Tập 13A
Tập 13B
TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ – GIẢNG LẦN 4 – 2014
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Giảng tại: Hiệp Hội Giáo dục Phật Đà Hồng Kông
Thời gian: Từ 09/03/2014 đến 04/11/2017
Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ
Thuyết minh: Hạnh Quang
Mã AMTB: 02-041-0001 đến 02-041-0508
TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ – GIẢNG LẦN 4 – TẬP 13
(Đây là bộ khoa chú giảng lần thứ 4, khi ngài ở độ tuổi gần 90, vẫn rất minh mẫn, giải tường tận nguyên lý nguyên tắc Tịnh Độ)
Các vị pháp sư, các vị đồng tu! Xin mời ngồi! Mời mọi người cùng tôi quy y Tam Bảo.
A Xà Lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng Già, chư chúng trung tôn.
A Xà Lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng Già chư chúng trung tôn,
A Xà Lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng Già chư chúng trung tôn.
Mời xem “Đại Kinh Khoa Chú”, tờ thứ 160, hàng sau cùng, xem chú giải của Niệm Lão:
“Phù chúng sanh chi sanh diệt tâm, xứ xứ năng duyên, độc bất năng duyên ư Bát Nhã, tu vị đăng biệt giáo địa thượng chi Bồ Tát, phương năng khế nhập, ư vô trụ thời tức sanh tâm, ư sanh tâm thời tức vô trụ”[1].
Chỗ này đều là nói chân tướng sự thật! Phàm phu mê mất đi tự tánh, trên kinh đại thừa thường nói “một niệm bất giác mà có vô minh”. Cái niệm “bất giác” này chính là “vô minh”. Vậy cái gì là “minh”? “Giác”’là “minh”. Làm “giác” mất đi rồi thì biến thành “bất giác”.
“Giác” là tất cả pháp tự nhiên đều thông đạt. Gọi “bổn giác” là vì nó vốn dĩ là giác ngộ. Một niệm bất giác thì bổn giác liền biến chất, biến thành A Lại Da. A Lại Da chính là bất giác. Mười pháp giới y chánh trang nghiêm đều là nương vào A Lại Da mà khởi. A Lại Da là tâm sanh diệt, còn Giác tâm không sanh không diệt, giác tâm chính là tự tánh.
A Lại Da nơi nơi nó đều có thể năng duyên. Thực tế ba tâm đều là một thể, từ chấp trì chủng tử gọi là A Lại Da, từ phân biệt gọi là Ý thức, từ chấp trước gọi là Mạt Na. Thế là chúng ta liền biết Mạt Na cùng Ý thức chính là tác dụng của A Lại Da, đó là hai chủng loại tác dụng lớn, một cái là phân biệt, một cái là chấp trước. Chấp trước là căn bản của “kiến tư phiền não” (phiền não chướng), phân biệt là căn bản của (trần sa phiền não) “sở tri chướng”. Đệ lục Ý thức năng lực năng duyên rất lớn, tận hư không khắp pháp giới nó thảy đều duyên đến, nhưng lại chẳng thể duyên đến “Bát Nhã”. “Pháp thân, Bát nhã, Giải thoát” là “tam đức” của tự tánh, nó duyên không đến Pháp thân, duyên không đến Bát Nhã. Vì sao vậy? Vì Pháp thân, Bát Nhã đều không có hình tướng, còn nó duyên phải có đối tượng. Bạn xem năm căn trước: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, những thứ nó có thể duyên đều là hiện tượng vật chất. Nhãn duyên sắc, nhĩ duyên thanh, tỷ duyên hương, thiệt duyên vị, thân duyên xúc, gọi là ngũ trần, nó có đối tượng. Còn đệ lục ý thức là tâm, nó không phải vật chất, nó là một ý niệm, ý niệm năng duyên pháp, nó có thể nghĩ quá khứ, nó có thể nghĩ vị lai, công năng lớn nhất, 51 tâm sở thảy đều tương ưng với nó, không có thứ nào không tương ưng. Cho nên trên kinh Phật nói, đối ngoại nó có thể duyên hư không pháp giới, đối nội nó có thể duyên đến “tam tế tướng” của A Lại Da là nghiệp tướng, chuyển tướng, cảnh giới tướng của A Lại Da.
Nghiệp tướng hiện tại khoa học gọi là năng lượng. Nghiệp tướng là hiện tượng sóng động, chính là một niệm bất giác; Chuyển tướng chính là ý niệm, khoa học gọi là tin tức; Cảnh giới tướng chính là vật chất mà khoa học gia gọi. Cảnh giới tướng hiện tại gọi nó là hiện tượng vật chất, tương đối với nó là hiện tượng tinh thần, hiện tượng tinh thần chính là tin tức, chính là ý niệm (mà nhà Phật gọi là “chuyển tướng”), tất cả pháp từ tâm tưởng sanh chính là từ ý niệm.
Đích thực nhà vật lý lượng tử học hiện đại đem mục tiêu liền đối chuẩn ba vấn đề này: Vật chất bị phá vỡ ra, họ triệt để đã làm rõ ràng rồi; Nhưng hiện tại “tin tức” họ vẫn chưa làm cho rõ ràng, rốt cuộc từ nơi nào đến, họ không hề biết. Vậy hiện tượng vật chất theo các khoa học gia là gì? Ba năm gần đây khoa học gia phát hiện ra, tiến sĩ Phổ Lãng Khắc, người Đức dẫn đầu một nhóm nhỏ chuyên môn nghiên cứu vật chất xem rốt cuộc nó là gì. Họ tìm ra được vật chất nhỏ nhất, nhỏ đến không thể nhỏ hơn mà ở trên kinh Phật gọi là “sắc cực vi”.
“Vi” là vi tế, “sắc” tướng cực kỳ vi tế, mắt thịt không thể xem thấy, thiên nhãn cũng không xem thấy, huệ nhãn của A La Hán cũng không xem thấy. Trên kinh Phật nói huệ nhãn của A La Hán chỉ có thể xem thấy vi trần, còn người trời Dục giới, trời Sắc giới đều không xem thấy vi trần, nhưng A La Hán có thể xem thấy. Vi trần đó là thứ gì? Đó chính là trong khoa học hiện tại gọi là “nguyên tử”. Khoa học gia 80 năm trước phát hiện ra nguyên tử, họ cho rằng nguyên tử là vật chất cơ bản, không thể phân nhỏ nữa, là nhỏ nhất rồi. Nào ngờ những năm gần đây khoa học không ngừng đang phát triển, ngày mới càng mới, máy móc mới phát minh ra có năng lực nắm được phần ngàn triệu (1/109) của một giây, có thể nắm lấy được. Việc này ngày trước có nằm mơ cũng không dám nghĩ tới. Máy móc cao độ như vậy mới tìm ra được “sắc cực vi” mà trên kinh Phật đã nói, còn danh từ của khoa học gọi nó là “trung vi tử”, hoặc giả gọi là “vi trung tử” đều được, đây mới là vật chất nhỏ nhất, không thể phân nữa, vì phân nữa thì không còn. “Sắc cực vi” này Phật cũng còn gọi nó là “Lân hư trần”. “Lân” là hàng xóm với hư không, chính là nói không thể phân ra nữa, nếu phân ra thì không còn, thì chính là hư không.
Nhưng khoa học gia vẫn là lại đem nó phân ra, vừa phân ra thật không còn. Vậy họ phát hiện ra cái gì? Phát hiện ra là hiện tượng sóng động của ý niệm. Thế là vật chất bị phá vỡ ra thì vật chất là giả, là huyễn tướng của ý niệm sanh ra mà chúng ta ngộ nhận đem nó cho là vật chất, kỳ thật là giả. Nếu đơn độc một cái vật chất này thì chúng ta không thể phát hiện ra được, bởi vì nó quá nhỏ, tần suất sanh diệt quá cao. Nếu y theo Bồ Tát Di Lặc đã nói thì thời gian tồn tại của nó chỉ là một ngàn sáu trăm triệu phần (1/1.600 triệu) của một giây. Hay nói cách khác, một giây nó sanh diệt bao nhiêu lần? Niệm trước diệt niệm sau sanh. Một giây sanh diệt một ngàn sáu trăm triệu lần, đơn vị ở đây là triệu. Ở vào tần suất cao như vậy thì bạn làm sao có thể biết được? Đây gọi là gì? Gọi là một niệm, cái sanh diệt chính là một niệm, một niệm chính là một cái sanh diệt.
Từ một niệm mà nói thì đây là hiện tượng tâm lý, hiện tượng sanh diệt. Ngay trong một niệm này đầy đủ cả năm uẩn. Chúng ta về trước đối với năm uẩn trên kinh Phật nói đều không làm cho rõ ràng, nên đều sanh ra hiểu lầm về “sắc, thọ, tưởng, hành, thức”. “Tâm Kinh” người đọc quá nhiều, có rất nhiều người dùng nó vào thời khoá sớm tối, trong đây có nói “chiếu kiến ngũ uẩn giai không”. Ai “chiếu kiến”? Hiện tại khoa học gia đã nắm được, thế nhưng vẫn không thể làm được đến cứu cánh, không nói được rõ ràng như trên kinh Phật đã nói. Bạn xem họ phát hiện ra vi trung tử, chính là đã phát hiện ra sắc, ra thọ, tưởng, hành thức, nhưng họ không nói được rõ ràng như vậy, họ chỉ nói được ý niệm, sóng động sanh ra hiện tượng.
Nhưng bạn xem Phật nói trong cái ý niệm này nó có thọ, có tưởng, có hành, có thức, nói được rõ ràng đến như vậy. Trong vật chất cơ bản mà khoa học gia gọi, hay còn gọi “sắc cực vi” như Phật nói này nó đầy đủ “sắc, thọ, tưởng, hành, thức”, cũng chính là nói một “vi trung tử” này, nó là sống, nó không phải chết, nó có cảm thọ, nó sẽ có tưởng, nó có hành (hành là tiếp nối không ngừng, niệm trước diệt niệm sau sanh gọi là hành), chính là tiếp nối không ngừng (trên thực tế nó là tương tợ tương tục, không phải là chân thật tương tục, vì chân thật tương tục thì phía trước cùng phía sau phải là tương đồng, nhưng ở đây phía trước và phía sau của nó không như nhau). Khi chúng ta xem thấy khoa học báo cáo, mới bỗng nhiên hiểu ra việc này thì ra là như vậy. Điều này đã khẳng định Phật là nhà khoa học cừ khôi, làm sao Phật thấy được? Đây là áo mật của vũ trụ, khởi nguồn khởi đầu của vật chất, khởi nguồn của tinh thần.
Khởi tâm động niệm khởi đầu đó là gì? Khoa học đem nó làm một mệnh đề để nghiên cứu, còn trên kinh Phật nói với chúng ta một niệm bất giác gọi là nghiệp tướng, cái nghiệp tướng này chính là bản thể của A Lại Da. Từ cái nghiệp tướng này sanh ra ý niệm gọi là chuyển tướng, chuyển là chuyển biến. Nghiệp tướng là căn bản, chuyển tướng là chuyển biến là cành lá. Từ trong chuyển biến sanh ra sắc, chính là hiện tượng vật chất. Cho nên về đối nội, đệ lục ý thức có thể duyên đến A Lại Da, có thể duyên đến sắc cực vi, nhưng không thể duyên đến tự tánh. Đối ngoại thì sao? Khoa học hiện tại đi hai đường cực đoan, một cái là vũ trụ hoằng quan, nghiên cứu thiên văn, cái thứ hai đi theo phương hướng ngược lại, nghiên cứu thế giới vi quan, chính là cực nhỏ, cực kỳ nhỏ, họ đều đã có thành tựu. Đặc biệt là lượng tử lực học chính là nghiên cứu vũ trụ vi quan, cũng là tương đồng với trên kinh Phật nói, nhưng hiện tại vũ trụ vi quan họ vẫn chưa phát hiện ra. Tuy nhiên, còn có một vấn đề lớn, đó chính là “lớn nhỏ không hai” (hoằng quan và vi quan). Vi trung tử (thế giới vi quan) cực kỳ vi tế, trên kinh Phật nói “hạt cải chứa Tu Di, núi Tu Di để trong hạt cải, hạt cải không phình to núi Tu Di không thu nhỏ”, vậy thì làm sao để vào? Cái điểm này giống như khoa học hiện tại dùng thẻ nhớ. Bạn thấy thẻ nhớ đại khái còn nhỏ hơn so với đầu ngón tay út, nhưng trong đó cất chứa rất nhiều tin tức, còn có rất nhiều hình ảnh, bạn từ trong vi tính có thể xem thấy. Đây chính là “hạt cải chứa Tu Di”. Phật nói còn thần kỳ hơn đây chính là “cực vi chi vi”, chính là trong vi trung tử có vũ trụ, cả thảy vũ trụ ở ngay trong vi trung tử.
Nó (tự tánh) có thể hiện tướng hay không? Có thể hiện! Đại sư Huệ Năng nói “Nào ngờ tự tánh năng sanh vạn pháp”, cả thảy vũ trụ là do nó hiện, nó hiện nhưng nó không phình to, hiện ra lớn nhỏ, là một không phải hai. Cực diệu! Hay nói cách khác trong Phật pháp nói với chúng ta“tận hư không khắp pháp giới đều là từ tâm tưởng sanh, đều là tự tánh biến hiện. Tâm hiện, thức biến”. Hiện tướng là tâm, tâm chính là tự tánh, tự tánh hiện. Còn sanh ra biến hoá, đem nó biến thành sáu cõi, biến thành mười pháp giới thì đó là A Lại Da. A Lại Da năng biến, tự tánh năng hiện. Hay nói cách khác A Lại Da không thể hiện tướng mà nó là năng biến, đem tự tánh hiện ra cảnh giới biến hóa khác đi. Còn tự tánh hiện là “pháp giới nhất chân” mà ở Tịnh Tông gọi là Cõi Thật Báo Trang Nghiêm. “Thật” là chân thật, chân thật là không sanh không diệt. A Lại Da bước vào, đem nó biến thành sanh diệt, biến thành mười pháp giới, biến thành sáu cõi luân hồi.
Phàm phu sáu cõi chúng ta dụng tâm là vọng tâm, đây chính là A Lại Da. A Lại Da là từ chân tâm biến hiện ra. Chân, vọng không hai, chân vọng là một thể, như hai mặt một thể, có mặt chính, có mặt phụ, nó là một thể. Nếu chúng ta dùng mặt chính thì chính là pháp giới nhất chân, còn dùng mặt phụ chính là mười pháp giới, chính là sáu cõi luân hồi. Sự việc này chỉ có Phật kinh mới nói được thấu triệt, nói được vi diệu. Hiện tại chúng ta có thể thể hội, thế nhưng không thiết thật, muốn thiết thật vẫn cần phải dùng mấy năm công phu. Làm thế nào có thể làm cho nó thiết thật? Bạn không thể dùng phương pháp khoa học! Nếu bạn dùng phương pháp khoa học thì không tương ưng với chân tướng sự thật, bạn vĩnh viễn không biết, cái mà bạn có thể biết được chỉ đến đây thôi, đó là năng lượng của tám thức, nó là có hạn, có hạn cuộc. Còn nếu bạn dùng chân tâm thì năng lượng của chân tâm là vô hạn.
Chân tâm là gì? Phía trước chúng ta đã học qua. Chân tâm chính là chánh niệm, chính là vô niệm. Niệm có, niệm không đều là vọng tâm, niệm thiện niệm ác cũng là vọng tâm, niệm Phật pháp, niệm thế pháp cũng là vọng tâm. Có niệm là vọng, vô niệm chính là chân. Vô niệm cũng không phải là không có niệm, bất cứ niệm nào đều không có, vậy thì tà chánh thảy đều không. Trong vô niệm có vô lượng trí huệ, có vô lượng đức năng, có vô lượng tướng hảo, trên “Kinh Pháp Hoa” gọi là “tánh cụ”, cũng chính là trên “Kinh Hoa Nghiêm” Phật nói “tất cả chúng sanh đều có đức tướng trí huệ Như Lai”. Đây là tánh cụ, tự tánh vốn có, tự tánh có trí huệ viên mãn, đức năng viên mãn. Trí huệ đức năng quyết định không phải từ bên ngoài đến, bên ngoài không có.
“Xứ xứ năng duyên, độc bất năng duyên ư Bát Nhã”[2]: Bát Nhã là trí huệ, cái tâm sanh diệt của chúng ta nó duyên không được. Vì sao vậy? Vì nó là vọng tâm! Trí huệ là chân tâm khởi tác dụng. Vọng tâm thì duyên không đến chân tâm, cho nên nó không duyên đến được Bát Nhã. Vậy Bát Nhã đến lúc nào bị phát hiện? Khi bạn “Minh tâm kiến tánh kiến tánh” thì Bát nhã liền phát hiện. Trình độ thế nào có thể được minh tâm kiến tánh? Trong Biệt giáo phải là Địa thượng Bồ Tát (Sơ địa trở lên), Viên giáo phải là Sơ trụ Bồ Tát trở lên.
“Hoa Nghiêm” đem địa vị của Bồ Tát phân làm 52 giai cấp, 52 giai cấp này hoàn toàn là phụ thuộc vào định công cạn hay sâu. Tu thiền định cạn sâu phân thành 52 giai cấp, xếp từ thấp đến cao là: Thập tín, Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, đây là bốn mươi, Thập địa là năm mươi. Như vậy phải từ Sơ địa trở lên ở trong Biệt giáo, còn ở trong Viên giáo phải là Sơ trụ (bằng với Sơ Địa của Biệt giáo). Lại từ Sơ trụ hướng tiếp lên trên mà xếp còn có 42 vị thứ nữa, 42 vị thứ này đều là đã minh tâm kiến tánh, đều là vĩnh viễn đoạn dứt khởi tâm động niệm, phân biệt, chấp trước. Nếu khởi tâm động niệm, phân biệt, chấp trước thảy đều không còn, vậy còn có giai cấp gì? Là bình đẳng! Có khởi tâm động niệm thì không bình đẳng, không có khởi tâm động niệm đương nhiên bình đẳng, không sai! Bồ Tát cõi Thật báo chân thật là bình đẳng, nhưng trong bình đẳng này vẫn còn có không bình đẳng, đó là gì? Tập khí dầy mỏng không như nhau. Phẩm vị ở phía sau thì tập khí rất nồng hậu, còn ở phía trước thì tập khí rất mỏng, cái này không như nhau. Chúng ta phải nên biết, A La Hán kiến tư phiền não đoạn rồi, nhưng tập khí của kiến tư phiền não chưa đoạn, nếu tập khí này đoạn sạch sẽ rồi thì họ không phải là A La Hán, họ nâng cấp rồi, gọi là Bích Chi Phật; Bích Chi Phật phải đoạn trần sa phiền não, trần sa phiền não là phân biệt, chân thật làm đến không phân biệt, không phân biệt nhưng tập khí phân biệt vẫn còn, cho nên Bích Chi Phật đem phân biệt buông xả, họ nâng cấp rồi, họ là Bồ Tát. Bồ Tát vẫn còn có tập khí phân biệt, sau khi tập khí phân biệt đoạn hết, họ lại nâng lên một cấp, họ là Phật trong mười pháp giới. Phật trong mười pháp giới vô minh chưa phá. Nếu vô minh đoạn hết, chính là đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh.
Vô minh đã phá rồi, nhưng tập khí vô minh vẫn còn. Tập khí của kiến tư phiền não có phương pháp đoạn, tập khí trần sa cũng có phương pháp đoạn, nhưng tập khí vô minh không có cách gì đoạn. Vì sao vậy? Vì họ phải không khởi tâm không động niệm, không khởi tâm không động niệm thì bạn dùng phương pháp gì để đoạn? Nếu bạn dùng phương pháp chẳng phải khởi tâm động niệm rồi sao? Vậy thì thoái chuyển phức độ lớn, lúc này phải làm sao? Đây gọi là “nhậm vận”, chính là tuỳ nó đi thời gian dài lâu thì tự nhiên không còn. Người xưa vì việc này dùng một thí dụ, giống như bình đựng rượu, trong bình rượu đựng rượu, rượu đổ ra sạch sẽ, chà rửa thật sạch rồi, đích thực không còn chút rượu nào, nhưng ngửi vào vẫn có mùi vị, mùi vị này làm sao trừ bỏ? Không cách nào bỏ, chỉ có một phương pháp, mở nắp bình ra để nơi đó, để qua nửa năm, một năm qua đi thì ngửi lại không còn nữa. Phải thời gian rất dài thì cái tập khí này mới có thể đoạn được. Sau khi tập khí này đoạn xong hết, Thật Báo Độ liền không còn.
Trên “Kinh Kim Cang” nói “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”, không hề nói Thật Báo Độ ngoại lệ. Thực ra mà nói cõi Thật Báo không có sanh diệt, nếu nó có cũng sẽ diệt mất, nhưng nó không có mà đây gọi là ẩn hiện. Cõi Thật Báo hiện tiền, đây là hiện, cõi Thật Báo không còn, đây là ẩn, nó không phải sanh diệt, nó không có sanh diệt, có duyên nó hiện, không có duyên nó không hiện, ẩn rồi, ẩn tàng, cho nên trong Đại thừa giáo gọi là “ẩn hiện”. Ẩn hay hiện đối với người cõi Thật Báo mà nói là cá biệt, là biệt nghiệp, không phải cộng nghiệp. Nếu con người này tập khí vô thỉ vô minh đoạn hết, họ tỉnh ngộ ra thì cõi Thật Báo của họ không còn, vậy họ đi đến nơi nào? Đi đến Thường Tịch Quang.
Cho nên tập khí vô thỉ vô minh này với họ không còn có chướng ngại gì, họ cũng giống như Như Lai vậy, trí huệ, thần thông đức tướng không gì không thể thực hiện. Họ có thể phân vô lượng vô biên thân, đến mười phương thế giới lạy Phật. Đi cúng dường Phật, đây là tu phước, nghe Phật giảng kinh nói pháp là tu huệ. Phước huệ song tu, được đại tự tại, đầy đủ Pháp thân, Bát Nhã, Giải thoát, tam đức mật tạng, được Thường Lạc Ngã Tịnh chân thật. Pháp thân có Thường Lạc Ngã Tịnh, Bát Nhã cũng có Thường Lạc Ngã Tịnh, Giải thoát cũng có Thường Lạc Ngã Tịnh, chính là không thể hồi quy Thường Tịch Quang (?), nên cần phải đoạn hết tập khí vô thỉ vô minh thì họ liền quay về Thường Tịch Quang.
Thường Tịch Quang không có hiện tượng vật chất, không có hiện tượng tinh thần, cũng không có hiện tượng tự nhiên. Thường Tịch Quang ở đâu vậy? “Thường” là không sanh không diệt, “tịch” là thanh tịnh vô nhiễm, “quang” là quang minh biến chiếu, chiếu toàn vũ trụ, ở mọi lúc vào mọi nơi không nơi nào không tồn tại. Chúng ta mọi người thảy đều đang ở trong Thường Tịch Quang của chư Phật Như Lai. Giống như trong cái gian phòng này vậy, có mười mấy ngọn đèn, mỗi ngọn đèn mở lên ánh sáng đều là chiếu khắp cái không gian này, quang cùng quang dung hoà vào nhau không có phân ra. Cho nên bước vào Thường Tịch Quang liền dung hoà thành một khối với tất cả chư Phật Như Lai, đây là tự tánh. Dung nhập Thường Tịch Quang chính là hồi quy tự tánh, quay về tự tánh mới chân thật chứng được đại viên mãn, bạn ở chỗ nào? bạn không nơi nào không có, không lúc nào là không tồn tại. Ta ngày ngày đang nghĩ “A Di Đà Phật con muốn gặp ngài”, A Di Đà Phật bỗng nhiên xem thấy ở trước mặt, Ngài liền hiện thân, vậy có phải ngài từ nơi kia đến? Không phải, (A Di Đà Phật không còn thấy ở trước mặt nữa), tiêu mất rồi, vậy ngài đi đến chỗ nào vậy? Cũng không có! Không đến,không đi, như trên “Kinh Lăng Nghiêm” nói “ngay chỗ sanh ra, ngay chỗ diệt tận”. Ngài không nơi nào không tồn tại, cho nên biến pháp giới, hư không giới, tất cả chúng sanh khởi tâm động niệm ngài đều biết. Bạn lúc nào thì được độ? Đến lúc nào thì cần phải đến để giúp đỡ bạn? Ngài đều biết được, tuyệt đối không để lỡ thời tiết nhân duyên. Đến lúc nào thì ngài thật đến, thật hiện thân, thật nói pháp cho bạn, chân thật giúp đỡ bạn, thành tựu bạn,
Chúng ta phải tin sâu không nghi, mười phương ba đời chư Phật cùng đồng một pháp thân. Trên “Kinh Hoa Nghiêm” nói “Mười phương là nói không gian, vô cùng lớn, không có bờ mé”. Vì sao vậy? Là tự tánh biến, tự tánh không có bờ mé, cho nên hư không pháp giới không có bờ mé; Tự tánh không có ô nhiễm, tự tánh đầy đủ vô lượng trí huệ đức năng. Đây chính là lý do chúng ta tại vì sao học Phật? Vì chúng ta muốn hồi quy tự tánh. Hồi quy tự tánh chứng được đại viên mãn, hồi quy tự tánh ta cùng vạn sự vạn vật đồng một thể. Chứng được một thể rồi, ở ngay trong một thể này mới gọi là giác ngộ triệt để. Cái cầu học này, khi tốt nghiệp rồi là chứng được đại viên mãn, cái đại viên mãn này, tiếng Phạn gọi là Đại Bát Niết Bàn.
Cho nên Niết Bàn trung văn cũng dịch là “viên tịch”. “Viên” là viên mãn, “tịch” là tịch diệt. Tịch diệt là gì? Như hiện tại chúng ta gọi là chân không, nó không có bất cứ thứ gì, thế nhưng nó đều có thể hiện tất cả. Diệu là diệu ở ngay chỗ này. Chân thật không có bất cứ thứ gì, cho nên gọi nó là “không”. Cái không này không phải là “vô”, không gọi nó là vô, nó gặp duyên sẽ hiện tướng. Cho nên nói “chân không bất không, diệu hữu phi hữu”. Diệu hữu là gì? Là chúng ta cảm giác được có, nhưng toàn là giả, đích thực không tồn tại, mà là do mắt chúng ta thấy sai. Chúng ta không xem thấy chân tướng mà xem thấy là vọng tướng, rất nhiều vọng tướng trộn lẫn với nhau. Chúng ta cho rằng nó là thật nhưng kỳ thật nó không phải là thật, căn bản không tồn tại, nhưng chúng ta cho rằng có tồn tại, nhưng nó sớm đã đi qua rồi, vì sao? Bạn thử nghĩ tưởng xem một giây có 1.600 triệu lần sanh diệt, liệu bạn có thể nắm lấy được một cái sanh diệt không? Chắc chắn không thể được, vì thời giờ của chúng ta là từng giây từng giây đi qua, bạn một giây cũng không thể giữ được, huống hồ trong một giây có 1.600 triệu lần sanh diệt. Một cái sanh diệt là một bức hình, bức hình của toàn vũ trụ.
Vũ trụ từ đâu đến? Không phải do vụ nổ lớn. Mà mười pháp giới y chánh trang nghiêm đều từ tâm tưởng mà sanh. Chủng tử trong A Lại Da đó là nhân, tâm tưởng là duyên, tưởng cái gì hiện cái đó, toàn là tự làm tự chịu, hoàn toàn không liên quan với bất cứ người nào. Đây là chân tướng sự thật, chỉ có Phật ở trong kinh điển Đại thừa nói được thấu triệt, nói được tường tận. Thế là chúng ta liền biết được Pháp thân, Bát Nhã, Giải thoát, đây là tự tánh mà chỉ có Biệt giáo Địa thượng Bồ Tát trở lên họ mới có thể duyên đến, họ mới có thể nắm lấy. Con người này chính là như thiền tông đã nói “đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh”, nên họ làm được.
Vậy có người nào duyên đến chỗ này hay không? Có! Ở Trung Quốc lịch sử hai ngàn năm qua, chính là nói từ khi Phật giáo truyền đến Trung Quốc là vào công nguyên năm 67, năm nay 2014, vậy phải đến năm 2067 mới tròn hai ngàn năm. Trong hai ngàn năm này, Phật giáo ở Trung Quốc có thành tựu gì? Chúng ta xem “Ngũ Đăng Hội Nguyên”, trong “Cảnh Đức Truyền Đăng Lục” ghi chép: Ở trong thiền tông Trung Quốc, người đạt đến được cảnh giới này (chính là Biệt giáo Sơ địa trở lên) chúng ta tính toán bảo thủ nhất cũng phải hơn 3 ngàn người. Ngoài ra còn có Giáo Hạ là: Hiền Thủ, Thiên Thai, Tam Luận, Pháp Tướng, thành tựu của các tông phái khác cũng không ít. Tịnh Độ thì thành tựu càng nhiều, vì đây là đạo dễ hành. Đạo khó hành đâu có nhiều người như vậy, đạo dễ hành nên càng có nhiều người thành tựu: Từ đại sư Huệ Viễn, thời Đông Tấn này, ở Lô Sơn xây dựng niệm Phật đường, Liên Xã thứ nhất, hơn một trăm người cùng nhau cộng tu niệm Phật, Viễn Công Đại Sư hướng dẫn (đây là tổ sư đời thứ nhất của Tịnh Độ chúng ta), truyền đến hiện tại qua 1700 năm, người vãng sanh đến thế giới Tây Phương Cực Lạc, tính đếm tối thiểu nhất cũng vượt qua 100.000 người. Phật giáo cống hiến đối với chúng ta! Vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc tức là bằng với thành Phật, thành tựu hơn so với các pháp môn khác. Các pháp môn khác, họ tuy là minh tâm kiến tánh, nhưng không thể so với vãng sanh Thế Giới Cực Lạc. Còn người vãng sanh Thế Giới Cực Lạc họ đều là A Duy Việt Chí Bồ Tát. Tịnh Tông được gia trì của A Di Đà Phật, tốc độ đặc biệt nhanh, ổn định (ổn định chính là bạn không bị ma chướng), Phật lực gia trì, tất cả chư Phật đều gia trì bạn, tất cả thần hộ pháp đều chăm sóc bạn, cho nên gọi là đạo dễ hành. Vô trụ sanh tâm là đồng thời, vô trụ chính là sanh tâm, sanh tâm chính là vô trụ. Sanh tâm chính là trí tuệ Bát Nhã phóng quang phổ chiếu, vô trụ là tâm địa thanh tịnh bình đẳng, một niệm không sanh. Một niệm không sanh thì phóng quang phổ chiếu.
“Kỳ dư địa tiền, nhưng thị đã thành lưỡng tiệt, nhất thời sanh tâm, lánh nhất thời vô trụ”[3]: Vô trụ không sanh tâm, sanh tâm không thể vô trụ,
“Khả kiến phàm phu tuyệt phần”[4]: Bồ Tát tam thừa đều làm không được, thì phàm phu làm sao có thể làm được?
“Kim thử Tịnh Độ pháp môn, giáo chúng sanh trì danh niệm Phật, linh chúng sanh tức niệm lìa niệm, tiềm thông Phật trí, ám hợp đạo diệu, xảo nhập vô niệm, tức phàm thành thánh”[5].
Cái phương pháp này cực diệu. Tức niệm chính là một câu A Di Đà Phật, lìa niệm là đem tạp niệm vọng niệm khác buông xả, để trong tâm chúng ta chỉ có một niệm, chỉ có A Di Đà Phật, ngoài A Di Đà Phật ra, không có bất cứ ý niệm nào gọi là lìa niệm. Có câu A Di Đà Phật này là tức niệm. Tức niệm lìa niệm, lìa niệm tức niệm.
“Phật trí” là vô sở bất tri, “tiềm thông Phật trí” chính là ngầm thông trí tuệ Bát Nhã tự tánh vốn đủ.
“Ám hợp đạo diệu”: Cái đạo này là đạo thành Phật. Cực diệu!
“Xảo nhập vô niệm” (Khéo nhập vô niệm): Chính dạy bạn niệm một câu A Di Đà Phật. Niệm lâu rồi trong tự nhiên, không niệm mà niệm, niệm mà không niệm. Bạn nói họ có niệm, họ không có niệm, bạn nói họ không có niệm, họ danh hiệu A Di Đà Phật tiếp nối không ngừng, một câu tiếp nối một câu.
“Tức phàm thành thánh”: Thân của chúng ta là thân phàm phu sáu cõi. Chuyển thành thánh, thân ở thế giới Tây Phương Cực Lạc là thân pháp tánh. Chúng ta hiện tại cái thân thể này là thân pháp tướng, là tướng phần của A Lại Da chính là hiện tượng vật chất, còn thân của Thế Giới Cực Lạc không phải là hiện tượng vật chất, nó là từ pháp tánh biến hiện ra, pháp tánh là thanh tịnh, cho nên thân là thanh tịnh, pháp tánh là không có ý niệm, cho nên tâm họ là “thanh, tịnh, bình, đẳng, giác”. Năm chữ này chính là hình dung pháp tánh, đức năng, đức tướng.
“Cố Sớ Sao viết: Việt tam kì ư nhất niệm, tề chư thánh ư phiến ngôn”[6]. Đây là Sớ sao của Đại Sư Liên Trì nói hai câu rất hay:
“Việt” là siêu việt, “tam kỳ” là ba đại A Tăng Kỳ kiếp. Bồ Tát muốn thành Phật theo cách nói thông thường phải mất ba A tăng kỳ kiếp. Cái A Tăng Kỳ kiếp thứ nhất: Tu mãn ba thừa là Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng; Cái A Tăng Kỳ kiếp thứ hai: Từ Sơ địa đến Thất địa là bảy cái vị thứ; Cái A Tăng Kỳ kiếp thứ ba: Từ Bát địa, Cửu địa, Thập địa là ba vị thứ. Đây là ba đại A Tăng Kỳ kiếp. Còn trong Biệt giáo là tính từ Thập Tín vị đến Thập địa, tu mãn ba A Tăng Kỳ kiếp. Trong khi Tịnh tông chỉ cần một niệm liền siêu việt, một niệm chính là niệm A Di Đà Phật. Có tấm gương, có chứng cứ cho chúng ta xem, Hiền Công lão Hoà Thượng của chùa Phật Lai là lão Hoà Thượng Hải Hiền làm ra tấm gương cho chúng ta xem, ngài là một niệm mà siêu việt Bồ Tát ba Đại A Tăng Kỳ kiếp. Nếu bạn muốn hỏi tôi “lão hoà thượng ngài vãng sanh phẩm vị nào?” Tôi không chút hoài nghi, không chút do dự nói với bạn “thượng thượng phẩm vãng sanh”.
“Tề chư thánh ư phiến ngôn”: “Phiến ngôn” chính là một câu Phật hiệu A Di Đà Phật này, dùng câu Phật hiệu này cùng tất cả chư thánh (cái chư thánh này là nói mười thánh từ sơ địa đến thập địa) đều bình đẳng với họ (“tề” là bình đẳng). Chúng ta là phàm phu được nâng cao lên đến Bồ Tát Pháp Vân Địa, giản lược không cách gì tưởng tượng. Điều này là Thế Tôn nói ở trên kinh, chắc chắn không phải là vọng ngữ.
Chúng ta tu học không thể lo sợ, xả bỏ thân mạng cũng không hề gì, nhưng phải làm đến cùng. Lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ khi viết chú giải này bị trọng bệnh, không phải bệnh nhẹ. Mỗi người xem thấy đều mong muốn ông nghỉ ngơi, ông quá mệt rồi suốt ngày từ sớm đến tối ngồi trên bàn viết, bên cạnh bàn viết chất đầy một đống tư liệu tham khảo. Tôi cũng kinh ngạc trước tư liệu chất nhiều đến như vậy, tôi hỏi ông tư liệu nhiều như vậy từ đâu mà có vậy? Ông trả lời “cảm ứng không thể nghĩ bàn”, đều là do một số người mang đến tặng cho ông. Nếu bạn có muốn tìm cũng tìm không ra. Chúng ta học một thứ nào đó, tìm mười mấy hai mươi loại tư liệu tham khảo, đều phải tìm một hai năm. Nhưng bạn thấy tư liệu tham khảo của ông: Kinh luận 83 loại, trước tác của tổ sư đại đức 110 loại, tổng cộng dùng tư liệu tham khảo là 193 loại. Chúng ta chính mắt xem thấy có thể không bội phục hay sao? Năm vóc sát đất, không còn lời gì để nói. Ông mang lấy trọng bệnh đây đều là thị hiện cho chúng ta xem, thị hiện thay chúng sanh khổ, thị hiện dõng mãnh tinh tấn, không sợ ma bệnh, không lo tuổi già, không chịu ngơi nghỉ. Sau khi viết xong chú giải, ông vẫn thường hay tu sửa mãi đến khi xong định bản. Chúng tôi quen biết nhau rất lâu, nếu như ông còn lo lắng đến sức khoẻ của chính mình thì mỗi ngày thời gian làm việc nhất định, cũng có thời gian nghỉ ngơi nhất định, vậy thì chú giải này của ông phải kéo dài rất nhiều năm. Nhưng ông sáu năm hoàn thành chú giải này, còn nếu nghỉ ngơi mà nói thì phải mất 20 năm, ông không thể nghỉ ngơi, ông vì chánh pháp cửu trụ, vì truyền thừa của Tịnh tông muốn làm ra hy sinh phụng hiến. Ông rất nhiều lần phát bệnh nghiêm trọng vẫn không chịu nghỉ ngơi. Nếu chúng ta hiểu rõ tình huống chân thật đối với chú giải này, thì mỗi lần mở ra liền nghĩ ngay đến tình hình của ông vào lúc đó, ông vì ai? Vì chúng ta. Vì để tiện lợi người sau ông biên tập cái tư liệu tham khảo này, để đối với việc học tập thì thuận tiện quá nhiều. Hy vọng mọi người đều có thành tựu giống như Lão Hoà Thượng Hải Hiền vậy, chánh pháp liền hồi phục, chúng sanh đạt được lợi ích chân thật.
Việc chánh pháp có thể hồi phục hay không? Không phải ở ngoại duyên mà đều ở chính chúng ta. Thế Tôn có lúc đã nói, nói được rất rõ ràng, “Cái gì gọi là chánh pháp? Có người giảng kinh, có người nghe kinh, có người tu hành, có người chứng quả (Tịnh Độ vãng sanh chính là chứng quả). Tất cả đây đầy đủ chính là chánh pháp”. Còn như có giảng kinh, có nghe kinh, có tu hành, nhưng không có chứng quả thì đây gọi là tượng pháp. Đạo tràng tu Tịnh Độ nhưng không có người vãng sanh thì gọi là đạo tràng tượng pháp, còn có người vãng sanh thì đạo tràng chánh pháp.
Dùng cái tiêu chuẩn này để xem Chùa Phật Lai, cái chùa nhỏ này nó là chánh pháp ngay trong chánh pháp, pháp thuần chánh, vì sao? Ba vị vãng sanh đều là biết trước giờ ra đi, tự tại vãng sanh. Đây là chánh ngay trong chánh, họ biểu diễn cho chúng ta xem, chúng ta phải nên học tập họ, phải nên làm theo họ. Họ có thể làm được, ta cũng có thể làm được. Chúng ta phải có lòng tin! Nếu như bạn nói họ có thể làm được, còn ta làm không được, vậy thì xong rồi, bạn vĩnh viễn không thể làm được. Vì sao vậy? Tín tâm của bạn không có.
Lòng tin quan trọng hơn bất cứ thứ gì! Đại kinh, Đại luận như “Hoa Nghiêm Kinh” “Đại Trí Độ Luận” đều nói “tín vi đạo nguyên công đức mẫu, trưởng dưỡng nhất thiết chư thiện căn”. Phật pháp từ tâm tưởng sanh, giáo huấn thánh hiền cũng từ tâm tưởng sanh, bạn không tin thì không còn có cách nào. Hiện tại vì sao văn hoá truyền thống suy yếu? Bởi vì mọi người không tin, văn hóa truyền thống rất có thể tương lai sẽ hưng vượng ở nước ngoài. Vì sao vậy? Vì người nước ngoài tin. Cho nên chúng ta phải xây dựng lòng tin. Lão hoà thượng Hải Hiền cả đời làm biểu pháp cho chúng ta. Biểu cái pháp gì? Chính là giúp chúng ta thêm lớn tín tâm, kiên định tín tâm, kiên định nguyên tâm, chắc chắn được vãng sanh.
“Chí tai diệu dụng, bất khả tư nghị”[7]: “Chí” là đạt đến cực điểm, kiệt tác của A Di Đà Phật, Thế Giới Cực Lạc là kiệt tác của ngài, phổ độ tất cả chúng sanh khổ nạn, mỗi mỗi viên mãn thành tựu Phật đạo, thật không thể nghĩ bàn. Chúng ta đọc cái đoạn văn phía sau:
“Niệm Phật nãi tu hành chi kính lộ”[8]: “Kính lộ” chính là lộ gần, chính là đi đường tắt, cự ly gần nhất gọi là kính lộ. Trì danh lại là một trong bốn loại đường tắt niệm Phật[9], gọi là đường tắt trong tắt,
“Hựu, bổn kinh bất xướng nhất tâm bất loạn”[10]: Kinh này không đề xướng câu này,
“Trực dĩ phát bồ đề tâm, nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật vi tông. Đản năng phát tâm chuyên niệm, giai khả vãng sanh.”[11]:
“Tông” chính là tổng cương lĩnh tu học, tổng nguyên tắc tu hành, chỉ cần có thể phát tâm chuyên niệm, đều có thể vãng sanh,
“Cố, cánh vi minh xác giản yếu, cố xưng Tịnh tông đệ nhất kinh. Nhân kỳ vi trực tiệt trung chi trực tiệt, phương tiện trung chi phương tiện, tuyệt đãi viên dung, bất khả tư nghì. Thị tri lợi tế chúng sanh, thử kinh vi tối”[12]
Đích thực là Như Lai đã nói kinh này là đệ nhất kinh là không giả chút nào. Chúng ta gặp được là pháp môn đệ nhất này, thực tế là quá vinh hạnh, quá may mắn. Vậy làm thế nào ở ngay trong đời này gặp được pháp môn này? Phía sau chúng ta xem chú giải của lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ:
“Kỳ tha pháp môn nãi chánh nhập vô sanh”[13]: Họ đi con đường là chánh đạo chính là “chánh nhập”[14] vô sanh pháp nhẫn, chính là minh tâm kiến tánh, chính là Bát Địa trở lên. Cho nên
“Cố vi nan hành đạo”[15]: Thật khó, không phải là giả. Các pháp môn khác vào cửa đều khó. Thành thật mà nói, nếu chúng ta theo quỹ đạo chính qui mà đi thì chúng ta không thể vào được cửa. Vì sao? Vì điều kiện vào cửa là phải đoạn “kiến hoặc”.
“Hoặc” là mê hoặc, “kiến” là kiến giải, cũng chính là nói chúng ta thấy sai rồi thì phải đem cái thấy sai này sửa đổi lại thì bạn mới có thể vào cửa.
Cái thấy sai thứ nhất là gì? Thân thể gọi là thân kiến. Bạn nghĩ tưởng xem, chúng sanh trong sáu cõi, có ai không đem cái thân thể này xem là chính mình? Phật nói vậy là sai rồi, thân này không phải ta. Thân không phải ta, vậy cái gì là ta? Phật nói với chúng ta “ta là không sanh không diệt, còn cái thân này là thân sanh diệt”. Nếu thân này là ta thì sau khi chết rồi thì ta chẳng phải không còn hay sao? Vậy còn phải tu làm gì nữa? Không cần tu. Nhưng thân không phải ta, biết rõ ràng nó là giả.
Vậy thân là cái gì? Giống như y phục vậy. Các vị biết rõ y phục không phải ta, mà đó là cái sở hữu của ta. Cũng vậy thân thể cũng chỉ là sở hữu của ta mà thôi, không phải ta. Bạn phải làm cho rõ ràng, làm cho tường tận, thì bạn không còn lo sợ đối với sanh tử nữa. Sanh tử là gì? Chính là đổi y phục mà thôi. Y phục này mặc bẩn rồi đổi bộ khác! Sáu cõi luân hồi chính là đổi y phục. Bạn “đổi” đi đến cõi nào? Việc này phải biết rõ. Phải phá “thân kiến”! Hay nói cách khác nếu chúng ta thật làm thì không nên vì cái thân này mà lo nghĩ, nếu vì thân lo nghĩ thì sai rồi, mà phải vì ta mà lo nghĩ.
Ta là gì? Ta là “linh tánh”! Không gọi linh hồn. Vì sao vậy? Linh hồn chính là mê rồi, nó không có giác, linh hồn, gọi “linh” là giả, phải nên đổi một chữ từ “linh” thành “mê” hồn, vì sao? Nếu nó thật linh thì nó không thể nào đi đến ba đường ác để đầu thai, khi nó đến nhân gian để đầu thai thì nhất định nó phải chọn gia đình đại phú đại quý để khi sanh ra thì được hưởng phước, hưởng phước một đời, vậy mới linh. “Tánh” là linh, linh tánh, không mê chính là “linh tánh”, còn mê rồi chính là mê hồn, mê rồi, nó ở trong sáu cõi tìm thân thể, khi cái thân thể này hỏng đến không thể dùng thì nó lại đi đổi một thân thể khác. Nhưng tìm thân thể cũng không phải là nó có thể tuỳ tiện tìm, mà phải có duyên phận với cha mẹ.
Nhưng duyên phận đều là không tốt. Duyên phận gì vậy? Báo ân, báo oán, đòi nợ, trả nợ. Chúng ta là mê mà không giác, nếu không có cái duyên này sẽ không đến để đầu thai, phàm hễ đến đầu thai, Phật nói với chúng ta, không ngoài bốn loại duyên này. Cho nên mang bầu không thể phá thai, bạn phải cố gắng mà sanh chúng ra, cố gắng mà nuôi dưỡng chúng.
Nếu chúng là báo ân mà đến thì tự nhiên chúng chính là hiếu tử hiền tôn, vì sao vậy? Vì ngày trước bạn có ân với chúng, nên nếu như bạn lại phá thai, chính là bạn đem chúng giết đi, xong rồi, khi chúng đến là để báo ân bạn, bạn lại dùng cái thủ đoạn này đối với chúng, thì kết thành đại oán. Vậy khi chúng trở lại thì thế nào? Trở lại là báo thù;
Còn nếu như chúng là báo oán mà đến, mà bạn lại phá thai giết chúng đi thì oán chồng thêm oán, thì thù hận đó càng sâu;
Còn nếu chúng là đến để trả nợ, đời trước thiếu nợ bạn, nên hiện tại chúng đến để kiếm tiền hoàn trả bạn, nuôi bạn, vậy mà bạn đem chúng giết đi, thì trả nợ lại thêm vào nghiệp sát, biến thành cừu hận;
Còn nếu là đến để đòi nợ, là cha mẹ thiếu chúng, chúng đến đòi nợ, bạn lại đem chúng giết đi, thì đời sau kiếp sau phiền phức thật lớn, vĩnh viễn trói buộc không rời. Đời đời kiếp kiếp.
Không phải một kiếp một đời, chúng ta đã kết oán thù với bao nhiêu người? Cho nên nếu bạn hiểu rõ chân tướng sự thật, thì ngay đời này thiệt thòi không sợ, bị lỗ không sợ. Vì sao vậy? Trả nợ! Ta đã trả xong, không có oán hận, không có ý niệm báo thù. Đây gọi là gì? Đây là hiểu được trả nợ, kết sổ, không nên tạo ác nghiệp nữa.
Sau khi bạn học Phật hiểu rõ rồi, phải dùng phương pháp giáo dục của Phật Đà đem oán thân trái chủ thảy đều biến thành đồng tham đạo hữu, thượng thượng thừa pháp, vậy thì đúng. Phật pháp mang đến cho chúng ta lợi ích thù thắng không gì bằng chính là cái này, đem đòi nợ trả nợ, ân ân oán oán thảy đều biến hoá thành pháp quyến, hết thảy oán thân trái chủ cùng chúng ta đều có chung một lão sư, chư Phật Như Lai, đồng tham đạo hữu đều là Bồ Tát. Chúng ta đi đạo dễ hành, không đi đạo khó hành:
“Kim thử tịnh nghiệp, xảo nhập vô sanh”[16],
Pháp môn này, chính là một câu Phật hiệu, nó quá xảo diệu rồi. Thật tin, thật nguyện, thì một câu Phật hiệu này không nên gián đoạn, ở mọi lúc vào mọi nơi trong tâm đều đang niệm Phật. Đối đãi tất cả người, tất cả sự vật, dùng tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng; Có thể xả, không nên chiếm hữu, không nên chiếm tiện nghi của người; Không nên chướng ngại thiện pháp của người, phải phát tâm “thành nhân chi mỹ”, không “thành nhân chi ác”. Khi người ta làm việc tốt thì đương nhiên phải có chỗ tốt đối với chính họ, nhưng cũng lại đều có chỗ tốt đối với xã hội, đối với mọi người, nên không những không thể chướng ngại, phải nghĩ ra cách để giúp đỡ họ, vậy thì đúng. Ta chịu giúp đỡ người khác thì có rất nhiều người giúp đỡ ta, còn ta nơi nơi chướng ngại người khác thì tương lai bị quả báo, ta muốn làm bất cứ việc gì thì có rất nhiều người chướng ngại ta, “nhân quả báo ứng, không hề sót lọt”. Vạn nhất không nên vì ta hôm nay có quyền có thế thì ta có thể chướng ngại họ. Nhưng trên thực tế ta không thể chướng ngại được họ, vì con đường này có chướng ngại thì họ đi con đường kia, nhất định phải nên biết. Trên thực tế có loại ý niệm sai lầm này, nên việc ta chướng ngại người chính là ta chướng ngại chính mình, còn ta không chướng ngại được người khác.
Thiện tâm thiện hạnh ngay trong đời này, nhưng nếu như duyên không đủ thì bạn sẽ gặp phải rất nhiều chướng ngại, không thể thành tựu được thiện hạnh, thế nhưng công đức vẫn là viên mãn, dù bạn không làm được vẫn là viên mãn. Không phải là không có chướng ngại, bạn làm thành công mới viên mãn, mà dù có chướng ngại, không thành công cũng viên mãn. Như trên “Kinh Lăng Nghiêm” nói “phát ý viên thành, viên mãn công đức”. Bởi vì bạn phát ra là chân tâm. Vậy tại vì sao có chướng ngại? Đây không phải nghiệp chướng của chính mình mà chính là chúng sanh phước mỏng. Mọi phương diện thấy được rõ ràng, họ chướng ngại ta, nhưng thực ra là người đó không phải chướng ngại ta, mà là chướng ngại chúng sanh, còn chúng ta vì chúng sanh phục vụ nên họ chướng ngại làm cho chúng ta không cách gì vì mọi người phục vụ, vậy thì chúng ta vui được thanh nhàn, nhưng công đức vẫn viên mãn. Họ tạo tội nghiệp, họ bị kết tội nhưng không phải từ nơi ta mà kết, bởi vì ta không trách họ, ta không đối đầu với họ, mà đích thực là họ đã kết tội với chúng sanh. Cho nên “nay tu Tịnh nghiệp, khéo nhập Vô sanh”[17]
“Cái dị đạo hành dã”[18]: Đây là đạo dễ hành.
“Niệm Phật pháp môn nãi tu hành chi kính lộ”[19]:
Nhà Phật có một quyển sách nhỏ “Lối Tắt Trong Lối Lại Có Lối”. Khi tôi mới học Phật ưa thích xem sách này. Lối tắt là so với ai? So với Tiểu thừa thì Đại thừa là lối tắt là lối tắt, vì Tiểu thừa là cự ly xa; Đại thừa so với Thiền tông thì Thiền tông là lối tắt, vì thông thường Đại thừa giáo tu học rất khó; Thiền tông so với Tịnh Độ thì Tịnh Độ lại là lối tắt, Thiền thì khó rồi; Trong Tịnh Độ có bốn loại niệm Phật là:
Một là: Thật tướng niệm Phật, khó! Không phải người thông thường thì có thể làm được;
Hai là: Quán tưởng niệm Phật thì tương đối dễ hơn. Thế nhưng quán tưởng phải là người rất tỉ mỉ, người rất có tâm nhẫn nại, còn người có tâm khí sôi động mà quán tưởng thì quán không thành. Nếu bạn không tin tưởng thì thực nghiệm mà xem. Trong mười sáu phép quán thì thứ nhất là quán thái dương, “lạc nhật huyền cổ”. Quán được thành công là như thế nào? Mở mắt ra thái dương ở trước mặt, nhắm mắt lại thái dương cũng ở trước mặt, không luận bất cứ lúc nào bạn vừa quán tưởng, thái dương liền ở trước mặt. Bạn hãy thử xem, bạn có thể quán thành hay không? Nếu quán thành rồi, thì dùng cái công phu này niệm Phật này chắc chắn vãng sanh;
Ba là: Quán tượng niệm Phật. Bạn ưa thích tượng Phật, bạn ngày ngày nhìn vào đó. Việc này bạn phải có phước báo. Vì sao vậy? Vì bạn hàng ngày đều không cần phải làm việc, ban ngày, buổi tối đều đối mặt với tượng Phật. Nếu không đối mặt thì sao? Không đối mặt thì quán không thành. Nhất định không thể lìa tượng Phật.
Hiện tại chúng ta nếu dùng cái phương pháp này thì dùng hình chụp. Năm xưa tôi ở thư viện Hoa Tạng cúng một tôn tượng sứ màu trắng sứ, tượng A Di Đà Phật. Hiện tại tôi vẫn đều dùng, cả đời của tôi không thay đổi. Tôi đem tôn tượng này chụp hình phóng to ra, rất trang nghiêm, dùng tấm hình này chính mình tỉ mỉ mà quán sát. A Di Đà Phật rất ít hiện loại diện tướng này, mà thường là diện tướng đồng tử, chúng ta cúng là diện tướng của đồng tử. Trong tâm tưởng A Di Đà Phật thì cái tướng này liền sẽ hiện tiền, gọi là quán tượng niệm Phật.
Bốn là: Trì danh niệm Phật. Trì danh là dễ dàng nhất. Trong bốn loại trên thì trì danh niệm Phật là thuận tiện nhất. Đây là lối tắt ngay trong lối tắt, trực thông Vô Thượng Bồ Đề đại đạo, không vòng vèo, gọi là đạo dễ hành. Cho nên nói:
“Trì danh nhất pháp, hựu vi tứ chủng niệm Phật trung chi kinh lộ, cố xưng vi kính trung chi kính”, [20]
Nên gọi là lối tắt trong lối. Lại bổn kinh này không đề xướng “nhất tâm bất loạn”. Vì sao vậy? Nhất tâm bất loạn người thông thường không làm được, nên nhiều người khi xem thấy câu này trên “Kinh Di Đà” liền e ngại “việc này tôi làm không được”, thế rồi họ không chịu niệm Phật. Tôi gặp qua loại người này rồi.
Nguyên bổn tiếng Phạn cũng không có “nhất tâm bất loạn”, hay nói cách khác “nhất tâm bất loạn” là do Đại sư Cưu Ma La Thập ngài dịch, ngài dùng cụm từ “nhất tâm bất loạn”. Có đạo lý hay không? Có đạo lý! Chúng ta niệm Phật muốn niệm đến thành khối vì chỉ khi nào niệm phật thành khối thì mới có thể vãng sanh. Công phu thành khối không phải là nhất tâm bất loạn mà chính là trong tâm chỉ có A Di Đà Phật, ngoài A Di Đà Phật ra, không có vọng tưởng, không có tạp niệm, đây gọi là công phu thành khối. Điều này thì mỗi một người đều có thể làm đến được, có được công phu này thì có thể tự tại vãng sanh. Ba vị lão nhân của chùa Phật Lai đều đạt đến cảnh giới này.
Nhưng tại vì sao Đại sư Cưu La Ma Thập lại dịch thành “nhất tâm bất loạn”? Vì khi A Di Đà Phật đến tiếp dẫn, trước tiên Ngài dùng Phật quang chiếu đến bạn, khi Phật quang chiếu đến bạn, thì công phu của bạn liền nâng cao gấp bội, nếu công phu thành khối được nâng lên chính là “sự nhất tâm bất loạn”, ngài không dịch sai. Thế nhưng người thông thường không biết, nên nếu không giảng rõ ràng thì họ không biết được. Người được “sự nhất tâm bất loạn”, thì được nâng lên đến “lý nhất tâm bất loạn”, Phật quang vừa chiếu, công phu lập tức tăng lên gấp bội.
Vậy người không có công phu thì sao? Phật quang vừa chiếu liền được công phu thành khối, chỉ cần bạn có thật tin, thiết nguyện, khi lâm chung đầu óc rõ ràng niệm mười câu Phật hiệu, thậm chí một câu Phật hiệu đều có thể vãng sanh. Đó chính là Phật quang chiếu soi, đem bạn nâng lên đến công phu thành khối. Bạn quyết định không thể hoài nghi, quyết định không thể xen tạp vọng tưởng tạp niệm, tâm phải thanh tịnh. Cho nên bình thường chúng ta phải luyện dùng tâm chân thành, không luận đối với bất cứ người nào dùng chân tâm, chắc chắn không thiệt thòi. Bạn không thể nói“tôi dùng chân tâm đối với Phật, còn tôi dùng vọng tâm đối với người thông thường, vì họ dùng vọng tâm đối với tôi, tôi dùng vọng tâm đối với họ”. Sai rồi! Vọng tâm dùng thành thói quen nên đối với Phật vẫn là vọng tâm, vậy thì sai rồi. Phải đem nó chuyển đổi lại, không sợ thiệt thòi, không sợ chịu lỗ. Chịu lỗ thiệt thòi không hề gì, bởi vì mục tiêu của chúng ta là đến Thế Giới Cực Lạc, ta không muốn ở cái thế giới này. Cái thế giới này bất cứ thứ gì ta đều có thể buông xả được, không có tham luyến, không có chiếm hữu. Bạn thật tự tại, tâm khai ý giải, an vui không gì bằng, không có phiền não, không có lo lắng. Dùng chân tâm sinh hoạt, làm việc, đối người, tiếp vật toàn dùng chân tâm, vậy thì chúng ta mỗi niệm là giống như A Di Đà Phật.
Hy vọng tất cả chúng sanh đều có thể tường tận, đều có duyên phận tiếp xúc pháp môn Tịnh Độ, đều có thể thật tin, thật nguyện, thành thật niệm Phật, tương lai đều là đến Thế Giới Cực Lạc, đều là đồng tham đạo hữu trên hội Di Đà, đây thật tốt đẹp. Người khác không tốt đối với ta, ta vẫn đối tốt với họ; Người khác huỷ báng ta, ta vẫn tán thán họ. Điều này sẽ có đại lợi ích đối với chính mình, vì sao vậy? Chính mình chân thật buông xả! Không có xung đột với bất cứ người nào, cái họ cần ta không cần, cái ta cần họ không cần, chúng ta không có xung đột lợi hại với bất cứ người nào. Cái người thế gian không thể buông xả là: Tài, sắc, danh, lợi, năm dục (ngũ dục), bảy tình (thất tình), chẳng phải là những thứ này sao? Nhưng chúng ta thảy đều buông xả, thậm chí ngay “pháp còn nên xả huống hồ phi pháp”.
Nếu bạn hỏi“Vậy chúng ta còn xây trường học, xây Viện Hán học, xây đại học Phật Giáo làm gì?” Đó là vì người khác mà xây, không phải vì ta. Chúng ta có cái duyên này, gặp được sự việc này, hy vọng thành tựu cho người, giúp cho chánh pháp cửu trụ, giúp đỡ thành tựu người tài, thì đây là việc nên làm. Tùy phần tùy lực mà làm, cũng không cần miễn cưỡng. Cho nên bổn kinh này nói thẳng ra, chính là dùng:
“Phát tâm bồ đề, một lòng chuyên niệm A Di Đà Phật”: Làm tông chỉ, tông yếu tu học. Chỉ cần phát tâm chuyên niệm, đều có thể vãng sanh, chắc chắn vãng sanh,
“Cố cánh vi minh xác giản yếu, thị cố thử kinh xưng vi tịnh tông đệ nhất kinh, nhân kỳ vi trị tiệt trung chi trị tiệt, phương tiện trung chi phương tiện, tuyệt đãi viên dung, bất khả tư nghị”[21]:
“Tuyệt đãi” chính là tuyệt đối. Tuyệt đãi viên dung là “Hoa Nghiêm”, “Pháp Hoa”, vậy mà bộ kinh này so sánh với “Hoa Nghiêm”, “Pháp Hoa” còn viên dung hơn, càng không thể nghĩ bàn.
“Nhật Bản Tịnh tông đại đức thôi trọng thử kinh, quá ư ngã quốc”[22]: Lời nói này là chân thật. Những đại đức Tịnh tông Nhật Bản này, đại khái đều là thời Đường Tuỳ, họ đến Trung Quốc để du học, họ thân cận với Đại sư Thiện Đạo là tổ thứ hai của Tịnh Độ chúng ta, thân cận Đại sư Trí Giả. Cho nên Phật giáo của Nhật Bản, Tịnh Độ cùng Thiên Thai đặc biệt hưng vượng. Họ tôn trọng Đại sư Thiện Đạo, họ xem là tổ khai sơn thứ nhất của Tịnh Độ tông Nhật Bản. Việc này chúng ta tán thán Nhật Bản, họ không vong bổn, tôn sư trọng đạo, không có truyền giáo ở Nhật Bản thì họ xem Đại Sư Thiện Đạo, ngài chính là thỉ tổ, họ tôn thờ Đại sư Thiện Đạo là thỉ tổ.
“Nhật Hắc Cốc Đại Kinh Dịch”[23]: “Đại kinh” này chính là “Kinh Vô Lượng Thọ”, đây là chú giải của “Kinh Vô Lượng Thọ” của sư Hắc Cốc – người Nhật. Trong đây có một đoạn lời nói:
“Ư vãng sanh giáo, hữu căn bản, diệc hữu chi mạt”[24]: Vãng sanh chính là niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Pháp môn này, giáo pháp này “có cội gốc cũng có cành nhánh”. Tịnh Độ có ba kinh một luận, ở vào thời đó là thời triều nhà Đường, kinh điển của Tịnh Độ rất ít, dễ dàng, càng ít càng dễ dàng, chỉ có ba kinh một luận. Trong ba kinh này thì là lấy “Kinh Vô Lượng Thọ” làm căn bản, cội gốc, còn Quán Kinh, A Di Đà Kinh, Vãng Sanh Luận, đây đều là cành nhánh.
“Hựu thử kinh danh chánh vãng sanh giáo”[25]: Ở trong 3 kinh Tịnh độ thì kinh giáo vãng sanh thì “Kinh Vô Lượng Thọ” đối với Thế Giới Cực Lạc giới thiệu được rất tường tận, là cội gốc, là chánh vãng sanh giáo.
“Dư danh bàng vãng sanh giáo”[26]: “Dư” chính là ba loại khác, “Kinh Di Đà”, “Kinh Quán Vô Lượng Thọ”, “Vãng Sanh Luận”, là cành lá, đây gọi là “bàng” vãng sanh giáo.
“Hựu, thử kinh danh vãng sanh cụ túc giáo”[27]: Vì sao vậy? Nó mọi mặt đều nói đến, tánh tướng, lý sự, nhân quả đều nói đến, cho nên nó là đầy đủ,
“Tha kinh danh vãng sanh bất cụ túc giáo”[28]: Kinh khác như: “Kinh Di Đà” cũng nói đến, nhưng nói được đơn giản, cùng với Kinh Vô lượng Thọ mà so thì kém rất xa, cái này rõ ràng; Còn “Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh” chỉ nói hai loại: thứ nhất là căn cứ đạo lý gì để xây dựng cái giáo này, phải có lý; thứ hai là nói phương pháp, phương pháp vãng sanh, nó chỉ nói hai thứ này. Ngoài ra các thứ khác như kinh Vô lượng thọ đã nói thì không nhắc tới. Đây là chỉ nói kinh luận Tịnh Độ.
Lý luận chỉ có hai câu nói “thị tâm thị Phật, thị tâm tác Phật”. Đây là lý luận mà Tịnh Độ tông đã nương tựa. Bởi vì bạn căn bản là Phật, điều này Phật đều đã nói qua ở trong “Hoa Nghiêm Kinh”, “Pháp Hoa Kinh”. Phàm là đệ tử Phật, không luận học một tông phái nào, không luận tu một pháp môn nào, cái lý luận này nhất định phải thừa nhận, nhất định phải tiếp nhận, không tiếp nhận không thể thành tựu. Nhất định phải tin Phật không nói lời sai “mỗi một chúng sanh vốn dĩ đều là Phật”, chẳng qua chỉ là mê mất đi tự tánh. Tự tánh mê rồi, thế là tư tưởng, kiến, giải sanh ra sai lệch, ngôn hạnh có sai lầm, nên mới đem pháp giới nhất chân (chính là Cõi Thật Báo Trang Nghiêm) biến thành mười pháp giới, biến thành sáu cõi luân hồi. Đây là do ý niệm sai lầm mà biến hiện ra. Thời gian biến đổi quá lâu nên không thể quay lại.
Nếu như không thể gặp được Phật Đà, chúng ta mãi mãi sai lầm, ở mãi trong luân hồi, quá khổ rồi. Hiện tại chúng ta rất may mắn gặp được Phật pháp, gặp được Đại thừa, gặp được Tịnh tông, đây là may mắn không gì bằng. Cái vận may này chính mình cần phải hoàn toàn hiểu rõ thì bạn mới biết được bạn quá may mắn rồi. Còn nếu như bạn đối với Tịnh tông, hiểu không được đủ sâu, không được đủ thấu triệt, thì bạn sẽ không trân trọng, bạn mang trong lòng bảo vật mà bạn không biết. Cho nên nếu bảo vật này của bạn không khởi được tác dụng thì bạn vẫn cứ là phải luân hồi, đây là đặc biệt sai lầm.
Đại sư Hắc Cốc đã nói:
“Cứ thượng chi nghĩa, Tịnh Độ tông thí như Diệu cao phong đầu”[29]. Ngài chính cái ý này, chóp đỉnh của ngọn núi Diệu cao, là đỉnh núi,
“Nhi bổn kinh chánh như phong đầu chi đỉnh tiêm”[30]: Lời nói này là thật, không phải giả. Chúng ta cầu pháp, chóp nhọn của tất cả pháp chính ở ngay trong tay chúng ta, nhưng chúng ta không nhận biết được mặt hàng, nên cho rằng vẫn có chỗ tốt, chạy khắp nơi đi tìm. Sai rồi!
Ai nhận biết, ai tường tận? Ba lão nhân của chùa Phật Lai, họ nhận biết, họ tường tận, cả đời họ không tìm pháp môn thứ hai, họ có thành tựu lớn như thế nào? Tôi khẳng định họ đều là minh tâm kiến tánh, đều là pháp thân Bồ Tát, không phải người phàm. Tôi nói lời nói này không phải tuỳ tiện nói, mà là xem hành trì cả đời của ba vị lão nhân này, cùng biểu diễn, sau cùng của họ đều không bệnh mà đi, tự tại mà đi, giống như là đùa giỡn vậy. Nói “ta đi đây!”, thì thật ra đi. Việc này khiến người kinh ngạc, người khác đi làm gì có loại cách đi này! Bạn đến bệnh viện mà xem, ra đi rất khổ sở, bộ dạng rất khó coi, làm gì có cười mỉm như vậy mà ra đi, vui vẻ như vậy mà ra đi. Ba lão nhân cùa Phật Lai này, họ ở nơi đây làm nhiệm vụ biểu pháp. Kết thúc sau cùng phía sau thì sao? Phía sau sẽ có người sau đến kế tiếp. Giống như chạy tiếp sức vậy, họ đã chuyển tiêu cho người sau rồi, vô cùng an vui, rời khỏi đường chạy của họ.
Pháp môn này phương pháp chỉ là một câu A Di Đà Phật. Chóp đỉnh, chóp đỉnh của chóp đỉnh, chính một câu này. Nếu bạn thật nhận biết thì có thể nói trí tuệ của bạn liền viên mãn rồi, bạn không cần dùng cái khác, chính một cách này thành vô thượng đạo, nhất định được niệm Phật tam muội, nhất định được đại triệt đại ngộ. Ba lão nhân chù Phật Lai nếu không phải là niệm Phật tam muội, không phải đại triệt đại ngộ thì khi ra đi làm sao tự tại như vậy?
“Bổn kinh vị đương lai nhất thiết hàm linh, giai y thử pháp nhi đắc độ thoát”[31]
Là nói bổn kinh này nói. Đây là Thích Ca Mâu Ni Phật nói, “đương lai” là tương lai, Mạt pháp của Thích Ca Mâu Ni Phật vẫn còn chín ngàn năm, chín ngàn năm về sau chân thật vẫn có thể học Phật mà được độ, có thể một đời thành tựu chỉ có bộ kinh này, chỉ có phương pháp này, thành thật niệm Phật.
Đại sư Ấn Quang cả đời dạy người “Đốn luân tận phận, nhàn tà tồn thành, tín nguyện trì danh, cầu sanh Tịnh Độ”. Đây là pháp yếu truyền tâm của Đại sư Ấn Quang, tôi đã khắc một cái ấn này. Bạn muốn hỏi Đại sư Ấn Quang, con người này là người thế nào? Mười sáu chữ này chính là cả đời của ngài viết ra:
“Đốn luân, tận phận”:
“đốn” là thân ái, “luân” là đồng loại. Phạm vi mở rộng “đồng” là người thì đều yêu thương, đây là đốn luân. Phàm là người thì có người có thân, sơ, trước tiên từ gia đình chính mình, sau đó mở rộng đến gia tộc, sau đó mở rộng đến hàng xóm láng giềng, mở rộng đến xã hội, mở rộng đến quốc gia, mở rộng đến toàn thế giới phàm là người đều yêu thương. Trên “Đệ Tử Qui” nói, đây gọi là đốn luân;
“tận phận” là gì? Là dốc hết bổn phận của chính mình! Vì tất cả chúng sanh phục vụ, quan tâm tất cả chúng sanh, chăm sóc tất cả chúng sanh, giúp đỡ tất cả chúng sanh, toàn tâm toàn lực, không cầu hồi báo, đó chính là tận phận. Đây là pháp thế gian. Nhưng bạn phải biết pháp thế gian là nền tảng của pháp xuất thế gian, không có pháp thế gian, thì làm gì có Phật pháp? Phật pháp xây dựng trên nền tảng của pháp thế gian. Trong Tịnh Nghiệp Tam Phước thì phước thứ nhất “hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp” là nền tảng. Bạn không thể không chăm chỉ học tập. Chúng ta học Phật tại vì sao không thể thành công? Chính là không có nền tảng, hoặc nền tảng không đủ sâu. Vậy bạn phải liều mạng cắm gốc nơi đây, về sau mới có thể lớn mạnh, mới có thể khai hoa kết quả, gốc rễ bám sâu mới vững chắc, gốc không sâu không được.
Bạn phải thật nhận biết đối với pháp môn này. Muốn vậy kinh phải đọc nhiều, nghe nhiều thì sẽ giúp đỡ bạn nhận biết. Khi bạn chân thật nhận biết rồi, tâm của bạn liền định rồi. Sau khi tâm định rồi thì liền có thể không cần đọc kinh, nghe kinh nữa, chỉ cần bạn một câu A Di Đà Phật niệm đến cùng. Bạn càng niệm càng hoan hỉ. Vì sao vậy? Một câu A Di Đà Phật này bao gồm tất cả kinh đều ở trong, đều đọc rồi, không bỏ sót bộ nào. Cũng như vậy một câu A Di Đà Phật này là tất cả danh hiệu chư Phật Bồ Tát đều ở trong, đều không thiếu. Một câu danh hiệu này là đại viên mãn.
“Thị tri lợi tế chúng sanh, thử tối vi kinh”[32]: Lợi ích chúng sanh, cứu tế chúng sanh, kinh này tối thắng. Tôi mới phát tâm buông xả “Hoa Nghiêm kinh” mà bình thường tôi rất ưa thích để chuyên môn học cái pháp môn này, chuyên môn học bộ kinh này, chuyên môn giảng bộ kinh này. Tôi không luận đến nơi đâu thảy đều giảng bộ kinh này, tôi cũng còn có chức danh trọn đời là giáo thọ của trường đại học nên khi tôi vào trường học khai khoá tôi đều là khai “Kinh Vô Lượng Thọ”. Tôi chỉ khai cái pháp môn này bởi vì Đại học này có khoa Hán học, trong khoa Hán học chính là Nho-Thích-Đạo, khoa Hán học có học vị, có học sĩ, thạc sĩ, tiến sĩ, có học vị, cho nên tôi có thể khai pháp môn này.
“Trì danh chi pháp, ám hợp đạo diệu, tối dị hành cố”[33]: Ba câu sau cùng này khuyến khích chúng ta. Chúng ta phải ghi nhớ, thầm hợp đạo mầu, thật dễ dàng, không khó, thật thành tựu.
Bạn xem thấy ba lão nhân chùa Phật Lai đều là người bình thường ở trong xã hội, không có địa vị, không có quyền thế, bần cùng, cũng không có tiền của, không có bất cứ thứ gì, nhưng họ đều là thành tựu viên mãn.
Hôm nay thời gian đã hết, chúng ta chỉ học đến đây thôi.
A Di Đà Phật.
Ghi chú:
- Chữ viết đậm đứng: Nội dung của Tịnh độ đại kinh khoa chú
- Chữ viết đậm nghiêng: Những lời trong các kinh phật
- Chữ viết nghiêng: Các câu của tổ sư, đại đức, hội thoại, hoặc các câu cần trích dẫn
- Chữ viết gạch chân: Những điểm cần nên lưu ý
- Các chú thích cuối trang không ghi danh người chuyển ngữ (“footnote”) là trích dẫn trong “Tịnh độ đại kinh giải diễn nghĩa” lần thứ 1- Năm 2010, chuyển ngữ “Bửu Quang Tự – Đệ tử Như Hòa”
[1] Cái tâm sanh diệt của chúng sanh, chỗ nào cũng có thể duyên, chỉ chẳng thể duyên nơi Bát Nhã. Địa vị cần phải đạt đến Sơ Địa trong Biệt Giáo (là Sơ trụ trong Viên giáo) trở lên mới hòng khế nhập, lúc vô trụ bèn sanh tâm, lúc sanh tâm bèn vô trụ
[2] chỗ nào cũng có thể duyên, chỉ chẳng thể duyên nơi Bát Nhã.
[3] Những vị Bồ Tát trước khi chứng Sơ Địa, vẫn tách thành hai: thời này sanh tâm, thời khác vô trụ
[4] Có thể thấy phàm phu chẳng có phần
[5] Nay pháp môn Tịnh Độ này dạy chúng sanh trì danh niệm Phật, khiến cho chúng sanh do niệm mà lìa niệm, ngầm thông với Phật, thầm hợp đạo mầu, khéo nhập vô niệm, từ ngay nơi phàm mà thành thánh
[6] Do vậy Sớ sao viết vượt ba A-tăng-kỳ trong một niệm, bằng với chư thánh do một lời
[7] Diệu dụng cùng tột thay, chẳng thể nghĩ bàn
[8] Pháp môn Niệm Phật là đường tắt trong sự tu hành
[9] Quán Tưởng Niệm Phật, Quán Tượng Niệm Phật, và Trì Danh Niệm Phật, Thật Tướng Niệm Phật
[10] Lại nữa, kinh này chẳng đề xướng nhất tâm bất loạn
[11] Thẳng thừng lấy phát Bồ Đề tâm, một mực chuyên niệm A Di Đà Phật làm Tông. Chỉ cần có thể phát tâm chuyên niệm, đều được vãng sanh
[12] Do vậy, pháp này càng là rõ ràng, xác thực, đơn giản, tóm tắt, kinh này là đệ nhất kinh trong Tịnh tông. Do vì pháp này thẳng gọn nhất trong các pháp thẳng gọn, thuận tiện nhất trong các pháp phương tiện, dứt bặt đối đãi một cách viên dung, chẳng thể nghĩ bàn, vì vậy kinh này lợi lạc chúng sanh lớn nhất.
[13] Những pháp môn khác nhập thẳng vào Vô Sanh, nên là đạo khó hành
[14] Thực hiện từng bước một, tiến lên theo từng cấp bậc một, tiến cao lên dần, giống như 51 địa vị được nói trong kinh Hoa Nghiêm, đó là “chánh nhập”, thời gian rất dài
[15] nên là đạo khó hành
[16] Nay Tịnh nghiệp khéo nhập Vô Sanh
[17] Kim thử Tịnh nghiệp, xảo nhập vô sanh
[18] Nay Tịnh nghiệp khéo nhập Vô Sanh nên là đạo dễ hành
[19] pháp môn Niệm Phật là đường tắt trong sự tu hành
[20] Trì danh lại là đường tắt trong bốn món Niệm Phật, nên được gọi là đường tắt nhất trong các con đường tắt
[21] Do vậy, pháp này càng là rõ ràng, xác thực, đơn giản, tóm tắt, kinh này là đệ nhất kinh trong Tịnh tông. Do vì pháp này thẳng gọn nhất trong các pháp thẳng gọn, thuận tiện nhất trong các pháp phương tiện, dứt bặt đối đãi một cách viên dung, không thể nghĩ bàn
[22] Các bậc đại đức trong Tịnh Tông Nhật Bản đề cao kinh này còn hơn nước ta
[23] Bộ Đại Kinh Thích của sư Hắc Cốc[23] người Nhật, “Đại Kinh Thích” là tác phẩm giải thích kinh Vô Lượng Thọ,
[24] đối với giáo pháp vãng sanh, có pháp là căn bản, mà cũng có pháp cành nhánh
[25] Hơn nữa, kinh này là chánh vãng sanh giáo
[26] những kinh khác là bàng vãng sanh giáo.
[27] Lại nữa, kinh này gọi là vãng sanh giáo trọn đủ,
[28] Những kinh khác gọi là vãng sanh giáo chưa trọn vẹn
[29] theo nghĩa trên đây, Tịnh Độ Tông ví như đỉnh núi Diệu Cao
[30] mà kinh này lại như chóp đỉnh của đỉnh núi
[31] Kinh này sẽ làm cho hết thảy các hữu tình trong tương lai do nương theo pháp này bèn được độ thoát
[32] Do vậy, kinh này lợi lạc chúng sanh lớn nhất;
[33] Pháp trì danh thầm hợp đạo mầu, dễ hành nhất