GIẢNG KINH VÔ LƯỢNG THỌ – LẦN 10 – NĂM 1998
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Giảng tại: Cư Sĩ Lâm Singapore, Tịnh Tông Học Hội Singapore
Thời gian: Từ 1998
Cẩn dịch : Vọng Tây Cư Sĩ
Thuyết minh: CS Thiện Quang & CS Hạnh Quang
Mã AMTB: 02-034-0001 đến 02-034-0188.
MP3 Tự động phát trên Chrome, nếu không tự động phát, vui lòng bấm nút Play ▶️ ở dưới.
TỔNG CỘNG 374 TẬP
GIẢNG KINH VÔ LƯỢNG THỌ – LẦN 10 (NĂM 1998) – TẬP 268/374
PHẨM THỨ MƯỜI LĂM
BỒ ĐỀ ĐẠO TRÀNG
Từ phẩm thứ mười ba đều là giảng y báo trang nghiêm. Thế Tôn vì chúng ta mà giới thiệu Thế giới Tây Phương Cực Lạc,nhìn từ mặt ngoài là nói hoàn cảnh sinh hoạt của Thế giới Tây Phương, thực tế bên trong hàm chứa nghĩa lý rất sâu, rất đáng để cho chúng ta học tập. Đầu đề từ phẩm thứ 14 đến phẩm thứ 17, ởtrong khoa phán các bạn nhìn thấy “trùng hiển y báo trang nghiêm”. Chúng ta đọc qua “Kinh Hoa Nghiêm”, đều biết rằng bên trong y báo không có một pháp nào, không phải là biểu pháp,nghĩa thú rất sâu rất rộng. Chúng ta từ ở chỗ này mà quan sát, mà tư duy, mà thể hội,mới có thể đạt được diệu pháp thậm thâm của Như Lai.
Phẩm thứ mười lăm của ngày hôm nay là Bồ Đề Đạo Tràng. Chữ quan trọng nhất của phẩm đề chính là chữ “Đạo”, ở trong đầu đề quan trọng nhất là đạo. Đạo gì vậy? Đạo Bồ Đề. Ba chữ Đạo Bồ Đề này là chỉ đại đạo mà Thế Tôn đã chứng đại giác viên mãn cứu cánh, đây là chỗ chuyển phàm thành Thánh, cho nên gọi là Bồ Đề đạo tràng. Người ở mười phương thế giới vãng sanh Thế giới Tây Phương Cực Lạc, ở cái đạo tràng này rất là tự nhiên, rất dễ dàng chứng được Phật quả cứu cánh viên mãn. Đây là một việc mà ở thế giới của tất cả chư Phật đều không có, là điểm đặc thù của Tịnh Độ Di Đà. Cho nên, mười phương chư Phật chẳng có vị Phật nào mà không tán thán,trong Kinh Di Đà mà chư vị thường hay tụng (bản dịch của Ngài Cưu Ma La Thập) thì sáu phương Phật tán thán. Bản dịch của Đại Sư La Thập là thuận theo sự ưa thích của người Trung Quốc, người Trung Quốc thích sự đơn giản, đem mườiphương giản lược còn sáu phương. Nếu như chư vị nhìn thấy bản dịch của Đại Sư Huyền Trang, các vị sẽ biết được trong “Kinh A Di Đà”là mười phương chư Phật tán thán. Mười phương hay sáu phương ý nghĩa đều giống nhau, nói rõ tất cả chư Phật đều là tán thán Phật A Di Đà. Mà trung tâm của Tịnh Độ Di Đà chính là Bồ Đề đạo tràng. Điều không thể nghĩ bàn là Bồ Đề đạo tràng đều có khắp nơi, không phải chỉ có ở một nơi. Nếu chỉ có ở một nơi, chúng ta lại cảm thấy khó khăn, e rằng bản thân mình có rất ít cơ hội để thân cận, không biết rằng Phật Di Đà thần thông thật sự rộng lớn. Bồ Đề đạo tràng như vậy ở Thế giới Tây Phương Cực Lạc có khắp quốc độ, khắp nơi đều có. Ở trong “Kinh Hoa Nghiêm”, chúng ta nhìn thấy mỗi lúc mỗi nơi đều là Bồ Đề đạo tràng, vấn đề chính là bạn có biết hay không.
Chư vị đại đức bên Thiền tông thường trắc nghiệm đệ tử, hỏi bạn biết không. Ý nghĩa ở trong hai chữ này thâm diệu vô cùng. Vấn đề là bạn biết hay không biết. Biết là cái gì? Bạn có thể hiểu được lục trần thuyết pháp, thấy sắc nghe tiếng chẳng có cái nào mà không là chỗ ngộ, trong nhà Phật chúng ta thường nói khai ngộ, giúp cho bạn khai ngộ, chuyển mê thành ngộ, chuyển thức thành trí, chuyển phiền não thành Bồ Đề, chuyển lục đạo thành nhất chân pháp giới, chuyển tất cả chúng sanh thành chư PhậtNhư Lai. Đây là Bồ Đề đạo tràng. Đạo lý này bạn nhất định phải hiểu, sau đó bạn mới biết được ở bên trong của Bồ Đề đạo tràng, bên trong việc này hiển thị ý nghĩa sâu xa của nó. Mật nghĩa của nó,các đồng tu học Phật chúng ta đều hiểu rằng, mười phương ba đời tất cả chư PhậtNhư Lai, bản thân của các Ngài cũng là từ phàm phu giống như chúng ta tu thành chánh quả, tu thành Phật quả vô thượng. Các Ngài tu như thế nào? Không lìa xa giới định huệ tam học. Chư PhậtNhư Lai giúp đỡ tất cả chúng sanh chính là kinh nghiệm tu hành chứng quả của bản thân các Ngài truyền lại cho chúng ta, cung cấp cho chúng ta, cũng là tam học. Chuyển ác thành thiện là giới học, chuyển tạp loạn thành chuyên nhất là định học, chuyển mê hoặc thành sáng suốt là tuệ học. Bạn chuyển ở chỗ nàothì chỗ đó gọi là đạo tràng. Đạo tràng không nhất định là phải có nhà cửa cung điện cao ốc, mà bạn chuyển được vào lúc nào thì lúc đó chính là đạo tràng. Cách giảng pháp này của tôi chư vị dễ hiểu. Nhất định phải ghi nhớ.
Chúng ta xem,Phật vì chúng ta mà để lại rất nhiều Kinh điển như vậy, hiện giờ được sắp xếp thành một bộ tùng thư, chúng ta gọi là “Đại Tạng Kinh”. “Đại Tạng Kinh” trong đó phân ra thành Kinh,Luật và Luận nên gọi là batạng. Kinh thì chú trọng về định học, luật thì chú trọng về giới học, luận thì chú trọng về tuệ học, không phải dùng Kinh điển này để dạy người hay sao? Điều quan trọng nhất mà chúng ta học là phải nắm cho thật vững cái cương lĩnh này. Nguyên tắc nắm cho thật vững, đây chính là ở trong Phật pháp thường nói là tổng trì pháp môn. Tổng trì ở trong KinhPhật giảng (mà hiện nay chúng ta thường gọi là tổng cương lĩnh tổng nguyên tắc) chính là tam học giới định tuệ. Nếu nhưlàm ngược lại tam học giới định huệ, thì bạn không phải là học Phật pháp. Kết cuộc là chúng ta có học Phật hay không thường là căn cứvào ba nguyên tắc, ba cương lĩnh này mà đối chiếu. Giới luật bất luận là có nhiều đi nữa, thì tổng nguyên tắc chính là chuyển ác thành thiện.
Bạn trước tiên phải hiểu rõ cái gì là ác, cái gì là thiện. Đối với thiện ác. nếu không có khả năng phân biệt thì chính là mê muội, người thông thường chúng ta gọi là hồ đồ. Sự phân biệt này thật sự là chẳng dễ dàng gì. Phật dạy lúc bắt đầu học, nói cho chúng ta tiêu chuẩn của thiện và ác vô cùng đơn giản, nên từ chỗ này mà bắt đầu, chính là thập ác thập thiện.
Thập ác phân thành thân – khẩu – ý ba nghiệp. Thân thì không sát sanh, không trộm cắp, không dâm dục (đồng tu tại gia là không tà dâm). Đây là ba điều thiện của thân. Miệng thì không vọng ngữ, không nói lưỡng thiệt(lưỡng thiệt là khiêu khích thị phi), không ỷ ngữ (ỷ ngữ là nói lời ngon ngọt để gạt người khác), không ác khẩu(ác khẩu là nói lời thô lỗ, nói lời rất khó nghe). Đây là bốn nghiệp thiện của khẩu. Ý, ý là tâm ý, đối với tất cả pháp thế xuất thế gian không tham, không sân, không si. Những điều này hợp lại là thập thiện. Ngược với thập thiện chính là thập ác. Đây là Phật khuyến dạy cho người sơ học, mức độ thấp nhất là chúng ta phải làm được thập thiện, đoạn thập ác, tu thập thiện.
Thập thiện tu tốt rồi không phải là làm được Phật rồi sao? Cũng có thể nói như vậy, Phật pháp làm đến cứu cánh viên mãn chính là viên mãn thập thiện nghiệp; thập ác, một chút ác niệm cũng đều chẳng có. Không những là ác hạnh không có, mà ý niệm ác cũng không có. Thập thiện viên mãn đầy đủ, đến cứu cánh viên mãn đầy đủ là quả địa Như Lai. Bạn xem,Phật dạy chúng sanh thật sự là từ bi đến cùng cực, một chút lận pháp cũng không có. Ngày đầu tiên bạn đến là đem pháp cứu cánh viên mãn truyền trao cho bạn, đến cứu cánh viên mãn vẫn là cái pháp này. Đây mới là người thầy tốt, thiện tri thức chân thật. Thời xưa thiện tri thức dạy học đại khái đều là như vậy. Bạn xem ở trong thế gian pháp dạy trẻ thơ, những người bạn nhỏ bốn – năm tuổi có thể bắt đầu đọc sách, đọc Tam Tự Kinh. Tam Tự Kinh vừa mở đầu chính là lấy đại pháp đã chứng được của Thánh nhân truyền dạy cho bạn:“Nhân chi sơ tánh bổn thiện”. Đó là đại Thánh đại Hiền đã chứng đắc được, vừa mở đầu liền truyền dạy cho bạn. Tương lai mộtđời của bạn chính là đạt được sự việc này. Đây là tổng mục tiêu, tổng phương hướng của một đời tu học, khẳng định bản tánh của tất cả chúng sanh đều là thiện, trong Phật pháp thì nói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh.
Con người vì sao mà trở thành bất thiện vậy? Tại sao mà tạo ra nghiệp tội vậy? Là do tập quán. Tập quán tiêm nhiễm điều bất thiện, tập quán nhiễm lâu rồi thì thành thói quen, thói quen bất thiện. Thói quen không phải là bản tánh, trong bản tánh nhất định là không có, đây là thói quen, đã nhiễm cái thói quen này. Hiện nay, đại Thánh đại Hiền thế xuất thế gian dạy cho chúng tabuông bỏ thói quen, hồi phục bản tánh. Đây là sự dạy bảo của Thánh Hiền. Đạo lý này chúng ta phải hiểu, cách dạy học này chính là Bồ Đề đạo tràng, cho nên chúng ta mới khẳng định tam học là đạo tràng.
Tu học, nguyên tắc chỉ đạo cao nhất chúng ta học Phật nhất định phải ghi nhớ, bắt đầu học từ đâu? Bắt đầu học từ thập thiện nghiệp. Tịnh Tông Học Hội của chúng ta thành lập, trong cái duyên khởi của sự đề xuất rất rõ ràng rất minh bạch, hành môn của chúng ta là năm khoa mục. Điều này quan trọng vô cùng. Giải được mà không hành được, bạn là phàm phu, bạn nhất định là chưa hiểu vấn đề. Vấn đề gì vậy? Tam đồ lục đạo, bạn không ra khỏi tam đồ lục đạo. Nếu muốn ra khỏi tam đồ lục đạo thì bạn phải hành, phải chứng. Tín -giải – hành – chứng. Bạn có tín có giải, thì ở thế gian này bạn được xem là một người rất thông minh, nhưng mà không ra khỏi sáu nẻo luân hồi, cũng chẳng có cách nào để vãng sanh Thế giới Cực Lạc. Bạn thật sự muốn vãng sanh Thế giới Cực Lạc, bạn phải tu hành, phải đem những hành vi sai lầm của bạn tu chỉnh trở lại.
Hành vi sai lầm là gì? Thập ác là hành vi sai làm. Thập ác là bất hiếu với cha mẹ, tại sao vậy? Khiếntâm cha mẹ đau buồn. Sao bạn lại tạo ra cái nghiệp tội nặng như vậy? Thập ác chính là bất kính sư trưởng. Làm sao để xứng đáng vớilão sư? Cha mẹ, sư trưởng chính là đại căn đại bổn của đức hạnh. Nói chung, tất cả người học Phật chúng tađã dựa vào nguyên tắc chỉ đạo của bộ “Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật”, Thế Tôn đã nói cho phu nhân Vi Đề Hi về ba loại tịnh nghiệp, chúng ta thường hay gọi là Tịnh Nghiệp Tam Phước.
Điều đầu tiên là dạy chúng ta hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp. Tôi đã nói qua nhiều lần, hiếu thân tôn sư, bồi dưỡng tâm từ bi, tất cả đều nằm trong thập thiện nghiệp đạo. Không có thập thiện nghiệp thì ba câu đầu tiên là hỏng rồi. Toàn bộ ba câu đầu tiên nằm trong thập thiện, không xem trọng thập thiện thì làm sao mà hành? “Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo” trong quá khứchúng tôi đã giảng tường tận qua một lần rồi, hy vọng là chư vị đối với những đạo lý này phải hiểu cho rõ ràng. Thật sự hiểu rõ rồi thì bạn nhất định chịu làm. Tại sao mà bạn vẫn làm chưa được? Nói thật là bạn đối với nghĩa của Kinh vẫn chưa thông đạt, vẫn chưa hiểu thấu. Điều này là năm xưa Đại Sư Chương Gia đã nói với tôi, Ngài nói:Phật pháp(chính là tu học Phật pháp) biết khó hành dễ. Sự dễ hành này là có chứng minh. Trong “Kinh Hoa Nghiêm”, Thiện Tài Đồng Tử trong một đời chứng được Phật quả cứu cánh viên mãn, điều dễ dàng này, trong “Kinh Pháp Hoa” nói Long Nữ 8 tuổi thành Phật. Dễ dàng, không khó, hành thật sự là dễ, biết mới khó. Việc thực hành tại sao bạn làm không được? Vì bạn không biết, bạn không hiểu rõ. Nếu như triệt để thông đạt hiểu rõ, làm chân thật thì quá dễ dàng. Cho nên, năm xưa Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, cả một đời Ngài giảng Kinh thuyết pháp, ngày ngày dạy học, giúp cho chúng ta hiểu biết. Trong Kinh điển chưa bao giờ thấy Thích Ca Mâu Ni Phật Ngài đả Phật thất hay đả thiền thất một lần nào. Tại sao vậy? Tu hành là việc của chính bản thân bạn, đó không phải là chuyện khó. Khó là do bạn đối với chân tướng sự thật hiểu không đủ sâu, không được thấu đáo, cho nên phải làm nhọc đến Ngàigiảng Kinh thuyết pháp 49 năm hơn 300 hội, giúp cho chúng ta tín, giải. Hành,chứng là việc của bản thân người đệ tử chúng ta. Bạn giải được càng sâu, giải được càng thấu triệt, tín tâm của bạn mới vững vàng. Tín tâm là chánh tín, chân tín, thực tiễn là ở hành chứng, khẳng định là như vậy. Phật pháp không phải để nói suông. Ngày ngày, giờ giờ khắc khắc bạn phải phản tỉnh kiểm điểm, sửa đổi bản thân, khởi tâm động niệm, lời nói, việc làm.
Những Kinh luận này của Phật thuyết, những đạo lý ở trong Kinh luận chính là tiêu chuẩn thiện ác. Phù hợp với điều Phật đã nói là thiện, chúng ta nhất định chăm chỉ nỗ lực mà làm. Những điều trái với lời Phật nói nhất định là điều bất thiện, chúng ta nhất định phải đoạn dứt nó đi, đoạn sạch hết không còn gì, vậy mới đúng, vậy mới gọi là tu hành. Tu hành, chư vị phải biết rằng nên tu ở chỗ khởi tâm động niệm. Cái ý niệm của chúng ta khởi lên, nếu cảm thấy đối với bản thân mình là tốt, đối với người khác không có lợi, thì đây là ác. Đối với bản thân mình nghĩ tốt một chút, đối với người khác thì không tốt,cái gì là ác? Rõ ràng là việc tốt, đối với ta thì tốt mà? Tiêu chuẩn của bạn cùng với tiêu chuẩn của Phật đã nói chẳng giống nhau. Tiêu chuẩn của Phật đã nói thật sự có đạo lý, tiêu chuẩn của chúng ta thì sai rồi. Sai ở chỗ nào?
Trong KinhPhật thường giảng, trong tất cả Kinh luận Đại Tiểu thừa đều nói đến, tại vì sao mà bạn rơi vào trong lục đạo, tại vì sao mà bạn rơi vào trong tam đồ? Chính là vì bạn có cái ngã. Khởi tâm động niệm đối với ta có điều tốt là tăng trưởng ngã chấp. Quả báo của việc tăng trưởng ngã chấp đi về đâu? Khẳng định là rơi vào tam đồ lục đạo. Cái gì là trí huệ? Vô ngã. “Kinh Kim Cang” có nói: Vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sanh tướng, vô thọ giả tướng, đó là người giác ngộ. Chúng tôi lúc ban đầu đối với Kinh giáo chưa nghiên cứu sâu, còn mơ hồ qua loa, cho rằng lời nói này của Phật là cảnh giới của đại Bồ Tát, không phải là của phàm phu:Vô ngã, vô nhân, vô chúng sanh, vô thọ giả. Tỉ mỉ mà xem Kinh văn của “Kinh Kim Cang”, điều này mới hốt nhiên đại ngộ, thì ra đây là cảnh giới của Tu Đà Hoàn – sơ quả Tiểu thừa. Sơ quả Tiểu thừa bốn tướng phá rồi, đương nhiên bốn tướng của họ phá chưa có đủ sâu. A La Hán cũng phá bốn tướng, quyền giáo Bồ Tát cũng phá bốn tướng, pháp thân Bồ Tát cũng phá bốn tướng, phá ở mức độ cạn sâu không như nhau. Nói cách khác, Tu Đà Hoàn thì phá cạn nhất, phàm phu trong lục đạo không thể so sánh cùng với các Ngài, không thể đánh đồng như nhau được. Phải hiểu cái đạo lý này.
Ở trong lục đạo bạn tu phước báu có lớn hơn đi nữa, bạn có thể hưởng thọ phước báuVua Trời Đại Phạm, Vua Trời Ma Hê Thủ La (ở trong lục đạo phước báu này là lớn nhất), nhưng vẫn còn thọ mạng, vẫn còn sanh tử, vẫn còn lục đạo luân hồi, nó không phải là pháp cứu cánh. Sức định càng sâu thì bạn sanh đến Trời Tứ Thiền, sanh đến Trời Tứ Không, nhưng cũng không ra khỏi lục đạo luân hồi. Đã không ra khỏi lục đạo luân hồi thì nhất định bạn phải biết rằng, giống như trong “Kinh Địa Tạng” đã nói, đời đời kiếp kiếp nhất định là thời gian ở trong ba đường ác dài, thời gian ở trong bađường thiện ngắn. Ở trong KinhPhật cũng nói giống như vậy, nói một cách chắc chắn. Tôi cũng giảng giải cho mọi người một cách khẳng định. Chúng tôi dựa vào cái gì để khẳng định như vậy? Trong Tướng tông giảng 8 thức 51 tâm sở, trong pháp tâm sở thì có thiện tâm sở và ác tâm sở. Thiện tâm sở thì chỉ có 11 điều, ác tâm sở thì có 26 điều, chính là nói rõ đây là tập tánh. Trong tập tánh thì ác nhiều thiện ít, cho nên con người khởi tâm động niệm thì ác niệm nhiều hơn thiện niệm. Đạo lý là ở chỗ này. Điều này cũng có lí, không phải là không có đạo lý.
Cảnh giới ở bên ngoài, ác duyên nhiều hơn thiện duyên. Trong xã hội ngày nay, các vị đã biết rõ ràng, rất là minh bạch, chúng ta chịu ảnh hưởng là chịu ảnh hưởng của cái ác nhiều, chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ điều ác, chịu ảnh hưởng của điều thiện thì ít, chịu ảnh hưởng của điều thiện – cái lực này vô cùng mỏng manh, vì vậy khởi tâm động niệm, lời nói việc làm tự nhiên là ác thì nhiều, thiện thì ít. Ngày ngày đều tạo ác nghiệp, thiện nghiệp không thắng nổi ác nghiệp, đến khi sắp mạng chung vẫn là ưu tiên vào trong ác đạo để tiêu nghiệp chướng. Ác đạo không phải là không tốt, ngạ quỷ, địa ngục, súc sanh là tiêu nghiệp chướng thay cho bạn. Nếu bạn không tạo ác nghiệp, thì căn bản là không có tam ác đạo. Tam ác đạo là do ác nghiệp biến hiện ra. Đây là vì cớ gì? Trời, người, A Tu La ở trên trời cũng được xem là thiện đạo, do thiện nghiệp biến hiện ra, không phải là thật. Trong tâm thanh tịnh thì không có điều này, trong nhất chân pháp giới cũng không có điều này, cho nên những hiện tượng này đều là huyễn tướng, mộng huyễn bào ảnh, nó không phải là thật. Chúng ta vô cùng bất hạnhkhi rơi vào trong chỗ này. Giống như là đang nằm mộng vậy, cảnh giới trong mộng, ở trong Kinh điển Phật thường dùng từ mộng huyễn bào ảnh để thí dụ. Tuy là nói bốn điều, chủ yếu nhất chính là mộng, mấy điều kia là phụ thêm. Đời người là một giấc mộng, hà cớ gì nằm thấy ác mộng, hà cớ gì ở trong mộng mà tạo nghiệp? Dù sao cũng phải giác ngộ.
Điều đầu tiên nhất định phải đoạn ác tu thiện. Người mà có thể đoạn ác tu thiệnthì vận mệnh của bạn liền thay đổi. Cho nên Ấn Quang Đại Sư(đây là một vị đại thiện tri thức ở vào thời đại gần chúng ta nhất, Ngài đối với xã hội hiện tại của chúng ta hiểu rõ rất là triệt để) cứu vãn thế đạo nhân tâm, giúp đỡ chúng sanh khổ nạn, Ngài không dùng KinhPhật mà Ngài dùng “Liễu Phàm Tứ Huấn”, dùng “Cảm Ứng Thiên”, dùng “An Sĩ Toàn Thư”. Thật sự là từ bi đến vô cùng. Chúng ta thật sự muốn đoạn dứt cái ác, thật sự phát tâm tu thiện, thì ba quyển sách mà Ấn Tổ đã tuyển chọn cho chúng ta này chính là sách giáo khoa tốt nhất. Y theo những phương pháp này mà tu hành, trước tiên khẳng định là không đọa vào ba đường ác, ở cõi trời người thì bạn có phần nắm chắc. Từ trên nền tảng này mà nâng lên, đó chính là Phật pháp, đã tu học Phật pháp rồi. Cho nên bạn xem KinhPhật trong tất cả các bộ Kinh, bạn thường đọc được thiện nam tử, thiện nữ nhơn, cái thiện đó tiêu chuẩn như thế nào? Tiêu chuẩn của Tiểu thừa chính là Thập Thiện Nghiệp Đạo, đoạn thập ác tu thập thiện. Những nam tử nữ nhân như vậy, ở trong Kinh điểnPhật đã xưng tán, là trình độ thấp nhất. Nâng lên thêm một cấp, đó chính là thọ trì tam quy,cụ túc chúng giới, bất phạm oai nghi. Đây là thiện nam tử thiện nữ nhân ở trong Phật pháp. Cụ túc đoạn ác tu thiện, cụ túc thập thiện nghiệp đạo, không phạm thập ác, đây là thiện nam tử thiện nữ nhân của thế gian, không phải của Phật pháp. Trong Phật pháp là cụ túc tam quy ngũ giới, bao gồm tất cả giới luật của người xuất gia, tiêu chuẩn cho thiện nam tử thiện nữ nhân của Tiểu thừa. Phát tâm Bồ Đề, đó chính là thiện nam tử thiện nữ nhân của Đại thừa. Tâm Bồ Đề cùng với đạo Bồ Đề là tương ưng, đó chính là thiện nam tử thiện nữ nhân của Đại thừa. Phật nói rất là rõ ràng, rất là minh bạch, vì sợ bản thân chúng ta hiểu lầm ý nghĩa, ác niệm của bản thân lan tràn, miệng có thể nói một ít, nói mấy câu Phật pháp thì tự cho rằng mình là thiện nam tử thiện nữ nhân, việc phạm sai lầm này là quá đỗi to lớn. Đối với Phật pháp có tin hay không? Tự mình cho là đã tin rồi nhưng thực tế là chưa tin. Sự việc này, tôi nhớ là lúc tôi ở trên giảng tòa cũng thường xuyên khuyến khích mọi người.
Tôi học Phậtbảy năm mới xuất gia. Tôi vừa xuất gia thì dạy ở Phật học viện, thì giảng Kinh, hai năm sau tôi mới đi thọ giới. Nhân duyên thọ giới đã chín muồi rồi tôi mới đi thọ giới. Sau khi thọ giới, trong Phật môn thì có qui củ, đi tạ lễ bổn sư. Bổn sư của tôi là cư sĩ Lý Bỉnh Nam, tôi đến Đài Trung để tạ lễ lão sư Lý Bỉnh Nam. Tôi đứng ngay cửa,thầy ở bên trong nhìn thấy tôi thì thầy vẫy tay kêu tôi đi vào. Tôi liền đi vào. Ngài chỉ vào tôi mà nói:“Ông phải tin Phật, ông phải tin Phật”. Thầynói liền mấy câu ông phải tin Phật. Tôi đã lớn rồi mà, tôi đã là thầy giáo dạy ở Phật học viện, hiện giờ đã thọ giới cụ túc rồi, làm sao mà lại kêu tôi phải tin Phật vậy? Thầy kêu tôi ngồi xuống rồi nói với tôi là tin Phật không có dễ dàng, có rất nhiều lão hòa thượng đến tám – chín chục tuổi, chết rồi mà vẫn không tin Phật. Điều này càng nói tôi lại càng không hiểu. Làm sao mới gọi là tin Phật? Y giáo phụng hành mới gọi là tin Phật. Như vậy tôi mới hiểu ra. Phật dạy cho bạn thập thiện nghiệp đạo, thập thiện nghiệp đạo bạn làm không được là bạn không tin Phật rồi. Phật dạy bạn tam quy, tam quy là giác chánh tịnh, giác mà không mê, chánh mà không tà, tịnh mà không nhiễm, bạn không làm được là bạn không tin Phật rồi. Một điều trong ngũ giới bạn cũng không làm được, là bạn không tin Phật rồi. Biết giảng Kinh biết ngồi thiền cũng vô dụng, họ không tin Phật thì có cách nào không? Như vậy chúng tôi mới thật sự hiểu được ý nghĩa của lão sư đã nói. Bạn xem,một lão hòa thượng đến lúc sắp lâm chung rồi, tham sân si vẫn chưa buông xuống được là do không tin Phật, tại sao vậy? Họ vẫn còn ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng,trong tâm thì vẫn còn thị phi nhân ngã, vẫn còn tham sân si mạn, trong lòng thì còn quá nhiều chuyện để lo, không tin Phật. Phật tâm thanh tịnh một trần không nhiễm. Đây là sau khi thọ giới cụ túc tôi gặp lão sư, là lão sư dạy bảo tôi. Cái tiêu chuẩn đó mới thật sự là mẫu mực. Không thể lấy vọng tưởng phân biệt chấp trước của bản thân chúng ta làm tiêu chuẩn,cái tiêu chuẩn này chắc chắn sẽ đọa tam đồ. Nhất định phải dùng Kinh giáo của Phật làm tiêu chuẩn.
Người tại gia (chúng tôi không nói đệ tử Phật) nhất định phải làm được hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát,tu thập thiện nghiệp. Người làm được như vậy thì đời đời kiếp kiếp không đọa tam ác đạo, phước báu của họ ở cõi trời người. Đây là người thông thường của thế gian. Sau khi học Phật rồi, thì so với họ cao hơn. Cao ở chỗ nào? Bạn y theo lời dạy của PhậtĐàmà tu sửa hành vi sai lầm của bạn. Sự tu hành này, tôi vừa nói với các vị trong khởi tâm động niệm, trong ngôn ngữ việc làm, ý niệm vừa khởi lên lập tức phải kiểm tra cái ý niệm này là thiện hay là ác, cái ý niệm này cùng với lời Phật dạy trong Kinh có tương ưng hay không. Nếu nó là thiện niệm thì tốt, bạn nên duy trì. Nếu nó là ác niệm thì phải nhanh chóng đoạn dứt nó đi, không thể để cho ác niệm tiếp diễn. Ý niệm thứ nhất khởi lên, đây là điều bình thường, bởi vì tập khí từ vô lượng kiếp đến nay, nó sẽ khởi ý niệm. Cổ đại đức thường xuyên dạy bảo chúng ta:“Không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”. Niệm khởi là hiện tượng tự nhiên, bạn ở trong lục đạo huân tập lâu như vậy đã trở thành thói quen rồi, nó sẽ khởi lên, đừng có sợ điều này. Sợ là sợ điều gì? Là sợ giác ngộ quá chậm thôi. Mau mau giác ngộ.
Phương pháp giác ngộ của Tịnh tông chúng ta rất tuyệt vời, sự giác ngộ này chính là một câu Phật hiệu. Ý niệm vừa khởi thì A Di Đà Phật, đè cái ý niệm đó xuống, tất cả ý niệm đều đưa về A Di Đà Phật. Điều này tốt. Đặc biệt là phải khống chế ác niệm. Tôi khuyến khích các đồng tu, đặc biệt là khuyến khích đồng tu xuất gia, công phu của chúng ta không đắc lực, không những công phu không đắc lực, mà Kinh giáo cũng không có khả năng thọ trì,nói đơn giản một chút, Kinh giáo không thể nào hiểu được thấu đáo,không thể hiểu được chính xác, hiểu không đúng, giải thích sai, hiện tượng này là quá nhiều quá nhiều,do nguyên nhân gì vậy? Phiền não che đậy tâm. Cái phiền não đầu tiên là tự tư tự lợi. Thích Ca Mâu Ni Phật không có tự tư tự lợi, tất cả Ngài đều buông xuống hết, đây là Ngài làm một tấm gương tốt,một sự mô phạm tốt cho chúng ta. Nếu như chúng ta vẫn còn danh văn lợi dưỡng, vẫn còn tham muốn hưởng thụ ngũ dục lục trần, những thứ này bạn mà không thể buông xuống được thì bạn nghe Kinh không hiểu. Chân thật là như vậy. Đến lúc nào bạn có thể hiểu được, bạn nghe đến thấm nhuần vị đạo, nghe đến khi ngộ ra, là bạn đã đem các chướng ngại đó bỏ đi. Tôi giảng mười sáu chữ, thường giảng tự tư tự lợi phải buông xuống, danh văn lợi dưỡng phải buông xuống, ngũ dục lục trần phải buông xuống, tham sân si mạn phải buông xuống. Bạn có thể đem mười sáu chữ này buông xuống, đoạn ác tu thiện bạn rất dễ dàng làm được, chẳng khó một chút nào. Tiến thêm một bước nữa, tam quy ngũ giới đối với bạn không phải là chuyện khó, đối với người,đối với việc,đối với vật, đối với thế pháp, đối với Phật pháp, thật sự là bạn có thể làm đượcgiác mà không mê, chánh mà không tà, tịnh mà không nhiễm, bạn có thể đi vào cửa Phật. Mười sáu chữ này mà không buông xuống được, thì bạn vào không được cửa Phật. Vào không được cửa Phật chính là Kinh điển bạn cũng không thâm nhập được, lý luận ở trong Kinh điển không thể trở thành suy nghĩ kiến giải của bản thân, giáo huấn ở trong Kinh điển không thể trở thành hành vi sinh hoạt của bản thân. Học Phật như vậy thì thật uổng công. Lợi ích ở chỗ nào vậy? Ở trong thức A Lại Da trồng vào một hạt giống PhậtĐà. Điểm hay là ở chỗ này. Cái hạt giống này là hạt giống Kim Cang, vĩnh viễn không hư, không biết đến một đời nào đó, một kiếp nào đó bạn gặp lại duyên. Hôm nay chúng ta có thể gặp được pháp duyên Phật pháp đều là trong quá khứ đã trồng cái hạt giống này rồi. Giả sử nếu trong đời quá khứ có thể học được tốt, thì hiện giờ làm sao mà còn đi đến cái chỗ này chứ? Mức độ thấp nhất là các bạn đã đến pháp giới của bốn thánh rồi, không phải ở trong lục đạo. Ở trong lục đạo, hay nói cách khác, là chưa học tốt, chưa có thật hiểu, chưa có chăm chỉ tu hành. Cho nên, nguyên tắc chỉ đạo cao nhất này phải nắm cho chắc.
Đạo tràng, trong chú giải của lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ đã nói năm ý nghĩa. Năm ý nghĩa này trong Kinh điển đều đã có nói.
Ý nghĩa thứ nhất, Thích Ca Mâu Ni Phật ở Ấn Độ dưới cây Bồ Đề mà thị hiện thành đạo, ở chỗ này được gọi là đạo tràng. Đây là ý nghĩa thứ nhất.
Ý nghĩa thứ haichỉ cho sự có được cách tu hành, giống trong Kinh Duy Ma đã nói chân tâm là đạo tràng. Trong Kinh Duy Ma nói rất là nhiều, bạn hãy thử xem. Bạn thật sự đã giác ngộ rồi, là bạn ở trong phương pháp đó mà giác ngộ, cái phương pháp đó chính là đạo tràng. Đây có giảng pháp là đạo tràng. Ý thứ nhất nói là sân bãi, nơi chốn là đạo tràng. Đây là giảng pháp là đạo tràng. Chúng ta mà giác ngộ từ trong “Kinh Vô Lượng Thọ”, thì “Kinh Vô Lượng Thọ” là đạo tràng; giác ngộ từ trong “Kinh Di Đà”, thì “Kinh A Di Đà” là đạo tràng. Giống như Lục Tổ Huệ Năng, Ngài là giác ngộ từ “Kinh Kim Cang”, “Kim Canh Bát Nhã” là đạo tràng của Ngài. Đây là ý nghĩa thứ hai.
Ý nghĩa thứ ba, thông thường nơi chốn để chúng ta thờ cúng Phật được gọi là đạo tràng. Đây cũng chính là chùa miếu am đường mà hiện tại đã nói. Ở trong gia đình, trong nhà bạn có Phật đường, không có Phật đường, có người cũng thờ, tượng Phật, thờ tượng bồ tát ở trong phòng khách cũng gọi là đạo tràng. Cho nên, đạo tràng có ý nghĩa rất rộng.
Ý nghĩa thứ tư là nơi chốn để học đạo.
Ý nghĩa thứ năm là thường chỉ chùa miếu dùng là đạo tràng. Cái chỗ này đã nói là ý nghĩa thứ tư, nơi chốn để chúng ta học đạo. Nơi chốn để học đạo không có nhất định. Chúng ta ở tại chỗ này cùng học tập với nhau, thì đây là đạo tràng của chúng ta. Học tập phải thật sự, phải giống chư PhậtNhư Lai,tổ sư đại đức. Ở trong phẩm trước đã nói “bảo thọ biến quốc”, ý nghĩa chính là phải dựng lên hình tượng học tập, đặc biệt là học đạo. Cái đạo này chính là giác chánh tịnh. Giác chánh tịnh được biểu hiện ở đâu? Biểu hiện ở trên thân tướng của chúng ta. Như vậy, bạn đi đến bất cứ nơi nào cũng đều là đạo tràng. Quả nhiên hành đạo, bạn nhất định là đại từ đại bi, bạn nhất định là phổ độ chúng sanh. “Phật thị môn trung, bất xả nhất nhân”, gặp người nào thì bạn cũng phải giảng cho họ. Không phải là giảng một bộ Kinh, không phải là giảng một bộ luận, mà là nhắc nhở họ, giúp đỡ họ giác ngộ, giúp đỡ họ sửa đổi bản thân. Khi nhìn thấy họ phạm lỗi lầm, bạn nên khuyên nhủ họ, đó chính là đạo tràng. Bạn đi trên đường gặp họ thì khuyên họ vài câu, thì ở trên con đường đó là đạo tràng. Cho nên cái đạo tràng này là có nghĩa rộng, không phải là nghĩa hẹp.
Phẩm đề này là Bồ Đề đạo tràng. Nhìn thấy Bồ Đề chúng ta liền nghĩ đến cây Bồ Đề, bởi vì Kinh văn mở ra là“hựu kì đạo tràng, hữu bồ đề thọ, cao tứ cách vạn lí”. Thọ chính là cái gì? Lập nên hình tượng, đây là bảo. Bảo, chúng ta từ trong cái hàm nghĩa rõ ràng nhất mà nói, người Trung Quốc nói đạo đức, ở trong Phật pháp cũng nói là đắc thông, đạo đức là bảo. Đây chính là ở trong KinhPhật thường dùng cây Bồ Đề làm biểu pháp. Đạo là lí thể của tự tánh, là đức dụng của tự tánh, tất cả chúng sanhmỗi ngườiđều có đủ. Pháp nhĩ như thị. Đây là ở trong KinhPhật thường nói tại phàm bất giảm, tại Thánh bất tăng. Cho nên cặp mắt của Phật nhìn tất cả chúng sanh đều là chư PhậtNhư Lai, tại sao vậy? Ngài nhìn thấy đạo của bạn, bạn thời thời khắc khắc biểu hiện đều là đạo, Ngài nhìn thấy bạn là thấy chân như tự tánh của bạn. Chân như tự tánh ở chỗ nào? Trong “Kinh Lăng Nghiêm” nói rất là hay, lục căn môn đầu phóng quang động địa, ở mắt gọi là thấy tánh, ở tai gọi là nghe tánh, ở mũi gọi là khứu tánh, cái tánh này chính là chân như bổn tánh, chính là Phật tánh, cùng với tất cả chư PhậtNhư Lai không có khác biệt. Phiền phức của chúng ta phát ra từ chỗ nào? Phiền phức phát ra ở niệm thứ hai, mắt chúng ta thấy sắc, tai nghe tiếng, niệm thứ nhất là chân tánh, cái niệm thứ hai thì hỏng rồi, cái niệm thứ hai là tập tánh. Tập tánh thay đổi cho chân tánh, điều này phiền phức rồi. Chư PhậtNhư Lai, pháp thân Bồ Tát, các Ngài uyên bác ở chỗ nào? Các Ngài duy trì vĩnh viễn cái niệm thứ nhất, các Ngài không có niệm thứ hai. Ở trong niệm thứ nhất không có chân vọng, không có tà chánh, không có thị phi, giống như một cái gương chiếu cảnh ở bên ngoài như nhau, rất là rõ ràng, rất là minh bạch,bạn vẫn chưa khởi tâm động niệm. Thế thì chẳng phải là mỗi người đều là như nhau sao? Vậy bạn không phải là Phậtthì cái gì là Phật? Chính là lúc ý niệm thứ nhất của bạn, bạn là Phật thật, không phải Phật giả; cái ý niệm thứ hai là đọa lạc rồi, liền biến thành phàm phu. Phiền phức là ở chỗ này. Bạn phải chân thật giác ngộ, bạn mới có thể duy trì cái ý niệm thứ nhất, vĩnh viễn không rơi vào ý niệm thứ hai, bạn sẽ không bị đọa lạc thành phàm phu. Đây chính là công phu mà chúng tôi giảng. Đây là giảng đạo, giảng tánh đức, điều này là tất cả chúng sanh ai cũng đều có đủ. Hơn nữa, ở trong cuộc sống hàng ngày đều sử dụng nó, mỗi ngày đều dùng nó mà không biết.
A Di Đà Phật…
PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 268)
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Thời gian: Khởi giảng năm 1998
Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ
Biên tập: Ban biên tập Tịnh Không Pháp Ngữ
Cẩn dịch: Ban Biên Dịch Tịnh Không Pháp Ngữ.
.