu quả không thể tưởng tượng nổi. Họ có thể biết được đời trước của mình, biết quả báo từ đâu mà có, biết trước đây là tu nhân thiện như thế nào, cho nên họ hưởng phước mà vẫn tiếp tục tu phước, nên phước báo của họ hưởng không hết. Truy tìm nguồn gốc của nó chính là công đức chí tâm quy kính Bồ-tát Địa Tạng.Nói Bồ-tát Địa Tạng nhất định phải hiểu [đó là] đức năng vốn sẵn có trong tâm địa,như vậy bạn mới là đích thực quy y Bồ-tát Địa Tạng. Tất cả chư Phật Như-lai đều là chí tâm quy kính Bồ-tát Địa Tạng mới tu hành thành công, mới chứng Vô Thượng Bồ đề. Nếu như không nương theo pháp môn Địa Tạng thì nhất định không thể thành Phật được. Không những không thể thành Phật được, nói lời thành thật, ngay cả A-la-hán cũng không thể thành nổi,đây là thật, không phải giả. Tất cả pháp thế gian và xuất thế gian thảy đều phải nương theo pháp môn tâm địa mà thiết lập. Có thể thuận theo tánh đức [thì]thành tựu tất cả thiện quả, nếu trái lại tánh đức thì biến thành lục đạo tam đồ, biến thành cảnh giới ác. Cho nên cảnh giới thiện ác toàn là do tự tánh biến hiện ra, chỉ là xem niệm này của chúng ta là thuận theo tánh đức hay là nghịch tánh đức, màcảnh giới hiện ra quả báo không giống nhau. Họ có thể vẫn nhớ được “Túc mạng nhân quả bổn mạt”,đây là uy thần của Bồ-tát gia trì, là cảm ứng đạo giao. Chúng sanh có cảm, Phật liền có ứng. Cảm, thì nhất định phải dùng tâm chân thành thanh tịnh mới có thể cảm được. Tại sao người bình thường không có cảm ứng với Phật Bồ-tát vậy? Do tâm không thành, tâm không thanh tịnh, thì làm gì có cảm ứng được? Nếu như tâm có suy nghĩ tà, giống như phía trước nói là tạo mười nghiệp ác, thì thứ bạn cảm được đều là những ác quỷ ác thần, đều là do tạo ác. Người tạo ác cảm ứng với người tạo ác, người tu thiện cảm ứng với người tu thiện, đây là đạo lý nhất định. Trong “Kinh Dịch” Khổng Lão Phu Tử cũng nói: “Vật dĩ loại tụ, nhân dĩ quần phân” (Đồ vật tập trung theo loại, con người phân chia theo nhóm) Người thiện lúc nào cũng thích ở cùng với người thiện, người ác nhất định là ở chung với người ác. Nếu như tâm chúng ta thiệnthì sẽ ở chung với thiện thần, Phật, Bồ-tát. Nếu như trong tâm ác, thì sẽ ở cùng với ác quỷ, ác thần, đây là nguyên lý cảm ứng đạo giao. Xem tiếp kinh văn dưới đây:

 “Định Tự Tại Vương” (Này Định Tự Tại Vương)

  Đây là Thế Tôn gọi tên của vị Bồ-tát lúc đó.

  “Như thị Địa Tạng Bồ-tát hữu như thử bất khả tư nghị đại uy thần lực, quảng lợi chúng sanh, nhữ đẳng chư Bồ-tát đương ký thị kinh quảng tuyên lưu bố.” (Ngài Địa Tạng Bồ-tát có sức oai thần rất lớn không thể nghĩ bàn, nhiều sự lợi ích chúng sanh như thế. Các ông, những bực Bồ-tát, phải ghi nhớ kinh này hầu tuyên truyền lưu bố rộng ra.)

  Phật ở chỗ này đây là cơ hội giáo dục. Hôm nay các bậc Bồ-tát tham dự pháp hội rấtnhiều. Phật Thích Ca Mâu Ni muốn đem sứ mệnh giáo hóa chúng sanh sau khi bản thân Ngài viên tịch giao phó cho Bồ-tát Địa Tạng, đồng thời cũng yêu cầu những vị Bồ-tát lớn này, cùng nhau trợ giúp, mời Bồ-tát Địa Tạng dẫn đầu, tất cả chư Bồ-tát phải đến trợ giúp Bồ-tát Địa Tạng,cho nên làm cho Ngài hiểu rõ sự việc này, việc làm này là lợi ích chúng sanh rộng lớn. Tất cả chư Phật Bồ-tát, đều là có nguyện vọng này, cho nên bất kỳ người nào dẫn đầu làm đều được. Họ dẫn đầu chúng ta ở bên cạnh giúp đỡ, hết lòng hết sức ủng hộ, thì công đức hoàn toàn là bình đẳng. Chỉ là do duyên của mỗi người khác nhau, ngoài duyên ra chắc chắn là bình đẳng. Nếu tham cứu hiểu thấu triệt lý này rồi, thì bạn mới có thể vui vẻ tu tùy hỷ công đức. Hơn nữa xin thưa với quý vị, tùy hỷ công đức là viên mãn. Họ làm việc này, làm mấy chục năm, mấy chục năm công đức, chúng ta đến đó xem, liền sinh tâm vui vẻ tùy hỷ, thì công đức hơn 100 năm của người đó, ta cũng thảy đều đạt được. Tại sao vậy? Ở trong chân tâm không có giới hạn, nó là bình đẳng, nên được một cái là được tất cả. Người bình thường tại sao không đạt được vậy? Trong tâm họ có giới hạn. Họ nghĩ người đó làm, chứ không phải ta làm, ta không có làm. Thôi rồi! Cái được này của bạn liền có giới hạn ngay. Do tự mình vạch ra giới hạn, thế thì có cách gì bây giờ? Tự mình giới hạn chính mình, vậy liền hỏng ngay. Phần trước nói tâm chí thành. Một niệm chí thành, thì trong tâm này không có giới hạn, là tâm thanh tịnh, là tâm bình đẳng. Dùng tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng tùy hỷ, thì công đức bạn đạt được là viên mãn. Chúng ta ngày nay, nếu đúng thật sự là dùng tâm thanh tịnh, bình đẳng để tùy hỷ, thì công đức mà Bồ-tát Địa Tạng tu từ vô lượng kiếp, chúng ta đều đạt được viên mãn. Chúng ta sao mà không cảm kích cho được? Bản thân Ngài đời đời kiếp kiếp tu hành, vô lượng kiếp tu hành, chúng ta chẳng mất chút công phu nào mà được cả rồi. Nếu bạn hỏi tại sao bạn có thể đạt được cả? Bởi vì tâm của chúng ta với tâm Bồ-tát Địa Tạng là cùng một tâm, cùng một tánh, không phải hai cái. Mười phương ba đời chư Phật cùng chung một pháp thân. Pháp thân chính là tự tánh, tự tánh vốn đầy đủ. Không chỉ là công đức Bồ-tát Địa Tạng tu được, mà công đức của tất cả chư Phật Bồ-tát mười phương ba đời tu được, cũng chính là mình tu được. Vấn đề là bạn có dám đảm đương hay không? Bạn có dám tiếp nhận hay không? Thật sự thông đạt hiểu rõ đạo lý này, thì tất cả chư Phật là tự tánh chư Phật, tất cả Bồ-tát là tự tánh Bồ-tát, tất cả Phật độ là tự tánh Tịnh Độ. Trong kinh chẳng phải đã nói với bạn rất rõ ràng minh bạch sao? “Duy tâm Tịnh Độ, tự tánh Di Đà”. Di Đà là tự tánh. Có vị Phật Như-lai nào không phải do tự tánh biến hiện đâu? Có vị Bồ-tát nào không phải do tự tánh hiện đâu? Tự tánh hiện, tự tánh tu, tự tánh thành tựu thảy đều quy về tự tánh. Nếu bạn đã thấy rõ được tự tánh thì thảy đều đạt được. Nguyên lý là như vậy, nếu chúng ta thật sự hiểu rõ ràng rồi, thật sự sáng tỏ rồi, thì tín tâm của chúng ta mới thiết lập. Chân tâm, cái tâm thuần thiện, cái tâm không có một mảy may ác niệm, sẽ hiện tiền. Người bình thường tu học, trong kinh nói tự tín bất định. Đó là gì? Không hiểu rõ chân tướng sự thật, nên tâm tự tin của họ không có cách gì thiết lập được. Cho nên Phật ở trong kinh nhiều lần nói phải gặp thiện tri thức, thiện tri thức khai thông, đem sự việc này nói rõ ràng, nói minh bạch, thì tâm tự tin của bạn liền thiết lập được ngay. “Đức tin là cội nguồn của đạo, là mẹ của các công đức.” Đây là việc khó nhất. Cho nên Phật phải dặn dò những vị đại Bồ-tát này làm thiện tri thức cho tất cả chúng sanh.

  “Nhữ đẳng chư Bồ-tát” (Các ông, những bậc Bồ-tát)

  Định Tự Tại Vương Bồ-tát tham dự pháp hội, đều là Bồ-tát đẳng giác.

  “Đương ký thị kinh, quảng tuyên lưu bố” (Phải ghi nhớ kinh này hầu tuyên truyền lưu bố rộng ra.)

  Các ông cần phải nhớ kỹ bộ kinh này, và phải tuyên truyền lưu thông, ban bố rộng rãi ra cho tất cả chúng sanh. Chữ bố này là ban bố. Ban cơ duyên này cho tất cả chúng sanh. Thế Tôn dặn dò ở cung trời Đao Lợi, chúng ta tin tưởng sâu sắc, vô lượng vô biên những vị Bồ-tát tham dự pháp hội nhất định là y giáo phụng hành. Các Ngài không phải người bình thường, đều là đại Bồ-tát, là Ma Ha tát trong pháp thân đại sĩ, chứ đâu phải người phàm? Đâu có vị nào không hoằng dương, tuyên giảng “Kinh Địa Tạng”? Công đức của “Kinh Địa Tạng” nàycó thể khiến cho tất cả chúng sanh tạo tác tội nghiệp cực nặng quay đầu là bờ,không đọa tam đồ, được hưởng phước báo nhân thiên dài lâu, đây là lợi ích công đức của nó,là nghiêng về phương diện này. Kinh Vãng Sanh là để độ chúng sanh đã chín muồi, còn Kinh này là độ chúng sanh chưa chín muồi, vẫn chưa nghĩ đến phải thoát khỏi tam giới, vẫn chưa nghĩ đến phải đi làm Phật, làm Bồ-tát, niệm niệm chỉ nghĩ đến phước báo nhân thiên, loại này là chiếm tuyệt đại đa số. Nếu bạn không tinhãy ra đường điều tra thử xem. Bạn hỏi xem nguyện vọng của họ là gì? Người nào cũng là muốn phước báo nhân thiên. Cho nên ở trong “Kinh Địa Tạng” là nói đặc biệt nhiều về phước báo nhân thiên. Chúng ta biết dụng ý của Ngài là ở chỗ nào. Xem tiếp đoạn này dưới đây, Bồ-tát quả nhiên ngay đó nhận lấy [trách nhiệm].

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *