#CHƯA-UPDATE
TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ – GIẢNG LẦN 5 – 2018
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Giảng tại: Chùa Cực Lạc – Đài Nam & Hiệp Hội Giáo dục Phật Đà Hồng Kông
Thời gian: Từ 19/01/2018 đến 19/01/2019
Chuyển ngữ: Tỳ kheo Thích Thiện Trang & Nhóm Học Làm Người Tốt
Mã AMTB: 02-047-0001 đến 02-047-0014
TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ – GIẢNG LẦN 5 – TẬP 9
Kính chào chư vị Pháp sư, quý vị đồng học. Mời mọi người cùng tôi quy y Tam-Bảo: A-xà-lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng Già, chư chúng trung tôn (Bạch Thầy A-xà-lê thương xót! Con đệ tử Diệu Âm, kể từ hôm nay, cho đến suốt đời, con xin quy y Phật, lưỡng túc trung tôn; con xin quy y Pháp, ly dục trung tôn; con xin quy y Tăng, chư chúng trung tôn.) (3 lần)
Mời xem Đại Kinh Khoa Chú, trang 147, bắt đầu xem từ hàng thứ nhất:
Thứ 9, 淨宗之妙,在於不離佛法,而行世法;不廢世法,而證佛法。最為方便,隨時隨地可修,不誤世間工作,依舊頓脫生死。既能自覺覺他,廣度眾生於未來,亦復自他俱利,造福社會於今世。 “Tịnh-tông chi diệu, tại ư bất ly Phật pháp, nhi hành thế pháp; bất phế thế pháp, nhi chứng Phật pháp. Tối vi phương tiện, tùy thời tùy địa khả tu, bất ngộ thế gian công tác, y cựu đốn thoát sanh tử. Ký năng tự giác giác tha, quảng độ chúng sanh ư vị lai, diệc phục tự tha câu lợi, tạo phước xã hội ư kim thế.” (Chỗ diệu của Tịnh-tông là chẳng lìa Phật pháp, mà vẫn hành thế gian pháp; chẳng bỏ thế gian pháp, mà chứng Phật pháp. Là pháp thuận tiện nhất, mọi lúc mọi nơi đều có thể tu được, chẳng trở ngại công việc trong thế gian, mà vẫn nhanh chóng thoát sanh tử. Đã có thể tự giác, giác tha, rộng độ chúng sanh ở tương lai, lại còn khiến cho mình lẫn người đều được lợi lạc, tạo phước cho xã hội ngay trong đời này). Đây là đoạn khai thị thứ chín của Niệm Lão. Từ đoạn thứ chín này, chúng ta cảm nhận được lòng từ bi rộng lớn của Niệm Lão.
Tiếp theo, ngài lại chú giải tỉ mỉ mấy câu nói trên cho chúng ta. Khế cơ, cũng có ý nghĩa là khế hợp thời cơ. 如來垂慈,獨留此經於諸經滅盡之最後百年,正表此經能契於當前及未來之社會“Như Lai thùy từ, độc lưu thử kinh, ư chư kinh diệt tận chi tối hậu bách niên, chánh biểu thử kinh năng khế ư đương tiền cập vị lai chi xã hội” (Đức Như Lai rủ lòng từ, riêng lưu lại kinh này một trăm năm cuối cùng khi mà các kinh khác đã diệt hết, điều này cho thấy kinh này khế hợp với xã hội hiện nay và tương lai). Câu này vô cùng quan trọng. 當前科學發達,人類應具之知識彌廣。社會進步,每人所肩之責任倍增。故咸應廣學多能,鞠躬盡瘁 “Đương tiền khoa học phát đạt, nhân loại ưng cụ chi tri thức di quảng. Xã hội tiến bộ, mỗi nhân sở kiên chi trách nhiệm bội tăng, cố hàm ưng quảng học đa năng, cúc cung tận tụy” (Hiện nay là lúc khoa học phát triển, kiến thức cần có của nhân loại càng rộng. Xã hội tiến bộ, trách nhiệm gánh vác của mỗi người tăng lên gấp bội. Vì thế, ai cũng đều nên học rộng biết nhiều, hết lòng phụng sự). Đây là những lời khuyến khích chúng ta cần phải nỗ lực siêng năng làm việc, vì chính mình, vì gia đình, vì xã hội, vì quốc gia, vì thế giới, mà hết lòng phụng sự, đến chết mới thôi, nghiêm túc và có trách nhiệm. Đây chính là tích công lũy đức nói trong Phật pháp.
Đoạn chú giải tiếp theo, chúng ta đem đoạn đó đọc qua. Khế cơ tức là khế hợp thời cơ, hiện nay học pháp môn này là đúng thời cơ. Tiếp theo nói sự từ bi của Thích Ca Mâu Ni Phật, riêng lưu lại kinh này, Pháp-vận của Phật gồm có: chánh-pháp, tượng-pháp, và mạt-pháp, tổng cộng là 12 ngàn năm, một ngàn năm chánh-pháp đã qua rồi, thời tượng-pháp cũng đã qua, hiện nay là thời mạt-pháp, thời mạt-pháp có 10 ngàn năm, chúng ta đang ở vào một ngàn năm đầu tiên, tương lai sau 10 ngàn năm nữa, thì kinh pháp của Phật sẽ tiêu mất ở thế gian này, nhưng Kinh Vô Lượng Thọ vẫn tồn tại ở trăm năm cuối thời mạt pháp, chỉ có kinh này lưu thông ở thế gian thôi, những kinh giáo khác đều đã mất hết rồi, đều biến mất hết. Với hiện tượng ấy, hiện nay chúng ta lắng tâm tỉ mỉ để quán sát, biết đó là thật không phải giả, vậy chúng ta phải làm sao? Thì tiếp theo ngài chỉ dạy cho chúng ta, hiện nay và tương lai bởi vì khoa học kỹ thuật phát triển, người đời gọi là bùng nổ tri thức, đổi thay từng ngày, nên không thể không học, không học thì bị lạc hậu, cho nên trách nhiệm gánh vác của mỗi người, tăng lên so với người thời trước, không chỉ tăng lên một lần, mà gấp hai hoặc ba lần, hiện nay chúng ta nhìn thấy rồi, cho nên cần phải học rộng biết nhiều, hết lòng phụng sự, 參加建設,造福人民,實現人間淨土“tham gia kiến thiết, tạo phước nhân dân, thực hiện nhân gian Tịnh-độ”(tham gia xây dựng xã hội, tạo phước cho nhân dân, thực hiện Tịnh-độ nhân gian). Đây là muốn truyền pháp thì cần nỗ lực, là chuyện bình thường, đều nói không sai. Đối với sự thâm sâu rộng lớn của Phật pháp, nhất định phải hiểu được lấy và xả. Chúng ta ở tại thế gian này, thì người xưa nói được hay: nhân sanh thất thập cổ lai hy, tức là nói thọ mạng ngắn ngủi, người có thể sống đến hơn 70 tuổi không nhiều, hay nói cách khác, đó là ngầm nói với chúng ta, thời gian chúng ta ở thế gian này có hạn, lấy thời gian có hạn mà đối với tri thức vô tận, lại thêm giáo huấn hơn ba ngàn năm của Cổ Thánh Tiên Hiền, thì gánh vác của chúng ta quá nặng nề! Nên khuyên chúng ta không được thờ ơ, phải thật sự nỗ lực, hết lòng phụng sự, tham gia xây dựng xã hội, tạo phước cho nhân dân.
Xây dựng nói ở đây, là đặc biệt chỉ cho xây dựng văn hóa. Đối với toàn thế giới, toàn nhân loại mà giảng văn hóa, tôi đã gặp những người phương Tây, họ đều khen ngợi, cho văn hóa Trung Hoa là đệ nhất, có 5000 năm lịch sử, ưu tú nhất thế giới, văn chữ tốt nhất. Văn chữ này không chịu ảnh hưởng của thời gian và không gian, chỉ cần quý vị có thể biết học, hiểu được, thì trí huệ, tư tưởng của Tổ tông từ 5000 ngàn đến nay, đều có ghi chép ở trong những sách ấy. Đó là của báu, thật sự là quốc bảo. Chúng ta muốn được hạnh phúc ngay trong đời này, gia đình mỹ mãn, sự nghiệp thuận lợi, xã hội an định, thế giới hòa bình, thì trí huệ và phương pháp ở trong đó có hiệu quả, đều có truyền thừa rõ ràng chính xác, chỉ cần quý vị biết được chữ Hán, quen thuộc Văn-ngôn-văn, thì quý vị thu nhận được kho báu của lão tổ tông rồi, mỗi ngày quý vị đọc, thì liền tiếp nhận được. Điều này người nước ngoài không có. Hiện nay ở châu Âu, chúng ta đã xây dựng một Viện Hán học tại nước Anh, chuyện nầy tôi mới vừa giảng. Vì sao làm vậy? Mọi người đều thấy rồi đó, xã hội đã loạn, đạo đức con người suy, sống tại thế gian này vô cùng bận rộn, khổ sở, cảm thấy sâu sắc áp lực nặng nề, sống ở thế gian này, thật đúng như Phật đã nói: khổ! Làm sao để lìa khổ được vui? Giáo dục của tôn giáo nói với chúng ta, nếu chúng ta có thể tìm lại giáo huấn của tổ tông, và y giáo phụng hành, thì lìa khổ được vui. Có thật hay không? Là thật. Nếu không thể làm được nhiều, thì làm một phần nhỏ thôi cũng sẽ liền nghiệm được hiệu quả. Hiệu quả ấy giúp chúng ta kiến lập niềm tin, chúng ta sẽ không dám khinh thường cổ nhân nữa. Cổ nhân có trí huệ, vì tâm cổ nhân thanh tịnh, cổ nhân có đạo đức, cổ nhân biết nhân quả: thiện có thiện báo, ác có ác báo. Nên mấy ngàn năm qua, Trung Hoa là nước rộng lớn, nhân dân thật sự rất hạnh phúc, bởi giữa người với người có giáo dục luân lý, có giáo dục đạo đức, có giáo dục nhân quả, có giáo dục trí tuệ của Thánh Hiền. Nhưng ngày nay đi đâu mất rồi? Chúng ta nghĩ lại, thì rõ ràng rồi.
Tiếp theo Niệm Lão nói với chúng ta, tham gia xây dựng xã hội, tạo phước cho nhân dân, thực hiện Tịnh-độ nhân gian. 晚近太虛法師提倡人間淨土,曾詳引《無量壽經》文句。蓋以此經雙照世出世間“Vãn cận Thái Hư Pháp sư đề xướng nhân gian Tịnh Độ, tằng tường dẫn Vô Lượng Thọ Kinh văn cú. Cái dĩ thử kinh song chiếu thế xuất thế gian” (Gần đây, Pháp sư Thái Hư đề xướng Tịnh-độ nhân gian, từng trích dẫn tỉ mỉ nhiều câu văn trong Kinh Vô Lượng Thọ. Bởi vì Kinh này soi sáng cả thế gian lẫn xuất thế gian). Đó là Kinh Vô Lượng Thọ, nhưng bản Kinh này thì Pháp sư Thái Hư chưa thấy qua, ngài là vẫn dựa vào bản dịch của Khang Tăng Khải, khi bản này ra đời, thì ngài đã vãng sanh rồi. Ở đây giới thiệu cho chúng ta, ngài đã dẫn văn kinh của Kinh Vô Lượng Thọ, tại sao vậy? Bởi vì kinh này soi sáng cả thế gian lẫn xuất thế gian, 詳示真俗二諦“Tường thị Chân Tục nhị đế” (chỉ bày tường tận Chân-đế và Tục-đế). Nguyên nhân là ở chỗ này. Bộ kinh này hoàn toàn đầy đủ cả thế pháp và Phật pháp rồi. Đọc xong Kinh Vô Lượng Thọ khiến chúng ta biết được, xã hội ngày nay, khoa học công nghệ tiến bộ nhảy vọt, làm sao chúng ta theo kịp. Khoa học kỹ thuật cũng có thể giúp cho Phật pháp, như ngày nay chúng ta sử dụng truyền hình Internet, điều này không có ở thời đại của Đại sư Thái Hư. Tôi còn nhớ được một chút về thời đại đó, học sinh của Đại sư Thái Hư đã thân gần chúng tôi, cũng từng quen biết nhau. Đại sư Thái Hư ra đi sớm, nên ảnh hưởng của ngài đối với hiện nay tính ra không quá lớn, nhưng đề xuất Phật giáo nhân gian của ngài, đó là chính xác. Thời quá khứ học Phật, thường thường đem thế gian pháp buông xuống, chỉ chuyên chú ở Phật pháp, đương nhiên là tốt, nhưng ở xã hội ngày nay, chúng ta làm như vậy được không? Không được, buông bỏ thế pháp, thì chúng ta tìm nguồn sống ở đâu? Nên cần phải coi trọng thời đại phát triển công thương nghiệp, chí ít cũng lo toan, cuộc sống đến mức cơ bản tạm được. Tuy người học Phật không tham hưởng thụ, có thể tạm được là tốt rồi, phải đem tinh thần, đem thời gian, để học tập pháp xuất thế gian. Pháp xuất thế gian đơn giản nhất, quan trọng nhất, là Kinh Vô Lượng Thọ, đặc biệt là bản hội tập của ngài Hạ Liên Cư, chú giải của Niệm Lão đã chú giải được vô cùng tỉ mỉ. Chúng ta có thể y giáo phụng hành, thì không có ai mà không thành tựu.
Tiếp theo nói càng được rõ ràng, 因持名之法,最為方便“Nhân trì danh chi pháp, tối vi phương tiện”(Vì pháp trì danh, là thuận tiện nhất), quý vị thấy, chỉ cần quý vị thật tin, đủ ba điều kiện ấy, thì liền siêu vượt lục đạo luân hồi, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc đi làm Phật rồi. Pháp môn này hiếm có khó gặp mà chúng ta đã gặp rồi. Trong vô lượng pháp môn, chỉ duy nhất pháp môn này, chỉ cần tín, thật sự tin có Thế Giới Tây Phương Cực Lạc, vì sao vậy? Vì Phật dạy chúng ta không vọng ngữ, thì làm sao Phật có thể vọng ngữ được? Làm sao Phật có thể lưỡng thiệt được? Không thể được, nên chúng ta phải thật sự tin tưởng. Điều kiện thứ hai, tôi thật mong muốn đến Thế Giới Cực Lạc. Thật tin nguyện thiết, nguyện vọng khẩn thiết, tôi phải cầu sanh Tịnh-độ, Đại sư Ngẫu Ích nói với chúng ta, chỉ cần hai điều kiện đó, chân tín thiết nguyện, thì quý vị liền có phần ở Thế Giới Cực Lạc rồi. Lại thêm nhất tâm chuyên niệm, thì quý vị thành công rồi. Thời gần đây, ba, bốn năm trước, Lão Hòa thượng Hải Hiền đã làm ra tấm gương tốt nhất cho chúng ta. Ngài học Phật, xuất gia học Phật, cả đời tin sâu nguyện thiết, lão thật niệm Phật, 112 tuổi vãng sanh, là tự tại vãng sanh, làm tấm gương cho chúng ta, chúng ta phải hướng ngài mà học tập.
Cho nên pháp môn này, pháp trì danh, là thuận tiện nhất. 隨地可修“tùy địa khả tu” (nơi nào cũng có thể tu được), không cần phải đến nơi núi sâu yên tĩnh, không cần; 隨時可念“tùy thời khả niệm”(lúc nào cũng có thể niệm được), không cần phải đóng cửa, không cần phải ngồi thiền, vậy rất khổ sở. 但發廣大覺心“Đản phát quảng đại giác tâm”(chỉ cần phát tâm giác rộng lớn), tâm giác rộng lớn, tức là thật tin chắc chắc có Thế Giới Cực Lạc, không có một chút hoài nghi nào, 一向專念名號“nhất hướng chuyên niệm danh hiệu”(một hướng chuyên niệm danh hiệu), một câu Phật hiệu là được rồi, thêm câu Phật hiệu này, thì vãng sanh thành công rồi. 下至十念一念,亦得往生“hạ chí thập niệm nhất niệm, diệc đắc vãng sanh”( thấp nhất là mười niệm, hay một niệm, cũng được vãng sanh). Vậy đã hiểu hay chưa! Niệm bao nhiêu Phật hiệu? Niệm 10 câu Phật hiệu thì có thể vãng sanh. Đến lúc lâm chung, niệm 10 câu, thậm chí chỉ một câu, hơi thở cuối cùng là một tiếng A Di Đà Phật, thì họ vãng sanh rồi. Còn pháp môn nào có thể so sánh được với pháp môn này? Quý vị nghĩ xem pháp môn này, 不誤世間工作,依舊頓脫生死 “bất ngộ thế gian công tác, y cựu đốn thoát sanh tử”(chẳng trở ngại công việc thế gian, mà vẫn nhanh chóng thoát sanh tử). Thoát sanh tử là đối với lục đạo luân hồi, rời xa vĩnh viễn rồi. 既能自覺覺他,廣度眾生於未來;亦復自他俱利,造福社會於當世“Ký năng tự giác giác tha, quảng độ chúng sanh ư vị lai; diệc phục tự tha câu lợi, tạo phước xã hội ư đương thế.” (Đã có thể tự giác, giác tha, rộng độ chúng sanh ở tương lai; lại còn khiến cho mình lẫn người đều được lợi lạc, tạo phước cho xã hội ngay trong đời này). Pháp môn này là tâm nguyện của Thích Ca Mâu Ni Phật, và A Di Đà Phật, là đại nguyện đại hạnh, giúp đỡ tất cả chúng sanh khắp pháp giới hư không giới, thành Phật đạo ngay trong một đời, quá tuyệt vời! Rộng độ chúng sanh ở tương lai, tự giác giác tha ngay hiện tại, tự tha đều lợi, tạo phước cho xã hội ngay trong đời này.
Tiếp đoạn sau cùng, là đoạn thứ mười, 經云:當來之世,經道滅盡,我以慈悲哀愍“Kinh vân: đương lai chi thế, kinh đạo diệt tận, ngã dĩ từ bi ai mẫn” (Kinh dạy:“Trong đời tương lai, khi kinh đạo diệt hết, ta vì lòng từ bi thương xót”). Chữ ‘ta’ ở đây chính là Thích Ca Mâu Ni Phật, 特留此經止住百歲“đặc lưu thử kinh chỉ trụ bách tuế”(đặc biệt lưu lại kinh này tồn tại 100 năm), bộ kinh này, khi tất cả kinh khác đều không còn nữa, bộ kinh này vẫn trụ thế 100 năm, 其有眾生,值斯經者“kỳ hữu chúng sanh, trị tư kinh giả”(có chúng sanh nào, gặp được kinh này), quý vị gặp được, chữ ‘trị’ nghĩa là gặp. 隨意所願,皆可得度。誠此界他方一切有情,離苦得樂,究竟菩提之法要也“tùy ý sở nguyện, giai khả đắc độ. Thành thử giới tha phương nhất thiết hữu tình, ly khổ đắc lạc, cứu cánh Bồ-đề chi pháp yếu dã”(tùy theo sở nguyện, đều có thể được độ. Quả thật đây là pháp quan trọng để tất cả hữu tình ở cõi này phương khác, lìa khổ được vui, đạt đến Bồ-đề rốt ráo vậy). Chúng ta phải nhớ kỹ câu nói đó. Vì sao phải tu pháp môn niệm Phật? Đạo lý là ở chỗ ấy.
Tiếp theo Niệm Lão có chú giải, chúng ta hãy xem chú giải của ngài, ngài vì chúng ta mà khai thị, 是故經云:當來之世,經道滅盡,我以慈悲哀愍“thị cố kinh vân: đương lai chi thế, kinh đạo diệt tận, ngã dĩ từ bi ai mẫn” (vì thế kinh dạy:“Trong đời tương lai, khi kinh đạo diệt hết, ta vì lòng từ bi thương xót”), chữ ‘ta’ ở đây chính là Thích Ca Mâu Ni Phật, 特留此經止住百歲“đặc lưu thử kinh chỉ trụ bách tuế”(đặc biệt lưu lại kinh này tồn tại 100 năm), là đặc biệt lưu lại bộ kinh này, kinh khác thì đều đã tiêu mất trên thế gian này rồi, đều thất truyền rồi, bộ kinh này vẫn còn, chính là bộ kinh mà chúng ta đang cầm trên tay đây, 其有眾生,值斯經者,隨意所願,皆可得度 “kỳ hữu chúng sanh, trị tư kinh giả, tùy ý sở nguyện, giai khả đắc độ”(có chúng sanh nào, gặp được kinh này, tùy theo sở nguyện, đều có thể được độ). Chỉ cần y giáo phụng hành, thì vãng sanh Tịnh-độ, vào bốn độ ba bậc chín phẩm, tùy theo sở nguyện, đều có thể được độ, đều có thể đạt được. Thích Ca Mâu Ni Phật ân cần nói ra mấy câu này, giúp chúng ta tăng thêm niềm tin, đoạn hết nghi ngờ, mà tiếp nhận Đại Kinh, Kinh Vô Lượng Thọ là Đại Kinh của Tịnh-độ, Tịnh-độ có tất cả năm kinh và một luận. Nhưng bộ kinh này giới thiệu Tịnh-độ vô cùng rõ ràng tỉ mỉ, có lý luận, có phương pháp, thật hiếm có khó gặp. Bộ kinh này được lưu truyền đến 100 năm cuối cùng trong Pháp-vận của Phật. 良以此經符合社會之實況,真俗並照,事理雙融,凡聖齊收,心佛不二,故能長存而獨留於末世“Lương dĩ thử kinh phù hợp xã hội chi thật huống, Chân Tục tịnh chiếu, Sự Lý song dung, phàm Thánh tề thâu, tâm Phật bất nhị, cố năng trường tồn nhi độc lưu ư mạt thế” (Quả thật vì kinh này phù hợp với đời sống xã hội, đều chiếu Chân lẫn Tục, Sự Lý viên dung, gồm thâu phàm lẫn Thánh, tâm và Phật chẳng hai, cho nên có thể trường tồn lưu lại một mình trong đời mạt-pháp). Đoạn này đã nói ra, khi Phật ở đời giảng kinh thuyết pháp 49 năm, tất cả kinh đã nói trong 49 năm, trong giáo lý Đại-thừa thường nói là: 84 ngàn pháp môn, không có bộ kinh nào viên mãn như bộ kinh này. Viên mãn ở chỗ nào? Là đều chiếu Chân lẫn Tục, Sự Lý viên dung, gồm thâu phàm lẫn Thánh, tâm và Phật chẳng hai, là viên mãn ở tại chỗ đó, mấy câu ấy đã nói rõ ràng rồi. Cho nên, bộ kinh này có thể trường tồn lưu lại một mình trong đời mạt-pháp, 良以此經不但為淨土群經之綱要“Lương dĩ thử kinh bất đản vi Tịnh-độ quần kinh chi cương yếu” (Quả thật vì kinh này không chỉ là quan trọng trong các kinh Tịnh-độ), trong năm kinh một luận của Tịnh-độ, thì bộ kinh này hoàn toàn đại diện cho tất cả, không chỉ như vậy, lại mở rộng để nói, thì kinh này là 一大藏教之指歸,實亦為此界他方,現在未來一切有情離苦得樂,究竟菩提之法要“nhất Đại Tạng Giáo chi chỉ quy, thật diệc vi thử giới tha phương, hiện tại vị lai nhất thiết hữu tình ly khổ đắc lạc, cứu cánh Bồ-đề chi pháp yếu”(chỗ chỉ quy của cả Đại-Tạng-Giáo, cũng là vì hết thảy hữu tình trong cõi này, phương khác, ở hiện tại, tương lai, đều lìa khổ được vui, là pháp trọng yếu của cứu cánh Bồ-đề). Quý vị cần hiểu rõ những lời ấy, khi quý vị hiểu rõ rồi, thì tôi tin rằng quý vị đối với những điều nói trong kinh này, khẳng định sẽ nhất định y giáo phụng hành, một lòng một dạ hướng đến Tịnh-độ, đầy đủ thật tin, nguyện thiết, niệm Phật, tất được vãng sanh, thì quý vị thành công rồi. Vậy mới biết được những câu nói đó quan trọng đến dường nào! Nói lời thật sự đó, cũng là vì thế giới này, thế giới này là thế giới Sa-Bà, tức không chỉ có địa cầu chúng ta đây, phương khác là mười phương, gồm đông tây nam bắc, trên dưới và bốn góc, vô lượng vô biên cõi nước chư Phật, vô lượng vô biên chúng sanh trong lục đạo, học tập thành tựu cũng đều dựa vào bộ kinh điển này. Đó là chỗ chỉ quy của cả Đại-Tạng-Giáo, ‘chỉ’ là chỉ đường, giúp quý vị biết đường đi, không đến nỗi lạc đường, ‘quy’ là hành động, chúng ta phải quay về Thế Giới Cực Lạc. Nên thật sự là, vì thế giới này và phương khác, tức là toàn bộ vũ trụ, tất cả chúng sanh hữu tình ở hiện tại và tương lai đều lìa khổ được vui, là pháp yếu của cứu cánh Bồ-đề, cứu cánh Bồ-đề là thành Phật, như Phật Thích Ca, Phật Di Đà, ngay trong một đời có thể làm được, là tất cả hữu tình ở hiện tại và tương lai đều lìa khổ được vui, là pháp yếu của cứu cánh Bồ-đề.
是故念祖感恩圖報,發無上心,敬註此經,續佛慧命“Thị cố Niệm Tổ cảm ân đồ báo, phát vô thượng tâm, kính chú thử kinh, tục Phật huệ mạng” (vì thế, Niệm Tổ mong báo đáp ơn sâu, nên phát tâm vô thượng, kính cẩn chú giải kinh này, tiếp nối huệ mạng Phật), Niệm Lão như thế, thì hàng hậu học chúng ta cũng học theo ngài như vậy, Niệm Lão là mong báo đáp ơn sâu, nên phát tâm vô thượng, kính cẩn chú giải kinh này, tiếp nối huệ mạng Phật; còn hôm nay chúng ta mong báo đáp ơn sâu, nên phát tâm vô thượng, kính cẩn y theo kinh này, tức là phải dựa vào Kinh Vô Lượng Thọ, tiếp nối huệ mạng Phật. 虔誠祈求兩土導師“kiền thành kỳ cầu lưỡng độ đạo sư”(kiền thành cầu mong đạo sư hai cõi), tức là A Di Đà Phật ở Thế Giới Cực Lạc, và Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật của thế giới Sa-Bà, còn phải dựa vào, chí cầu 十方如來“thập phương Như Lai”(thập phương Như Lai), là mười phương vô lượng vô biên chư Phật sát-độ, vô lượng vô biên chư Phật Như Lai, 上師本尊“thượng sư bổn tôn”(thượng sư bổn tôn), trước là báo ơn Phật, ‘thượng sư bổn tôn’ tức là báo ơn đối với thầy, 金剛護法“Kim Cang Hộ Pháp”(Kim Cang Hộ Pháp) tức là bốn chúng đồng học, là ân từ bi che chở giúp đỡ.
Nên muốn cầu Phật có cảm ứng, ắt cần phải có đầy đủ hai duyên, nếu không có hai duyên ấy, thì dù quý vị gặp được Thích Ca Mâu Ni Phật cũng sẽ luống qua thôi, hai duyên đó là gì? Thứ nhất là hiếu thân, thứ hai là tôn sư. Hiếu và kính, hiếu lấy cha mẹ làm đại biểu, kính lấy thầy làm đại biểu, quý vị đối với cha mẹ, với thầy, có một phần thành kính, thì quý vị học Phật liền được một phần lợi ích; có mười phần thành kính, thì quý vị liền đạt được mười phần lợi ích. Nếu như không có hiếu kính, thì dù ngày ngày Phật Bồ-tát ở trước mặt quý vị vì quý vị mà thuyết pháp, quý vị vẫn không lĩnh hội được gì. Điều này quan trọng. Niệm Lão là phát tâm vô thượng, kính chú giải kinh này, ngài đã chú giải bộ kinh này, bộ chú giải này từ đâu mà ra? Từ sự hiếu kính chân thành, đây là hiếu kính, trên là đối với chư Phật Bồ-tát, cha mẹ lão sư, dưới là đối với chúng sanh chín pháp giới hiện nay, thông thường chúng ta nói là tứ chúng đồng học, Kim Cang Hộ Pháp, Kim Cang là thần Hộ Pháp. Ngài có hộ trì hay không? Thật sự phát tâm, người phát tâm thật làm, thì được hộ trì. Nếu như không phải là thật phát tâm, không phải thật làm, thì không có cảm ứng. Muốn được cảm ứng đạo giao, chúng ta phải hiểu rõ đạo lý này, phải chân thành đến tột cùng, thì cảm ứng vô cùng rõ ràng, thường có tâm chân thành, thì cảm ứng cũng thường có, là tự tự nhiên nhiên. 慈恩覆護“Từ ân phú hộ” (ơn từ che chở hộ trì), là ơn của thầy, đồng học, và hộ pháp hộ trì. 威德冥加“Oai đức minh gia”(đức ngầm gia hộ), là Phật hộ pháp, Bồ-tát hộ pháp, trời rồng hộ pháp, thiện thần hộ pháp, nên đức ngầm gia hộ, đang được ngầm gia hộ, của Phật Bồ-tát, thượng sư bổn tôn, thần Kim Cang Hộ Pháp. 冀此註釋,上契聖心“Ký thử chú thích, thượng khế thánh tâm” (hy vọng những chú thích này, trên khế hợp thánh tâm), tức là những câu nói trong đây, gồm chú thích, và cả diễn thuyết, cũng như chia sẻ, chúng tôi không có đem ý của mình để làm, mà đều cầu Tam-Bảo gia trì, 廣啟眾信“quảng khải chúng tín”(mở rộng niềm tin đại chúng), tức đại chúng nghe được, nghe rồi họ liền tin tưởng, ở trước đã nói, ngài có thiện căn sâu dày, tâm hiếu tâm kính, hiếu thuận đối với cha mẹ, tôn trọng đối với thầy, ngay trong đời sống thường ngày, khởi tâm động niệm đều tương thông với nguyện tâm của Phật, nên được Phật lực gia trì, được hộ trì của thần Kim Cang, thì quý vị nói ra khiến người nghe liền tin, 同入彌陀一乘願海“đồng nhập Di Đà Nhất Thừa nguyện hải” (đều cùng vào biển nguyện Nhất Thừa Di Đà), đây là mục đích cuối cùng của chúng ta.
Có đồng tu hỏi tôi một vấn đề, hoạt động tập trung đông người đi vòng quanh thành phố niệm Phật có đúng pháp không? Tôi nói với mọi người, không đúng pháp. Vì sao không đúng pháp? Quý vị làm trái với pháp luật của quốc gia là không đúng pháp. Trong Kinh Phạm Võng, Đức Thế Tôn có nói hai điều giới trọng, Kinh Phạm Võng nói: 不作國賊,不謗國主“bất tác quốc tặc, bất báng Quốc chủ”(không làm giặc quốc gia, không nói xấu Quốc chủ). Quốc chủ tức là Chính phủ, và quan chức các cấp của Chính phủ, trong một huyện, thì Trưởng huyện là Quốc chủ; trong một xã, thì Trưởng xã là Quốc chủ; trong một nước, thì Chủ tịch nước là Quốc chủ, nên Quốc chủ đây là bao gồm tất cả người lãnh đạo Hành chính của đất nước. Dù họ có lỗi cũng nhất định không được nói, không được phỉ báng, vì sao vậy? Họ cần tôn nghiêm, họ cần có niềm tin của quần chúng, quý phỉ báng họ thì giống như phỉ báng niềm tin của quần chúng, đó là tội lỗi rất nặng! Trong Kinh Anh Lạc cũng có hai câu nói: 不漏國稅,不犯國制“bất lậu quốc thế, bất phạm Quốc chế”(không trốn thuế, không phạm Quốc chế), Quốc chế tức là pháp luật của quốc gia. Tập trung đông người đi vòng quanh thành phố niệm Phật, pháp luật quốc gia không cho phép điều này, tập trung đông người đi vòng quanh thành phố, điều này pháp luật không cho phép, mà quý vị thực hiện là phạm pháp rồi. Nên hy vọng đồng học chúng ta, có hoạt động Phật sự thì nhất định phải tuân theo pháp luật của quốc gia. Một nhóm người làm nhiễu loạn xã hội, lại là đệ tử nhà Phật thì càng không thể chấp nhận. Trong quá khứ tôi không biết, đã từng làm một hoạt động ở quê nhà, là truyền thống văn hóa. Quan chức Chính phủ đã nói với tôi, trong pháp luật không có điều này, không cho phép làm như vậy, bảo chúng tôi đình chỉ, chúng tôi liền đình chỉ, bảo chúng tôi giải tán, thì chúng tôi liền giải tán. Quan chức Chính phủ thấy chúng tôi vâng lời như vậy, họ thấy lạ, liền hỏi tôi: tại sao các người rất vâng lời như vậy? Chúng tôi nói: chúng tôi là đệ tử Phật, mà điều quan trọng nhất của đệ tử Phật, là phải nghe theo giáo huấn của lãnh đạo. Nếu quý vị muốn tiến hành những hoạt động ấy, thì quý vị cần đến ban tôn giáo, tôn giáo có liên quan, và an ninh của địa phương, phải được những nơi ấy đồng ý, thì quý vị mới không phạm Quốc chế. Nếu Chính phủ không đồng ý mà quý vị vẫn làm, thì đó gọi là phạm Quốc chế. Hy vọng đồng học Tịnh-tông ghi nhớ, nhất định không được phạm pháp luật của quốc gia, phải tuân theo, không nên tiến hành những hoạt động mà Chính phủ không cho phép. Như những cơ sở ngoài tôn giáo, tiến hành những hoạt động tập thể, thì Chính phủ cũng không muốn thấy như vậy. Tại sao quý vị lại làm trái với Chính phủ? Làm trái với Chính phủ tức là đại bất kính, bất kính với ai? Là bất kính với Phật, bất kính với Kinh Phạm Võng, Phật đã nói trong kinh mà sao quý vị vẫn phạm? Khi trẻ tôi lần đầu đến Đài Trung học Phật, Lão sư Lý liền đem bốn câu đó nói cho tôi, Kinh Phạm Võng nói: Không là giặc quốc gia, không nói xấu Quốc chủ; Kinh Anh Lạc nói: Không trốn thuế, không phạm pháp luật, là bốn giới trọng, đệ tử Phật tại gia xuất gia đều phải tuân thủ.
Tốt rồi, thời gian hôm nay đã hết, chúng ta học đến đây thôi.
( Hết tập 9)