GIỚI THIỆU VỀ ĐẠO SƯ CỦA TỊNH TÔNG HỌC HỘI
Tịnh Không Lão pháp sư, năm nay 80 tuổi, tên tục là Từ Nghiệp Hồng, sinh tháng 2 năm 1927 tại An Huy, Lô Giang. Thuở nhỏ cầu học tại trường Trung Học Quốc Lập Đệ Tam và trường Trung Học Đệ Nhất thành phố Nam Kinh, năm 1949 đến Đài Loan, phục vụ tại Học xã Thực Tiễn, thời gian rảnh thì nghiên cứu học tập kinh sử triết học. Trước sau đi theo nhà triết học vĩ đại là tiên sinh Phương Đông Mỹ, Cao Tăng Mật Tông Tây Tạng Chương Gia Hô Đồ Khắc (Hutuktu) và bậc thầy về Phật học là Lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam, học tập Phật Pháp 13 năm. Thông thạo kinh luận các phái trong Phật giáo và Nho, Đạo, Cơ Đốc, Hồi Giáo và các học thuyết tôn giáo khác, đặc biệt đã dồn lực tối đa cho Tịnh Độ Tông của Phật Giáo, thành tựu cũng rất huy hoàng.
Năm 1959, Ngài đến Chùa Lâm Tế ở Viên Sơn, Đài Bắc để thế độ, pháp danh là Giác Tịnh, tự là Tịnh Không, sau khi thọ giới, Ngài đi hoằng kinh diễn giáo ở Đài Loan và khắp nơi trên thế giới. Trước sau đã giảng thuật “Kinh Hoa Nghiêm”, “Kinh Pháp Hoa”, “Kinh Lăng Nghiêm”, “Kinh Viên Giác”, “Tịnh Độ Ngũ Kinh”, “Kinh Kim Cang”, “Kinh Địa Tạng”, “Kinh Phạm Võng” và “Đại Thừa Khởi Tín Luận” và hàng chục bộ điển tịch trong Phật Giáo Tam Tạng, hơn 40 năm chưa từng gián đoạn, số lượng băng ghi âm và đĩa hình lưu trữ có hàng ngàn bộ. Đến nay vẫn mỗi ngày hoằng pháp dạy học vui không biết mỏi mệt.
Năm 1960, Pháp sư nhận lời mời về làm Giáo viên ở Học Viện Tam Tạng của Chùa Thập Phổ Đài Bắc; Năm 1961, đáp ứng lời mời về làm ủy viên hoằng pháp, ủy viên văn hiến “Giáo Hội Phật Giáo Trung Quốc”; năm 1965, Ngài làm ủy viên Thiết kế “Giáo hội Phật Giáo Trung Quốc”. Năm 1972 làm Tổng chủ giảng của Giảng Tòa Đại Chuyên Phật Học; năm 1973 làm nhà nghiên cứu Phật học tại Viện Khoa Học Trung Hoa, ủy viên biên dịch, giáo thọ của Hội Dịch Thuật Chú Thích Kinh Phật Đài Loan; Năm 1975 làm giáo sư khoa Triết học, trương Đại Học Văn Hóa Trung Quốc, Giáo sư Viện nghiên cứu đời sống tinh thần Thiên Chúa Giáo Đông Á; Năm 1977 làm Viện Trưởng Viện Nội Học Trung Quốc; Năm 1979 làm Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Thực Tiễn Tịnh Độ Tông Trung Quốc. Đồng thời trước sau đã thành lập “Hoa Tạng Pháp Thí Hội”, “Thư Việt Nghe Nhìn Phật Giáo Hoa Tạng”, “Quỹ Giáo Dục Phật Đà”, “Tịnh Tông Học Hội Hoa Tạng” và hàng chục tổ chức Giáo dục Phật giáo và Chuyên Tu Tịnh Độ.
Pháp Sư là người đầu tiên mở ra phong khí sử dụng đài phát thanh, đài truyền hình, truyền hình vệ tinh, internet và những phương tiện truyền thông hiện đại để thức đẩy Giáo Dục Phật Đà. Đồng thời đã in ấn để tặng số lượng lượng lớn “Đại Tạng Kinh”, “Tứ Thư”, “Ngũ Kinh” của nhà Nho cùng sách thiện và tất cả các thư tịch, sản phẩm tranh ảnh, băng đĩa liên quan đến việc nâng cao phẩn chất thiện lương, khôi phục tâm tính, làm rạng rỡ đạo đức, cải thiện phong khí xã hội, hoằng dương văn hóa truyền thống. Mấy chục năm nay đã biếu tặng các loại kinh luận, sách thiện, lũy kế đạt đến hơn chục triệu bản, số lượng tranh tượng Phật Bồ Tát và Tổ sư Đại Đức đến hàng triệu bức, lưu thông toàn cầu.
Năm 1977, Pháp sư bắt đầu đáp ứng lời mời ra Hải ngoại để thúc đẩy giáo dục Phật Đà. Chỉ ra phương châm dạy học của Đại Thừa là triệt để phá trừ mê tín, khải phát trí huệ chân thật, khiến cho đại chúng xã hội hiểu rõ phân biệt được chân vọng, chánh tà, thị phi, thiện ác, lợi hại, xây dựng vũ trụ nhân sinh quan lý trí, đại giác, nỗ lực, tiến thủ, lạc quan và hướng thượng; vậy mới có thể giải quyết một cách viên mãn khổ nạn của hết thảy chúng sinh, đạt được mục tiêu giáo dục hạnh phúc chân thật. Vì để khiến cho lý niệm này có thể tực tiễn, Pháp sư trước sau đã đến các nơi như Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Hoa Kỳ, Canada, Australia, Tây Ban Nha, Anh Quốc để đề xướng thành lập hơn 50 Tịnh Tông Học Hội; đồng thời đảm nhiệm chức vụ cố vấn hoặc đạo sư cho hàng chục Đoàn thể Phật Giáo và Đoàn thể xã hội. Cùng năm đó, pháp sư còn kêu gọi cộng đồng người Hoa ở các nơi trên thế giới nên thành lập “Trung Hoa Dân Tộc Bách Tính Tông Từ”, trong đó lấy việc dạy nhân dân thành tín trung kính, rồi đến nghĩ về Hiếu đạo, tận hết bổn phận làm người, thuần phong tục, hưng khởi vận nước, khai thái bình. Đồng thời nhận thức “văn ngôn văn” là ngữ văn thông suốt được cả quá khứ, hiện tại và vị lai, cũng là điểm sáng độc đáo của văn hóa Trung Hoa, là phát minh vĩ đại nhất trong văn hóa thế giới, cũng là bảo tàng trí tuệ của nhân loại trong hàng nghìn năm, kết tinh thành một thể với con người ngày nay. Mỗi một con cháu của Viêm Hoàng đều có trách nhiệm và nghĩa vụ tiếp tục kế thừa nó, phát dương quang đại.
Năm 1985, Pháp sư di cư đến Hoa Kỳ. Trong thời gian ở Hoa Kỳ, do những cống hiến của Ngài trên phương diện đoàn kết chủng tộc, giúp xã hội an ổn lương thiện, nâng cao đạo đức, cho nên tháng 8 năm 1995, được bang Hoa Kỳ phong tặng “Công dân danh dự của bang” Texas và “Công dân danh dự của thành phố” Dallas. Trong thời gian này, Ngài được mời đến Đại học Công Nghệ Nam Dương Singapore (Nanyang), Đại học Minnesota, Đại học Texas, Đại học Hawaii, Đại học Merburn nước Úc, Đại học Bond, Đại học Công nghệ Cretin, Đại học Monash, Đại học Phụ Nhân Đài Loan, Đại học Văn Hóa Trung Quốc, Đại học Thành Công, Đại học Trung Sơn cùng nhiều trường học và các Đài phát thanh, truyền hình để làm các chuyên đề diễn giảng về Phật học. Nơi nào Ngài đến, thính chúng cũng đông đảo, nhận được sự ủng hộ nhiệt thành của Tứ chúng đệ tử.
Tháng 5 năm 1995, Pháp sư chỉ đạo Phật giáo Cư Sĩ Lâm Singapore và Tịnh Tông Học Hội thành lập “Lớp Bồi Dưỡng Nhân Tài Hoằng Pháp”, đồng thời chủ trì công việc dạy học hàng ngày. Hiện nay đang ở Singapore hàng năm tuyên giảng “Kinh Hoa Nghiêm”, “Kinh Vô Lượng Thọ”, đồng thời lên kế hoạch thành lập “Học Viện Giáo Dục Phật Đà”, là học viện Phật giáo đầu tiên của Singapore, nhằm bồi dưỡng thêm nhiều nhân tài kế thừa Phật giáo có chất lượng cao.
TIỂU SỬ LÃO PHÁP SƯ
Giới thiệu tóm tắt về Đạo Sư
HỌC HỘI
Giới thiệu về Tịnh Tông Học Hội
SƯ THỪA
Những người Thầy của Lão pháp sư
LÝ NIỆM
Những lý niệm, quan điểm hoằng pháp