Tập 255/374 – Giảng Kinh Vô Lượng Thọ – Lần 10 (Năm 1998)

GIẢNG KINH VÔ LƯỢNG THỌ – LẦN 10 – NĂM 1998

Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Giảng tại: Cư Sĩ Lâm Singapore, Tịnh Tông Học Hội Singapore
Thời gian: Từ 1998

Cẩn dịch : Vọng Tây Cư Sĩ 
Thuyết minh: CS Thiện Quang & CS Hạnh Quang

Mã AMTB: 02-034-0001 đến 02-034-0188.

MP3 Tự động phát trên Chrome, nếu không tự động phát, vui lòng bấm nút Play ▶️ ở dưới.

TỔNG CỘNG 374 TẬP

001 002 003 004 005 006 007 008 009 010 011 012 013 014 015 016 017 018 019 020 021 022 023 024 025 026 027 028 029 030 031 032 033 034 035 036 037 038 039 040 041 042 043 044 045 046 047 048 049 050 051 052 053 054 055 056 057 058 059 060 061 062 063 064 065 066 067 068 069 070 071 072 073 074 075 076 077 078 079 080 081 082 083 084 085 086 087 088 089 090 091 092 093 094 095 096 097 098 099 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200 201 202 203 204 205 206 207 208 209 210 211 212 213 214 215 216 217 218 219 220 221 222 223 224 225 226 227 228 229 230 231 232 233 234 235 236 237 238 239 240 241 242 243 244 245 246 247 248 249 250 251 252 253 254 255 256 257 258 259 260 261 262 263 264 265 266 267 268 269 270 271 272 273 274 275 276 277 278 279 280 281 282 283 284 285 286 287 288 289 290 291 292 293 294 295 296 297 298 299 300 301 302 303 304 305 306 307 308 309 310 311 312 313 314 315 316 317 318 319 320 321 322 323 324 325 326 327 328 329 330 331 332 333 334 335 336 337 338 339 340 341 342 343 344 345 346 347 348 349 350 351 352 353 354 355 356 357 358 359 360 361 362 363 364 365 366 367 368 369 370 371 372 373 374

GIẢNG KINH VÔ LƯỢNG THỌ – LẦN 10 (NĂM 1998) – TẬP 255/374

Chúng ta phải chăm chỉ, phải nỗ lực luyện tập, đặc biệt là phải tăng cường sự tu tập đức hạnh. Chúng ta ở trong tất cả hoàn cảnh đều phải chịu đựng được mọi sự thử thách; ở trong thuận cảnh, nhất định không khởi tâm tham; ở trong nghịch cảnh, nhất định không khởi tâm chán ghét. Trong tất cả cảnh duyên thuận nghịch, thiện ác, tu cái gì? Là tu thanh tịnh bình đẳng giác. Tôi xin cống hiến cho các vị, tu chân thành, thanh tịnh, bình đẳng chánh giác, từ bi, được biểu hiện ở trong cuộc sống hằng ngày, nhìn thấu, buống xuống, tự tại, tùy duyên, nhất tâm niệm Phật, làm tấm gương cho người khác xem. Vì vậy, trong tương lai, tăng đoàn của chúng ta sẽ là một tăng đoàn hoằng dương Phật pháp cho toàn thế giới. Chúng ta sẽ cùng tập hợp lại với nhau, không đi giảng Kinh, chúng ta ở tại nhà của mình ngày ngày luyện tập. Ở nhà của chúng ta, giảng đường nhiều, cơ hội luyện tập nhất định không để bị gián đoạn. Chúng ta cũng phải suy xét, có một số đồng tu thích tham thiền, cho nên đạo tràng của chúng ta có Niệm Phật đường, có Thiền đường, tuyệt đối không hạn chế, không qui định cứng nhắc là bạn phải tu một môn, điều này không tốt. Chúng ta tôn trọng nguyện vọng của mọi người, tôn trọng sở thích của bản thân mọi người, chúng ta giúp đỡ rộng rãi, hy vọng là đem Phật giáo Đại thừa, Tiểu thừa, Tông môn, Giáo hạ, Hiển giáo, Mật giáo phục hưng lại ở khắp mọi nơi. Điều này rất là có ý nghĩa.

Tuổi tác của tôi lớn rồi, hôm nay tôi nói với Lý Mộc Nguyên, học viện của chúng tôi tương lai phát triển thành trường đại học, sợ là phải đến hai đời, ba đời, tôi không nhìn thấy được. Nhưng mà hiện giờ ở tại chỗ này tôi đặt nền móng, hi vọng là mọi người chân thật đều hăng hái chăm chỉ nỗ lực, trong tương lai thành lập một Trường Đại học Sư phạm Giáo dục Phật Đà Thế giới, vì đoàn thể Phật giáo toàn cầu, bất kể là đoàn thể của người xuất gia, hay là đoàn thể của người tại gia, bồi dưỡng giáo dục nhân tài hoằng pháp. Cả cuộc đời này của tôi lựa chọn  sự nghiệp này, thật sự là đã thành công rồi, không phụ lòng của Phật Bồ Tát, không phụ lòng của Tổ sư Đại đức, cũng không phụ lòng sự hộ pháp của tứ chúng, thật sự là xứng danh “trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu ba đường khổ”.

Đối với thế gian, nhất định phải hiểu được Thế Tôn giảng ở chỗ này: “Nghiệp báo của chúng sanh không thể nghĩ bàn”. Chúng ta phải xem chúng sanh là bình đẳng. Không hiểu rõ chân tướng sự thật này, không hiểu rõ đạo lý này, sự đối đãi giữa người với người đều là việc chẳng có vui sướng gì, tu hành đều là tổn hại bản thân mình, trong tâm một niệm cũng chẳng vui, cái tâm bình đẳng của chúng ta bị mất rồi, nhìn thấy người ta làm ác thì gật gật đầu: “Như thị như thị”. Tại sao vậy? Nghiệp nhân quả báo không thể nghĩ bàn, giống như chư Phật Như Lai xem tất cả chúng sanh là giống nhau. Kinh điển vừa mở ra thì câu đầu tiên là “như thị ngã văn”, ý nghĩa này thật là sâu. Chư Phật Như Lai nhìn thấy chúng sanh hành thiện tích đức: “Như thị như thị”, nhìn thấy chúng sanh tạo ác làm xấu, cũng cười cười: “Như thị như thị”, hoàn toàn là tâm bình đẳng, rất là rõ ràng, rất là minh bạch. Không có được công phu này thì phải làm sao? Công phu này cần một thời gian gây dựng, phải hài lòng với hoàn cảnh tu học, đó chính là mỗi ngày huân tu, nhất định không thể lơ là, “một môn thâm nhập huân tu lâu dài”.

Tôi thường nêu gương của lão Lâm trưởng Cư Sĩ Lâm – Trần Quang Biệt để nhắc nhở chúng ta. Trần Lão cư sĩ khi mang bệnh, cái bệnh đó là tăng thượng duyên. Nếu ông không mang bệnh,  cơ duyên này của ông sẽ mất đi, cuộc đời này của ông có thể tạo ra lục đạo luân hồi. Căn bệnh này đã giúp cho ông, bệnh rồi thì không thể đi làm, không thể  làm việc, ngày ngày nằm ở trên giường, nằm ở trên giường nghĩ ngợi lung tung như thế thì có nguy không? Nghĩ ngợi lung tung là tạo nghiệp, không nghĩ ngợi lung tung là vô minh, nói tóm lại là không thoát ra khỏi sáu cõi luân hồi. Đây là cư sĩ Lý Mộc Nguyên đã làm tăng thượng duyên cho ông ấy, đã độ được ông, mang băng giảng Kinh ở nơi này đi tặng cho gia đình của ông ấy. Mỗi ngày ông nghe tám tiếng đồng hồ. Ông đặt cái tivi ở ngay đầu giường ở trong phòng của ông, mắt vừa mở ra là thấy ngay cái tivi. Mỗi ngày nghe Kinh 8 tiếng đồng hồ, ông nghe hiểu rồi, nghe thông suốt rồi, ông nói với chúng tôi vạn duyên buông xuống, nhất tâm niệm Phật, lúc không nghe giảng Kinh thì niệm Phật, niệm mệt rồi thì nghỉ, nghỉ xong rồi không nghe giảng Kinh thìniệm Phật tiếp, bốn năm ông đã thành công. Việc vãng sanh của ông không phải giả, là có bằng chứng. Ai làm chứng? Là oán thân trái chủ của ông. Oán thân trái chủ của ông đã đến Niệm Phật Đường Cư Sĩ Lâm yêu cầu quy y, yêu cầu nghe Kinh, họ đến để làm chứng. Họ nói rằng người của họ đến không ít, rất nhiều, là oán thân trái chủ của lão Lâm Trưởng, hiện giờ nhìn thấy lão Lâm Trưởng vãng sanh Thế giới Tây Phương Cực Lạc, họ rất là vui mừng, họ không gây phiền phức nữa. Nhìn thấy điều tốt này, họ yêu cầu quy y. Chúng tôi cho oán thân trái chủ của ông nhận sự quy y. Họ yêu cầu nghe Kinh, còn chỉ định là phải nghe “Kinh Địa Tạng”. Chúng tôi để họ ở trong giảng đường nghe Kinh, họ nói ánh sáng của pháp sư trong giảng đường quá sáng, họ chịu không nổi. Cuối cùng chúng tôi sửa phòng ăn ở lầu hai, lầu một, dùng tivi mở “Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện” để cho họ nghe, là do họ yêu cầu. Lão Lâm Trưởng vãng sanh có họ làm chứng, điều đó không phải giả. Cho nên đều là duyên phận. Cái duyên phận này là chúng tôi ở đây giảng Kinh làm thành băng ghi hình, cư sĩ Lý Mộc Nguyên mang băng ghi hình này đến nhà của ông ấy, ông ấy đã thành tựu rồi. Không những thành tựu cho ông, mà tất cả oán thân trái chủ của ông cũng đều thành tựu. Sự việc này là do chính mắt chúng tôi trông thấy, một chút cũng chẳng có giả. Oán thân trái chủ của Trần Lão cư sĩ ở bên cạnh của cư sĩ Đỗ Mỹ Toàn cũng thường xuyên ở nơi đây nghe Kinh. Cư sĩ Đỗ Mỹ Toàn cũng có công đức, lấy thân của mình cho họ mượn, để truyền đạt lại những tin tức cho chúng tôi. Mỗi vị đều là Bồ Tát thị hiện, đều là đến để giúp đỡ chúng ta, đều là đến để giúp chúng ta giác ngộ, cho nên “sống trong thế giới biết ơn” là hoàn toàn chính xác. Ở tại thế gian này hàng ngày chúng ta tập luyện tu hành, trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói rất hay: “Trải sự luyện tâm”. Cái gì gọi là tu hành? Trải sự luyện tâm. Trải qua những sự việc này, ở chỗ này mà luyện tâm, luyện tâm thanh tịnh, luyện tâm bình đẳng, luyện tâm chánh giác, luyện tâm từ bi, đem cái hư ngụy ô nhiễm, không bình đẳng, mê hoặc, tự tư tự lợi, những tư tưởng kiến giải sai lầm ngày trước của mình, tất cả đều đem nó vứt bỏ đi, thành tựu bản thân mình chân thành-thanh tịnh-bình đẳng-chánh giác-từ bi, đây gọi là tu hành, đây gọi là dụng công. Tập khí phiền não của chúng ta có giảm dần theo mỗi ngày hay không? Cái tâm đại Bồ Đề của chúng ta (năm thứ tâm này đều là tâm đại Bồ Đề) có tăng trưởng theo mỗi ngày hay không? Nếu như tự bản thân quả nhiên có thể phát hiện được, tập khí phiền não của tôi thật sự mỗi năm mỗi giảm, mỗi tháng giảm, mỗi ngày giảm, tâm Bồ Đề của tôi thật sự mỗi ngày tăng trưởng lên, thì chúc mừng bạn, hãy vỗ ngực, việc vãng sanh nắm chắc rồi, một chút lo lắng cũng không có, là nắm chắc một trăm phần trăm rồi. Ở trong thế gian này khởi tâm động niệm, lời nói, việc làm đều là thuần thiện, đều là lợi ích cho chúng sanh, đường chúng ta đi là Bồ Tát đạo, chúng ta tu là Bồ Tát hạnh, nhất định sẽ được chư Phật hộ niệm, long thiên thiện thần ủng hộ. Vấn đề là chúng ta có chịu làm hay không? Không những là thay đổi vận mệnh của chính mình, thật sự giúp chúng ta được siêu phàm nhập Thánh chỉ trong một đời này, thay đổi triệt để, thay đổi 180 độ. Không phải là làm không được, hoàn toàn là có thể làm được.

  • Phải nghiêm túc phản tỉnh.
  • Phải sửa đổi sai lầm, làm lại bản thân.
  • Thường xuyên phản tỉnh mình có gây lỗi lầm không.
  • Tiếp nhận sự phê bình của người khác.
  • Bất luận người khác đối với chúng ta là thiện ý hay là ác ý,  thảy đều phải biết ơn.
  • Nếu có sự phỉ báng, chúng ta nghe được tuyệt đối không trách móc người ta, mà phải lập tức phản tỉnh, xem mình có như lời người ta nói hay không. Nếu như thật sự đúng như lời họ nói thì phải sửa đổi. Họ nhắc nhở ta, họ giáo huấn ta ở chỗ này, ta lập tức bỏ sai lầm, sửa đổi bản thân. Nếu như lời của họ nói là vu oan cho ta, mình không có lỗi lầm này, ta càng phải cám ơn họ. Tại sao vậy? Tiêu nghiệp chướng thay cho ta. Người mà vô duyên vô cớ bị người ta hủy báng, về sau thường thường là có đại phước báo. Nếu như chúng ta khởi oán hận thì cái phước báo đó không còn nữa. Điều này trong lịch sử có ghi chép rất là nhiều, là thật chứ không phải là giả. Cho dù chính bản thân của mình không có thịnh vượng thì con cháu thịnh vượng. Cho nên chúng ta chấp nhận bị vu oan, chấp nhận bị hiểu lầm, sau này phước rất là lớn. Ở đây, điều quan trọng nhất là trong tâm không thể có một mảy may oán hận nào cả. Nếu trong tâm có một chút oán hận thì phước đức của bạn, công đức sẽ bị mất hết. Thật đáng tiếc, ta – người hai bên đều không có lợi.

Cho nên, ý nghĩa của hai câu nói này của Đức Phật vô cùng vô cùng sâu sắc, vô cùng vô cùng rộng lớn. Chúng ta phải tỉ mỉ mà lĩnh hội, đối với một đời tu tập này của chúng ta có sự giúp đỡ rất lớn.

Một câu ở bên dưới nói: “Chúng sanh thiện căn bất khả tư nghì”.

Điều này chúng ta cũng phải nhận thức rõ ràng, biết được thiện căn của chúng sanh. Chúng ta đối với chúng sanh có tín tâm, đối với bản thân cũng có tín tâm.

Phía trước nói “nhữ thân quả báo”, không có nói thiện căn. Thật ra, “nhữ thân thiện căn” gồm có quả báo ở trong đó. Kinh văn ở phía trước nói “chúng sanh nghiệp báo”, cho nên phía sau có “chúng sanh thiện căn”. Đối với bản thân của chúng ta nói “nhữ thân quả báo”, quả báo chính là nghiệp báo thiện căn đều ở trong đó, cả thảy đều đã nói rồi. Mỗi một chữ ở trong đây, chúng ta đều không thể tùy tiện lơ là đi qua.

Biết được thiện căn của chúng sanh, biết được thiện căn của chính mình, thiện căn bất khả tư nghì. Thiện căn của chúng ta ngày nay so với thiện căn người xưa không những lớn mà còn rất là rõ ràng. Xem từ chỗ nào? Ở nửa thế kỷ trước, khoa học kỹ thuật không có phát triển như ngày nay, chương trình truyền hình vô tuyến, cùng với mạng internet là sự việc của nửa thế kỷ sau này. Tuy tác dụng phụ của nó rất là lớn, nhưng mà Phật pháp của chúng ta cũng mượn những phương tiện này vì khắp tất cả chúng sanh mà gieo trồng chủng tử Phật trong A Lại Da Thức, cái phước báo này thù thắng chẳng gì sánh bằng, chúng ta có biết được hay không? Ngày nay ở trên toàn thế giới có được mấy người là không xem truyền hình? Con số rất ít. Ở trong truyền hình mặc dù là không có giảng Kinh thuyết pháp, thông thường cũng có phát hình Phật Bồ Tát, giới thiệu phong cảnh ở các địa phương. Chúng tôi đã xem qua, cũng nhìn thấy qua có danh hiệu Phật Bồ Tát. “Tai nghe một lời, Bồ Đề muôn thuở”, họ đã nghe qua, họ đã thấy qua, hạt giống đạo này lưu mãi, đây không phải là phước báu của con người ở thế kỷ này so với người xưa lớn hơn sao? Người thời xưa, nếu không tiếp xúc được với chùa chiền, không có nghe qua giảng Kinh, họ thật sự là không biết.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni năm xưa còn tại thế, thời gian dài trú ở đại thành Xá Vệ. Trong Kinh có ghi chép lại cho chúng ta, đại thành Xá Vệ vào lúc đó có một trăm ngàn người. Một trăm ngàn người vào thời đó là một kinh đô lớn, bởi vì vào lúc đó dân số ít. Ở trong đại thành Xá Vệ có một phần ba số dân là đã được gặp Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, một phần ba số dân thì vẫn chưa có được gặp Đức Phật nhưng có nghe nói qua là có Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, một phần ba số dân còn lại không những không được gặp mặt, mà tên cũng không được nghe qua. Đó là lúc Thế Tôn còn tại thế, giảng Kinh thuyết pháp ở trong một thành phố. Giống như chúng ta ở chỗ này vậy, chúng tôi ở nơi này giảng Kinh dạy học đã ba – bốn năm rồi, người Singapore ở nơi đây, số người đã gặp mặt tôi không nhiều, không tới một phần ba, số người biết được cái tên Pháp sư Tịnh Không cũng không có nhiều, tôi nghĩ là cũng không vượt quá một phần ba. Tại sao vậy? Là duyên không đồng, nhưng thông qua sự đưa tin của báo chí, thông qua sự giới thiệu của đài truyền thanh, thì số người biết được đã nhiều rồi. Biết được tuy là ấn tượng không có sâu sắc, chỉ là có vài giây, xem qua chỉ có một – hai phút, nhưng mà bạn phải hiểu rằng, chỉ cần có một giây thôi, thì cái ấn tượng đó nó đã đi vào trong A Lại Da Thức, hạt giống Phật đã được trồng xuống rồi. Công đức thù thắng này, thiện căn này bất khả tư nghì, chúng ta phải biết. Vì vậy, tôi thường hay khuyến khích các đồng tu, nhất định phải giỏi về vận dụng khoa học kỹ thuật cao này, vận dụng tất cả mọi phương pháp. Cho nên quý vị cư sĩ tại gia, sự thành tựu của quý vị có lớn cũng không bằng người xuất gia. Tại sao vậy? Người xuất gia đi một vòng trên đường phố thì không biết là độ được bao nhiêu người. Quý vị cư sĩ tại gia thì không được, người ta thấy quý vị chỉ là người thông thường. Người xuất gia lúc vừa mới cạo tóc, đi bộ trên đường, cái vị hòa thượng này là đạo Phật, “hòa thượng”, “Phật” đều đã in vào trong A Lại Da Thức rồi. Vị hòa thượng này cho dù không có tu hành, cho dù là phá giới, ông cũng đã độ được không ít chúng sanh, ông cũng làm cho rất là nhiều chúng sanh đã trồng được thiện căn trong A Lại Da Thức. Không thể xem thường Tỳ kheo phá giới, cái việc mà họ có thể làm được thì bạn làm không được. Bạn là người tốt của thế gian, ở trong xã hội làm không biết là bao nhiêu việc từ thiện, người ta có thấy bạn cũng không nhớ Đức Phật, bạn không có cái khả năng này. Người xuất gia cho dù là không tốt, người ta vừa gặp được ông ấy liền nghĩ đền Đức Phật, cái công đức này thật là lớn. Tương lai khi mà họ gặp được duyên, tu hành chứng quả thành Phật, ai trồng cái nhân này vậy? Là do người xuất gia trồng thay cho họ. Cho nên ở trong Kinh, đức Phật có một bộ Kinh tên là “Kinh Công Đức Xuất Gia”, đức Phật tán thán công đức xuất gia không thể nghĩ bàn, rất là có đạo lý. Cái lý này rất là sâu, cảnh giới vô cùng tinh tế, không phải là người thông thường có thể nhìn ra được. Cho nên đối với “chúng sanh thiện căn bất khả tư nghì”, chúng ta có thể lý giải, có thể lĩnh hội được. Cho nên, các đồng tu tại gia cũng cần phải nghĩ cách.

Singapore là quốc gia nhiệt đới, chúng tôi nhìn thấy ở nước nhiệt đới rất nhiều người trên phố mặc một cái áo thun là được rồi, ở trên cái áo thun in hình Đức Phật. Đừng có ngại in hình Đức Phật rồi mang hình Đức Phật này đi giặt, những cái bị bẩn, e sợ phải tạo nghiệp tội. Tạo nghiệp tội cũng đừng có ngại, độ chúng sanh mới cần thiết, độ chúng sanh phải ưu tiên, để cho chúng sanh trồng thiện căn trong A Lại Da Thức mới là quan trọng. Nếu như tâm của chúng ta chứa cái tâm này rồi, tượng Phật làm sao mà làm hại chứ, Đức Phật nhìn thấy được còn hoan hỷ nữa. Bạn muốn hỏi Đức Phật con làm thế này thì có làm sao không? Nhất định Đức Phật trả lời là con làm rất đúng, con không có làm sai. Thiện tâm, giúp đỡ tất cả chúng sanh gieo trồng hạt giống Phật, có thể in hình Phật, có thể in hình Bồ Tát, có thể in danh hiệu Phật Bồ Tát. Hiện nay, chúng ta thỉnh thoảng có thể nhìn thấy một số phương tiện giao thông ở trên đường, ở phía sau các phương tiện này có dán câu “Nam Mô A Di Đà Phật”. Tốt! Họ là cầu sự bình an, thật sự là có bình an, điều này không phải giả. Xe của họ đi đến bất kỳ chỗ nào, người ta nhìn thấy thì đã trồng được thiện căn rồi. Trong quá khứ, khi tôi còn ở Đài Loan, có nhìn thấy một chiếc xe taxi bốn bên đều có dán Phật hiệu, đều dán đầy xe. Tốt, rất là tốt, tôi cũng rất là tán thán họ. Người khác chỉ dán có một tấm, dán đằng trước, dán đằng sau, ông ấy thì dán bốn phía luôn. Độ sanh là cần thiết, nên đem  danh hiệu “Phật” này giới thiệu cho chúng sanh, nên đem câu “A Di Đà Phật” giới thiệu cho tất cả chúng sanh, không quản là họ có hiểu ý nghĩa này hay không, ở trong A Lại Da Thức có lưu vào là được rồi.

Ngày xưa Đài Loan vẫn chưa có giàu như vậy, cuộc sống vẫn còn ở trong hạng bậc trung, chúng tôi in Kinh sách, in những loại giấy dán hình Phật đều là những chuyện chẳng có dễ dàng gì. Vào khoảng thời gian đó, tôi khuyến khích các đồng tu, khi ra khỏi nhà thì trên tay cầm một xâu chuỗi. Tại sao vậy? Người ta nhìn thấy được xâu chuỗi thì nghĩ là người này học Phật, ấn tượng “Phật” đã in vào trong A Lại Da Thức rồi. Tôi dạy học sinh, sách giáo khoa của học sinh ở trường học, trên các quyển sách thông thường đều có ghi tên, tôi dạy họ, các bạn đừng có viết tên, hãy viết A Di Đà Phật, A Di Đà Phật chính là bạn đó, để các bạn học của bạn, thầy giáo của bạn vừa thấy, họ liền niệm một tiếng “A Di Đà Phật”. Có rất nhiều cách. Như người mở tiệm buôn, trong tiệm thờ một tôn tượng Phật A Di Đà, hoặc giả viết một câu “Nam Mô A Di Đà Phật” dán ở bên cạnh bảng hiệu của bạn, người ta vừa đến cửa tiệm của bạn, trước tiên là nhìn thấy câu “A Di Đà Phật”, trước tiên là niệm một câu “A Di Đà Phật”. Tốt rồi, bạn một mặt buôn bán, một mặt là độ chúng sanh. Phương pháp thực tế là rất nhiều, rất nhiều. Buôn bán phát tài rồi, thường xuyên đăng quảng cáo ở trên các tờ báo, các tạp chí. Tại sao bạn không ở trên các mục quảng cáo đăng thêm một hình Phật, một danh hiệu của Phật Bồ Tát? Không cần phải tốn nhiều tiền, công đức của bạn rất là lớn. Từ những cái nhỏ nhoi này, bạn thử nghĩ “chúng sanh thiện căn bất khả tư nghì”, chúng ta có thể nghĩ ra, chúng ta có thể làm được, chúng ta giúp đỡ rất là nhiều người làm được.

Hiện nay du lịch là một chuyện rất là bình thường, mỗi một người có kỳ nghỉ phép, đều muốn ra nước ngoài du lịch. Du lịch thì bạn phải ký gửi hành lý, túi hành lý dán “A Di Đà Phật”. Đừng có ngại cái túi hành lý “A Di Đà Phật” này bị người ta làm thất lạc, không cung kính, không sợ chuyện này. Nhân viên chuyển hành lý nhìn thấy “A Di Đà Phật”, mắt vừa nhìn thấy Bồ Đề muôn thuở, bạn đã độ họ rồi. Ở sân bay, ở bến cảng, kẻ thì đến người thì đi, nhìn thấy hành lý A Di Đà Phật của bạn, họ đã trồng được thiện căn rồi. Người học Phật phải thường xuyên chất chứa cái tâm này, phải thường xuyên giúp đỡ tất cả chúng sanh, làm thế nào để đem Phật pháp giới thiệu cho họ. Trong số người đó, có một số người sau khi nhìn thấy, họ hiếu kỳ, họ đến hỏi bạn xin bạn chỉ dạy, vậy tốt rồi, quyển sách nhỏ kết pháp duyên của bạn, hộp đĩa có thể tặng cho họ để kết duyên, họ có niềm vui. Cho nên, những phẩm vật nhỏ dùng để kết duyên luôn mang theo bên mình, bất luận là đi đến đâu cũng không được quên, tùy lúc mà kết duyên với họ. Họ muốn biết nhiều hơn một chút thì giới thiệu họ đi nghe Kinh. Những việc này chúng ta có thể nghĩ ra, chúng ta sẽ nghĩ ra. Người có suy nghĩ giống như ta rất nhiều, rất nhiều. Có những người nghĩ ra, họ sẽ làm được, có những người nghĩ ra nhưng không có năng lực để làm, tâm thì có dư nhưng không đủ lực, nhưng mà công đức đều được viên mãn. Do đó cho thấy, tu hành đoạn ác, đoạn phiền não, đoạn tập khí là bổn phận của bản thân chúng ta, cũng cần có bạn lành nhắc nhở. Không có bạn lành nhắc nhở, bản thân chúng ta thường xuyên giải đãi, lơ là, quên đi, không phải là không muốn sửa mà là quên. Người nào nhắc nhở chúng ta vậy? Là hết thảy chúng sanh đều đang nhắc nhở chúng ta. Chúng ta thấy người ta nói một câu nói hay, làm một việc tốt là họ đang nhắc nhở ta, ta có làm hay không? Nhìn thấy người ta làm một việc xấu, nói những lời xấu, cũng là đang nhắc nhở chúng ta, chúng ta quay đầu lại mà suy nghĩ là ta có hay không? “Hữu tắc cải chi, vô tắc gia miễn”. Cách tu hành này chính là Thiện Tài Đồng Tử 53 tham vấn. Đừng cho rằng là Thiện Tài may mắn gặp được nhiều thiện tri thức như vậy, cuộc đời của tôi, một người cũng chưa gặp được, vậy là bạn hoàn toàn sai rồi. Thiện Tài cũng giống như chúng ta. Năm mươi ba vị thiện tri thức là đại diện cho cái gì? Là đại diện cho các ngành các nghề, nam nữ già trẻ trong xã hội hiện nay, chính là chúng ta từ sáng đến tối, cảnh giới mà sáu căn đã tiếp xúc. Thiện Tài biết tu, nhìn thấy cái thiện của người khác thì muốn theo họ học, nhìn thấy điều bất thiện của người ta thì tự mình quay đầu sửa lỗi, có cái nào không phải là thiện tri thức đâu? Mỗi mỗi đều là thiện tri thức, vấn đề là bản thân bạn biết hay không biết. Quả nhiên là biết, tạo tác ác nghiệp, oan gia đối đầu với bạn, đối với bạn đều là thiện tri thức, chẳng có cái nào mà không giúp chúng ta đoạn ác tu thiện cả, chẳng có cái nào mà không giúp chúng ta phá mê khai ngộ, chẳng có cái nào mà không giúp chúng ta siêu phàm nhập thánh. Tổ sư Đại đức trong Tông môn thường thường trắc nghiệm học trò biết hay không, cái công án này nhắc nhở bạn “biết” hay không. Quả nhiên là biết rồi, đại địa chúng sanh đều là chư Phật Bồ Tát, đều là đại thiện tri thức. Không biết thì Phật Bồ Tát, Tổ sư Đại đức đang ở trước mặt của bạn, bạn cũng không nhận ra, bạn cũng bị sai lầm. Mấu chốt ở chỗ là biết hay không biết. Nếu như chúng ta có thể tinh tế tỉ mỉ mà suy nghĩ, mà quan sát một chút, thì chúng ta mới có thể gặp đạo, đại đạo Bồ Đề, đại đạo minh tâm kiến tánh, bạn mới có thể tìm ra, bạn mới có thể gặp đạo. Sau khi gặp đạo, bạn mới có thể tu đạo. Bạn không gặp được đạo thì bạn bắt đầu tu từ đâu? Sau khi tu đạo rồi mới có thể chứng đạo.

Chúng ta xem lại câu ở dưới đây: “Chư Phật thánh lực, chư Phật thế giới diệc bất khả tư nghì”.

Chúng tôi xin giới thiệu với mọi người đức năng trí huệ của chư Phật, rất nhiều người chẳng có tin; giới thiệu về thế giới chư Phật, những người đó càng không tin. “Bất khả tư nghì!”. Do đó, dẫn dắt người sơ cơ nhất định phải có thiện xảo phương tiện, đừng để họ đi sâu vào sai lầm. Phải hiểu rằng “hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức”. Đối với người sơ học, đặc biệt là phần tử trí thức, bây giờ nói con người tiếp nhận qua giáo dục khoa học, đừng nói với họ về tha phương Cực Lạc Thế giới. Vậy nói với họ cái gì? Thế giới Cực Lạc ở thế gian này của chúng ta. Thế giới Cực Lạc tại thế gian này ở chỗ nào vậy? Tâm thiện. Chúng tôi thường giảng tâm thiện thì thân sẽ thiện, thân tâm đều thiện, hoàn cảnh của chúng ta sẽ thiện, bạn sống qua mỗi ngày rất là vui vẻ, vậy cuộc sống của bạn là Thế giới Cực Lạc rồi. Điều này họ mà nghe qua, họ có thể chấp nhận. Nơi Bồ Tát xuất hiện khiến cho tất cả chúng sanh sanh tâm hoan hỷ, là ở trong tứ nhiếp pháp, bạn mới có thể tiếp dẫn được họ. Bạn nói một số điều, họ không thể tiếp nhận, lắc đầu bỏ đi, ” các người là đồ mê tín”, còn mắng cho các bạn một trận nữa. Đây là  chúng ta dùng sai cách rồi. Cho nên Phật pháp thù thắng, đối với phần tử trí thức thông thường, người sơ học, từ trên sự giáo dục mà giới thiệu cho họ, hoàn toàn là giáo học. Phật giáo là giáo dục của Phật Đà, là giáo học của Phật Đà. Điều này họ nghe qua rất là mới mẻ, vẫn chưa có nghe nói qua, họ nhất định sẽ theo bạn thỉnh giáo.

Lần đầu tiên tôi đi phỏng vấn ở Đại Học Bắc Kinh, Đại Học Sư Phạm Bắc Kinh, tôi liền đem “Phật Giáo” để nói với họ là sự giáo dục của Phật Đà, là sự giáo học của Phật Đà. Hiệu trưởng, giáo sư của họ nghe được vô cùng kinh ngạc, từ trước đến giờ chưa từng nghe qua cách nói thế này. Sau đó chúng tôi tiến thêm một bước là giải thích cho họ, chính xác là sự giáo dục, tại sao vậy? Phật Bổn Sư Thích Ca của chúng ta xưng là thầy giáo, là bổn sư, chúng ta tự xưng là đệ tử. Thời xưa, thầy và đệ tử chính là quan hệ giữa học sinh và thầy giáo. Đức Phật không phải là thần linh, chúng ta cùng Phật Thích Ca Mâu Ni không phải là mối quan hệ giữa con người và thần linh, mà là quan hệ thầy trò. Điều này họ vừa nghe thì hiểu liền. Kinh điển chính là Phật Thích Ca Mâu Ni năm xưa đã nói, nội dung là để dạy cho đại chúng,  hiện nay người ta gọi là sách giáo khoa. Đối tượng giảng dạy là già trẻ nam nữ các ngành các nghề đều có. Hiện nay phải dùng đại học để giảng, hệ nào khoa nào cũng có, nội dung vô cùng phong phú. Như vậy họ càng nghe lại càng hứng thú, sau khi nghe xong rồi họ liền muốn học, họ muốn đi xem thử. Cách nhìn đã thay đổi rồi. Từ trước cứ ngỡ là tôn giáo, cứ ngỡ là mê tín, quan niệm hiện nay đã thay đổi rồi, biết được đây là giáo dục, đây là giáo dục, họ muốn tìm tư liệu từ bên trong để họ tham khảo.

Đạo Phật cho chúng ta tùy căn cơ mà nói pháp, nhất định chúng ta phải biết đối tượng của chúng ta là người như thế nào, chúng ta nên nói với họ như thế nào, giới thiệu cho họ như thế nào, họ mới hoan hỷ tiếp nhận, tự nhiên họ sẽ dần dần mà thâm nhập. Thành phần trí thức chấp nhận điều này rất khó. Khi tôi còn trẻ, điều mà tuyệt đối không tin chính là Phật giáo, tôi xem họ đều là mê tín, nhất định không chịu tiếp nhận. Tôi theo lão sư Phương Đông Mỹ, lão sư Phương không có xem đó là tôn giáo, mà xem đó là triết học, cho nên tôi là từ triết học mà đi vào cửa Phật. Nếu đó là tôn giáo thì tôi sẽ không đi vào cửa này, tôi không thể nào chấp nhận. Lão sư Phương nói đó không phải là tôn giáo, mà đó là nền triết học tốt nhất ở trên thế giới, nền triết học xưa nay trong ngoài nước, Phật giáo là đỉnh cao nhất. Chúng tôi là từ cửa này mà đi vào. Sau khi đi vào rồi mới phát hiện ra, lão sư Phương nói đó là triết học là chỉ nhìn thấy được một mặt, là giống như trường học vậy, chỉ nhìn thấy được có một ngành, vẫn chưa nhìn thấy được rất rất là nhiều. Thâm nhập rồi vừa xem thì mới hiểu được, đó chính là một đại pháp thật sự viên mãn, cứu cánh viên mãn, tất cả pháp thế xuất thế gian một điều cũng chẳng lọt. Đây mới thật sự là điều hấp dẫn giữ chúng tôi lại, tín tâm kiên định, cả đời cũng sẽ không thay đổi, chăm chỉ nỗ lực mà học tập.

“Chư Phật thánh lực, chư Phật thế giới diệc bất khả tư nghì”, ý nghĩa của hai câu này vẫn chưa giảng xong. Hôm nay thời gian hết rồi, chúng tôi xin giảng đến chỗ này.

A Di Đà Phật…

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 255)

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Thời gian: Khởi giảng năm 1998

Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ

Biên tập: Ban biên tập Tịnh Không Pháp Ngữ

Cẩn dịch: Ban Biên Dịch Tịnh Không Pháp Ngữ.

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 

 

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 

 

 

 

 
 

 

 

 

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 
 
 

 

 

 

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 
 

 

 

 

 

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 
 

 

 

 

 

 

 
 

 

 

 

 

 

 
 

 

 
 
 
 

 

 
 

 

 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 

 

 

 

 

 

 
 

 

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 
 
 

 

 

 

 

 

 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 

 

 
 

 

 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *