Tập 2/14 – Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú (Giảng Lần 5 – 2018)

#CHƯA-UPDATE

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ – GIẢNG LẦN 5 – 2018

Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Giảng tại: Chùa Cực Lạc – Đài Nam & Hiệp Hội Giáo dục Phật Đà Hồng Kông
Thời gian: Từ 19/01/2018 đến 19/01/2019

Chuyển ngữ: Tỳ kheo Thích Thiện Trang & Nhóm Học Làm Người Tốt

Mã AMTB: 02-047-0001  đến 02-047-0014

MP3 tự động phát trên Mobile. Nếu không tự động phát vui lòng ấn nút play ▶️ dưới cùng.

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ – GIẢNG LẦN 5 – TẬP 2

 

Kính chào chư vị Pháp sư, chư vị đồng học, mời quý vị an tọa.

          「淨空於二O一O年清明」,啟講《淨土大經科註》,「二O一一年九月十八日圓滿,發心一門深入,專修專弘,決定放下萬緣,一心求生淨土,作彌陀第一弟子,總報大恩也。二O一一年九月二十一日再次宣講,專弘專念也,於二O一二年,十月二十一號圓滿。同一天接著講第三遍,專弘經註,深入教理,二O一四年三月八號圓滿。三月九號第四次宣講,效法賢公長老,重在修行,落實經教,於二O一七年十一月四號圓滿。」

          “Tịnh Không ư nhị linh nhất linh niên thanh minh, khải giảng Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú, nhị linh nhất nhất nhất niên cửu nguyệt thập bát nhật viên mãn, phát tâm nhất môn thâm nhập, chuyên tu chuyên hoằng, quyết định phóng hạ vạn duyên, nhất tâm cầu sanh Tịnh độ, tác Di Đà đệ nhất đệ tử, tổng báo đại ân dã. Nhị linh nhất nhất niên cửu nguyệt nhị thập nhất nhật tái thứ tuyên giảng, chuyên hoằng chuyên niệm dã, ư nhị linh nhất nhị niên, thập nguyệt nhị thập nhất hiệu viên mãn. Đồng nhất thiên tiếp trước giảng đệ tam biến, chuyên hoằng kinh chú, thâm nhập giáo lý, nhị linh nhất tứ niên tam nguyệt bát hiệu viên mãn. Tam nguyệt cửu hiệu đệ tứ thứ tuyên giảng, hiệu pháp Hiền Công trưởng lão, trọng tại tu hành, lạc thật kinh giáo, ư nhị linh nhất thất niên thập nhất nguyệt tứ hiệu viên mãn.( Vào tiết thanh minh năm 2010, Tịnh Không khai giảng Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú, đến ngày 18 tháng 9 năm 2011 thì viên mãn, phát tâm nhất môn thâm nhập, chuyên tu chuyên hoằng, quyết định buông xuống vạn duyên, nhất tâm cầu sanh Tịnh độ, làm đệ tử đệ nhất của Đức Di Đà, để tổng báo đại ân vậy. Ngày 21 tháng 9 năm 2011 lại tuyên giảng lần hai, chuyên hoằng dương chuyên niệm Phật, đến ngày 21 tháng 10 năm 2012 thì viên mãn. Cũng trong ngày đó tiếp tục giảng lần thứ ba, chuyên hoằng kinh chú, thâm nhập giáo lý, đến ngày 8 tháng 3 năm 2014 thì viên mãn. Ngày 9 tháng 3 tuyên giảng lần thứ tư, học theo trưởng lão Hải Hiền, chú trọng tại tu hành, thực hành kinh giáo, đến ngày 4 tháng 11 năm 2017 viên mãn ).

          ‘二O一八年一月十九’ “Nhị linh nhất bát niên nguyệt thập cửu” (Ngày 19 tháng 1 năm 2018), đây là tuyên giảng lần thứ năm, ‘深信解行,求往生,接引具足三資糧者’ “thâm tín giải hành, cầu vãng sanh, tiếp dẫn cụ túc tam tư lương giả” (tin giải hành sâu, cầu vãng sanh, tiếp dẫn người đầy đủ ba tư lương), lấy đây làm đối tượng. Mọi người đều còn trẻ, hy vọng còn ở tại thế gian này nhiều năm, còn mạnh khỏe sống lâu. Cách nghĩ cách nhìn của tôi và quý vị không giống nhau, nếu quý vị đã tuổi lớn rồi, lớn tuổi rồi thì thế nào? Về nỗi khổ sanh lão bệnh tử, thì cảm nhận lão khổ rất rõ ràng rồi. Hơi giọng tôi không bằng như quá khứ, năm ngoái còn chưa cảm nhận được, cảm nhận không rõ ràng, nhưng năm nay thì tôi cảm nhận vô cùng rõ ràng, tôi nói nhiều rồi thì cảm thấy mệt mỏi. Sáng nay có nhiều người khách, đến hơn khoảng chục vị, đều là giáo viên của các trường học ở miền Nam, họ đối với Hán học vô cùng nhiệt huyết, nghe tôi đến đây, nên họ đến thăm hỏi. Tôi đã nói nhiều lời một chút, đại khái khoảng hơn một giờ, đem bài học này quên mất, tôi cho rằng ngày hôm nay không có bài giảng này, có thể nghỉ ngơi, cho nên giờ tôi cảm thấy đặc biệt mệt mỏi. Đây là lý do vì sao người đã lớn tuổi, thì họ đều không muốn trụ ở thế gian lâu dài, họ hy vọng sớm một ngày đến Thế Giới Cực Lạc.

          Chúng ta học tập Đại Kinh lần này, cùng nhau nghiên cứu thảo luận. Mục tiêu là giống như ở lứa tuổi của tôi hiện nay, người lớn tuổi rồi, phải rõ rõ ràng ràng minh minh bạch bạch cần làm gì trong đời này, đó là cần buông xuống vạn duyên, chỉ hy vọng Phật đến tiếp dẫn, sớm đến Thế Giới Cực Lạc một chút. Chúng ta có nguyện: sau khi thành tựu ở Thế Giới Cực Lạc thì thừa nguyện tái lai, điều kiện đã đầy đủ như lịch đại Tổ sư, thì có thể đi rồi, đến đi tự do, qua lại tùy ý. Tâm nguyện lần học tập này, không khác lần trước, chỉ một mà thôi, chúng ta nắm được trọng điểm, giải thích từ ngữ, văn kinh, lúc trước giảng đã qua bốn lần, đều có lưu trữ video, ngoài ra cũng viết thành sách, đều có thể dùng làm tham khảo, lần này chúng ta thảo luận điểm quan trọng, chúng ta dùng cách thức như vậy, thì không uổng phí đời này. Tôi tin tưởng người 60 tuổi trở lên, vô cùng hy vọng có khóa học như thế này, sẽ giúp tăng trưởng niềm tin vãng sanh Thế Giới Cực Lạc của chúng ta.

          Hôm nay chúng ta hãy xem, trang 138, đếm ngược hàng thứ hai, chỗ ba dấu ngoặc, xem bắt đầu từ đó. Chúng ta chỉ xem văn kinh, việc học tập vẫn không tách rời Tổ sư Đại đức, chúng ta đem đoạn này đọc qua một lần, 本經持名念佛法門“Bổn kinh trì danh niệm Phật pháp môn” (Pháp môn của kinh này là trì danh niệm Phật), Pháp môn trì danh niệm Phật, phải ghi nhớ, đời này chúng ta học Phật thì học pháp môn nào? Là trì danh niệm Phật, phải rõ ràng. Vì sao phải học pháp môn này, thì tiếp theo nói được rất hay, đây là pháp môn圓滿直捷 “viên mãn trực tiệp”(viên mãn nhanh chóng thẳng tắp), mấy chữ này rất quan trọng. Chúng ta học Phật, hy vọng đều nắm được tất cả pháp mà Thích Ca Mâu Ni Phật đã thuyết trong 49 năm. Tôi tin mỗi một đồng học trẻ tuổi học Phật, đều có ý niệm này, hy vọng chính mình có thể đạt đến bậc thông gia của nhà Phật. Tâm nguyện ấy là tốt, là thiện, đáng nhận được khích lệ. Nhưng hoàn cảnh ngày nay của chúng ta, đem so với thời cổ của Tổ sư Đại đức, thì hoàn cảnh thời đó tốt hơn, hoàn cảnh của quý Ngài tốt, còn điều kiện hoàn cảnh của chúng ta không được như vậy. Tôi nói đến đây thì cảm thấy rất đau lòng, nhưng đó là sự thật. Phật pháp tại Trung Hoa, từ khi đế chế nhà Thanh bị mất, Phật pháp cũng theo đó suy yếu, đây là chân tướng sự thật, mọi người đều biết.

          Nắm được Thánh giáo viên mãn 49 năm của Thích Ca Mâu Ni Phật, là viên mãn, là nhanh chóng thẳng tắp. Nhanh chóng thẳng tắp là Tịnh tông, Tịnh tông cũng là viên mãn. Tại sao vậy? Vì giúp quý vị một đời thành Phật, thành tựu Phật pháp ngay trong đời này, đó là viên mãn trực tiệp. 方便究竟 “Phương tiện cứu cánh” (Phương tiện cứu cánh), Tổ sư Đại đức dạy cho chúng ta, chỉ cần chúng ta nắm chắc tam học: giới, định, huệ, thì có thể thành tựu. Ngàn vạn lần không nên lơ là giới luật, phải vô cùng xem trọng giới luật, hiểu rõ tinh thông được giới luật, thừa truyền giới luật, thọ trì giới luật, giới luật giúp chúng ta vãng sanh Tịnh độ, không có giới luật thì không có Phật pháp, chư vị phải ghi nhớ điều này.

           Đây là pháp môn 一超直入,最極圓頓 “nhất siêu trực nhập, tối cực viên đốn”(nhất siêu trực nhập, tối cực viên đốn), viên giáo đốn giáo, viên đến tối thắng, đốn đến tối thắng, tức là bộ kinh này, là pháp môn này. 。「以彌陀一乘願海,六字洪名之究竟果覺,作我眾生之因心,以果為因,因果同時,從果起修,即修即果,心作心是,不可思議。」 Dĩ Di Đà nhất thừa nguyện hải, lục tự hồng danh chi cứu cánh quả giác, tác ngã chúng sanh chi nhân tâm, dĩ quả vi nhân, nhân quả đồng thời, tùng quả khởi tu, tức tu tức quả, tâm tác tâm thị, bất khả tư nghì. (Dùng biển nguyện Nhất Thừa Di Ðà, sáu chữ hồng danh của quả giác cứu cánh, làm nhân tâm của chúng sanh chúng ta. Lấy quả làm nhân, nhân quả đồng thời; từ quả khởi tu, nên tu cũng chính là quả. Tâm làm được như tâm ấy, thì không thể nghĩ bàn). Chúng ta vô cùng cảm ơn Lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, Ngài đã viết bộ chú giải này, đây là thời mạt pháp, mà chúng ta có thể gặp được, một vị thiện tri thức lớn sau cùng này. Hiện nay còn có vị thiện tri thức như thế không? Tôi không nghe nói, không có nữa rồi. Vì sao không có nữa? Bởi chúng ta không hiếu học, không chịu học, không muốn học. Cho nên Phật Bồ-tát không đến nữa. Hiện nay thật là phàm phu tục tử của lục đạo, giải hành đều có hạn, đó là thời đại chúng ta. Vào những thập niên thời cận đại, khi tôi còn trẻ, còn có những lão Hòa thượng tu hành được không tệ, đáng được chúng ta tôn kính. Những lão Hòa thượng ấy đều đã ra đi rồi, những lão Cư sĩ tu tốt thời ấy cũng không còn nữa, hiện nay học Phật rất khổ, vì không tìm được Lão sư, không có tấm gương tốt, phải làm thế nào? May mắn kinh giáo vẫn còn ở thế gian, nếu như những năm này lại trôi qua, không còn người in kinh, không có người học giáo, liệu sẽ có ngày đó không? Sẽ có. Chúng ta có thể tin tưởng, vì Phật pháp thật sự đã đi vào thời đại mạt pháp rồi, chúng ta vừa mới vào thời mạt pháp, phong khí của mạt pháp rất mạnh mẽ, nên nhất định phải đề cao cảnh giác.

          Vẫn là từ trì giới để nhập môn, thời đại những năm 1980, tôi giảng kinh tại rất nhiều thành phố lớn của nước Mỹ, đã đề ra năm khoa, năm khoa mục giới học đó. Hy vọng mọi người học tập. Giới luật rất nhiều nhưng không có người truyền nữa, mọi người đều đã lơ là rồi, chúng ta phải bù đắp để đạt đến tối thiểu đơn giản nhất của giới luật, đủ giúp cho đời này chúng ta thành tựu được, sao cho vừa tốt vừa dễ nhớ,  thời thời khắc khắc đều nhớ, không được hủy phạm. Nên khi thành lập Tịnh Tông Học Hội Nước Mỹ tại San Francisco, tôi đã viết duyên khởi, trong duyên khởi đó đã đề ra năm khoa giới học, chúng ta nhất định phải học.

          Khoa thứ nhất là, 淨業三福 “Tịnh nghiệp tam phước” (Tịnh nghiệp tam phước). Chỉ cần tiếp xúc sát bên Phật, bất kể là quý vị học Phật theo một tông phái nào, thì đại gốc rễ chính là giới. Đối với tịnh nghiệp tức là pháp môn niệm Phật, thì đã tuyển chọn ra tam phước, đó là ba điều. Điều thứ nhất trong tam phước là, 孝養父母,奉事師長,慈心不殺,修十善業. “Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp” (Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, tâm từ không sát, tu mười nghiệp thiện), gồm bốn câu. Chư vị phải biết đây là nền tảng, hiện nay chúng ta học giới luật không tốt, nguyên nhân tại sao? Vì không có nền tảng này. Từ đâu mà xem nền tảng? Là hai câu đầu, hiếu dưỡng phụ mẫu chúng ta đã làm được hay chưa? Phụng sự sư trưởng, tôn sư trọng đạo đã làm được chưa? Không làm được. Hai câu này mà không làm được, thì không có nhân cách rồi. Nhân cách là gì? Là làm người, tư cách của làm người không có rồi, người thì phải biết hiếu thân, phải biết tôn sư. Chúng ta quay trở lại nhìn Cổ Thánh Tiên Hiền, từ ghi chép trong điển tịch, đặc biệt là trong truyện ký, quý vị đọc tụng cẩn thận đều thấy là hiếu thân tôn sư.

          Hiếu thân tôn sư không có nữa, không thể trách cha mẹ của chúng ta không dạy cho chúng ta, bởi vì chúng ta sống tại thời đại chiến loạn, sau khi Dân Quốc thành lập, chiến tranh liên miên hầu như không có dừng lại, xã hội động loạn bất an, con người không có chỗ ở cố định. Thời kỳ kháng chiến, tôi đã đi mười tỉnh trong nước, ở mỗi một nơi ở nửa năm, tối đa là một năm, thì lại phải ra đi rồi, nên đó là tấm gương không dễ dàng. Cha mẹ chúng ta vẫn còn khỏe mạnh, chỉ là lúc năm mới hay các ngày lễ hội, người ta có nghi thức tế tổ, không quên tổ tiên, lúc đó còn đốt một ít tiền giấy cho tổ tiên, đây đều là tâm hiếu. Đối với thầy, cha mẹ giúp đỡ thay chúng ta tôn sư trọng đạo, chúng ta đã học được một chút gốc rễ, đó là học trong những năm tuổi còn nhỏ. Nhưng hiện nay đã lơ là sự giáo dục thời kỳ này rồi, người làm cha mẹ rất lơ là việc dạy dỗ con cái. Bạn thuở nhỏ của chúng tôi biết: cha mẹ tôi dạy tôi vẫn khá nghiêm túc, còn cha mẹ người khác thì lỏng lẻo. Đây là có liên quan cùng với văn hóa truyền thống, cha mẹ chúng tôi có đọc qua một chút cách nuôi dạy trẻ em chính xác của điển tịch, còn làm ra một chút tấm gương cho chúng tôi xem. Nhưng đó là rất may mắn cho chúng tôi, vì tuyệt đại đa số người đều không có, không chú ý nữa, như họ coi dạy trẻ em là việc của thầy cô, còn cha mẹ thì không có trách nhiệm. Ngày nay chúng ta rõ ràng rồi, cha mẹ càng có vai trò quan trọng hơn so với thầy cô, nếu cha mẹ có thể làm ra tấm gương hiếu thuận cha mẹ, tôn sư trọng đạo, thì tâm của trẻ em sẽ khác, bồi dưỡng sự hiếu kính cần làm ra tấm gương như vậy.

          Tiếp theo còn có một câu thập thiện nghiệp đạo, dưỡng tâm từ bi, không sát hại tất cả chúng sanh, tu thập thiện nghiệp, đây là giới hạn thấp nhất của học Phật. Thập thiện gồm ba nghiệp thân khẩu ý; thân thì: không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không phải là nói được, mà phải làm được, phải thường thường cảnh sách chính mình; khẩu nghiệp thì rất dễ dàng tạo, khẩu nghiệp gồm có bốn điều: không vọng ngữ, không lưỡng thiệt, lưỡng thiệt là gây ra thị phi, bất kể là có ý hay vô ý đều không thể được, không ác khẩu, ác khẩu là nói lời thô lỗ, phải làm được; ý nghiệp thì gồm: không tham, không sân, không si. Đó là mười thiện. Trong đời sống hàng ngày, thời thời khắc khắc ghi nhớ kiểm điểm, xem có hủy phạm hay không? Quý vị chỉ quay đầu phản tỉnh, thì liền thấy có. Vì có nhiều những điều chướng ngại đó, cho nên chúng ta niệm Phật hiệu này, là miệng niệm mà vô tâm, không tương ưng so với Phật pháp của Tổ tổ tương truyền. Người khác có thể tương ưng, vì họ có nền móng của thập thiện nghiệp đạo. Chúng ta không tương ưng, vì chúng ta đã đem thập thiện nghiệp đạo bỏ đi rồi, điều này không thể không biết. Đó là điều thứ nhất của tam phước.

          Điều thứ hai là: 受持三皈,具足眾戒,不犯威儀 “Thọ trì tam quy, cụ túc chúng giới, bất phạm oai nghi” (Thọ giữ tam quy, đầy đủ đủ các giới, không phạm oai nghi). Tam quy, vào cửa học Phật bái sư, cầu thầy truyền tam quy y, truyền giới cho chúng ta. Đây là quan trọng, phải đem tam quy ngũ giới thập thiện thực hành, thực hành ngay trong đời sống thường ngày, thực hiện trong lúc xử sự, đối người, tiếp vật. Sau cùng khuyên chúng ta hướng đi lên đó là: 發菩提心,深信因果,讀誦大乘,勸進行者 “Phát Bồ-đề tâm, thâm tín nhân quả, độc tụng Đại thừa, khuyến tấn hành giả” (Phát tâm Bồ-đề, tin sâu nhân quả, đọc tụng kinh điển Đại thừa, khuyến tấn người tu hành). Đây là tự hành hóa tha, không được quên, như vậy là thực học Phật. Nếu như chính mình không làm được, mà đi khuyên người khác thì rất khó khăn. Chính mình làm được rồi, làm ra tấm gương cho người khác xem, dù cho người ta không thể học tập nghiêm túc, nhưng họ sẽ khâm phục kính ngưỡng quý vị, họ thấy quý vị làm thật, thì sẽ sinh ra sự ảnh hưởng đối với họ.

          Tam phước này, Phật nói trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ, đây là Phật truyền cho chúng ta. Chúng ta từ trong đây mà cắm gốc, đem hai chữ hiếu kính này ra để tu, gốc rễ lớn của pháp thế gian và pháp xuất thế gian, là hai chữ này.

          Hai chữ đầy đủ này, đó là điều kiện, để học pháp thế gian, học Phật pháp đều có thành tựu, khẳng định có thành tựu. Thành tựu bao nhiêu thì hãy hỏi chính mình, không cần hỏi người khác, đó là gốc của gốc.

          Khoa thứ hai là, 六和敬 “Lục hòa kính” (Lục hòa kính), vô cùng quan trọng. Sinh sống ở thế gian này, bất kể là người tại gia hay xuất gia, đều không thể rời khỏi quần chúng, chúng tôi nói là không được rời khỏi đại chúng. Sống cùng với đại chúng cần phải tu điều gì? Đó là Lục hòa, người Trung Hoa thường nói là hòa vi quý, nhất định không được coi thường. Dùng tâm thế nào để học hòa? Là dùng kính, dùng nhẫn, đối với tất cả người, hết thảy sự việc đều tôn trọng, kính đối với sự việc tức là nghiêm túc có trách nhiệm, tận tâm tận lực để làm việc đó cho tốt. Điều thứ nhất của Lục hòa là: 見和同解 “Kiến hòa đồng giải” (kiến hòa đồng giải), là cách nhìn, cách nghĩ của chúng ta đối với tất cả người sự vật, phải tương đồng. Tiêu chuẩn của đồng là gì? Là Phật Bồ-tát. Như tịnh nghiệp tam phước vừa mới giảng, tức là kiến hòa đồng giải, 戒和同修 “giới hòa đồng tu” (giới hòa đồng tu). Kiến hòa đồng giải càng quan trọng hơn so với giới hòa đồng tu, nên đó là nền móng, có nền móng đó thì mới có thể nói đến giới. Giới luật là những khoa mục mà chúng ta phải thực hành, có thể thực hiện hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu tập thiện nghiệp, vậy là cắm gốc được chắc rồi, thì liền có phần vãng sanh Thế Giới Cực Lạc. Nếu không có ngũ giới, thập thiện, thì rất khó vãng sanh, vậy là đại chướng ngại của vãng sanh, không thể không biết. 身同住,口無諍,意同悅 “thân đồng trụ, khẩu vô tránh, ý đồng duyệt ” (thân hòa đồng trụ, khẩu hòa vô tránh, ý hòa đồng duyệt), và còn có 利和同均 “Lợi hòa đồng quân”(Lợi hòa đồng đều), nghĩ đến mình thì phải nghĩ đến người khác.

          Tiếp theo là khoa thứ ba: 三學“tam học” (tam học), tam học tức là giới định huệ, giới là phương pháp, định là cơ sở, huệ từ đâu mà đến? Huệ là từ định mà đến. Do đó nghiên cứu kinh giáo có thể khai trí huệ được hay không? Có định công thì mới khai trí huệ, không có định công thì không khai trí huệ, nên học tập kinh giáo cũng là tu định. Tôi theo Lão sư Lý mười năm, định của học kinh giáo là gì? Là nhất môn thâm nhập. Lão sư dạy chúng tôi, ngay cả xem chú giải chỉ được xem một loại, nếu xem nhiều loại, mà mỗi người lại nói một cách không giống nhau, thì tâm của quý vị tạp loạn rồi, không đắc được định huệ. Thâm nhập một môn, thì tối thiểu tư liệu tham khảo của chủ tu phải là một môn. Trong một môn có những chỗ rất khó hiểu, không thể lý giải, thì tìm tư liệu khác để tham khảo, chỉ xem những câu đó, thì có thể được, vậy sẽ giúp quý vị đoạn nghi sanh tín. Tam học này là tổng nguyên tắc của Phật pháp, cho dù tại gia hay xuất gia, Đại thừa hay Tiểu thừa, bao gồm cả Mật tông, hay tông môn giáo hạ đều không rời khỏi tam học này.

          Khoa tiếp theo là六度 “Lục độ” (Lục độ), là độ ai? Độ chính mình, phải học nghiêm túc. Học布施“bố thí”(bố thí), bố thí là để độ tham. Bố thí gồm có bố thí tài, bố thí pháp, bố thí vô úy, đều phải hiểu rõ. Phải làm nghiêm túc, tận tâm tận lực mà đi làm, sẽ có quả báo tốt. Đại sư Chương Gia dạy cho tôi: bố thí tài được giàu có, bố thí pháp được thông minh trí huệ, bố thí vô úy được khỏe mạnh sống lâu. Vô úy là không sát sanh, làm sao để tu được sống lâu? Là không sát sanh, ăn chay, thương yêu che chở tất cả động vật, kể cả hoa cỏ cây cối, thương yêu che chở bình đẳng cả chúng sanh hữu tình và vô tình, nuôi lớn tâm từ bi, nói thật sự đây cũng là tu đại phước.

          Bố thí tài được giàu có, bất kể là tại gia hay xuất gia số người giàu là không ít, giàu này từ đâu đến? Người thế gian ngày nay được giàu có, có thể nói: hầu như toàn bộ là do phước đã tu của đời trước, nên đời này được quả báo, đại phú đại quý, là từ đó mà đến. Đời này lại tiếp tục tu, thì đời này được lợi ích. Ở thời cổ, người đọc sách, người kiệt xuất mới hiểu được, người xuất gia hiểu được, vì thầy nhất định dạy cho quý vị, người học Phật làm gì để được giàu có? Là hoằng dương Phật pháp nếu muốn giàu có. Ở thế gian này, muốn hóa độ chúng sanh, mà không giàu có, thì duyên không đủ, cho nên cần tu ba loại: bố thí tài, bố thí pháp, bố thí vô úy. Làm rõ ràng minh bạch lý này rồi, thì thực hành ngay trong đời sống, gặp duyên thì làm liền, nếu không có duyên thì không cần phải đi tìm. Duyên tức là người thường nói là cơ hội, nếu quý vị thực sự phát đại tâm, thì Phật Bồ-tát sẽ tăng thượng duyên thuận lợi cho quý vị.

          Thực sự ba loại bố thì này, càng thí càng được nhiều, giúp niềm tin của quý vị sẽ thêm lớn. Lúc thời trẻ, tôi không có ba loại bố thí này. Vì sao mà tôi học được? Là sau khi xuất gia, tôi học được với Đại sư Chương Gia. Lúc đó, tôi bố thí tài, bố thí pháp, giảng kinh dạy học, là không có vấn đề, bố thí tài thì cần có tiền, mà khi đó tôi không có tiền. Thầy hỏi tôi: con có thể bố thí một hào, một đồng hay không? Tôi nói: như vậy thì con có thể. Tôi bố thí từ một hào, một đồng, thường thường đem ý niệm bố thí này để ở trên tâm, không nên quên, có cơ hội thì đừng nên bỏ lỡ. Thật sự hữu ích, đại khái trải qua khoảng nửa năm, thì thấy được hiệu quả rất rõ ràng, nên đối với Thánh giáo, lời dạy trong kinh điển, không hoài nghi nữa, có niềm tin rồi.

          Thứ hai của Lục độ là持戒 “trì giới”(trì giới), lúc nãy đã giảng rồi. Tiếp theo điều thứ ba là忍辱“nhẫn nhục”(nhẫn nhục), nhẫn nhục có khả năng bảo trì công đức tu tích của quý vị, không để chảy đi mất. Do đó bố thí trì giới thì có thể thành tựu công đức, còn nhẫn nhục để bảo trì công đức khiến không lại mất đi, nên không thể không tu. Nếu không tu, không thể nhẫn, quý vị tu tích được không ít công đức, một khi nổi nóng, thì xong rồi, toàn bộ công đức sạch trơn. Tu tích thì không dễ, mà phá hủy thì rất dễ dàng, dù chỉ là trong lòng không vui, không có biểu hiện ra, nhưng cũng là chịu tổn thương lớn rồi, vậy nên cần phải nhẫn. Tốt nhất có thể cùng ở chung với những người có khả năng nhẫn nhục, thấy tận mắt những người ấy, họ gặp những hoàn cảnh ác, gặp người bất thiện, ngang ngược hung hãn không thèm nói lý, họ vẫn có thể khéo léo mà ở cùng với hạng người ấy. Chúng ta cần phải học được như vậy, không thể không học. Nếu không học, tai nạn thảm họa rất nhiều, nghịch duyên rất nhiều, thì quý vị không có cách nào thành tựu được. Vì vậy, không thể không có công phu nhẫn nhục, bởi nhẫn nhục có thể thành tựu tất cả thiện pháp của quý vị, giúp quý vị xa rời hết thảy ác pháp, công đức không thể nghĩ bàn.

          Tiếp theo, 精進、禪定、般若 “Tinh tấn, thiền định, bát nhã”(tinh tấn, thiền định, bát nhã), bát nhã là trí huệ. Mục đích tu hành của pháp Đại thừa là khai trí huệ, đạt tiểu ngộ, đại ngộ, đại triệt đại ngộ. Đạt tiểu ngộ, thì công phu đắc lực rồi; đạt đại ngộ thì đã chứng A-la-hán gồm tứ quả tứ hướng; đạt đại triệt đại ngộ, thì là Bồ-tát, đây là hướng nâng cao lên tầng bậc của học Phật.

          Cuối cùng là khoa thứ năm, khoa thứ năm của chúng ta là普賢十願 “Phổ Hiền thập nguyện” (Mười nguyện Phổ Hiền), chúng ta học Đại thừa, chúng ta niệm Phật cầu sanh Tịnh độ, tham vấn thứ 53 là tham vấn cuối cùng trong Kinh Hoa Nghiêm, Bồ-tát Phổ Hiền dùng Thập Đại Nguyện Vương quy về Cực Lạc, nên Ngài là đời Tổ sư thứ nhất của Tịnh tông, chúng ta phải hiểu biết rõ ràng, mười đại nguyện vương của Ngài rất là quan trọng, cần phải nên học.

          Nguyện thứ nhất 禮敬諸佛 “lễ kính chư Phật”(lễ kính chư Phật), nguyện thứ hai稱讚如來“xưng tán Như Lai” (khen ngợi Như Lai), quý vị xem thấy hai điều đầu tiên này, Bồ-tát Phổ Hiền nêu lên hai điều này khiến quý vị liền nghĩ đến, hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, là lễ kính chư Phật Như Lai. Khen ngợi, nếu muốn Phật pháp hưng, chỉ có Tăng khen Tăng. Người xưa dạy cho chúng ta, sự hưng thịnh từ đâu mà đến? Là từ khen ngợi, tôn trọng lẫn nhau, tôi tôn trọng đại chúng, đại chúng tôn trọng tôi, đoàn thể hòa hợp, thì đạo tràng đó, công ty đó nhất định hưng vượng. Nếu như đoàn thể đó, bất kể là lớn hay nhỏ, đôi bên đối xử với nhau như oan gia, không có tán thán, mà chỉ có hủy báng lẫn nhau, thì đối với tổ chức, đoàn thể đó, trong tâm chúng ta nên nghĩ đến sẽ xa lìa nơi ấy sớm một chút, như vậy tốt, đây là thật sự có thông minh trí huệ. Trong pháp thế gian và xuất thế gian, chúng ta cần lựa chọn đạo tràng tu hành, thì dùng tiêu chuẩn nào? Là Hòa hợp. Đạo tràng này hòa thuận, thì tôi mong muốn ở đây; còn nếu đạo tràng này bất hòa, thì nên sớm rời khởi.

          Nguyện thứ ba là: 廣修供養 “quảng tu cúng dường” (rộng tu cúng dường), ba loại cúng dường gồm: tài cúng dường, pháp cúng dường, vô úy cúng dường. Vô úy cúng dường là bảo vệ che chở họ khi họ gặp rắc rối, gặp chướng ngại, có khó khăn, cần có người giúp, đó là thuộc về vô úy. Lúc nãy đã nói, tài cúng dường được giàu có, pháp cúng dường được thông minh trí huệ, giảng kinh dạy học là pháp cúng dường, giúp người khác nâng lên cao, bất kể là người tại gia hay xuất gia, đều thuộc về pháp cúng dường. Công đức của pháp cúng dường vượt hơn công đức của tài cúng dường, cần nên tu. Đạo nghiệp chính chúng ta chưa thành tựu, thiện hạnh cũng chưa thành tựu, thì chúng ta tu pháp cùng dường thế nào? In kinh thì tốt. Hiện nay kỹ thuật in ấn phát triển, kể cả đĩa CD, máy nghe mp3, giúp người ta có cơ hội nghe giảng kinh, xem đọc tụng kinh. Hiện nay việc này thuận lợi hơn so với ba, bốn mươi năm trước. Ba, bốn mươi năm về trước thì chướng ngại rất nhiều, hiện nay đã thuận lợi rồi. Đặc biệt là truyền hình, nếu như có khả năng, thì quý vị mua hẳn một khung giờ trên kênh truyền hình, quý vị ưa thích bộ kinh luận nào, thì chia ra giảng trong khung giờ đó, người xem người học càng nhiều, thì công đức quý vị càng lớn. Ở Đại Lục, Lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ truyền lại không ít tư liệu; Tại Đài Loan, dường như Lão sư Lý để lại tư liệu cũng rất phong phú, chính chúng ta có khả năng, có tài nghệ, thì nên đem tư liệu đó phát dương quang đại, giới thiệu cho đại chúng xã hội. Cúng dường pháp thắng hơn cúng dường tài, những ngày lễ hay ngày tết, mọi người tụ họp lại, chúc nhau, đó là hình thức, trong hình thức ấy lại thêm nội dung của Phật pháp, niệm Phật mười hay mười lăm phút rồi khai hội, cúng dường pháp. Về cúng dường vô úy, nếu có người xây dựng đạo tràng, làm những việc từ thiện, mà gặp chướng ngại, thì chúng ta giúp họ giải quyết, đây là thuộc về cúng dường vô úy.

          Nguyện thứ tư của Phổ Hiền là: 懺悔業障“Sám hối nghiệp chướng” (Sám hối nghiệp chướng), tự mình biết chính mình đã tạo nghiệp chướng, nhất định phải hiểu rõ sám hối. Gần đây nhất, tôi gặp một vị đồng học, lúc ở đời, đã tạo rất nhiều tội nặng, nên đọa địa ngục. Chúng tôi giúp không được, chỉ có thể giảng kinh hồi hướng, đặt cho vị ấy một bài vị trước tượng Phật. Quan trọng nhất là họ phải thật sự sám hối, tự biết đã sai rồi, sửa đổi làm mới chính mình. Vị ấy tính ra còn không tệ, nói với tôi: vị ấy đời này không học Phật, nhưng nhiều đời nhiều kiếp đã học Phật, mà tu không tốt, cho nên đến đời này vẫn bị nạn đó, cầu tôi giúp đỡ. Chúng tôi dùng đạo tràng này của chúng tôi, đem công đức của giảng kinh hồi hướng cho vị ấy, chính vị ấy cũng thật sự quay đầu, rất khó được, cuối cùng thì vị ấy đã vãng sanh Thế Giới Cực Lạc rồi. Chúng tôi rất là hoan hỷ, hy vọng vị ấy thành Phật thành Bồ-tát ở Thế Giới Cực Lạc, lại đến thế gian này để phổ độ chúng sanh, sẽ không có lỗi lầm nữa. Thật sự cần phải biết chính mình làm sai việc gì, phải thật sự sám hối, làm thật, không thể không làm thật.

          Những nguyện tiếp theo: 隨喜功德,請轉法輪,請佛住世,常隨佛學,恆順眾生“Tùy hỷ công đức, thỉnh chuyển pháp luân, thỉnh Phật trụ thế, thường tùy Phật học, hằng thuận chúng sanh”(Tùy hỷ công đức, thỉnh chuyển pháp luân, thỉnh Phật trụ thế, thường tùy Phật học, hằng thuận chúng sanh), tùy hỷ công đức. Thời gian hôm nay đã hết rồi, chúng ta để lại buổi sau học tập tiếp. Đây đều là những phương pháp tu hành vô cùng thù thắng, chúng ta cần nên học tập. Cảm ơn mọi người!

 ( Hết tập 2)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *