GIẢNG KINH VÔ LƯỢNG THỌ – LẦN 10 – NĂM 1998
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Giảng tại: Cư Sĩ Lâm Singapore, Tịnh Tông Học Hội Singapore
Thời gian: Từ 1998
Cẩn dịch : Vọng Tây Cư Sĩ
Thuyết minh: CS Thiện Quang & CS Hạnh Quang
Mã AMTB: 02-034-0001 đến 02-034-0188.
MP3 Tự động phát trên Chrome, nếu không tự động phát, vui lòng bấm nút Play ▶️ ở dưới.
TỔNG CỘNG 374 TẬP
GIẢNG KINH VÔ LƯỢNG THỌ – LẦN 10 (NĂM 1998) – TẬP 75/374
Kinh văn:
“Thường hành bố thí cập giới nhẫn
Tinh tấn định huệ Lục Ba La
Vị độ hữu tình linh đắc độ
Dĩ độ chi giả sử thành Phật”.
Đoạn kinh văn này là nói rõ A Di Đà Phật phát tâm ở nhân địa. Trong kinh văn phát tâm tổng cộng phân làm sáu đoạn nhỏ, đây là đoạn nhỏ thứ tư, “tất linh thành Phật”. Trong bốn câu kệ văn đầy đủ cả Tứ Hoằng Thệ Nguyện, khi vừa mở đầu liền đem hành môn của Bồ Tát vì chúng ta nói ra. Cái gì là Bồ Tát hạnh? Chính là trong kinh luận thường gọi là sáu phép Ba La Mật. Sáu Ba La Mật hàm nghĩa sâu rộng vô hạn. Thông thường phàm phu chúng ta cũng học theo tu bố thí, trì giới, nhẫn nhục, vậy có xem là Bồ Tát hạnh hay không? Không thể xem là Bồ Tát hạnh, vì sao vậy? Bởi vì bạn không có tâm Bồ Tát, phải có tu tâm Bồ Tát mới là Bồ Tát hạnh, không có tâm Bồ Tát, học mấy thứ này chỉ là làm bộ làm dáng, học dáng vẻ của Bồ Tát, vậy thì không thể học được. Cho nên quan trọng nhất là phải hiểu được phát tâm. Phát tâm, kinh văn trước và sau bổn kinh đều nói đến. Phật là dùng cái tâm gì? Phật dùng cái nguyện gì? Chúng ta trước tiên phải tường tận điều này.
Người tu học Đại Thừa, không thể nói họ không dụng công, không thể nói họ không nỗ lực. Ngay trong đồng tu chúng ta, người xuất gia, tại gia dũng mãnh tinh tấn chúng ta thấy được, ngày đêm không ngủ không nghỉ ở nơi đó học tập, nhưng thành quả như thế nào? Thực tế mà nói đều là bình bình. Cái nguyên nhân này rốt cuộc ở nơi đâu? Nguyên nhân là bạn chưa có phát tâm Bồ Đề. Bổn kinh Thế Tôn dạy bảo chúng ta, vãng sanh đến thế giới Tây Phương Cực Lạc, trong ba bậc vãng sanh, trong phẩm thứ nhất nói rất hay, một câu nói quan trọng nhất chính là “phát tâm Bồ Đề một lòng chuyên niệm”. Một lòng chuyên niệm làm được rồi, phát tâm Bồ Đề không làm được, cho nên người niệm Phật nhiều, người vãng sanh ít, bởi vì hai câu nói bạn chỉ làm được phân nửa, phân nửa còn lại bạn chưa làm được, cho nên không thể vãng sanh. Tại vì sao nhất định phải phát tâm Bồ Đề? Bởi vì Cực Lạc Tịnh Độ là Đại Thừa, mà Đại Thừa pháp là xây dựng trên nền tảng tâm Bồ Đề.
Tam Phước của Quán Kinhdạy chúng ta nền tảng tu học. Trong tam phước, điều thứ ba, câu thứ nhất chính là “phát Bồ Đề tâm, thâm tín nhân quả, đọc tụng Đại Thừa, khuyến tấn hành giả”, đây gọi là Bồ Tát. Một điều phía sau tam phước, trong bốn câu, hai câu sau cùng bao gồm sáu Ba La Mật. “Đọc tụng Đại Thừa” là tự tu tự học, “khuyến tấn hành giả”là hóa tha. Tự hành hóa tha. Dùng được sáu điều này rồi, sáu Ba La Mật liền thực tiễn. Bạn nghĩ xem, quan trọng dường nào!
Cái gì gọi là tâm Bồ Đề? Bồ Đề là ý nghĩa của giác ngộ, tâm Bồ Đề chính là bạn chân thật giác ngộ. Làm thế nào mới xem là chân thật giác ngộ? Chúng ta thường xem thấy được ở trong tất cả kinh luận, người nhị thừa chưa phát tâm Bồ Đề. Đâu là nhị thừa? A La Hán, Bích Chi Phật, cho nên họ không thể thành chánh quả. Cái họ thành tựu ở trong Phật pháp là quả nhỏ, không phải chân thật. Trong pháp giới bốn thánh, ngoài Thanh Văn, Duyên Giác ra, còn có Bồ Tát, còn có Phật, Thiên Thai gọi là Phật của Tạng Giáo. Những vị Phật này, thực tế mà nói, không phải là rất cao, ở trong mười pháp giới chưa đột phá được mười pháp giới. Do nguyên nhân gì? Chưa phát tâm Bồ Đề. Tâm Bồ Đề nếu như vừa phát thì người này rất cừ khôi, liền siêu việt mười pháp giới. Vì sao nói tâm Bồ Đề vừa phát liền ra khỏi mười pháp giới? Tâm Bồ Đề quá lớn, cái vòng của mười pháp giới quá nhỏ, phá được cái vòng của mười pháp giới thì liền ra khỏi, đạo lý chính là như vậy. Tâm phải lớn. Trên kinh Đại Thừa thường nói “tâm bao thái hư, lượng khắp pháp giới”, cái tâm đó gọi là tâm Bồ Đề. Tâm Bồ Đề là trùm khắp hư không pháp giới. Chúng ta có phát ra cái tâm này hay chưa? Tâm này vừa phát, ở trong Hoa Nghiêm nói chính là Viên Giáo Sơ Trụ Bồ Tát. Sơ Trụ gọi là phát tâm trụ, trụ cái gì? Trụ Như Lai chi sở trụ, nhất thiết chư Phật Như Lai liền trụ tâm Bồ Đề. Hay nói cách khác,vĩnh viễn không mất tâm Bồ Đề, vĩnh viễn không thoái tâm Bồ Đề, đây gọi là phát tâm trụ. Con người này trên hội Hoa Nghiêm gọi là Pháp Thân Đại Sĩ, trên hội Bát Nhã gọi là chư Phật Như Lai, họ chân thật là chư Phật Như Lai. Lại như tông môn đã nói “minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật”, họ đã kiến tánh hay chưa? Kiến tánh rồi. Thấy được cái tánh gì? Hư không pháp giới là tâm lượng của chính mình, đó là kiến tánh rồi, đó là minh tâm kiến tánh. Tâm lượng của chúng ta quá nhỏ, quá đáng thương, khởi tâm động niệm chỉ biết có chính mình, chỉ biết một gia đình nhỏ, một đoàn thể nhỏ. Tâm của bạn bao lấy một quốc gia, bao lấy một địa cầu vẫn là vọng tâm tà kiến,ởtrong thế pháp nói như vậy là rất cừ khôi, anh hùng hào kiệt, không phải người thông thường có thể so sánh, thế nhưng không thể giải quyết vấn đề. Chúng ta yêu thế giới này, quan tâm thế giới này, các thế giới khác thì sao?
Khoa học hiện tại phát triển, mọi người đều có một khái niệm, ngoài tinh cầu này của chúng ta ra còn có tinh cầu khác. Trên tinh cầu này chúng ta có người, sinh mạng cao đẳng, trên các tinh cầu khác cũng có. Bạn thấy nhiều năm đến nay, nhiều tin đồn người ngoài hành tinh đến thăm địa cầu này, chúng ta xem thấy có rất nhiều đĩa bay. Đĩa bay là gì vậy? Là người ngoài hành tinh, họ không phải thần tiên, họ là người. Nếu như là thiên thần, là quỷ thần, khi đến nhân gian không cần phải dùng đĩa bay, không cần dùng công cụ giao thông. Nếu dùng công cụ giao thông, chúng ta muốn bay đến tinh cầu khác, người ta muốn bay đến bên đây chúng ta, thảy đều là người, cõi người, không phải là cõi trời. Người cõi trời không cần dùng đến những loại máy móc này. Phàm hễ dùng động lực cơ giới để giúp bạn du hành trong thái không đều là thuộc về cõi người.
Nếu như chúng ta chỉ yêu thương người của địa cầu, không thương yêu người của các tinh cầu khác thì sẽ xảy ra đại chiến tinh cầu, làm sao có thể giải quyết được vấn đề? Cho nên chân thật có thể giải quyết được vấn đề, triệt để giải quyết được vấn đề là Phật Bồ Tát. Phật Bồ Tát thì tâm trùm hư không, lượng khắp pháp giới, không bỏ sót một tinh cầu nào. Không những không bỏ sót một tinh cầu nào, nhà Phật thường nói: “Phật thị môn trung, bất xả nhất nhân”, cái nhất nhân đó là gì? Là một chúng sanh tận hư không khắp pháp giới đều không xả bỏ. Bạn xem, tâm lượng này bao lớn! Người phát tâm Bồ Đề giống như mẹ hiền thương yêu con cái của họ vậy,con cái rất nhiều, thảy đều quan tâm chăm sóc, không hề bỏ sót đứa nào. Loại động lực này, bất cứ sức mạnh thế gian nào cũng đều không thể so sánh. Tại vì sao chư Phật Bồ Tát đại từ đại bi, vĩnh viễn là hằng thuận chúng sanh, tùy hỉ công đức, biến pháp giới tùy loại ứng thân tùy cơ nói pháp? Đó là tâm Bồ Đề. Chúng ta có cái tâm lượng này hay không? Đó là chân tâm của chính mình, là bổn tánh của chính mình. Ngày nay chân tâm bổn tánh vì sao không thể thấy được? Phật nói với chúng ta đó là do mê mất, bạn mê rồi. Chư Phật Bồ Tát là giác ngộ, giác ngộ là sự việc này. Bản thân của sự việc này không có mê ngộ, mê ngộ là ở người.
Người giác ngộ thường hành bố thí, nhẫn nhục, tinh tấn, định huệ sáu Ba La, họ là Bồ Tát. Chúng ta là người mê. Người mê ở nơi đó học, có học cũng không giống. Bạn tỉ mỉ mà quán sát, bạn liền có thể thể hội được. Học không giống được, đây chỉ mới gọi là phát tâm tu hành. Phát nguyện là đầu tiên, bạn phải phát tâm trước. Thế nhưng phát tâm, chúng ta tỉ mỉ mà quán sát trong Tam Phước, nó là giai đoạn thứ ba. Học Phật cần phải từ trên nền tảng mà định đặt nền móng. “Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu mười nghiệp thiện”, đây là gốc. Nếu như các vị chân thật thể hội được tường tận, ngày nay bao gồm hết thảy người tu hành, tại vì sao không thể thành tựu? Công phu vì sao không thể có lực? Thì bạn liền tìm ra được nguyên nhân. Cho nên học Phật phải học từ đâu? Phải học từ hiếu thuận cha mẹ. Bạn có tận hiếu đạo hay chưa? Học từ phụng sự sư trưởng, người Trung Quốc chúng ta gọi là “hiếu thân tôn sư”. Không làm được bốn chữ này, bạn ở nơi Phật pháp không luận là tinh tấn thế nào, không luận dụng công thế nào, thành thật mà nói, công phu của bạn sẽ không có lực, bạn làm sao có thể có được thành tựu?
Người sơ học chúng ta đến đâu để tu lục độ? Tu ở ngay trong nhà. Làm thế nào tu bố thí? Hiếu thuận cha mẹ chính là tu bố thí. Bạn dùng sức lực của bạn phụng sự cha mẹ, đó là bố thí. Đối với cha mẹ phải nên nói cúng dường, cúng dường cha mẹ, rất chu đáo mà chăm sóc đời sống của cha mẹ, đó là nội tài bố thí,chăm sóc họ, vì họ phục vụ, hầu hạ họ. Dùng trí tuệ của chúng ta, ở ngay trong đời sống của họ, họ có những tập khí thị hiếu, chúng ta đều có thể nghĩ đến, hầu hạ chu đáo đến cùng, đây là thuộc về pháp bố thí. Cúng dường tài lực, lao lực là thuộc về tài bố thí. Có thể khiến cho họ yên tâm, khiến cho họ an vui, lìa khỏi tất cả lo buồn là bố thí vô úy. Ba loại bố thí phải bắt đầu từ nơi đâu? Bắt đầu làm từ cha mẹ của bạn, làm từ thầy giáo của bạn.
Thầy giáo dạy bảo chúng ta, chúng ta mới được khai mở, mới có trí tuệ, mới hiểu được những sự việc, ân đức của thầy làm sao có thể quên được? Thường hay nhớ nghĩ đến thầy, chỉ cần biết thầy vẫn còn ở đời, ngày lễ ngày tết luôn phải có sự quan tâm, có sự biểu thị, có thời gian rảnh phải thường đi thăm thầy. Nếu thầy có bất cứ thiếu kém nào, phải chăm sóc chu đáo giống như cha mẹ. Thầy là người rất khổ cực, đặc biệt là vào thời trước, không như hiện tại. Thầy giáo hiện tại của trường nhận tiền lương, vào thời trước không có. Vào thời trước thầy giáo dạy học, học trò cúng dường đối với thầy là tuỳ ý. Nhà giàu có thì cúng dường nhiều một chút, nhà nghèo khổ thì không có cúng dường, thậm chí người rất nghèo khổ, thầy giáo còn hỗ trợ cho học trò, việc này hiện tại không xem thấy. Thời trước thầy giáo là người đi dạy học, thầy giáo hiểu được đạo đức nhân nghĩa, họ là mô phạm của xã hội, họ không xem trọng đời sống vật chất mà họ xem trọng đời sống tinh thần, toàn tâm toàn lực chăm sóc học trò. Bạn nói xem, ân đức này bao lớn! Không chỉ ân huệ đối với học trò mà đối với toàn thể xã hội, toàn thể quốc gia dân tộc, họ có đại công đức chân thật.
Vào thời xưa, xã hội chúng ta cũng có giai cấp, thế nhưng không như Ấn Độ nghiêm khắc đến như vậy. Giai cấp của Trung Quốc cũng có bốn loại là sĩ, nông, công, thương. Sĩ là người đi học, giai cấp tri thức, ở trong xã hội thì địa vị này rất cao cả, thế nhưng người đi học rất là kham khổ. Những người nào có tiền? Người buôn bán có tiền. Người buôn bán địa vị trong xã hội được xếp sau cùng. Hiện tại thì đảo ngược rồi, hiện tại có tiền là đệ nhất, người đi học thì lại xếp ở sau cùng, đã không còn như trước nữa. Bạn nói xem, bi ai cỡ nào! Xã hội làm sao mà không đại loạn! Động loạn của xã hội, cội gốc của động loạn chúng ta tường tận, chúng ta biết được, chúng ta phải chăm chỉ nỗ lực mà làm, nhắc thức đại chúng xã hội biết được chủ nghĩa công lợi kém khuyết rất nhiều. Tổng quy kết lại, những việc này đều thuộc về vấn đề giáo dục. Giáo học của thời xưa cùng quan niệm giáo học của hiện tại (hiện tại chúng ta gọi là giáo dục triết học) hoàn toàn không như nhau. Nhân sĩ có tâm, chí sĩ có lòng nhân, phải ở ngay chỗ này mà hạ công phu, phải vào sâu mà tham khảo thì mới có thể chân thật giúp đỡ xã hội giải quyết vấn đề này, đạt đến xã hội thịnh trị dài lâu, cầu lấy phước lợi chân thật cho tất cả chúng sanh. Con người như vậy chính là Bồ Tát. Có hay không? Trong cách nhìn của tôi thấy vẫn không phải là số ít, thật có Bồ Tát. Không có Bồ Tát thì đạo tràng này của chúng ta không thể xây dựng, không có Bồ Tát thì thôn Di Đà ngay trong lý tưởng của chúng ta cũng không thể thành tựu.
Bồ Tát từ nơi đâu mà có? Nhất định phải từ chính mình phát tâm Bồ Tát mới có thể cảm ứng tương thông với chư Phật Bồ Tát. Chúng sanh có cảm, Phật Bồ Tát liền có ứng. Đạo cảm ứng không hề sót lọt, đây là chân thật, không phải là giả. Nhất định phải dùng tâm chân thành cầu cảm ứng. Cho nên chân thật là một Bồ Tát quyết định là “thường hành”. Trong đây phải đặc biệt chú trọng hai chữ này. Bạn xem, người thế gian muốn học Bồ Tát hạnh, học không được mấy ngày thì thoái tâm, không giữđược lâu. Tại vì sao không giữ được lâu? Không có loại quan niệm của Bồ Tát, không có đức hạnh của Bồ Tát, không có tâm lượng của Bồ Tát nên muốn học hành vi của Bồ Tát học không giống được. Tâm của Bồ Tát nói không hết, tôi chỉ là nói ra một điều là “tâm lượng lớn”. Cho nên chúng ta phải học tâm lượng lớn, phải có thể thương yêu tất cả chúng sanh. Trí của Bồ Tát, các Ngài đối với chân tướng của vũ trụ nhân sanh tường tận, chân thật hiểu rõ.
Vừa rồi còn có một bạn nhỏ hỏi tôi, vũ trụ từ do đâu mà có? Vấn đề này hỏi được rất hay, vũ trụ từ do đâu mà có? Sinh mạng từ do đâu mà có? Về sau lại diễn biến như thế nào? Trong Phật kinh giải thích được rất rõ ràng, rất tường tận, thế nhưng những lão sư nhiều đời không nói ra. Có thể nói ra hay không? Có thể nói ra được, một câu nói có thể giải đáp nhưng không nói. Vì sao không nói? Bảo bạn chính mình ngộ ra, bạn có thể ngộ được là bạn chính mình hiểu, bạn thật đã vào được cảnh giới. Giảng cho bạn nghe rồi bạn không thể ngộ nhập, là do bạn nghe được, không phải là cảnh giới của chính mình. Việc này một lão sư tốt sẽ không nhẫn tâm làm,vì sao vậy? Đóng bít đi cửa ngộ của bạn, bạn sẽ không khai ngộ. Thế nhưng chúng ta xem thấy những chúng sanh hiện đại này, muốn dạy họ khai ngộ là việc không thể nào, bạn có ép họ thế nào, ép họ cả một đời, tôi thấy họ cũng không thể khai ngộ được. Cho nên giáo học của tôi không giống như người xưa, người xưa thì không nói ra, tôi thì đem nó nói ra hết. Nói ra hết đích thực không phải là cách dạy tốt, sau khi nói ra hy vọng bạn đi chứng thật. Nếu như bạn không thể chứng thật, bạn cũng không thể trách tôi đã hại bạn. Tôi tuyệt nhiên không có tâm hại bạn, tôi vẫn là có tâm giúp bạn. Cho nên ở trong kinh luận, không luận là Phật nói pháp, chú sớ của tổ sư đại đức, lời nói này đều rất hàm súc. Tôi nói với các vị thảy đều nói cho các vị nghe được rõ ràng, nói rất tường tận. Tuy là nói rõ ràng, nói tường tận nhưng vẫn cứ không phải là cảnh giới của chính bạn. Làm thế nào có thể đem nó biến thành cảnh giới của chính mình? Đó là công phu, đây mới là thọ dụng chân thật.
Sự việc này rất là khó khăn, chúng sanh hiện tại thực tế chính là trên kinh Địa Tạng đã nói “nghiệp chướng sâu nặng, cang cường khó giáo hoá”. Nhất là hiện tại hoàn cảnh đời sống của chúng ta không tốt, không chỉ là loạn thế, mà là đại loạn, không chỉ là đời ác năm trược, mà là trược ác đến cùng tột. Hiện tại chúng ta sống ngay trong hoàn cảnh này. Loại hiện tượng này thông thường người hiện tại gọi là bùng nổ tri thức. Tri thức chân thật là bùng nổ, còn lợi hại hơn bom nguyên tử, làm nhiễu loạn hoàn toàn chánh tri chánh kiến của bạn. Bạn mỗi ngày xem thấy, nghe thấy, tiếp xúc được đều là tà tri tà kiến. Tà tri tà kiến lâu ngày dài tháng biến thành tri kiến của chính mình, nên gọi là tiên nhập vi chủ, biến thành một loại thành kiến. Thành kiến không dễ gì thay đổi. Đây là một việc ở trên giáo học vô cùng khó khăn, vô cùng thống khổ.
Khi tôi còn trẻ cầu học, gặp được mấy vị thiện tri thức, mỗi một người họ đều rất quan tâm đối với tôi, dựa vào cái gì? Chính là đầu óc của tôi đơn giản, thứ mà tôi tiếp xúc rất ít, họ xem thấy được nên rất trân quý. Ngay lúc đó tôi không hề biết, tôi cảm thấy mấy lão sư này rất có duyên phận với tôi, họ đặc biệt tốt với tôi, tốt hơn rất nhiều so với các bạn khác. Hiện tại mới biết được, người đầu óc đơn giản thì dễ dạy, bạn có quá nhiều thứ trong đầu thì thật là khó dạy. Dạy bạn việc này thì bạn phản kháng lại, bạn nêu ra một đống vấn đề, họ không có nhiều thời gian đến như vậy để giải đáp cho bạn, để biện luận cùng với bạn, họ không tìm lấy phiền phức. Cho nên nói, người đầu óc càng đơn giản thì càng dễ dạy. Đó là thông thường lão sư ưa thích học trò, chúng có thể tiếp nhận, chúng có thể hấp thu, chúng không có thành kiến, chúng vọng tưởng ít. Cho nên, năm xưa khi tôi thân cận tiên sinh Phương Đông Mỹ, tôi nói tôi rất có hứng thú đối với triết học, rất muốn học,thầy hỏi tôi có đọc qua những sách triết học nào chưa? Không có! Có nghe qua người nào giảng dạy chưa? Vẫn chưa! Thầy rất hoan hỉ. Tôi thỉnh cầu muốn đến trường để dự thính giáo trình của thầy, thầy nói không cần, đến nhà thầy đi, ở trong nhà riêng biệt dạy cho tôi. Về sau một số học trò của thầy biết được tôi là người được lão sư dạy riêng ở nhà, họ đều nhìn tôi với ánh mắt ganh tị. Năm xưa, tiên sinh Đường Quân Nghị ở HongKong chính là học trò của tiên sinh Phương Đông Mỹ, những người đó đều là học trò ở trong lớp học của thầy. Tôi thì được dạy từ trong phòng khách nhỏ của nhà thầy. Chúng ta mới hiểu rõ, thầy sợ tôi đến đến trường nghe giảng sẽ quen biết rất nhiều thầy giáo, quen biết rất nhiều học trò, tư tưởng lại loạn lên, mặt tiếp xúc sẽ rộng. Thầy đem phạm vi của tôi thu nhỏ lại, thu nhỏ phạm vi, không để tôi tiếp xúc với người bên ngoài, chuyên nghe một mình thầy, vậy thì dễ dạy.
Tiếp xúc Phật pháp, tôi thân cận đại sư Chương Gia, phương thức của đại sư Chương Gia giống y như tiên sinh Phương Đông Mỹ, cũng đem phạm vi của tôi thu lại rất nhỏ. Vào lúc đó mỗi một tuần lễ chỉ có ngày chủ nhật thì có thể đến lớp, mỗi lần ngày chủ nhật gặp mặt với đại sư một lần, hai giờ đồng hồ, cũng là một thầy dạy một trò. Nếu như có một lần hai lần không đến thì Ngài lập tức gọi điện thoại phái người đến hỏi vì sao, có phải là bị bệnh không? Vì sao mà không đến học? Quan tâm đến như vậy nên không thể không đi, không đi là có lỗi với thầy. Về sau chúng ta mới biết được, vì sao quan tâm đến như vậy? Vì không gì khác hơn là đầu óc tôi đơn giản, ham thích học, rất nỗ lực học, thế nhưng tuyệt nhiên chưa từng học qua. Đạo lý này, hiện tại người hiểu được rất ít.
Chư Phật Bồ Tát rõ ràng tường tận, thông suốt thấu đáo, hiểu rõ tận hư không, khắp pháp giới là một chỉnh thể hoàn mỹ. Cái chỉnh thể này là gì? Chính là chính mình. Trên kinh Phật nói cho chúng ta nghe là pháp thân. Pháp thân là bản thể, pháp thân chính là tự tánh, pháp thân chính là chân tâm, pháp thân chính là đệ nhất nghĩa. Danh từ nhiều đến mấy chục loại nhưng chỉ nói đến một sự việc. Pháp thân là gì? Pháp thân là hư không pháp giới, pháp thân là tất cả chúng sanh. Bạn có chịu thừa nhận hay không? Bày ra ngay trước mắt bạn, bạn không thể thừa nhận. Chư Phật Như Lai, trên hội Hoa Nghiêm 41 vị Pháp Thân Đại Sĩ, các vị đó thừa nhận, họ khẳng định đây là sự thật. Ngày nay chúng ta nghe qua cho là hư vọng, không phải là sự thật. Đây chính là chúng ta điên đảo thác loạn, nhận giả không nhận thật. Nói lời chân thật với bạn thì bạn nói là hư vọng, nói giả dối với bạn thì bạn nói là thật, tất cả chúng sanh sáu cõi thích nghe gạt không nghe khuyên, cho nên chư Phật Như Lai giảng kinh nói pháp nửa gạt nửa khuyên. Vì sao nửa gạt nửa khuyên? Lời tôi nói đều là thật. Phật dùng nhị đế mà nói pháp, tùy tục đế là nửa gạt, tùy theo chân đế đó chính là nửa khuyên. Mở đầu thì gạt bạn nhiều, nói thật thì ít, dần dần thì từ từ thay đổi lại, đến một giai đoạn thì gạt bạn ít, mà nói nhiều lời thật, đến sau cùng thì hoàn toàn nói lời thật, không gạt bạn nữa. Cho nên Phật nói pháp là dùng phương pháp này, mở đầu thì gạt bạn nhiều, nói thật ít. Bạn tỉ mỉ mà xem kinh văn sẽ thấy là như vậy. Đó là trí tuệ của Phật, đó là phương tiện khéo léo của Phật. Ngài gạt bạn không phải là ác ý, mà là ý tốt,bởi vì bạn không hiểu, không gạt bạn thì bạn hoàn toàn không thể tiếp nhận, cho nên dùng phương pháp nửa gạt nửa khuyên này. Đây chân thật là hết lòng hết dạ. Chúng ta phải tường tận, phải thông đạt cái ý này.
Cho nên nói thật với bạn, tận hư không khắp pháp giới mới là chính mình, đó cũng giống như một cái thân thể hoàn chỉnh của chúng ta. Hiện tại thân thểnày của chúng ta là cái gì? Thân thể là tổ hợp của tế bào, ngày nay chúng ta nhận cái tế bào cho là chính mình thì nhận sai rồi, chính là trên kinh thường nói điên đảo vọng tưởng, không biết được hư không pháp giới, tất cả chúng sanh là chính mình. Thảy đều tường tận thấu đáo rồi, thì bao gồm tất cả xung đột đều không còn, tất cả hiểu lầm đều không còn, tâm đại từ bi mới sanh khởi. “Vô duyên đại từ, đồng thể đại bi”, phải từ ngay chỗ này mà sanh ra,cho nên họ có thể thường hành. Ngày nay chúng ta không cách gì thường hành, phát tâm như người xưa nói là “đạo tâm sương sớm”. Thời gian này rất ngắn, mặt trời vừa lên, hạt sương liền tan hết, gọi là đạo tâm sương sớm, vậy thì làm sao có thể thành được việc gì? Cho nên phải “thường hành”.
“Bố thí” nếu như y theo kinh Hoa Nghiêm để nói với bạn, chí ít hai chữ này nếu giảng nửa năm cũng giảng không xong. Như hiện tại chúng ta giảng kinh Hoa Nghiêm, một tuần lễ giảng tám giờ đồng hồ, e rằng giảng nửa năm cũng giảng chưa xong. Tôi nói với bạn là lời thật. Năm xưa tôi giảng Hoa Nghiêm ở Đài Bắc, tôi nhớ là giảng chương thứ sáu Hồi hướng, mười hồi hướng giảng đến hồi hướng thứ sáu, hồi hướng thứ sáu chính là giảng bố thí, nhớ lại chương kinh đó đã giảng hết nửa năm, dường như là một tuần lễ giảng hai lần hay là ba lần, giảng hết một năm. Trên kinh nói cho chúng ta nghe hơn 100 loại bố thí, vậy là viên mãn rồi phải không? Chưa hề,cũng chỉ là nêu ra ví dụ mà thôi. Nói tỉ mỉ, nói một cách chi li, không hề gián đoạn, vẫn nói không hết. Tại sao nói không hết vậy? Xứng tánh. Phàm là những gì tương ưng với tự tánh thì cái đó đều không cùng tận. Trong kinh Hoa nghiêm nêu ra ví dụ rất nhiều, nói tường tận hơn so với những kinh thông thường một chút mà thôi,nhưng vẫn là nói cương lĩnh.
Chúng ta phát tâm, chúng ta giảng đơn giản nhất, trước mắt chúng ta cần nên thực hiện, nhất định phải phát cái tâm thương yêu đích thực. Hai mươi chữ mà chúng ta hôm nay đã đề xướng là chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi; nhìn thấu, buông bỏ, tự tại, tùy duyên, niệm Phật. Tâm thanh tịnh là dứt khoát không có ô nhiễm, dứt khoát không có nhân ngã thị phi, danh vọng lợi dưỡng, thì tâm bạn mới thanh tịnh. Tâm bình đẳng thì dứt khoát không có cao thấp. Tâm chánh giác thì dứt khoát không có mê mờ. Sau đó mới có thể khởi đại từ đại bi. Đại từ đại bi chính là quan tâm tất cả chúng sanh vô điều kiện,thương yêu tất cả chúng sanh, toàn tâm toàn lực giúp đỡ tất cả chúng sanh, đó là tâm Bồ Tát. Bạn có tâm Bồ Tát thì bạn mới có thể hành Bồ Tát đạo.
Bồ Tát đạo chính là “bố thí” mà ngay chỗ này nói. Chúng ta dùng cách nói đơn giản, ba loại bố thí lớn. Việc thứ nhất là tài bố thí. Tài có nội tài, có ngoại tài. Cái gì là ngoại tài? Vật ngoài thân là ngoại tài. Dùng lao lực trí tuệ thân thể của chính ta thì thuộc về nội tài. Ngoại tài phải bố thí, nội tài cũng phải bố thí. Ngày nay chúng ta xem thấy đạo tràng này, các vị xem thấy trên dưới có rất nhiều đồng tu làm công quả ở nơi đây, phục vụ lao dịch, đó là thuộc về nội tài bố thí. Có một số đồng tu bỏ tiền ra, đó là ngoại tài bố thí. Ở ngay nơi đây, đạo tràng này vẫn đang không ngừng phát triển. Bố thí nhiều nhất là cư sĩ Lý Mộc Nguyên, tôi nghe nói mỗi buổi tối ông đều ngủ không được ngon giấc, vì những việc này mà lo lắng, để lo trù bị, đó là nội tài bố thí. Bạn nghĩ xem, không có một vị Bồ Tát như vậy, không có một người như vậy dẫn đầu, cái đạo tràng này không thể xây dựng được, không thể thành tựu. Có mấy người biết được,có mấy người tường tận? Không biết được, không tường tận, vẫn còn đố kỵ, còn muốn chướng ngại, còn nghĩ cách để phá hoại, tạo ra vô lượng vô biên tội nghiệp, vậy mà họ còn cảm thấy họ rất là từ ái, chính mình đang tu Bồ Tát đạo. Bồ Tát đó của họ là đi vào ba đường ác. Cho nên Phật ở trong kinh luận nói rất hay, tất cả chúng sanh tạo tác vô lượng vô biên tội nghiệp, trên kinh Địa Tạng nói “chúng sanh Diêm Phù Đề khởi tâm động niệm thảy đều là tội”. Tại vì sao có hiện tượng này? Ngu si, căn nguyên là ngu si. Ngu si chính là không tường tận đối với chân tướng sự thật, hoàn toàn tuỳ theo ý của chính mình mà dò xét, đang nghĩ tưởng xằng bậy, cố ý vô ý tạo tác vô lượng vô biên tội nghiệp. Cho nên,nếu chúng ta hiểu được, liền biết được tu bố thí là quan trọng.
Trong thế gian pháp nói, quả báo của bố thí được phước, càng thí càng nhiều. Tôi nghĩ các đồng tu nơi đây, đó là các vị chính mắt xem thấy, chính tai nghe được, các vị thấy Cư Sĩ Lâm ngày càng thêm hưng vượng. Làm sao hưng vượng? Là bố thí. Nhà ăn dưới lầu, một năm 365 ngày, không có ngày nào không bố thí, không luận người nào đến nơi đây ăn cơm đều hoan nghênh. Đó cũng không phải tùy tiện mà cúng dường, thật có tâm cúng dường. Cơm và thức ăn mỗi ngày đều phải nghiên cứu làm thế nào cải tiến, làm thế nào ăn được ngon hơn. Không phải tuỳ tiện mà cúng dường cho bạn, có cho bạn ăn là được rồi còn cần phải đắn đo gì, mà ngày ngày phải nghiên cứu. Bạn xem, nhà ăn ở lầu hai, tôi thấy quán chay thông thường hiện tại không thể hơn được chúng ta. Cho nên, có rất nhiều đồng tu muốn mời tôi ăn cơm, tôi nói bạn đem tiền mời tôi ăn cơm giao cho quầy tiếp tân quyên cho thôn Di Đà, ở nơi lầu hai có rất nhiều bàn nhỏ, tôi sẽ ăn cơm với bạn. Bạn thấy như vậy quá tốt, bạn làm công đức chân thật, hà tất tốn tiền ở bên ngoài, lãng phí tài lực, cũng lãng phí thời gian, lãng phí tinh thần. Chúng ta ở nơi đây quá tốt, quá thoải mái, đây đều là bố thí. Cho nên, nó hưng vượng đến như vậy là từ bố thí. Bạn không nên sợ nhiều người như vậy đến nơi đây dùng cơmthì tiền ở đâu mà có. Cư sĩ Lý nói từ lúc chúng ta khai trương bố thí ba bữa ăn đến nay chưa từng mua gạo, cũng chưa từng mua dầu, cũng chưa từng mua rau, rất nhiều nơi không ngừng tự nhiên có người mang đến. Là Phật Bồ Tát mang đến. Cho nên lời ông nói rất hay, tôi tin tưởng nhưng các vị không tin tưởng, ông chủ hỗ trợ phía sau chúng ta là A Di Đà Phật. Chúng ta không có phước báo, A Di Đà Phật có phước báo, chúng ta làm việc thay cho A Di Đà Phật, thành tâm thành ý mà làm, không hề có chút tâm tư riêng, liền cảm động A Di Đà Phật, chư Phật Bồ Tát đều đến hộ trì cái đạo tràng này, do vậy mà hưng vượng. Có chút tâm tư riêng thì liền không có cảm ứng.
Bạn có lòng riêng tư cũng có nhiều tín đồ đến, dường như rất hưng vượng, cái cảm ứng đó là ma gia trì. Ma thì không đáng tin, ma là vô thường, chúng không phải là thường hành, hôm nào không vui thì bỏ đi, đi rồi thì đạo tràng này của bạn lập tức liền suy. Chỉ có Phật là chân thường, cho nên bạn dùng chân tâm mà cảm thì liền có chân cảm ứng, chúng ta phải hiểu được đạo lý này. Đây là nói tài bố thí. Trong kinh luận cũng thường nói, người thế gian phát tài, được tiền của. Tiền của là quả báo. Vì sao họ có thể phát được tài? Tại vì sao có được tiền của? Do bố thí. Không phải đời trước thì là đời này, quyết định là tài bố thí nhiều, cho nên tiền của họ dùng không thiếu. Nhất là vào năm nay, kinh tế suy sụpnhiều, Đông Nam Ámỗi một nghề nghiệp đều bị ảnh hưởng, trong nhà Phật chúng ta cũng không khỏi bị ảnh hưởng, rất nhiều đạo tràng mức thu nhập không đủ chi, hoá duyên cũng không thể hoá duyên được, chỉ riêng đạo tràng Cư Sĩ Lâm này rất hưng vượng, không hề bị ảnh hưởng. Đây là do nguyên nhân gì? Bố thí nhiều, tài bố thí nhiều, cho nên tiền tài nơi đây dùng không thiếu, không có chút ảnh hưởng nào. Cư sĩ Lý nói với tôi là không những không giảm ít, thu nhập mỗi tháng đều tăng hơn. Điều này nói rõ lời Phật nói không hề sai, chúng ta còn có thể không tin sao? Sự thật đã chứng minh cho chúng ta rồi.
Pháp bố thí thì thông minh trí tuệ. Người đến đạo tràng nghe kinh, đến niệm Phật, bao gồm người đến nơi đây để làm công quả, bạn có quán sát hay không? Trí tuệ của mỗi một người mỗi năm thêm lớn. Tôi xem thấy được. Vì sao trí tuệ thêm lớn? Cái đạo tràng này pháp bố thí nhiều, mỗi ngày có người ở nơi đây giảng kinh nói pháp, không thiếu một ngày. Mỗi ngày niệm Phật đường có người đang niệm Phật, niệm Phật không gián đoạn, đó là pháp bố thí. Cho nên mỗi người phiền não nhẹ, trí tuệ thêm lớn, đây là chúng ta xem thấy.
Loại thứ ba gọi là bố thí vô uý, được quả báo là khoẻ mạnh sống lâu. Tình hình này chúng ta cũng quán sát được, có tài bố thí, có pháp bố thí,tất cả sự lý dần dần đều tường tận. Thế gian có bất cứ tai nạn gì thì tâm của chúng ta cũng bình tĩnh an tịnh, không bị ảnh hưởng. Mức độ thấp nhất, ảnh hưởng đối với chúng ta dần dần đang giảm nhẹ, thân tâm chúng ta an lạc, đó là đạo khoẻ mạnh sống lâu, hiệu quả của bố thí vô uý.
Có thể hành ba loại bố thí, chịu hành ba loại bố thí, hoan hỉ hành ba loại bố thí, cho nên bạn có được hiệu quả là tiền của, thông minh trí tuệ, khoẻ mạnh sống lâu, chiêu cảm được là pháp hỉ sung mãn. Rất nhiều đồng tu đều rõ ràng thể hội được điều này. Đạo tràng Cư Sĩ Lâm này chỉ cần bạn vừa bước vào cửa, không luận nhìn thấy người nào, mặt đều cười toe toét, người ở nơi đây thường sanh tâm hoan hỉ. Sự hoan hỉ này chính là hiệu quả của ba loại bố thí, thành tựu của ba loại bố thí. Chúng ta đã đạt được thành tựu này, đã có thu hoạch này, tín tâm tăng trưởng, lòng tin thêm lớn, ý niệm của bố thí thêm lớn, quả báo tương lai nhất định vẫn còn thù thắng, quả báo cũng đang thêm lớn.
PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 75)
Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ
Biên tập: Ban Biên Tập Tịnh Không Pháp Ngữ
Cẩn dịch: Ban Biên Dịch Tịnh Không Pháp Ngữ.