GIẢNG KINH VÔ LƯỢNG THỌ – LẦN 10 – NĂM 1998
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Giảng tại: Cư Sĩ Lâm Singapore, Tịnh Tông Học Hội Singapore
Thời gian: Từ 1998
Cẩn dịch : Vọng Tây Cư Sĩ
Thuyết minh: CS Thiện Quang & CS Hạnh Quang
Mã AMTB: 02-034-0001 đến 02-034-0188.
MP3 Tự động phát trên Chrome, nếu không tự động phát, vui lòng bấm nút Play ▶️ ở dưới.
TỔNG CỘNG 374 TẬP
GIẢNG KINH VÔ LƯỢNG THỌ – LẦN 10 (NĂM 1998) – TẬP 228/374
Lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam cả đời giảng Kinh nói pháp, chuyên hoằng Tịnh Độ. Khi tôi thân cận Ngài, Ngài ở Đài Trung đã mười năm rồi, hay nói cách khác, Ngài đã giảng Kinh mười năm. Danh sách liên hữu của Liên Xã Phật giáo Đài Trung có rất nhiều quyển, tôi lật xem qua. Lão sư nói với tôi, đại khái có hai mươi ngàn người liên hữu của Liên Xã Đài Trung. Tôi đã từng đích thân thấy qua một số pháp sư, có cả từ nước ngoài đến, đi ngang qua Đài Trung, lão sư Lý nhất định chính mình đến bến xe để nghênh tiếp, hoặc giả là ở Liên Xã, hoặc giả là ở Thư viện Từ Quang thiết tiệc cúng dường pháp sư. Cúng dường đều rất phong hậu, mời pháp sư dùng cơm, còn tặng pháp sư lễ vật, còn phải tặng bao đỏ, vô cùng chu đáo. Cũng có ít tín đồ cùng ăn cơm với pháp sư. Lão sư Lý tán thán đối với pháp sư, thế nhưng trước sau chưa từng thấy Ngài mời pháp sư giảng khai thị, giảng Kinh cho mọi người nghe. Rốt cuộc do nguyên nhân gì? Chúng tôi tuổi trẻ không hiểu, hỏi lão sư Ngài, tại vì sao không mời pháp sư giảng cho mọi người nghe? Lão sư thở dài, nói: “Các người tuổi trẻ không hiểu việc”, những người này ngày ngày đang nghe pháp môn Tịnh Độ, nghe được nhiều năm như vậy, tín tâm vẫn là đạo tâm sương sớm, tuyệt nhiên không kiên cố; nếu như pháp sư này vừa nói họ là học thiền, “thiền tốt, Tịnh Độ không tốt”, mọi người vừa nghe tín tâm liền xong rồi, sau khi pháp sư đi rồi, Ngài phải mất bao nhiêu thời gian để xây dựng lại lòng tin cho mọi người? Quá khó khăn rồi, cho nên quyết định không mời pháp sư giảng Kinh, quyết định không mời pháp sư giảng khai thị. Về sau xem thấy Phổ Hiền Hạnh nguyện phẩm “thỉnh chuyển pháp luân”, chúng ta mới hiểu được, không phải là việc đơn giản, phải gánh trách nhiệm. Cho nên, vị pháp sư này có phải chuyên tu Tịnh Độ hay không? Có phải tán thán pháp môn này hay không? Nếu như chuyên tu Tịnh Độ, tán thán pháp môn, nhất định mời họ giảng khai thị. Nếu như học các pháp môn khác thì tuyệt đối không được. Đây là tôi ở Đài Trung thời gian dài như vậy quán sát được. Thế nhưng có một ngoại lệ, đó chính là người trong nghề, nhất định phải mời. Thế nào là người trong nghề? Hiểu quy củ, họ chân thật học qua, thông thường gọi là “xuất thân từ trường lớp này”, “có sư thừa”, vậy thì có thể mời. Cho dù tu học một pháp môn nào, họ nhất định tán thán pháp môn của bạn, hiểu quy củ. Đây là lễ mạo, cũng chính là nhà Phật nói “tăng khen tăng”. Chúng ta phải hiểu được tán thán người khác, phải hạ thấp chính mình, quyết định không huyễn lộng chính mình. Người không hiểu quy củ tuyệt đối không mời.
Tôi vào năm 1977 đến Hong Kong giảng Kinh, Pháp sư Thánh Nhất của Đại Tự Sơn liền mời tôi đến chùa Bảo Liên của Ngài giảng khai thị. Tôi nhận lời. Đó là đạo tràng Thiền tông. Bảo Lâm ở phía sau của chùa Bảo Liên, không có đường đi, phải đi bộ lên, xe không thể lên, phải đi hơn nửa giờ đồng hồ. Tôi đến nơi đó xem, thanh tịnh trang nghiêm, có hơn 40 người xuất gia, trong đó còn có hai người Pháp, đều xuất gia rồi, cạo tóc rồi, mỗi ngày ở trong thiền đường tọa hương. Pháp sư Thánh Nhất là người tham thiền, tôi đến bên đó tán thán Thiền tông. Tôi tuy là không có học thiền, nhưng tôi đã giảng qua “Kinh Kim Cang”, giảng qua “Lục Tổ Đàn Kinh”, còn giảng qua “Vĩnh Gia Thiền Tông Tập”, “Chứng Đạo Ca”, cho nên có được chút khẩu đầu thiền. Tôi tán thán lão sư của họ, tán thán pháp môn của họ, tán thán đồng tu của họ. Đây là quy củ, khiến họ đối với pháp môn này, đối với sư phụ của họ càng có tín tâm. Không thể phá hoại đạo tràng. Chính tôi pháp môn niệm Phật này một chữ cũng không nhắc đến, thạnh tán pháp môn họ. Khi quay về, đang đi trên đường, có mấy vị cư sĩ cùng đi với tôi, họ nói: “Pháp sư! Hôm nay Ngài giảng thiền hay đến như vậy, tại vì sao Ngài không tu thiền?”. Họ hỏi tôi tại vì sao không tu thiền. Tôi chỉ nói với họ, căn tánh của tôi không nhạy bén như họ, tham thiền phải là người thượng thượng căn, tôi là căn tánh trung hạ. Tôi đương nhiên là tán thán đối với họ, năm vóc sát đất, không có lời nào để nói. Tôi chính mình nếu tu pháp môn đó, tôi rõ ràng, tôi sẽ không có thành công. Tôi niệm Phật, đới nghiệp còn có thể vãng sanh. Tôi nói đều là lời chân thật, cũng không phải là lời khiêm tốn, nói ra là lời chân thật. Đây là hiểu quy củ. Người không hiểu quy củ, hoàn toàn chỉ nói chính mình, quên mất đi người khác. Việc này không thể nào được, đây là hại chết người. Nếu tôi ở nơi đó vừa nói thiền rất khó thành tựu, niệm Phật tốt, Pháp sư Thánh Nhất liền đau đầu rồi, Ngài lại phải phí bao nhiêu thời gian tinh lực mới có thể làm ổn định lại. Cho nên quan hệ của tôi với Pháp sư Thánh Nhất rất tốt, Ngài hiểu quy củ, tôi cũng hiểu quy củ, chúng tôi đều là có sư thừa.
Lúc đến Singapore, nói lời nói này cũng là 13 năm trước, Pháp sư Diễn Bồi cũng là bạn cũ của tôi, mời tôi đến đạo tràng của ông giảng khai thị. Vào hôm tôi đến dường như cũng có năm sáu trăm người, người trẻ tuổi rất nhiều, tôi thấy rồi rất hoan hỉ. Pháp môn Pháp sư Diễn Bồi tu học không giống với pháp môn của tôi, ông là tu Tịnh Độ Di Lặc, chúng ta tu Tịnh Độ Di Đà, không như nhau. Mục đích của họ là sanh Trời Đâu Suất, không giống như Thế giới Tây Phương Cực Lạc, cho nên tôi đến nơi đó phải tán thán Tịnh Độ Di Lặc, tán thán Bồ Tát Di Lặc, tán thán pháp môn duy thức, khích lệ đồng tu trẻ tuổi phải hướng đến học Duy Thức với Pháp sư Diễn Bồi. Bởi vì ở vào thời đại này, nghiên cứu Duy Thức, người giảng Duy Thức gần như không có, Ngài qua đời rồi thì chân thật không tìm ra. Khích lệ họ. Tôi cũng không nhắc đến một chữ Tịnh Độ Di Đà. Đây là quy củ. Chúng ta đến chỗ của người ta, nhất định phải tán thán pháp môn của họ, tán thán đạo tràng của họ, tán thán lão sư của họ. Không hiểu được cái quy củ này, “thỉnh chuyển pháp luân” luôn luôn là thỉnh sai.
“Thỉnh Phật trụ thế” càng không dễ dàng, việc này phải duyên phận. Thế nhưng người hiện đại đích thực không giống người quá khứ, hiện đại chúng ta có thể lợi dụng khoa học. Có cần nghe Kinh hay không? Kinh không thể không nghe. Bạn không nghe Kinh, bạn không hiểu được đạo lý mà Phật đã nói, bạn cũng không biết được nghĩa thú trong rất nhiều phương pháp mà Phật đã nói, bạn học tập sẽ không nhiệt tâm, thành tựu của bạn rất không dễ dàng. Cho nên, người căn tánh trung hạ, nghe Kinh là quan trọng hơn bất cứ thứ gì. Thế Tôn năm xưa ở đời 49 năm giảng Kinh nói pháp, chúng ta phải hiểu được cái ý này. Cho nên ngày nay chúng ta nhất định phải lợi dụng khoa học kỹ thuật.
Hiện tại thiết bị khoa học kỹ thuật của chúng ta lạc hậu rồi, gần đây chúng ta ở Hong Kong cũng làm một bộ thiết bị, tiên tiến hơn so với ở đây, còn tiên tiến hơn so với ở Đạt La Tư Hoa Kỳ. Nghe nói tôi ở Hong Kong giảng mấy ngày, Hoa Kỳ, Úc châu đều không nhận được, cho nên cần phải nâng cấp thiết bị. Những công cụ khoa học này lâu ngày dài tháng, nghe nói công ty khoa học kỹ thuật cao này của họ, ba tháng thì có đưa ra sản phẩm mới, cho nên tất cả thiết bị thiết kế của chúng ta, thọ mạng của nó nhiều nhất là ba năm, ba năm nhất định phải đào thải, phải đổi mới. Đây là đối với đạo tràng này của chúng ta. Trong đài phát thanh truyền hình, nhiều nhất là nửa năm thì phải đổi mới, nếu không đổi mới thì nó không theo kịp thời đại, cho nên giá thành rất cao, đào thải quá nhanh. Ngày nay chúng ta lại phải lợi dụng những thứ thiết bị này.
Giá thành cao đến như vậy đối với chúng ta mà nói là một gánh vác rất nặng. Lần này tôi từ Úc châu trở về, ở Úc châu tôi đến thăm Đại học Nam Côn. Ban đầu chúng ta cũng không biết, sau khi đến rồi mới biết được trường học này có đặc sắc, đó là lợi dụng đường truyền dạy học, xếp vị trí thứ nhất trên thế giới. Trường học có hơn mười ngàn học sinh, phân bố ở 62 quốc gia khu vực trên toàn thế giới. Những học sinh này đều không cần đến trường học, chính mình ở trên bàn vi tính trong nhà, vi tính trong nhà của bạn tiếp thông với đường truyền của họ, trong nhà cũng có thể lên lớp. Họ đem giáo trình của họ truyền cho bạn từ vi tính, bạn ở trong nhà học tập, bạn có thể ở trên đường truyền cùng với các bạn học nghiên cứu thảo luận, có thể thỉnh giáo với giáo thọ, thảy đều ở trên mạng. Thi cử cũng ở trên đường truyền. Khi tốt nghiệp, trường học sẽ trao học vị. Tôi hỏi hiệu trưởng, các học trò tốt nghiệp nhận học vị có cần đến trường học hay không? Ông nói, không cần, chứng thư học vị gởi đến tận nhà cho họ. Quá thuận tiện. Tôi tham quan thiết bị của họ, chân thật hết lời tán thán. Tôi tham quan Đài truyền hình Vệ tinh Hoa Kỳ, Phụng Hoàng, Á Thị của Hong Kong đều đã tham quan qua, Đài Loan tôi cũng tham quan qua, thiết bị đều không bằng trường học này. Trường học này chân thật là thiết bị khoa học kỹ thuật tiên tiến bậc nhất. Tòa lầu trường học là bốn tầng kiến trúc rất đồ sộ, nhân viên làm việc trong đó hơn 100 người.
Sau khi tôi xem rồi vô cùng hoan hỉ. Tôi hỏi, tôi có thể dùng đường truyền của các vị để giảng Kinh không? Họ nói, được. Tôi hỏi, tiền thuê các vị tính thế nào? Họ khái lượt tính qua, họ tính tường tận đưa hóa đơn cho tôi. Mượn dùng thiết bị của họ, sử dụng đường truyền của họ giảng Kinh cho toàn thế giới một giờ đồng hồ là 200 đồng. Giá rất là rẻ, đều là dùng thiết bị khoa học đệ nhất. Bạn xem, một tuần lễ tôi giảng năm ngày, một lần giảng hai giờ đồng hồ, mười giờ đồng hồ một tuần lễ mới 2000 đồng. Tỷ giá tiền Úc cũng gần bằng tiền Singapore. Giá rất là rẻ. Đây là dùng thiết bị đường truyền của họ. Nếu như không dùng đường truyền của họ, dùng phòng ghi hình của họ, giống như hiện tại chúng ta làm VCD, dùng thiết bị này, không dùng đường truyền thì một trăm đồng. Cho nên chúng ta ở nơi đó xây một đạo tràng, ban đầu tôi còn có kế hoạch xây phòng dạy học, xây đài vệ tinh phát sóng, làm những thiết bị này. Hiện tại vừa thăm qua trường học này, món tiền này chúng ta không cần phải tốn rồi, tôi có thể hoàn toàn mượn dùng thiết bị của trường học. Trường học đó cùng một con đường với chúng ta, chúng ta ở phía bắc, trường học ở phía nam, không cần đi đâu xa, lái xe nửa giờ thì đến. Là thiết bị khoa học bậc nhất thế giới, quá tốt. Đây là nhà Phật gọi là “duyên phận”, cái duyên ở nơi đó vô cùng là đầy đủ.
Hiệu trưởng giáo thọ trong trường học, chúng tôi nói chuyện rất là hợp ý, rất là hoan hỉ để giúp đỡ chúng ta. Chúng ta cũng rất nỗ lực thảo luận một khoa đề, chính là thành lập “Đa Nguyên Văn hóa Nghiên Cứu Sở”, chuyên bồi dưỡng giáo sư của các tôn giáo, nhân tài hoằng pháp. Họ vô cùng hứng thú, thế nhưng họ có một yêu cầu đối với chúng ta, chính là mong muốn chúng ta cung cấp kinh phí. Trường học mở lớp, cũng mong muốn chúng ta tiến cử học sinh. Tương lai khi tốt nghiệp, có thể phát bằng học vị học sĩ, có thể chánh thức lấy được học vị. Thời gian học tập từ hai năm đến bốn năm, hoặc giả năm năm đều được, hoàn cảnh rất tốt. Cho nên hy vọng hiện tại đồng tu tại gia chúng ta không thể không học vi tính, không học vi tính không được, nhất định phải học tốt vi tính. Đơn giản nhất phải biết đóng mở, phải biết vào kênh đài của chúng ta. Chúng tôi sẽ đem thời gian giảng Kinh thông báo cho các vị, bạn ở trong nhà cũng có thể xem được, hơn nữa hình ảnh âm thanh đều rất là rõ ràng. Cho nên công cụ của khoa học, chúng ta nhất định phải có, nhờ vào cái công cụ này.
Chúng ta thông đạt đối với Phật lý, rõ ràng phương pháp, tu hành là ở cá nhân. Bạn nghĩ xem, Thế Tôn năm xưa ở đời không hề dạy mọi người tu hành, chỉ là ngày ngày lên lớp giảng Kinh nói pháp, tu hành là việc cá nhân của bạn. Đạo lý tường tận rồi, tâm lý của bạn cải đổi, tu tâm, trong tâm không có niệm ác, chỉ có thiện niệm. Tâm thiện thì ngôn hạnh của bạn nhất định là thiện. Mọi người cùng nhau cộng tu, đây là sau khi Phật pháp truyền đến Trung Quốc, Tổ sư đại đức chúng ta phát minh ra. Chúng ta xem thấy ở trên lịch sử, đại khái sớm nhất là Tịnh Độ tông chúng ta, vào thời đại Đông Tấn, chính là thời đại Nam Bắc triều, Đại Sư Huệ Viễn xây Niệm Phật đường ở Lô Sơn, triệu tập chí đồng đạo hợp 123 người cùng cộng tu ở trên núi. Đây là sớm nhất. Tự viện tòng lâm nhiều, đều là giảng Kinh dạy học, là loại trường hợp này. Chân thật có chế độ cộng tu, đây là bắt đầu từ Mã Tổ Bách Trượng. Việc này rất nổi tiếng trên lịch sử Phật giáo chúng ta. “Mã Tổ xây tòng lâm, Bá Trượng lập thanh quy”, hai Ngài đề xướng cộng tu, xây dựng chế độ cộng tu. “Chế độ tòng lâm Phật giáo chúng ta”, đây là đặc sắc của Phật giáo chúng ta, Ấn Độ không có, là đem tu học giáo học của Phật giáo chế độ hóa. Đây là việc tốt, vô cùng khó được. Chế độ này gần giống như đại học của hiện tại, tòng lâm chính là đại học. Chủ tịch của tòng lâm, hiện tại chúng ta gọi là “hiệu trưởng”, “thủ toạ” chính là ngày nay chúng ta gọi là “giáo vụ trưởng”, “duy na” chính là “huấn đạo trưởng”, “giám viện” là “tổng vụ trưởng”. Tên gọi không giống nhau, chức trách của họ hoàn toàn như nhau, cho nên tòng lâm Phật giáo Trung Quốc, dùng lời hiện tại mà nói chính là “đại học”. Đây mới là đề xướng cộng tu. Do đây có thể biết, cộng tu là hình thức.
Hình thức này ở vào Thời kỳ Mạt Pháp có tính cần thiết. Chúng sanh Thời kỳ Mạt Pháp nghiệp chướng đích thực tương đối nặng, một người tu hành không dễ dàng đề khởi tinh thần, dễ dàng giải đãi phóng dật, không thể chăm chỉ nỗ lực, cho nên mọi người cùng nhau cộng tu, gọi là “y chúng nương chúng”. Xem thấy người khác chính mình cũng phải đề khởi tinh thần lên, rất ngại khi không tham gia, đây gọi là “y chúng nương chúng”. Đôi bên khích lệ lẫn nhau, nhắc nhở lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, thành tựu đạo nghiệp. Nếu như chân thật có chí ở tu học, không cần phải những hình thức y chúng nương chúng này, chính mình có thể thành tựu, giống như thời xưa vậy. Cho nên, chính mình ở tại gia tu hành là có thể thành tựu.
Ở vào thời đại hiện tại này, thời đại này là thời đại phản phốc quy chân, là một thời đại hồi quy thượng cổ, do đó chúng ta học Phật phải đặc biệt chú trọng thực chất, không xem trọng ở hình thức, phải trọng thực chất. Chúng ta ở Đồ Văn Ba Úc châu, đạo tràng đó là một giáo đường Thiên Chúa, giáo đường đó bán cho chúng ta, chúng ta hoàn toàn giữ lại hình thức của giáo đường, bên trong không thay đổi chút nào. Vì sao vậy? Chúng ta trọng thực chất không trọng hình thức, hình thức biểu hiện bên ngoài là giáo đường Thiên Chúa, bên trong chúng ta là đạo tràng Tịnh Độ. Trong giáo đường, chúng ta ngay đến tượng Phật cũng không bài trí ra, chúng ta dùng máy chiếu lên màn bạc. Khi niệm Phật, chúng ta chiếu tượng của Tây Phương Tam Thánh ở trên màn bạc. Khi không niệm Phật thì tắt máy chiếu, trên màn bạc là trống không, không có hình gì hết. Khi giảng Kinh, chúng ta liền đem hình ảnh của Thích Ca Mâu Ni Phật chiếu lên. Không có Phật nào hết, tất cả chư Phật Bồ Tát đều ở trong cái hộp nhỏ đó của chúng ta, đến lúc nào dùng hình ảnh nào thì chiếu lên ảnh đó, “chư Phật hiện toàn thân”. Việc này tốt, đây là hiện đại hóa, chúng ta trọng thực chất không trọng hình thức.
Vậy chúng ta đối với học trò, hiện tại các vị đồng tu có rất nhiều người đều quen biết, dòng chữ Ngộ mười mấy người đều đã đi qua. Họ ngày trước tu học còn khổ cực hơn nhiều so với các vị. Tôi quy định họ trong vòng 5 năm, năm nay là 2001, đến năm 2005 phải hoàn thành tám môn bài khóa. Tám môn bài khóa là lúc trước chúng ta ở Thư viện Hoa Tạng Đài Loan định ra. Tuy là định rồi, thế nhưng mãi chưa thể nào làm được. Hiện tại họ đang ở trên núi, hoàn toàn đều phải nỗ lực mà làm.
Bộ thứ nhất là “A Nan Vấn Sự Phật Kiết Hung Kinh”. Các vị các đồng tu cũng đã có học qua. Kinh này không dài.
Thứ hai là “Kinh Vô Lượng Thọ”. Hiện tại chúng ta đang giảng bộ Kinh này.
Thứ ba là “Di Đà Yếu Giải” của Đại Sư Ngẫu Ích.
Thứ tư là “Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện Phẩm”.
Phật Kinh có bốn môn, ngoài ra nhà Nho chọn ra hai môn:
Một môn là “Tứ Thư” và một môn là “Liễu Phàm Tứ Huấn”. Chúng ta đem “Liễu Phàm Tứ Huấn” liệt vào nhà Nho.
Còn có một môn là “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” của nhà Đạo.
Bảy bài khóa này phải thuộc nằm lòng, hoàn toàn có thể thuộc lòng, phải có thể giảng. Phương thức giảng cũng giống như hiện tại lớp bồi dưỡng các vị học vậy, mỗi một đồng học thay phiên nhau lên giảng, cho nên mỗi mỗi đều phải cố gắng chuẩn bị. Sau khi giảng xong, tiếp nhận phê bình của các bạn học để cải tiến. Cái thứ ba là nhất định phải làm được, yêu cầu đem những gì đã nói trong Kinh biến thành tư tưởng kiến giải hành vi đời sống của chính mình. Tôi đã yêu cầu như vậy. Thời khóa sớm tối không làm.
Dùng cái gì để làm thời khóa sớm tối? Lạy Phật, sáng sớm thức dậy lạy 150 lạy, buổi tối trước khi đi ngủ, lạy 150 lạy, dùng lạy Phật để làm thời khóa sớm tối. Mỗi ngày lạy 300 lạy, ngày ngày không gián đoạn. Lạy Phật cũng là “Giới-Định-Huệ” tam học một lần hoàn thành.
Ngoài bảy môn thời khóa này ra, các vị đồng tu có không ít người đều biết, chúng ta có hai lô hàng hóa vận chuyển đến Úc châu. Hai lô hàng hóa này là gì? Là sách vở, trong đó tuyệt đại đa số là sách Trung văn, trong đó có một bộ “Tứ Khố Toàn Thư” hoàn chỉnh, còn có một bộ “Tứ Khố Đề Yếu” hoàn chỉnh, có mười bộ “Đại Tạng Kinh” khắc bổn khác nhau, đây là loại lớn. Những thứ này vận chuyển đến nơi đó, bạn có năng lực xem hay không? Nếu bạn không có năng lực xem, những sách này để ở nơi đó chẳng phải oan uổng rồi sao? Cho nên, nếu như muốn có năng lực xem những văn ngôn văn này, ngày trước lão sư Lý nói qua, mức độ thấp nhất phải thuộc 50 thiên cổ văn thì bạn có năng lực xem văn ngôn văn. Nếu như có thể thuộc lòng 100 thiên cổ văn, bạn liền có năng lực viết văn ngôn văn. Cho nên tôi lại có một yêu cầu, muốn các đồng tu ở ngay trong năm năm thuộc 100 thiên cổ văn. Cổ văn này là từ trong “Cổ Văn Quán Chỉ”, tôi chọn ra 100 thiên. Mỗi tuần lễ hai thiên, phải có thể đọc, phải có thể thuộc lòng, cũng phải có thể giảng. Sau đó những sách này để ở trên núi đó mới có chỗ dùng, các bạn mới năng lực đọc qua. Nếu không thì chất đống ở nơi đó chẳng phải là một đống giấy vụn sao? Để cúng dường mọt sách, vậy chẳng phải là quá oan uổng sao? Quá đáng tiếc. Cho nên, không có 100 thiên cổ văn làm nền tảng, thì bạn không có năng lực đọc qua. Một trăm thiên cổ văn là “Đại Tạng Kinh”, chìa khóa của “Tứ Khố Toàn Thư”, nhất định phải nắm được, cho nên tôi ngày nay yêu cầu họ.
Hiện tại bên đó đả Phật thất, hôm qua đồng tu bên đó gọi điện thoại nói với tôi, trên núi những người xuất gia này đều xuống núi tham gia Phật thất. Tôi nghe rồi rất là không vui, ngay trong đêm tối hôm qua gọi điện cho Ngộ Đạo, đồng tu trên núi có phải đều phải tham gia Phật thất không? Thầy nói không cần thiết vậy. Tôi nói, không cần thiết tại vì sao thầy cho họ nghỉ vậy? Thầy không có quyền cho họ nghỉ, thảy đều bảo họ quay về núi để học tập. Hàn Quán Trưởng vãng sanh tròn bốn năm là ngày 5 tháng 3. Ngày 5 tháng 3 hôm đó xuống núi tham gia, tham gia xong rồi liền quay về. Đọc sách là cần thiết, nếu bạn không dụng công, không đọc sách, cái kỷ niệm đó là giả. Hàn Quán Trưởng hy vọng các vị mỗi mỗi có học vấn, có trí tuệ, có đức hạnh, tương lai có thể tự hành hóa tha, đây mới là kỷ niệm chân thật, báo đáp chân thật. Có thời gian nghỉ ngơi ra ngoài đi dạo là không thể được, nhất định không thể được. Cho nên ở trên núi chúng ta không có pháp hội, không có Phật sự, hoạt động nào cũng đều không có, chính là bảo bạn ở trong nhà đọc sách. Mời được hai vị lão sư, một người dạy Trung Văn, một người dạy Anh Văn. Tôi nói với họ, đạo tràng này ngày nay là đạo tràng thứ nhất thế giới. Đời sống vật chất của các vị, tôi đều chăm sóc tốt cho các vị rồi, không chút lo lắng nào, chỉ đọc sách cho tôi, ngoài đọc sách ra không làm bất cứ việc gì. Đến nơi nào để tìm một hoàn cảnh như vậy, hoàn cảnh chân thật tu học? Chúng ta vì Phật pháp, vì chúng sanh, vì thế hệ về sau, không cần nhiều, tương lai có thể bồi dưỡng ra ba đến năm người thì rất khó được rồi. Hiện tại ở trên núi có mười mấy người, hy vọng có ba đến năm người có thành tựu. Nói mỗi mỗi có thành tựu thì không cách nào làm được, chắc chắn không làm được. Có thể có một phần tư, một phần năm thành tựu, thì vô cùng khả quan rồi, cái thành tích này thì rất khó được. Cho nên, “thỉnh Phật trụ thế” là rất không dễ dàng. Có hoàn cảnh an định, để họ cố gắng tu học, những học trò này tương lai sau khi thành tựu có thể lợi dụng đường truyền của Đại học Nam Côn truyền bá, có thể hoằng pháp đối với toàn thế giới. Cho nên có được một hoàn cảnh giáo học tốt đến như vậy, loại công cụ hoằng pháp tốt đến như vậy, chúng ta xây dựng quan hệ mật thiết với trường học.
Thị trưởng trấn nhỏ này vô cùng tốt, chúng ta lần đầu gặp mặt thì rất là thân thiết, rất khó được. Vị thị trưởng này là nữ. Cô ấy nói với tôi, hiện tại người trẻ tuổi, vấn đề của thanh thiếu niên vô cùng nghiêm trọng. Toowoomba là một thành phố nhỏ của Úc châu, một thành phố nhỏ vô cùng sạch đẹp, có thể nói là không có ô nhiễm, thế nhưng thanh thiếu niên hút độc phẩm có đến 13 ngàn người. Số người của thành phố nhỏ này tổng cộng chỉ có 80 ngàn người. Thực tế là rất nghiêm trọng, rất đáng sợ. Bản thân con trai của thị trưởng này cũng hút độc phẩm. Cô nói cô đã tốn thời gian bảy – tám năm mới có thể cứu được cậu ấy, hiện tại hoàn toàn cai được rồi, cho nên cô biết được sự việc này quá khổ, cô toàn tâm toàn lực giúp đỡ thanh thiếu niên, xây dựng trung tâm hoạt động thanh thiếu niên, đề xướng khu giải trí chánh đáng, cũng mời truyền giáo sư của một số tôn giáo phụ đạo số thanh niên này. Chúng ta nghe rồi rất hoan hỉ. Tôi cũng nhận lời cô ấy, Phật giáo chúng ta mỗi tuần lễ phụ đạo một lần đối với thanh thiếu niên. Học sinh lớp Anh văn bên đó để những học sinh này giảng Phật pháp cho những thanh thiếu niên này nghe, hướng dẫn khai đạo họ, khuyên bảo họ quay đầu là bờ. Đây là chúng ta đối với chỗ này phải nên tận nghĩa vụ.
Chúng ta xem thấy Kinh văn này: “Tu Bồ Tát hạnh, tích công bồi đức”, hai câu này chúng ta không thể không chăm chỉ mà làm, nỗ lực mà làm. Trước tiên phải thành tựu chính mình. Chính mình không thể thành tựu, nếu muốn giúp đỡ người khác, trên Kinh Phật nói là “vô hữu thị xứ”, cho nên trước tiên phải thành tựu chính mình. Thành tựu chính mình mà không phấn đấu, không nỗ lực thì làm sao được? Tôi còn có một nguyện vọng, không biết có thể thành tựu hay không, chỉ cầu Tam Bảo gia trì. Tôi muốn tương lai ở đó xây dựng một trường học, trường học tư lập. Toowoomba trung học dân lập có hai mươi mấy ngôi, tôi muốn xây một trường tư lập, từ mầm non đến cao trung, chúng ta xuyên suốt dạy đến nơi, tôi hy vọng các bạn nhỏ năm sáu tuổi có thể đọc sách Thánh Hiền. Như chúng ta hiện tại ở trường mầm non, đọc “Đệ Tử Quy”, “Tam Tự Kinh”, chúng ta chuẩn bị bắt đầu từ mầm non, truyền thụ giáo huấn Thánh Hiền của nhà Đạo, nhà Nho, nhà Phật. Nếu như chúng ta chân thật được chư Phật hộ niệm, tôi nghĩ sự việc này ở nơi đó có thể làm được thành công. Giáo dục ở nơi đây rất là phát triển, một phần tư số người trong thành phố nhỏ này đều từ nơi công tác giáo dục, cho nên trình độ văn hóa rất cao, nhiệt tình giáo dục, cho nên đây là một hoàn cảnh đọc sách tu học rất tốt, chúng ta phải cố gắng mà vận dụng. Chỗ này làm tốt, làm thành công rồi, liền sẽ sanh ra ảnh hưởng. Chúng ta hy vọng tương lai phát triển đến khu vực khác. Chính phủ, trường học không chịu làm thì chúng ta đề xướng tư nhân đến làm, dùng phương pháp này tư nhân đến làm. Học trò chúng ta tốt nghiệp ra, tham gia thi cử của chính phủ địa phương, nếu như thành tích tốt hơn so với họ, tự nhiên liền sẽ được chính phủ xem trọng. Giống như trường học bản xứ ở Boston (đây là một trường học do tư nhân thành lập), hiện tại trường học này đến lớp 9, chúng ta hy vọng giúp họ nâng lên đến lớp 12, chính là cao trung. Họ là dạy học độc lập. Thành tích của học trò ở trên trường học thông thường, phẩm đức càng tốt hơn, cho nên dần dần nhận được tôn trọng của xã hội đại chúng. Đây là chúng ta phải nên làm. Đồng tu xuất gia chúng ta, nếu như không phải ở bên ngoài giảng Kinh hoằng pháp thì phải nên vào trường học dạy học, danh chánh ngôn thuận “Giáo dục của Phật Đà”. Chúng ta phải đem Phật giáo thực tiễn ở giáo dục của Phật Đà, phải đề xướng, phải rộng tuyên truyền. Có như vậy mới chân thật là “thỉnh Phật trụ thế”.
Phổ Hiền mười nguyện, bảy điều phía trước là nguyện, ba điều phía sau đều là hồi hướng: Hồi hướng chúng sanh, hồi hướng pháp giới, hồi hướng Bồ Đề. Việc này mọi người tỉ mỉ mà xem, đều có thể lý giải. Cho nên, trên Kinh điển Phật Bồ Tát nêu ra cương lĩnh tu hành cho chúng ta, dạy bảo chúng ta một khóa mục tu hành, chúng ta làm thế nào thực tiễn? Nội dung của khóa mục này chính là toàn bộ “Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh”. Cho nên Bồ Tát Phổ Hiền làm tổng kết sau cùng, mười điều cương lĩnh tu hành toàn Kinh. Nếu như bạn có thể nắm lấy cương lĩnh tu hành toàn Kinh, bạn đối với toàn Kinh, ở trên pháp hành mà nói, phương pháp tu hành mà nói, bạn nơi nơi đều có thể xem thấy. Phật pháp trọng ở thực hành. Nếu như có thể nói không thể hành, ngay Pháp sư Tu Vô vãng sanh của chùa Cực Lạc Hoa Nhĩ Tân cũng không bằng. Pháp sư Tu Vô nói, có thể nói không thể làm thì không phải chân trí tuệ. Đây là một câu nói trước khi vãng sanh Ngài lưu lại. Nhất định phải làm được, chăm chỉ nỗ lực mà làm, bạn mới có thể có chỗ tốt chân thật. Cái chỗ tốt này chính là “đức”. Bạn có thể làm là “công”. Sau khi bạn làm được rồi, cái chỗ tốt đó chính là “đức”. “Tích công bồi đức”, bốn chữ này quan trọng hơn bất cứ thứ gì. Bồ Tát có thể thành Phật không gì khác, chính là thành tựu bốn chữ này. Vô lượng kiếp đến nay chưa từng ngơi nghỉ, xả mình vì người, chính mình tu hành đều là vì chúng sanh mà không phải vì chính mình. Sau khi học xong rồi giúp người khác. Vậy thì chúng ta học xong sớm một ngày, người khác liền sớm một ngày được độ, sớm một ngày được lợi ích của Phật pháp. Chúng ta trễ một ngày thành tựu, người khác thêm một ngày chịu khổ, thêm một ngày mê hoặc, thêm một ngày tạo nghiệp. Nếu như có thể nghĩ đến chỗ này, tự nhiên bạn liền sẽ dõng mãnh tinh tấn, không dám giải đãi. Không chỉ đồng tu xuất gia ghi nhớ trong lòng, đồng tu tại gia cũng phải chăm chỉ nỗ lực, bốn chúng đồng tu có thể đồng tâm hiệp lực, chánh pháp liền có thể cửu trụ thế gian, chánh pháp liền có thể truyền khắp thế giới.
Giúp đỡ tất cả chúng sanh khổ nạn, việc này ở hiện tiền chúng ta là cần thiết phải làm. Làm từ chỗ nào? Nhất định phải làm từ bản thân. Bản thân phải làm từ tu tâm, cải biến tư tưởng, cải biến quan niệm, phải làm từ chỗ này. Tư tưởng cũ, quan niệm cũ đều là vì chính mình, cho dù vì người khác, vì người khác vẫn là vì chính mình, đây không phải là thật. Quan niệm sai lầm này nhất định phải đem nó tu sửa lại, bắt chước Phật Bồ Tát mỗi niệm vì chúng sanh, không có một niệm vì chính mình, vì chính mình cũng là vì chúng sanh, vậy thì đúng rồi. Quyết định không hề đố kỵ chướng ngại, toàn tâm toàn lực giúp đỡ người khác, toàn tâm toàn lực thành tựu người khác, sau đó bạn liền biết được, thành tựu người khác chính là thành tựu cho chính mình, tự tha không hai. Hay nói cách khác, chướng ngại người khác chính là chướng ngại chính mình. Công quá rõ ràng tường tận thông suốt thấu đáo, chính mình phải có trí tuệ, phải có năng lực phân biệt, sau đó công phu mới có lực. Bao nhiêu người nói tu hành công phu không có lực, nguyên nhân không có lực ở chỗ nào? Đều làm rõ ràng, làm tường tận, công phu tự nhiên có lực.
Tốt rồi. Hôm nay chúng ta chỉ giảng đến đây thôi.
A Di Đà Phật…..
PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 228)
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Thời gian: Khởi giảng năm 1998
Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ
Biên tập: Ban biên tập Tịnh Không Pháp Ngữ
Cẩn dịch: Ban Biên Dịch Tịnh Không Pháp Ngữ.
.