GIẢNG KINH VÔ LƯỢNG THỌ – LẦN 10 – NĂM 1998
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Giảng tại: Cư Sĩ Lâm Singapore, Tịnh Tông Học Hội Singapore
Thời gian: Từ 1998
Cẩn dịch : Vọng Tây Cư Sĩ
Thuyết minh: CS Thiện Quang & CS Hạnh Quang
Mã AMTB: 02-034-0001 đến 02-034-0188.
MP3 Tự động phát trên Chrome, nếu không tự động phát, vui lòng bấm nút Play ▶️ ở dưới.
TỔNG CỘNG 374 TẬP
GIẢNG KINH VÔ LƯỢNG THỌ – LẦN 10 (NĂM 1998) – TẬP 223/374
Kinh văn: “Thân khẩu thường xuất, vô lượng diệu hương, do như Đàn hương, Ưu bát la hoa, kỳ hương phổ huân, vô lượng thế giới”.
Đây là đoạn nhỏ thứ nhất “hạ hóa”. Tiếp theo chúng ta đem đoạn nhỏ phía sau đọc tiếp:
Kinh văn: “Tùy sở sanh xứ, sắc tướng đoan nghiêm, tam thập nhị tướng, bát thập chủng hảo, tất giai cụ túc. Thủ trung thường xuất, vô tận chi bảo, trang nghiêm chi cụ. Nhất thiết sở tu, tối thượng chi vật, lợi lạc hữu tình”.
Đoạn phía trước là “thù nhân cảm quả”. Trong đoạn này nói rõ Bồ Tát tu hành thành tựu, mà trên thực tế chính là dạy bảo chúng ta phải nên làm thế nào sinh hoạt, làm thế nào ở chung với người khác, làm thế nào để làm việc, mới có thể thành tựu công đức lợi ích thù thắng. Đây là chúng ta phải nên học tập.
Hôm nay, đoạn này nói đến “hạ hóa”. Ý nghĩa của “hạ hóa”, dùng lời hiện tại mà nói, chính là vì tất cả chúng sanh phục vụ. Nếu như chúng ta muốn hỏi, mục đích của Bồ Tát sống ở thế gian này là ở đâu? Chúng ta có thể dùng bốn chữ thì liền giải đáp được: “Thượng cầu hạ hóa”. Bốn chữ này chúng ta phải cố gắng mà ghi nhớ, đây là ý nghĩa chân thật của nhân sanh, thuần chánh vô vọng. Chúng ta ở phía trước đã từng nhắc nhở qua các vị đồng tu, chúng ta sống ở thế gian này, đời đời kiếp kiếp vĩnh viễn không gián đoạn học tập. Học tập không phải một đời. Đại đức xưa chúng ta nói một đời, sống đến già, học đến già, học không hết, chỉ một đời. Phật pháp nói ba đời, nói quá khứ, nói hiện tại, nói vị lai, “quá khứ vô thỉ, vị lai vô tận”, vô thỉ vô chung ngay trong năm tháng, chúng ta trước giờ không gián đoạn học tập. Học tập chính là “thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh”. Kỳ thật trong điển tích của nhà Nho cũng có cái ý này, nhưng không nói được viên mãn như Phật pháp đến như vậy. Nhà Nho “Đại Học” nói: “Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện”, cũng đem ý nghĩa cùng mục tiêu đời sống của họ nói ra được. “Minh minh đức” chính là thượng cầu, “thân dân” chính là hạ hóa. Thượng cầu hạ hóa đều phải làm đến viên mãn nhất, đó chính là “chí thiện”. Cho nên nhà Nho có rất nhiều thứ nói đều là cương lĩnh, cái cương lĩnh này đều là thuần chánh, không có sai lầm. Phật pháp đem những sự lý, tánh tướng, nhân quả này nói cụ thể, nói tỉ mỉ cho chúng ta. Chúng ta làm thế nào thân dân? Chính là giúp đỡ tất cả chúng sanh.
Cái khoa này, bên trong Kinh văn đoạn nhỏ thứ nhất: “Diệu hương phổ huân”: “Thân khẩu thường xuất vô lượng diệu hương”, chúng ta phải làm thế nào học tập? Chúng ta xem thấy trên Kinh văn những lời nói này, nếu như dính tướng thì sai rồi, có phải là thật đi tìm những loại hương thơm này để xông hương? Vậy thì sai rồi. Chỗ này nói đến “hương” là nói đức hạnh, chính là nói “Minh đức”. Phật pháp Đại thừa cụ thể mà nói, giống như bổn Kinh vừa mở đầu: “hàm cộng tuân tu Phổ Hiền Đại Sĩ chi đức”, cảm được quả báo thì không thể nghĩ bàn. Cho nên đây là “tánh đức chi hương”, lấy cái ý nghĩa này. Phàm phu chúng ta mê mất đi tự tánh, cho nên mùi vị trên thân của chúng ta đều rất khó ngửi. Chân thật tu học tương ưng với tánh đức, trên thân đích thực có một loại hương kỳ diệu.
Hôm trước ở Hong Kong có một vị lão cư sĩ tặng một đĩa “Hư Vân Lão Hòa Thượng Truyện Ký”. Hiện tại ở Trung Quốc đang dựng phim truyền hình nhiều tập, có 20 tập, dường như vẫn chưa dàn dựng xong. Tặng cho tôi xem bộ phim này, đại khái là giới thiệu. Cái đĩa này tôi đã xem qua, trong đó giới thiệu lão Hòa thượng Hư Vân một năm cắt tóc một lần, cho nên nói chúng ta xem thấy lão hòa thượng trên tấm hình có tấm thì rất nhiều tóc, tóc đều rất dài, có một số thì cạo tóc rất sạch bóng, rất sạch sẽ, đó là Ngài vừa qua năm mới chụp. Ngài mỗi năm cạo tóc một lần, râu cũng cạo một lần, mỗi năm tắm một lần, mỗi năm giặt quần áo một lần. Y phục của Ngài bình thường không giặt, một năm giặt một lần, đời sống đơn giản. Năm xưa tôi đến Hong Kong giảng Kinh, có một số đồng tu nói với tôi, trên thân của lão hòa thượng đích thực có một mùi thanh hương. Y phục một năm giặt một lần, trên cổ áo đều có dầu cặn rất dày, ngửi qua thì có mùi thanh hương. Không như phàm phu chúng ta, ba ngày không tắm thì là vô cùng khó ngửi, mùi vị thì không như nhau. Cho nên mùi hương này là chân thật, không phải là giả. Cho nên ngày ngày phải học tập, ngày ngày phải tu hành. Chúng ta dùng lời rất đơn giản để nói, tâm chân thành thì thơm, tâm hư nguỵ thì không thơm, mùi vị đó thì rất là khó ngửi. Tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm chánh giác, tâm từ bi, chúng ta ngày ngày ở nơi đó luyện công. Nếu như tâm địa quả nhiên tương ưng với năm câu này, mùi thơm trên thân liền sẽ tương ưng với trên Kinh đã nói: “Thân khẩu thường xuất vô lượng diệu hương”. Đây là công phu tu hành chân thật. Cho nên, một người có tu hành hay không, có đạo tâm hay không, có đạo hạnh hay không, vừa tiếp xúc liền biết, không cần phải nói nhiều. Thấy sắc, nghe tiếng, ngửi mùi liền có thể biết được bạn tu hành có những công phu gì, bạn là công phu thật hay là công phu giả, làm gì có thể gạt được người. Do đây có thể biết, sự việc này không cách gì có thể che giấu được, không cách gì làm giả được. Nhất định phải thật làm.
“Chiên đàn”, chúng ta thông thường nói đàn hương, ở chỗ này là nói thí dụ. Trong Phật Kinh gọi là “Ngưu Đầu chiên đàn”. Cái hương này chúng ta chưa thấy qua, chỉ thấy qua danh từ này ở trên Kinh Phật. Đồng tu học Phật đều biết cái gọi là “y báo tùy theo chánh báo chuyển”. Chúng sanh có phước, những trân bảo kỳ dị này liền xuất hiện. Chúng sanh nếu như không có phước báo, những thứ này đều ẩn mất, đều không thể thấy. “Đàn Hương” là bảo hương, ở vào thời đại đức Phật có. Dường như trong thư tịch chúng ta có ghi chép, vào triều nhà Đường vẫn còn, đại khái rất hi hữu. Tôi nhớ được ở trên sách đã từng có ghi chép, những cao tăng Ấn Độ đến Trung Quốc mang theo bốn lạng Chiên đàn. Họ mang đến Trung Quốc là để làm lễ vật dâng lên hoàng đế. Vào lúc đó, tặng lễ vật lên cho hoàng đế ít nhất cũng phải đến một cân, dâng lên cho hoàng đế mấy lạng là rất không cung kính, trong cung đình cự tuyệt không chịu tiếp nhận. Vị pháp sư này liền đem hương này đốt lên một ít (đại khái là vo thành viên, đốt lên một viên) ở bên ngoài cung đình, cả thảy thành Tràng An (thành Tràng An là thủ đô của thời đó) đều ngửi được mùi thơm này, thế là hoàng đế mới chịu tiếp nhận hương này. Đây là ở Trung Quốc có ghi chép lại việc như vậy. Ở trong Kinh Phật nói Chiên Đàn đốt một viên, mùi hương trong phạm vi bốn mươi dặm đều có thể ngửi được. Hương này có thể trị bệnh. Trong Kinh sách có ghi chép, trong cuốn chú giải của lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ có dẫn dụng đến, “Huệ Uyển Âm Nghĩa” nói Chiên Đàn của Ấn Độ xưa có hai loại, một loại là xích sắc, một loại là bạch sắc. Bạch sắc Đàn Hương thì có thể trị bệnh nhiệt, chính là đốt loại hương khí này có thể trị bệnh nhiệt, sắc đỏ có thể trị được gió độc, cho nên loại hương khí này có thể giúp đỡ người trừ những tà phong, mang đến sự an lạc. Diệu hương của tánh đức chắc chắn không phải chiên đàn có thể so sánh được, thế nhưng thực tế không tìm ra được thứ này để so sánh, nên dùng chiên đàn để làm thí dụ. Tánh đức diệu hương vĩnh viễn siêu vượt chiên đàn.
“Ưu Bát La Hoa”. Ưu Bát La Hoa là tiếng Phạn, dịch thành Trung văn là “Thanh Liên Hoa”. Chúng ta ở trong “Kinh Di Đà” đọc thấy Thế giới Tây Phương Cực Lạc hoa sen bốn màu, cũng là đọc đến Ưu Bát La. Ở trên Kinh Phật thường hay nhắc đến, hoa sen cũng biểu thị tịnh hương, đều là lấy cái ý nghĩa này. Bồ Tát thân khẩu thường xuất diệu hương, loại hương này đương nhiên chính là trong Kinh luận thường nói là “ngũ phần pháp thân hương”. Ngũ phần pháp thân là “Giới – Định – Huệ – Giải thoát – Giải thoát tri kiến”. Năm khoa này về sau vượt hơn phía trước, có phía trước không nhất định có phía sau, có phía sau thì nhất định đầy đủ phía trước. Thí dụ nói có giới hương chưa chắc có định hương, có định hương nhất định có giới hương, có định hương chưa chắc có huệ hương, có huệ hương thì chắc chắn có đầy đủ giới định. Giáo học của Phật pháp, không luận là Đại thừa Tiểu thừa, không luận là Hiển giáo, Mật giáo, Tông môn, Giáo hạ, học là học cái gì? Các vị nhất định phải rõ ràng, “Giới-Định-Huệ” tam học, đây là nội dung Phật pháp giáo hóa tất cả chúng sanh, nội dung giáo học của nhà Phật. Tóm lại mà nói, giới học chính là người hiện tại gọi là thủ pháp, thủ qui củ. Cái điều này là cơ bản, phải nên dạy vào lúc nào? Thời xưa là bắt đầu từ trẻ thơ, cái gọi là “thiếu thành nhược thiên tính, tập quán thành tự nhiên”, đến khi chúng trưởng thành rồi mới dạy chúng một số qui củ thì khó rồi, chúng đã nuôi thành thói quen rồi, muốn dạy chúng sửa không phải là một việc dễ dàng. Cho nên tập quán tốt đẹp đều là từ nhỏ dưỡng thành. Do đây có thể biết, giáo dục đồng niên là quan trọng như vậy.
Nho, Phật đều xem trọng giáo học của trẻ thơ. Vào thời xưa, người xuất gia vừa xuất gia gọi là “năm năm học giới”, xuất gia năm năm đầu học qui củ, học tập phương thức sinh hoạt của người xuất gia, dưỡng thành tập quán đời sống của Bồ Tát. Năm năm về sau, còn phải xem thành tích của bạn để quyết định bạn có thể học giáo hay không, có thể học thiền hay không. Đây đều là nói rõ xem trọng giáo học nền tảng.
Người xuất gia hiện đại xem thường đi loại phương thức giáo học này. Thời đại này của chúng ta đều không có tiếp nhận qua loại giáo dục này. Phật pháp là sư đạo. “Học vi nhân sư, hành vi thế phạm”. Hai chữ “thế phạm” này bản thân chính chúng ta không làm được thì làm sao có thể giáo hóa chúng sanh? Sự việc này chúng ta chính mình phải sâu sắc cảm thấy hổ thẹn, phải sám hối. Chúng ta chính mình nghiệp chướng quá nặng, phước báo quá mỏng, ai bảo chúng ta sanh vào cái thời đại này, đạo – pháp suy vi đến cùng tột, thiện tri thức có thể gặp không thể cầu, chúng ta đến nơi nào để học tập? Nhất là bước vào thế kỷ 21, thời đại vĩnh viễn không ngừng đang biến đổi, loại phương thức sinh hoạt vào thời xưa cách hiện tại chúng ta càng lúc càng xa. Nếu như nói đem người hiện tại hồi phục lại loại phương thức sinh hoạt vào thời xưa, chúng ta đều biết, đây là chắc chắn không thể nào. Thế nhưng trong tâm chúng ta rất rõ ràng, rất tường tận, vào thời xưa loại phương thức sinh hoạt đó đối với người tu hành mà nói là có lợi thế, là có giúp đỡ, còn đối với người tu hành thời hiện đại thì loại phương thức sinh hoạt này là có chướng ngại. Ở ngay trong hoàn cảnh này, chúng ta phải làm sao? Nếu như tùy theo dòng chảy, tùy thuận theo loại phương thức sinh hoạt của mọi người hiện tại, chúng ta chắc chắn lưu chuyển ở ngay trong luân hồi, không thể ra được. Nếu như muốn ở ngay trong đời này thành tựu, chỉ có chính mình hạ quyết tâm hướng theo học tập với người xưa. Người hiện đại không thủ pháp, ta phải thủ pháp, ta không thể giống như họ. Họ đi là con đường luân hồi, chúng ta mong muốn ra khỏi luân hồi thì nhất định phải đi đường cũ của Phật Bồ Tát. Đường của các Ngài đi chắc chắn là không sai, chúng ta men theo dấu vết của các Ngài, khẳng định có thể ra khỏi luân hồi.
Giới học là đệ nhất, chúng ta không thể không hiểu. Giới học bắt tay vào từ chỗ nào? Thế Tôn ở trong “Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh” dạy bảo chúng ta: “Bồ Tát có một pháp có thể đoạn tất cả các ác đạo khổ”. Câu nói này phân lượng rất nặng, chúng ta phải cố gắng nhớ lấy. “Tất cả các đường ác” không chỉ là đem ba đường ác đều bao gồm ở ngay trong đó, mà ba đường thiện cũng không ngoại lệ. Không chỉ ba đường thiện có khổ, xin nói với các vị, pháp giới bốn Thánh cũng có khổ. Pháp Giới Bốn Thánh so với Pháp Giới Nhất Chân, thì Pháp Giới Bốn Thánh là đường ác. Điều này chúng ta phải hiểu. Bồ Tát dùng phương pháp gì có thể lìa tất cả các ác đạo khổ? Phật dạy bảo chúng ta: “Ngày đêm thường niệm thiện pháp, tư duy thiện pháp, quán sát thiện pháp”, hơn nữa đặc biệt dặn bảo: “Không để chút nào bất thiện xen tạp”. Lời nói này chính là trong “Đại Học” đã nói: “Chỉ ư chí thiện”. Trong “Đại Học” nói bốn chữ, trong “Thập Thiện Nghiệp Đạo” nói được rất nhiều, nói được chúng ta có thể nghe hiểu được. “Chỉ ư chí thiện”, câu nói này chúng ta nghe qua rất hàm hồ, không rõ ràng. Ở trên Kinh Phật nói được rất rõ ràng.
Tiêu chuẩn của pháp thiện là gì? “Thập Thiện Nghiệp Đạo”, từ ngay chỗ này mà bắt tay vào. Phải rất chăm chỉ nỗ lực, chân thật đi làm, chân thật mà học tập. “Không sát sanh”, ngay động vật nhỏ như muỗi, kiến đều không được giết. Muỗi đến chích một cái, làm sao bạn có thể nhẫn tâm dùng bàn tay đánh chết nó? Nhất là chúng ta là người học Phật, ngày ngày đang nói bố thí cúng dường, khi muỗi đến chích một cái, tại vì sao bạn không bố thí? Tại vì sao bạn không cúng dường chúng? Bạn chân thật là học Phật, muỗi đến chích bạn, rất vui mừng, rất ưa thích, “ta đang tu bố thí, tu cúng dường”. Cho nên cái điều này học được rồi, trong nội tâm bạn tâm tổn hại tất cả chúng sanh đoạn dứt. Đây gọi là “tu từ căn bản”, đoạn dứt từ trên ý niệm. Nghĩ tưởng Thế Tôn khi đang hành Bồ Tát đạo xả thân nuôi hổ, cắt thịt nuôi chim, muỗi đến chích một cái thì có tính vào đâu. Chúng ta phải thường hay nghĩ đến tình huống lúc Phật Đà đang tu Bồ Tát đạo, chúng ta phải học tập. Cho nên khi đi ngủ, cái ý niệm phòng ngừa trùng nhỏ muỗi đến quấy nhiễu đều không có. Về trước chưa học Phật, khi không hiểu việc là muốn phòng ngừa. Hiện tại hiểu được rồi, không phòng ngừa nữa. Về trước khi phòng ngừa mà vẫn thường bị chích, hiện tại không phòng ngừa mà chúng lại không đến chích. Đây là câu thông rồi. Chúng ta tốt với chúng, chúng cũng tốt lại đối với ta. Chúng đi chích người nào? Chích người thường hay ức hiếp chúng, người đối với chúng không tốt. Cho nên chúng ta đối tốt đối với chúng, chúng cũng tốt đối với chúng ta. Những động vật nhỏ này thảy đều có linh tánh, cho nên chúng ta phải dùng tâm chân thành để đối đãi, phải dùng tâm từ bi để đối đãi, phải dùng bình đẳng từ bi để đối đãi. Trì giới phải bắt đầu làm từ ngay chỗ này.
Điều thứ nhất, sát sanh là ác đệ nhất. Thường hay khởi tâm động niệm muốn hại người, đây là chướng ngại rất nghiêm trọng đối với tánh đức của chúng ta. Tu hành tại vì sao không thể minh tâm kiến tánh? Tự tánh vốn đầy đủ trí tuệ đức năng, tại vì sao không thể hiện tiền? Đều bị những thứ này chướng ngại mất. Mục đích của chúng ta là phải minh tâm kiến tánh, nhà Nho gọi là “minh minh đức”. “Minh minh đức” chính là nhà Phật gọi là minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật. Mục đích rõ ràng như vậy, tường tận như vậy, bạn phải đem chướng ngại kiến tánh trừ bỏ. Quyết định phải trì giới, quyết định phải tu mười thiện, không sát sanh, không trộm cắp.
“Không trộm cắp”, giới điều này tôi cũng nói rất nhiều lần, quyết định không có ý niệm chiếm tiện nghi của người khác. Chúng ta vẫn còn có một niệm muốn chiếm chút tiện nghi, cái ý niệm này là tâm trộm. Tuy là bạn không có hành vi trộm cắp, tâm trộm của bạn chưa đoạn.
“Không dâm dục”, đây là việc khó nhất trong chúng sanh sáu cõi, khó nhất cũng phải đoạn. Ở trên Kinh Phật nói được rất hay, Ngài nói: “Ái bất trọng bất sanh Ta Bà”. Cái “ái” này là tình yêu nam nữ. Tại vì sao có thể đọa lạc trong sáu cõi luân hồi? Nhân tố thứ nhất chính là “dâm dục”. Trên “Kinh Lăng Nghiêm” nói dâm không đoạn thì không thể ra khỏi luân hồi. Luân hồi khổ, quá khổ rồi, nhất là ba đường ác. Chúng ta có hy vọng ở ngay trong đời này siêu việt luân hồi hay không? Nếu như muốn ở ngay đời này siêu việt luân hồi, đây là chướng ngại ra khỏi luân hồi, không đoạn thì không thể siêu việt. Hay nói cách khác, không đoạn cũng phải đoạn, không đoạn không được. Con người nhất định phải giác ngộ, sanh tử luân hồi không nên tiếp diễn nữa.
Trên đây là ba loại ác của thân. Cải đổi ác chính là thiện.
Miệng có bốn loại lỗi lầm: “Không vọng ngữ”, “không hai chiều” (hai chiều là khiêu khích phải quấy), “không thêu dệt” (thêu dệt là lời nói khéo léo lừa gạt chúng sanh), “không ác khẩu” (ác khẩu là lời nói thô lỗ, khiến người khác nghe được rất khó chịu). Miệng có bốn loại lỗi lầm.
Trong ý niệm có “tham sân si”, ba loại lỗi lầm.
Vĩnh viễn xả ly cái lỗi lầm này chính là nghiệp thiện. Cho nên Phật dạy cho chúng ta, không sát sanh, không trộm cắp, không dâm dục, không vọng ngữ, không hai chiều, không thêu dệt, không ác khẩu, không tham, không sân, không si, chúng ta phải thật làm. Người không tu mười thiện thì không cách gì trì giới. Mười thiện là nền tảng của trì giới, là tiền phương tiện của giới học. Cũng giống như trong lục độ, nhẫn nhục là tiền phương tiện của thiền định, không thể nhẫn nhục chắc chắn không thể nào được thiền định. Không thể tu mười thiện thì bạn chắc chắn không thể trì giới, không thể trì giới thì bạn chắc chắn không thể được định, không thể được định thì bạn chắc chắn không thể có được trí tuệ. Đạo lý này chúng ta phải suy xét nhiều, nhất định phải hiểu được, chúng ta ngay đời này mới có thể thành tựu. Sự việc này tuyệt đối không phải Phật có yêu cầu hà khắc như vậy đối với chúng ta. Phật không có chút yêu cầu nào đối với chúng ta. Nói là Phật chế định nhiều giới luật như vậy để hạn chế chúng ta là bạn hoàn toàn nghĩ sai. Chư Phật Bồ Tát đại từ đại bi, thị hiện ở thế gian vĩnh viễn là “hằng thuận chúng sanh, tùy hỉ công đức”, đích thực không có chút yêu cầu nào đối với chúng ta. Phật Bồ Tát chỉ là đem những chân tướng sự thật này vì chúng ta nói ra mà thôi. Chúng ta ở thế gian này tại vì sao có thể đọa lạc thành ra dáng vẻ như hiện tại này? Cái dáng vẻ này là quả báo. “Quả ắt có nhân”, Phật đem cái nguyên nhân này nói ra với chúng ta. Sự nhất định có lý, quả ắt có nhân, Phật đem những chân tướng sự thật này nói ra với chúng ta, cho nên mười thiện là Phật chế định phải không? Không phải vậy? Là tự tánh vốn đủ, mê rồi liền biến thành mười ác, giác ngộ rồi chính là mười thiện. Chúng ta không thể không giác ngộ, sau đó cảm quả báo cũng giống như trên Kinh này đã nói: “Thân khẩu thường xuất diệu hương”. Đây là tu thiện trì giới tự nhiên cảm ứng, trì giới tu thiện thì tự nhiên cảm ra như vậy, không hề thêm vào chút nào ý nghĩ ở trong đó. Trong Phật Kinh thường nói: “Thường dĩ giới hương, dĩ thân Anh lạc”. Những cái thí dụ này chính là Anh lạc, có phải là cần đến những thứ Anh lạc này hay không? Không cần thiết, mà dùng tánh đức làm thành trang sức trang nghiêm thân tướng. Bạn xem cái ý này thật hay. Những lời nói này nói rõ, chúng ta ở trong tiết Kinh văn này phải nên tu học như thế nào.
Câu phía sau này ý nghĩa vô cùng viên mãn: “Kỳ hương phổ huân vô lượng thế giới”. Làm thế nào để huân? Ở trên tu nhân mà nói, đây là nói rõ tu nhân của chúng ta ảnh hưởng sở cập, đó chính là “phổ huân vô lượng thế giới”. Lời nói này là thật không? Đáp án là khẳng định, đặc biệt là ở trong “Kinh Hoa Nghiêm”, chúng ta thể hội được, Phật Bồ Tát khởi tâm động niệm, lời nói việc làm của các Ngài nhất nhất châu biến hư không pháp giới. Chúng ta là phàm phu, phàm phu cũng khởi tâm động niệm, thế nhưng cái ý niệm đó là tà niệm, ác niệm. Lời nói việc làm của chúng ta cũng là ác nghiệp. Ác niệm, ác tập, ác nghiệp của chúng ta, xin nói với các vị, cũng là châu biến hư không pháp giới. Nếu như biết rồi, bạn nghĩ tưởng xem, sự việc này đáng sợ cỡ nào. Phật Bồ Tát là thường dùng diệu hương phổ huân vô lượng thế giới, chúng ta ngày nay dùng cái gì để huân thế giới? Nghĩ tưởng xem thì liền tường tận, chúng ta có nên hay không? Phải nên học Phật Bồ Tát, hồi phục tánh đức của chính chúng ta. Tánh đức vốn dĩ đầy đủ vô lượng trí tuệ, vô lượng quang minh, vô lượng tướng hảo, vô lượng bảo hương, tại vì sao chúng ta không đi làm? Không phải không làm được, mà là do mê quá sâu, then chốt chính ở “mê mà không giác”.
A Di Đà Phật…..
PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 222)
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Thời gian: Khởi giảng năm 1998
Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ
Biên tập: Ban biên tập Tịnh Không Pháp Ngữ
Cẩn dịch: Ban Biên Dịch Tịnh Không Pháp Ngữ.
.