Tập 14/508 – Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú (Giảng Lần 4 – 2014)

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ – GIẢNG LẦN 4 – 2014

Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Giảng tại: Hiệp Hội Giáo dục Phật Đà Hồng Kông
Thời gian: Từ 09/03/2014 đến 04/11/2017

Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ
Thuyết minh: Hạnh Quang

Mã AMTB: 02-041-0001  đến 02-041-0508

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ – GIẢNG LẦN 4 – TẬP 14

(Đây là bộ khoa chú giảng lần thứ 4, khi ngài ở độ tuổi gần 90, vẫn rất minh mẫn, giải tường tận nguyên lý nguyên tắc Tịnh Độ)

Các vị pháp sư, các vị đồng tu! Xin mời ngồi! Mời mọi người cùng tôi quy y Tam Bảo.

 A Xà Lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng Già, chư chúng trung tôn.

 A Xà Lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng Già chư chúng trung tôn,

A Xà Lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng Già chư chúng trung tôn.

Mời xem “Đại kinh khoa chú” trang thứ 162, bắt đầu xem từ hàng thứ 5, đây là đoạn sau cùng:

“Đại thánh thùy từ, đặc lưu thử kinh. Kinh vân: Đương lai chi thế, kinh đạo diệt tận, ngã dĩ từ bi ai mẫnđặc lưu thử kinh chỉ trụ bách tuế.”[1]

“Ngã” ở đây là Phật Thích Ca Mâu Ni tự xưng. Pháp vận của Phật Thích Ca là 12.000 năm tròn đầy[2], khi mà Phật pháp ở cái thế gian này mất hết rồi thì Phật Thích Ca Mâu Ni dùng lòng từ bi vô tận, vẫn đem bộ kinh này lưu lại thêm 100 năm.

“Kỳ hữu chúng sanh, trực tư kinh giả, tùy ý sở nguyện, giai khả đắc độ.”[3]:

Bất kỳ người nào, vào thời gian này mà có thể gặp được bộ kinh này, gặp được câu danh hiệu này đều có thể được độ.

“Hựu, Pháp diệt tận Kinh trung, diệc cụ Kinh Vô Lượng Thọ tối hậu nhập diệt chi thuyết”[4]:

Ở trong “Kinh Pháp Diệt Tận” cũng là nói như vậy. Chúng ta xem chú giải của Niệm lão:

“Kinh vân: Đương lai chi thế”:

Phật Thích Ca Mâu Ni khi nói cái lời này là lúc Ngài còn tại thế. “Đương lai” tức là nói đời tương lai, cũng chính là nói vào cái thời đại Mạt pháp này. Thời đại Mạt pháp này rất dài, có đến 10.000 năm (ở phần sau này cũng nói đến). Tuổi thọ bình quân của con người chúng ta ngắn nhất là 10 tuổi, dài nhất là 8 vạn 4 ngàn tuổi. Từ 10 tuổi, cứ mỗi 100 năm tăng thêm 1 tuổi, tăng đến 8 vạn 4 ngàn tuổi, đây là tuổi thọ cao nhất của con người (đây gọi là Tăng kiếp). Lại từ 8 vạn 4 ngàn tuổi, cứ mỗi 100 năm lại giảm đi 1 tuổi, giảm đến 10 tuổi (đây gọi là Giảm kiếp). Cứ một vòng tăng giảm như vậy (một kiếp tăng và một kiếp giảm) gọi là một Tiểu kiếp. Đây là nói thọ mạng của cõi người ở trong Lục đạo nhân gian.

Chúng ta hiện tại đang ở trong thời Giảm Kiếp. Năm xưa khi Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, tuổi thọ bình quân của con người là 100 tuổi, từ khi Thế Tôn nhập diệt đến nay, theo ghi chép của Trung Quốc là 3041 năm, cứ mỗi 100 năm giảm một tuổi, vậy 3000 năm đã qua là con người tuổi thọ đã giảm đi 30 tuổi rồi. Người hiện nay tuổi thọ bình quân là 70 tuổi. Trải qua 1.000 năm nữa thì tuổi thọ con người giảm xuống còn 60 tuổi, qua 2.000 năm nữa, tuổi thọ con người giảm xuống là 50 tuổi, cứ như vậy giảm đến tuổi thọ con người giảm còn 10 tuổi tức là trải qua 6.000 năm nữa. Vào lúc này pháp vận của Phật Thích Ca Mâu Ni vẫn còn 3.000 năm nữa, bởi vì Mạt pháp sau này còn khoảng 9.000 năm nữa. Đến khi tuổi thọ con người 10 tuổi rồi là hết Kiếp Giảm, lại chuyển sang Kiếp Tăng, lại cứ 100 năm tăng 1 tuổi, pháp vận của Thế Tôn vẫn còn cho đến khi tăng lên đến 40 tuổi là hết 3.000 năm sau. Vào thời gian này, Phật pháp sẽ càng suy, càng về sau nữa thì càng suy, tuy là có thịnh suy, nhưng suy chắc chắn là lớn hơn nhiều so với thịnh. Chúng ta nhất định phải biết, lúc này cho dù ta có được lại thân người, cũng không dễ gì gặp được Phật pháp, thế cho nên Phật mới nói “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Đoạn sau cùng này nói:

“Kim ư Mạt thế, trược ác di thâm, chúng căn dũ liệt, nhân thọ thập tuế, cấu trọng, chướng thâm”[5]:

“Cấu” là ô nhiễm, “chướng” là nghiệp chướng. Ô nhiễm càng ngày càng nghiêm trọng, nghiệp chướng càng ngày càng sâu dầy.

“Ư tư, ác lãng thao thiên, độc diệm biến địa chi tế, Thế Tôn thùy từ, nhưng, đặc lưu thử kinh, dĩ tác từ hàng, dĩ giáng cam lộ. Thử chánh hiển bổn kinh hưng khởi chi thắng duyên, đặc danh pháp môn chi diệu dụng. Phật ân thâm trọng, phấn thân nan báo.”[6]

 Những câu này của Niệm lão từng câu đều là chân thật. Dưới đây chúng ta xem nguyên văn từng câu của chú giải:

“Thử chánh hiển bổn kinh hưng khởi chi thắng duyên”:

Tất cả Chư Phật Như Lai đều cùng một cái nguyện vọng là hy vọng khắp pháp giới, hư không giới, đặc biệt là chúng sanh lục đạo ở trong tất cả cõi nước chư Phật thành tựu viên mãn Phật đạo càng sớm càng tốt. Lục đạo là khổ nhất nên hy vọng có thể thoát khỏi lục đạo luân hồi càng sớm càng tốt. Sự việc này A-Di-Đà Phật  đã dẫn đầu rồi. Tất cả chư Phật cùng đều có cái nguyện này hoặc có thể chưa có phát ra, hoặc tuy có phát ra nhưng chưa có phương tiện thiện xảo, mà chỉ có A-Di-Đà Phật, ngài phát ra rồi, ngài làm quả thật là quá xảo diệu. Những sự việc này ở trong phần sau kinh văn chúng ta có thể học đến, đó chính là sự diệu dụng của pháp môn trì danh.

Chúng ta phải có định tâm, phải có trí huệ. Có trí tuệ quan sát, khiến chúng ta sinh ra tín tâm, nguyện tâm. Không có định thì không có huệ, không có giới thì cũng không có định, do giới được định, do định khai huệ. Nếu có Giới Định Tuệ rồi lại gặp được cái pháp môn này thì ai ai cũng có thể thành tựu, đây là sự diệu dụng của pháp môn trì danh. Cho nên Giới-Định-Huệ tam học chúng ta phải coi trọng. Vậy chúng ta có cần phải học giới hay không? Cần! Có cần đi học “tạng luật” hay không? Không cần thiết. Chúng ta chỉ cần đem giới luật cơ bản làm được là được rồi.

Giới luật cơ bản là gì vậy? Sự kỳ vọng của tôi đối với đồng tu Tịnh tông chúng ta chính là 5 khoa mục: Thứ nhất là: Tam phước; Thứ hai là: Lục hòa, Thứ ba: Giới định tuệ tam học; Thứ tư là: Lục độ; Thứ năm là: 10 Đại nguyện vương của Phổ Hiền Bồ tát, đủ rồi.

Tịnh nghiệp tam phước là nguyên tắc chỉ đạo cao nhất, là gốc chính của giới luật.  

Điều thứ nhất:“Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp”:

“Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng” chúng ta thực hiện trong “Đệ Tử Quy”; “Từ tâm bất sát” thực hiện trong “Cảm ứng Thiên”; “Tu thập thiện nghiệp” thực hiện trong “Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo”. Ba loại kinh sách này, “Đệ Tử Quy”, “Cảm ứng Thiên”, “Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo” là 3 cái gốc của Nho-Thích-Đạo. Phật nói vô cùng hay, 3 điều này là chánh nhân tịnh nghiệp của 3 đời chư Phật.  

Điều thứ hai: “Thọ trì tam quy, cụ túc chúng giới, bất phạm uy nghi”.

Điều thứ 3:“Phát tâm bồ đề, tin sâu nhân quả, đọc tụng đại thừa, khuyến tấn hành giả”.

Bạn thấy trong 11 câu của tam phước này thì 10 câu phía trước là thành tựu bản thân, còn một câu sau cùng là phổ độ chúng sanh, là lợi tha. “Tự hành, hóa tha”, bản thân bạn chưa có thành tựu thì bạn không thể giúp đỡ người khác được, vì người khác sẽ không tin. Trong “Trì giới niệm Phật” thì đây chính là Trì giới.

Niệm Phật, bạn thật sự tin có thế giới Tây Phương Cực Lạc, thật sự tin có A-Di-Đà Phật. Bạn thật sự có tin, thật sự nguyện, một lòng chuyên niệm A-Di-Đà Phật thì quyết định được sanh thế giới Cực-lạc, chắc chắn gần gũi A-Di-Đà Phật. Đây là diệu dụng của pháp môn niệm Phật.

Dưới đây Niệm lão đã nêu cho chúng ta một cái ví dụ: Diệu dụng của pháp môn niệm Phật giống như thức ăn chứa đầy dinh dưỡng, sau khi chúng ta ăn rồi, thì đối với thân tâm được khỏe mạnh, thể lực dồi dào, có thể làm tăng thể lực khỏe mạnh cho người. Thức ăn chứa đầy dinh dưỡng chính là cái pháp môn này, chính là bộ kinh điển này, đặc biệt “bất khả tư nghì” chính là câu danh hiệu này.

“Phục như thù hiệu, thần nghiệm chi linh dược, năng dũ bất trị chi trầm kha”[7]:

Cái gọi là thuốc đặc hiệu chính là bệnh nặng như thế nào cũng có thể trị khỏi, có thể trị được tất cả chứng bệnh. Những ví dụ này thảy đều là dụ cho pháp môn Tịnh độ “tín, nguyện, trì, danh”.

“Phổ thí nhiêu ích”[8]:

“Nhiêu” là dồi dào, “ích” là lợi ích. Không phải là lợi ích thông thường, mà là lợi ích cao nhất, lợi ích đầy đủ nhất gọi là “nhiêu”.

“Cố vân: Đại tai diệu dụng, bất khả tư nghị dã”.[9] “Chí ư Mạt thế, trược ác di thâm, chúng căn dũ liệt, nhân thọ thập tuế”[10],

Tuổi thọ bình quân của chúng ta hiện nay là 70 tuổi, 1.000 năm sau chỉ còn là 60 tuổi, 2.000 năm sau là 50 tuổi, 3.000 năm sau là 40 tuổi, 4.000 năm sau là 30 tuổi, 5.000 năm sau là 20 tuổi, 6.000 năm chính là tiếp tục giảm xuống còn 10 tuổi, đây là giảm đến thấp nhất rồi. Quay trở lại sang kiếp tăng, 1.000 năm tiếp theo tuổi thọ con người là 20 tuổi, 1.000 năm tiếp nữa tuổi thọ con người là 30 tuổi, 1.000 năm tiếp nữa là thọ 40 tuổi, 1.000 năm tiếp nữa là thọ 50 tuổi, lúc này thì pháp vận của Thích Ca Mâu Ni Phật hết rồi. Cho nên khi mà tuổi thọ con người chỉ còn 10 tuổi thì thời Mạt pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni chưa có qua hết, vì Mạt pháp tính từ thời điểm hiện tại này còn đến khoảng 9.000 năm nữa. Đại khái đến Kiếp Tăng, vào lúc tuổi thọ con người 30-40 tuổi thì pháp vận của Phật Thích Ca đã mãn rồi. Vào lúc này thế gian không có Phật pháp nữa, còn Bồ-tát Di-Lặc vẫn chưa ra đời, vẫn còn một khoảng thời gian rất là lâu dài. Vậy khoảng thời gian này phải làm như thế nào đây?

Chúng ta đọc “Kinh Địa Tạng” thì biết, Thế Tôn đem cái sự việc hoằng pháp lợi sinh này ủy thác cho Bồ-tát Địa Tạng. Hay nói cách khác, Bồ-tát Địa Tạng là đại biểu, đại diện Phật. Bồ-tát Địa Tạng dùng phương pháp gì vậy? Dùng đạo hiếu. Nếu có thể hiếu thân tôn sư thì Phật pháp mới có thể thiết lập, vì Phật pháp không phải tôn giáo, Phật pháp là giáo dục, là dạy học, mà hiếu thân tôn sư là gốc rễ của văn hóa, là cơ sở của dạy học, điều này chúng ta không thể không biết.

Nhìn thấy những chân tướng sự thật này, chúng ta cần phải hạ quyết tâm quyết định không được phép từ bỏ cơ hội lần này. Chúng ta phải biết, trong đời quá khứ chúng ta đã từng gặp được cái pháp môn này không chỉ một lần, cho nên chúng ta ngày nay có thể gặp được, hơn nữa gặp được rồi rất là vui vẻ, rất là hoan hỷ. Nhưng cái tâm vui vẻ hoan hỷ này vẫn không đủ. Tại sao vậy? Vì bạn vẫn chưa  thật sự buông xả triệt để, một lòng một dạ niệm Phật cầu sanh Tịnh độ, cái điều này bạn vẫn chưa làm được. Đây chính là thiện căn, phước đức, nhân duyên có, mà không đủ.

Thế thì phải làm như thế nào đây? Tăng cường thêm. Tăng cường có được không vậy? Được! Dùi mài mãi không thôi, bạn thật sự phải làm được, phải tranh thủ từng giây từng phút. Ta tuyệt đối không thể để thời gian luống qua, mỗi một giây đều là A-Di-Đà Phật.

“Tranh” ở đây là gì vậy? Là tranh thủ ngay đời này phải thành tựu. Còn nghĩ việc khác, còn làm việc khác, thì quên hết A-Di-Đà Phật rồi, đó chính là tạo nghiệp luân hồi. Bạn phải tranh thủ, cũng giống như lão Hòa thượng Hải Hiền vậy, bất luận là bạn làm việc gì trong tâm toàn là A-Di-Đà Phật, toàn là Phật hiệu đó chính là niệm niệm đều là công đức, tích lũy công đức. Khi làm việc là có lúc phải dụng tâm, có lúc phải dùng sức, khi bạn dùng sức không cản trở niệm Phật, niệm Phật cùng với làm việc không có cản trở nhau, còn khi dụng tâm thì có cản trở, nên khi dụng tâm thì bạn ngưng Phật hiệu lại, để trọn vẹn làm việc cho tốt. Sau khi làm tốt rồi, thì buông “sự” ra, lập tức đề khởi Phật hiệu, cần tập thành thói quen này. Tốt nhất là phương diện “sự” này càng ít càng tốt, tùy duyên không phan duyên, vậy là tốt. Tóm lại phải dành thời gian ra để niệm Phật, vậy thì đúng.

Lời kết cuối cùng:

“Chí ư Mạt thế”[11]: Hiện nay đang là thời kỳ Mạt pháp, Mạt pháp đã qua 1.000 năm rồi, hiện tại là đã đang bắt đầu cái ngàn năm thứ 2.

“Trược ác di thâm”[12]: “Trược” là ô nhiễm, ô nhiễm nghiêm trọng. “Ác” là tạo ác nghiệp, thập ác. Chúng ta hày bình tĩnh mà quan sát cái thế gian này, sát sanh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ, hai lời, thêu dệt, ác khẩu, tham, sân, si, mạn, trên cái địa cầu này nơi nào cũng là vậy, kết quả là mang đến tai nạn nghiêm trọng. Quả thật đúng như lời Niệm lão nói:

“Ác lãng thao thiên, độc diệm biến địa”[13]: 8 chữ này chính là nói khi tai nạn lớn xuất hiện, thì vào lúc này:

“Thế Tôn thùy từ, nhưng, đặc lưu thử pháp, dĩ tác từ hàng, dĩ giáng cam lồ. Phật ân thâm trọng, phấn thân nan báo”[14]

Vậy phải làm thế nào để báo ân Phật, đó chính là “Tín, nguyện, trì, danh”, vãng sanh Tịnh độ, gần gũi A Di-Đà Phật, vậy mới là báo ơn Phật. Cũng chính là báo chung cho 4 ơn: Báo ơn Phật, báo ơn cha mẹ tổ tiên, báo ơn quốc gia, báo ơn chúng sanh, thảy đều báo rồi. Cho nên chúng ta phải hiểu rõ nếu không phát nguyện sanh Tịnh độ là quá đỗi sai lầm rồi. Chúng ta học phần Giáo khởi nhân duyên tới đây.

Khái yếu đoạn thứ 2:

“Nhị: Bổn kinh thể tánh”[15]

Thể tánh của bổn kinh, cũng chính là nói Phật thuyết bộ kinh này, lý luận căn cứ là gì? Nếu như không có căn cứ lý luận thì chúng ta sao có thể tin được đây. Cho nên sau khi dạy khởi nhân duyên, Niệm lão vì chúng ta nói rõ thể tánh của bản kinh. Đoạn thứ nhất:

 “Nhất thiết đại thừa kinh điển, giai dĩ thực tướng vi thể”[16]:

Tất cả kinh Đại thừa, đều lấy thực tướng làm thể. Thực tướng là chân tướng, chân tướng của vũ trụ nhân sinh.  

“Thực tướng giả, chân thực chi tướng dã. Hựu, bình đẳng nhất tướng dã”[17]:

Thật Tướng là tướng chân thật, là chân tướng của vạn vật trong vũ trụ, cũng là một tướng bình đẳng. Dưới đây là nguyên văn của chú giải:

“Nhất thiết đại thừa kinh điển, giai dĩ thực tướng vi kinh chánh thể”[18]:

Hết thảy kinh điển Đại Thừa đều lấy Thật Tướng làm chánh thể của kinh. Kinh Đại thừa đều là lưu xuất ra từ trong chân tướng tự tánh.

“Cổ đức vân: Chư Đại thừa kinh giai dĩ nhất thực tướng vi ấn”[19]:

“Ấn” này chính là ấn chứng. Ấn chứng là chứng minh nó là chân thật. Cái gì gọi là thực tướng? Thật Tướng là tướng chân thật, là chân tướng của vạn vật trong vũ trụ[20]

Chân tướng vũ trụ nhân sinh tất cả muôn sự muôn vật là gì vậy? Ở đây đã tiết lộ cho chúng ta một chút tin tức rồi, là bình đẳng nhất tướng. Tại sao vậy? Nó là lưu xuất ra từ trong tự tánh. Tự tánh chính là trong đề kinh chúng ta gọi là “thanh tịnh, bình đẳng, giác”. Tự tánh là chân tâm, chân tâm là thanh tịnh, chân tâm là bình đẳng, chân tâm là giác chứ không mê. Chúng ta xem đoạn thứ nhất dưới đây đều là nói thực tướng. Phật ở trong kinh Kim Cang nói:

“Thực tướng vô tướng, ly nhất thiết hư vọng tướng, phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng.”[21]

Đây là nói từ trên thể, thực tướng không tướng, cho nên gọi nó là không. Cái không này không phải “không ngoan”, ngoan không là không có gì, không thể nói là không có gì. Tại sao vậy? Vì nó có thể hiện tướng, gặp được duyên nói liền có thể hiện tướng.

“Diệc vô bất tướng, tướng nhi vô tướng, danh vi Thật Tướng”[22]:

“Vô bất tướng” chính là có tướng. Tướng mà vô tướng, vô tướng mà có tướng, đây gọi là thực tướng, đây là chân tướng sự thật. Chân tướng sự thật hoàn toàn không thể được, bởi vì tâm tánh không có hiện tượng vật chất, cũng không có hiện tượng tinh thần.

“Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”[23]:

Nó không có tâm tưởng, cho nên thực tướng không thể được, chúng ta không thể duyên đến được. Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân là 5 căn của chúng ta, cái mà năm căn của chúng ta nó duyên đến được là hiện tượng vật chất, chính là tướng phần của A-lại-da. Ở trong “tự tánh” không có A-lại-da, A-lại-da là giả, A-lại-da là từ trong tự tánh biến hiện ra, nên nó là vọng tâm, nó là tâm sinh diệt, còn tự tánh là bất sanh, bất diệt. Mười pháp giới y chánh trang nghiêm đều là do A-lại-da biến hiện ra, nên “năng biến” (là A Lại Da) đã là sanh diệt, thì tướng “sở biến” (mười pháp giới y chánh trang nghiêm) đương nhiên cũng là sanh diệt. Cho nên trên Kinh Kim Cang nói phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng”.

Vì “tự tánh” không có hiện tượng, nên 8 thức của chúng ta không thể duyên đến được, nhưng mà tự tánh nó thật sự tồn tại. Tự tánh không có sanh diệt, nhưng nó ẩn hiện. Khi không có duyên thì nó ẩn, ẩn chính là vô tướng, không tất cả tướng, chính là “thực tướng vô tướng”. Khi có duyên, nó hiện, chính là chúng sanh có cảm nó liền có ứng, hiện ra tướng cho nên gọi là “vô bất tướng”, nó cái gì cũng hiện được, khi nó hiện chính là chúng ta ngày nay gọi là toàn vũ trụ, toàn bộ vũ trụ đều là do tự tánh biến hiện ra. Tự tánh hiện, không gọi là sanh, vì có sanh thì có diệt, mà gọi là hiện, gọi là ẩn. Ẩn, hiện không phải sanh diệt. “Hiện” không phải là sanh, “ẩn” không phải là diệt. Ở trong Đại thừa giáo hai chữ “ẩn hiện” này chúng ta phải có khái niệm. Cho nên nói tướng mà vô tướng, cái tướng này là hiện. Từ trên hiện tượng bạn biết nó vô tướng, đây chính là thực tướng.

Tuy hiện tất cả tướng nhưng đều do A-lại-da biến ra, nó thảy đều là giả, nó không phải thật. Bạn quan sát tỉ mỉ, tất cả động vật đều có “sinh, lão bệnh, tử”, tất cả thực vật đều có “sinh, trụ, dị, diệt”, tất cả khoáng vật đều có “thành, trụ, hoại, không”, đây chính là pháp sinh diệt. Sinh lão bệnh tử là pháp sinh diệt; Sinh trụ dị diệt là pháp sinh diệt; Thành trụ hoại không vẫn là pháp sinh diệt, không có cái nào không phải là pháp sinh diệt.

Cái bất sanh bất diệt phải là cái do tự tánh khởi. Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói: Pháp sanh diệt là duyên khởi, bất sanh bất diệt gọi là tánh khởi. Tánh khởi hiện tướng thì cái tướng đó bất sanh bất diệt. Cho nên bạn phải hiểu cái “năng hiện” đã là bất sanh bất diệt, thì cái “sở hiện” cũng bất sanh bất diệt.

Lục đạo luân hồi, mười pháp giới y chánh trang nghiêm là A-lại-da hiện, là A-lại-da biến ra, “duy tâm sở hiện, duy thức sở biến”. Chúng ta mười pháp giới, sáu cõi đều là tâm hiện, thức biến. Còn Thế giới Cực-lạc với chúng ta đây là khác nhau, nó là tâm hiện, nhưng không có thức biến. Mỗi người vãng sanh về thế giới Cực-lạc, tất cả đều chuyển “thức” thành “trí”. A-lại-da không còn nữa, không có thì biến thành trí huệ, A-lại-da thức liền biến thành “Đại viên cảnh trí”, Mạc-na thức biến thành “Bình đẳng tánh trí”, Ý thức là thức thứ 6 biến thành “Diệu quan sát trí”, còn 5 thức trước biến thành “Thành sở tác trí”, bất sanh bất diệt, có ẩn hiện, nhưng không có sanh diệt, khái niệm này chúng ta phải rõ ràng. Bất kể là chân hay là vọng, thảy đều không thể được, đây chính là thực tướng. Ở trong “thập pháp giới” không có pháp nào bạn có thể đạt được, cũng vậy “Nhất chân pháp giới” cũng không có pháp nào có thể đạt được. Cho nên không được có một ý nghĩ, nếu như bạn có một cái ý nghĩ “tôi thích nó, tôi muốn đạt được nó” thì là sai rồi, bạn hoàn toàn mê rồi. Đó chính là gì vậy? Một niệm bất giác mà có vô minh, đó chính là A-lại-da, có niệm là A-lại-da, vô niệm là trí huệ, vô niệm là Đại viên cảnh trí.

Cho nên tôi năm xưa khi mới học Phật, Đại sư Chương Gia đã dạy tôi nhìn thấu, buông xả. Buông xả cái gì? Buông xả vọng tưởng, buông xả phân biệt, buông xả chấp trước. Vọng tưởng là khởi tâm động niệm, khởi tâm động niệm là mê rồi, khởi tâm động niệm chính là A-lại-da, vừa niệm là khởi tâm động niệm rồi, A-lại-da đã hiện tiền rồi. Cái vừa niệm đó quý vị phải biết, là 1 phần 1.600 triệu của 1 giây, quá nhanh rồi, quá vi tế rồi, đây là khởi tâm động niệm rồi, đây gọi là vô thủy vô minh. A-lại-da đã xuất hiện rồi, vừa xuất hiện, không biết phải thời gian bao nhiêu kiếp bạn mới có thể trở về? Trở về chính là thành Phật, trở về hình dạng ban đầu của bạn, hình dạng ban đầu là Thường Tịch Quang, sáng suốt chiếu khắp. Thường Tịch Quang là trí huệ, là vô lượng quang, là vô lượng thọ, không phải vật chất, không phải tinh thần, cũng không phải hiện tượng tự nhiên, không có cách gì nói ra được. Chỉ có chứng mới biết, đây là chân tướng sự thật.

Phật là từ trong cái chân tướng sự thật này, vì chúng ta nói ra “Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ”, đây là Tỳ kheo Pháp Tạng ở trong nhân địa, từ bi trí tuệ vô tận, công đức vô lượng, thành tựu thế giới Tây phương Cực-lạc, y chánh trang nghiêm, là từ tự tánh biến hiện ra, giúp đỡ chúng ta ở trong cái hoàn cảnh này mà tu hành. Cái hoàn cảnh Tây Phương Cực Lạc này chính là Vô Lượng Thọ, còn chúng ta ở cái thế gian này tuổi thọ quá ngắn rồi, làm cái gì thời gian cũng không đủ, mọi thứ thiện không thể thiết lập vì thời gian không đủ. Vậy phải đổi đến thế giới Cực-Lạc, cái chướng ngại (là tuổi thọ quá ngắn) này không còn nữa, nên chúng ta lại là có thời gian, nên quyết định có thể thành tựu. Cái thế giới này của chúng ta chướng duyên nhiều, thế giới Cực-lạc không có chướng duyên, thế giới Cực-lạc thật sự là thuận buồm xuôi gió. Chúng ta xem tiếp đoạn này dưới đây:

“Thực tướng vô bất tướng, phi ngoan không dữ đoạn diệt”[24]

“Ngoan không” là gì vậy? Là không có gì cả, đây gọi là ngoan không. Tự tánh không phải vậy, tự tánh tuy không có tướng, nhưng gặp được duyên có thể hiện tướng. Chúng sanh có cảm cầu đến Phật, tự tánh liền hiện Phật, bạn cầu Bồ-tát, tự tánh liền hiện Bồ-tát, hiện thân thật sự hữu ích, hiện thân đến vì bạn thuyết pháp, giúp bạn giải quyết khó khăn, bạn hiểu rõ rồi, giác ngộ rồi, khó khăn của bạn hóa giải rồi, thì cái tướng này không thấy nữa. Vậy phải dùng tâm gì để cảm vậy? Tâm chân thành, tâm thanh tịnh, tâm cung kính, liền hiện tiền ngay.

Bồ-tát Quán Thế Âm ngàn nơi cầu, ngàn nơi ứng, Bồ-tát Quán Âm phát cái đại nguyện này. Người cầu ngài rất nhiều, cảm ứng đặc biệt rõ rệt. Phật ở trong kinh này dạy chúng ta, nếu như chúng ta gặp phải cấp nạn, gặp phải sợ hãi, nhất tâm chuyên niệm Bồ-tát Quán Thế Âm, thì Bồ-tát liền có thể đem nỗi kinh hoàng, sợ hãi của chúng ta hóa giải, đây là sự thật, không phải giả.

Lão hòa thượng Hải Hiền đã làm chứng minh cho chúng ta. Ngài vào năm 18 tuổi, trên đùi mọc một cái mụt độc. Mẫu thân của ngài cầu thầy tìm thuốc, nhưng thầy thuốc nào, thuốc gì cũng không thể trị khỏi. Ngài hiểu rõ rồi, đã nói một câu nói “thuốc hay khó trị bệnh oan nghiệt”. Ngài biết cái bệnh này là bệnh oan nghiệt, nên nói với mẹ của Ngài “mẹ không cần cầu thầy nữa, không cần tìm thuốc nữa”. Ngài một lòng một dạ niệm Bồ-tát Quán Âm, niệm được hơn một tháng, thì cái mụt ghẻ độc này tự nhiên liền khỏi rồi, không thuốc mà khỏi. Cho nên ngài đối với sự cảm ứng của Bồ-tát Quán Âm không có chút nghi ngờ nào cả.

Bất luận ở trong tình trạng nào bạn cầu Bồ-tát Quán Âm quyết định có cảm ứng. Chúng ta ngày nay cầu dường như không có cảm ứng. Vì sao vây? Không phải không có cảm ứng, mà là do cái tâm chúng ta cầu này không thanh tịnh, có tạp niệm, không phải tâm chân thành, cung kính cũng chưa đến mức, đây chính là chướng ngạiMuốn không có chướng ngại, bạn phải nhớ kỹ, chân thành, thanh tịnh, cung kính.

Bồ-tát Đại Thế Chí nói cho chúng ta biết, ngài nói hay vô cùng “ức Phật niệm Phật, hiện tiền đương lai, tất định kiến Phật”[25]. Người niệm Phật cầu A-Di-Đà Phật, cầu cảm ứng với A-Di-Đà Phật, dùng phương pháp gì vậy? Dùng tâm chân thành, tâm thanh tịnh, tâm cung kính, hằng ngày nhớ A-Di-Đà Phật, hằng ngày niệm A-Di-Đà Phật, thì A-Di-Đà Phật liền hiện thân cho bạn thấy ngay, là thật không phải giả. Người niệm Phật khi công phu đắc lực, nhất định đã từng thấy A-Di-Đà Phật, thấy Phật, Phật nhất định thọ ký cho bạn, Phật khích lệ bạn, cổ vũ bạn, bạn còn được thọ mạng bao nhiêu năm, ngài báo cho bạn biết, đến khi tuổi thọ của bạn kết thúc, ngài đến tiếp dẫn, đây chẳng phải giống như đã thọ ký rồi sao? Bạn biết được lúc sắp mạng chung quyết định được vãng sanh. A-Di-Đà Phật không có nói vọng ngữ, nhất định đến tiếp dẫn bạn, đây gọi là hiện tiền thấy Phật. Sau khi bạn vãng sanh đến thế giới Tây phương Cực-lạc rồi, thì đó chính là tương lai thấy Phật, “đương lai kiến Phật”. Hiện tiền là hiện tại thấy Phật. Có rất nhiều người thấy Phật ở trong mộng, thấy Phật ở trong định. Khi thấy Phật giống như mộng mà không phải mộng, vừa giống như nằm mộng, vừa không giống nằm mộng.

Người niệm Phật chân chánh ở trong một đời không chỉ một lần thấy Phật. Đại sư Huệ Viễn thấy Phật 4 lần, chúng ta có lý do tin rằng người 3-4 lần thấy Phật giống như ngài vậy đều là người niệm Phật chân chánh, họ ở trong một đời đều có thể có được thành tựu, không phải không thể.

Trong “Kinh Kim Cang” nói: “Nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai”[26]. Chúng ta lại xem tiếp chú giải của Niệm lão:

“Hựu, thực tướng vô bất tướng, phi ngoan không dữ đoạn diệt, phi như quy mao, thố giác nhất thiết hư vô”[27]Lông rùa, sừng thỏ là thí dụ, vì rùa thì không có lông, thỏ thì không có sừng. Nói lông rùa sừng thỏ đây là chuyện hoàn toàn là hư vô.

“Kinh Kim Cang vân: Phàm sỡ hữu tướng giai thị hư vọng”[28]

Ý nghĩa của câu nói này khiến chúng ta đối với tất cả hiện tượng thảy đều buông xả, không nên chấp trước. Không những không chấp trước, cũng không nên phân biệt, không những không phân biệt, không nên khởi tâm động niệm về nó, vì thảy đều là hư vọng. Phàm cái gì có hình tướng là hư vọng, Phật dạy chúng ta, ngài nói là chân thực, tự tánh là có, không phải hư vọng, nhưng mà cũng không thể được. Tại sao vậy? Vì nó không có tướng! Có tướng là giả tướng, không có tướng là chân tướng, chân tướng không thể được, giả tướng cũng không thể được. Cho nên là giả, là thật, bạn đều không nên để ở trong tâm, nếu bạn để ở trong tâm là sai rồi. Cái này là pháp môn chung mà mọi người phải tu, thật sự là rất khó. Vậy thì phải làm sao?

A-Di-Đà Phật mở ra cho chúng ta pháp môn đặc biệt “chỉ phương, lập tướng”: “Chỉ phương”, chính là phương hướng thế giới Tây phương Cực-lạc, “lập tướng” là nơi đó thật có thế giới Cực-lạc, thật có A-Di-Đà Phật. Cái ý này là nói “thực tướng vô tướng” khó, bạn không thể làm được nên “chỉ phương, lập tướng” cho bạn dễ dàng, ta có phương hướng nhất định, ta không phải mờ mịt, ta có mục tiêu nhất định, ta phải về thế giới Cực-lạc, thế giới Cực-lạc thật sự có, A-Di-Đà Phật thật sự có.

Đại sư Ngẫu Ích làm chứng cho chúng ta, bản thân Ngài khi tuổi về chiều có biệt hiệu khác, gọi là Tây Hữu Đạo Nhân. “Tây” là Tây phương, “Hữu” chính là thật có thế giới Cực-lạc, có A-Di-Đà Phật, quyết định là có, nó không phải không, chúng ta đem tâm đặt ở trong đây, đặt ở thế giới Cực-lạc, niệm niệm không quên A-Di-Đà Phật . Cái này so với trong “Kinh Kim Cang” nói “Nếu thấy các tướng chẳng phải tướng tức thấy Như Lai”, dễ dàng quá nhiều rồi, câu nói này rất dễ dàng làm được. Bốn câu nói này trong “Kinh Kim Cang” ý là:

“Tức tướng ly tướng, ly tận hư vọng chi tướng”[29]:

Bạn sẽ nhìn thấy thực tướng, thực tướng chính là Như Lai. Cái mà chỗ này chỉ chính là pháp thân Như Lai, Pháp thân Như Lai không có tướng, hoàn toàn sáng suốt, ở trong Tịnh độ tông gọi là gì vậy? Gọi là Thường Tịch Quang. “Thường” là bất sanh bất diệt. “Tịch” là không nhơ không sạch, quyết định không có ô nhiễm, thanh tịnh bình đẳng. “Quang” là sáng suốt chiếu khắp, khắp pháp giới hư không giới không có chỗ nào không chiếu. Cái chiếu này là bình đẳng gia trì, nhưng vấn đề là chúng sanh có muốn tiếp nhận hay không? Nếu không muốn tiếp nhận thì nó (cái chiếu này) không thể gia trì được, tuy không thể gia trì được, nhưng không hề lìa khỏi, nó là bình đẳng gia trì. Nó chiếu bạn, bạn không để nó chiếu, vì bạn có cái gì đó chướng ngại nó, cái gì chướng ngại vậy? Nghiệp chướng. Đó chính là bạn hoài nghi, bạn không biết, không biết là vô minh, không biết có cái sự việc này, đây là vô minh, không tin, hoài nghi. Cho nên tuy là nó chiếu bạn, nhưng bản thân bạn một mảy may cảm giác cũng không có. Nhưng nếu như là người học Phật, họ có học qua “Kinh Vô Lượng Thọ” thì họ hiểu rõ cái chân tướng sự thật này, họ liền sinh tâm hoan hỷ “ta mỗi ngày sống ở đâu vậy? Sống ở trong Như Lai Thường Tịch Quang”. Cái gia trì này họ hoàn toàn được thọ dụng, nghiệp chướng của họ tiêu rất nhanh, là Phật quang chiếu vào họ, trí tuệ của họ nâng lên, họ thật sự lìa khổ được vui, rất hoan hỷ, bản thân hợp thành một thể với Phật, hợp thành một thể.

Đây có phải thật không vậy? Là thật! Ngay cả nhà khoa học cũng biết “Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”. Cái tâm này của chúng ta tốt biết bao, ý nghĩ tốt biết bao, vậy thì hợp thành một thể với Thường Tịch Quang của Phật. Phật có pháp thân, ta cũng có pháp thân, Pháp thân của ta có, không phải không có, chẳng qua là do mê rồi thôi. Còn ta hiện nay không mê, giác ngộ rồi thì Pháp thân của ta cùng pháp thân của Phật là một thân, lập tức liền nhận được sự gia trì của 10 phương vô lượng vô biên vô số Như Lai. Sống ở trong Như Lai Thường Tịch Quang, nhất tâm niệm Phật đâu có lý nào không thấy Phật, đâu có lý nào không vãng sanh chứ? Chúng ta xem tiếp xuống phía dưới:

“Pháp thân Như Lai, ly nhất thiết tướng. Cố vân: Thực tướng vô tướng”[30]

Tại sao vậy? Pháp thân Như Lai không khởi tâm, không động niệm, ở trong tất cả pháp không có khởi tâm động niệm, đây là pháp thân Phật. Ở vào mọi lúc, ở mọi nơi, không khởi tâm, không động niệm, điều này ta không thể làm được, bởi vì khởi tâm động niệm bản thân ta không biết, nó quá vi tế. Thế cho nên chúng ta chỉ có thể nương tựa A-Di-Đà Phật, chúng ta khởi tâm động niệm đều là thế giới Cực-lạc, là A-Di-Đà Phật. Chúng ta phân biệt, chấp trước cũng là thế giới Cực-lạc, cũng là A-Di-Đà Phật. Ngoài thế giới Cực-lạc, A-Di-Đà Phật ra, ta thảy đều buông xả. Vậy thì đúng rồi, đây chính là người niệm Phật chân chánh, đây chính là đệ tử Như Lai chân chánh, đệ tử Di-Đà. Chú giải phần dưới nói:

“Đản phi vô pháp thân, cố vân: Thật tướng vô bất tướng”[31]:

Pháp thân Như Lai lìa tất cả tướng, nhưng lìa tất cả tướng hoàn toàn không phải không có pháp thân. Cho nên lại nói “Thực tướng không phải là không có tướng”[32].

“Sanh diệt chi pháp toàn thuộc hư vọng, đản sanh diệt chi trung, hữu cá bất sanh bất diệt đích”[33]:

Cái này phải biết, ở trong sanh diệt có cái bất sanh bất diệt, đó chính là pháp thân, pháp thân không có tướng. Tịnh tông gọi là Thường Tịch Quang, nói rất hay. Trong kinh đại thừa “Hoa Nghiêm” nói Đại Quang Minh Tạng, cũng chính là nói Thường Tịch Quang, nó không có tướng. Cái “Quang” này mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy, 6 căn không thể duyên đến, A-lại-da thức cũng không thể duyên đến được. A-lại-da chỉ có thể duyên đến tướng tam tế[34], duyên hư không pháp giới thảy đều là duyên vọng tướng, phàm cái gì có hình tướng nó đều có thể duyên đến được, nhưng không thể duyên đến Thường Tịch Quang, không thể duyên đến pháp thân, cho nên nó có cái bất sanh bất diệt.

“Chư sanh diệt pháp thị sai biệt tướng, đản sai biệt chi trung, hữu cá vô sai biệt đích. Bất sanh bất diệt, vô hữu sai biệt, tức thị bình đẳng tướng”[35] 

“Thực tướng” là tướng bình đẳng, hoàn toàn sáng suốt. Bồ-tát tiến nhập vào Thường Tịch Quang không những bình đẳng với tất cả chư Phật Như Lai mà thảy đều bình đẳng với muôn sự, muôn vật trong khắp pháp giới hư không giới, đây gọi là bình đẳng nhất tướng.

“Một” là bình đẳng, “hai” là không bình đẳng rồi. Bình đẳng nhất tướng là gì vậy? Là hợp thành một thể với vạn sự vạn vật. Giống như lời mà Ngài Huệ Năng nói “Nào ngờ tự tánh vốn năng sanh muôn pháp.” “Năng sanh” với “Sở sanh” là một không phải hai. Vạn pháp chính là nhất tâm, nhất tâm chính là vạn pháp. Đoạn dưới đây nói:

“Thực tướng nghĩa thâm”[36]:

Là nói Thực tướng nghĩa lý quá sâu. Bồ-tát tam thừa cũng không thể nhìn thấy. Pháp thân Bồ-tát nhìn thấy rồi. Đại sư Huệ Năng nói ra rồi, ngài nhìn thấy rồi, đây gọi là “kiến tánh” thành Phật, cho nên y bát của Hòa thượng Ngũ tổ Hoàng Nhẫn đã truyền cho ngài làm Lục Tổ rồi. “Thực tướng” chính là 5 câu nói mà ngài nói[37], 5 câu nói này chính là thực tướng.

“Nhược minh thực tướng, tức vi ngộ đại thừa lý”[38]

Lý của Phật pháp Đại thừa, lý thể, lý tánh, họ thảy đều hiểu rõ rồi. Dưới đây Niệm lão nêu ra một ví dụ:

Lấy vàng dụ cho thực tướng, lấy vàng làm tháp, làm tượng Phật, làm bình, làm chén, làm xuyến, làm vòng (xuyến vòng là trang sức đeo ở trên cổ, trên tay). Mỗi cái hiện ra một tướng khác biệt, nhưng thảy là làm bằng vàng cả, nhưng tướng khác nhau.

“Thảng tương chúng khí, trùng nhập dã lư, phục hóa vi kim, nguyên hữu chư tướng tận giai tiêu diệt”[39]

Đem những thứ tháp, tượng, bình, chén, xuyến vòng này, thảy đều cho vào “dã lư” (dã lư là lò luyện kim), thảy đều nấu chảy ra thành vàng thì các tướng vốn có trước đó của những đồ này thảy đều tiêu hết.

“Đản các khí bản thể chi kim, nhưng cựu như thị”[40]

Ý nghĩa là vàng dụ cho thực tướng, biết bao nhiêu muôn sự muôn vật ở bên ngoài này đây cũng như các món đồ vàng kia đều là giả tướng. Nhưng mà tất cả mọi hiện tượng không thể lìa khỏi thực tướng. Lìa khỏi thực tướng thì nó không còn nữa. Thực tướng là bản thể của tất cả tướng, bản thể gọi là thực tướng. Thực tướng không phải là tất cả tướng nhưng không thể nói nó không có tướng. Cho nên thực tướng vô bất tướng. Dưới đây Niệm lão lại vì chúng ta mà nói:

“Khả kiến các khí sai biệt chi tướng, hữu sanh, hữu diệt, giai thuộc hư vọng. Đản, các khí bản thể chi kim, bình đẳng nhất tướng, bất sanh bất diệt, bất tăng bất giảm.”[41]

Có thể thấy tướng sai biệt của các món đồ có sanh, có diệt, đều là hư vọng; nhưng chất vàng là bản thể của các món đồ là một tướng bình đẳng, chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng tăng, chẳng giảm. Lão cư sĩ dùng cái phương pháp này để làm ví dụ cho chúng ta:

“Dĩ thượng, dĩ kim dụ chân thực bình đẳng chi Thực tướng. Dĩ kim khí dụ chủng chủng sai biệt tướng”[42]:

Trên đây, dùng vàng để sánh ví Thật Tướng bình đẳng chân thật, dùng các vật dụng bằng vàng để sánh ví các tướng sai biệt. Từ ví dụ trên chúng ta có thể hiểu rõ, nhìn thấu những đồ dùng bằng vàng này như tháp, tượng bình, chén, xuyến, vòng, đều là những tướng khác biệt hư vọng này.

“Tức kiến chư khí trung bình đẳng chân thực chi kim”[43]:

Sẽ liền thấy chất vàng bình đẳng chân thật trong các món đồ này. Dùng cái ví dụ này.

“Dĩ dụ ly nhất thiết pháp hư vọng chi tướng, tức kiến thực tướng.”[44]

Bạn đã nhìn thấy rồi. Người thông minh không cần đem vàng cho vào trong lò luyện kim nấu chảy nó ra, nấu chảy ra chúng là giống nhau, không cần cho chúng vào lò luyện kim, chỉ cần nhìn thấy những thứ tháp, tượng, bình, chén này nó chính đều là vàng ròng, là bình đẳng, không có khác biệt.

“Ly hư vọng sai biệt chi tướng, cố vân vô tướng”[45]:

Do lìa tướng sai biệt hư vọng nên gọi là vô tướng. Bạn không chấp tướng, cho nên gọi là vô tướng”

 “Ư hư vọng sai biệt chư tướng chi trung, hữu chân thực bình đẳng chi bản thể, cố vân vô bất tướng”[46]:

Trong các tướng sai biệt hư vọng, có cái bản thể chân thật bình đẳng, nên nói chẳng phải là không có tướng. Phần sau tổng kết  bằng 12 chữ này:

“Đương tướng ly tướng, tướng nhi vô tướng, nãi hiển Thật Tướng”[47] 

Thực tướng ở đâu vậy? Là ngay nơi tướng. Chúng ta khi học tập, bởi vì chúng ta thường dùng truyền hình, dùng mạng Internet, nên ví dụ gần gũi nhất không gì bằng màn hình ti vi, màn hình máy tính. Tôi thường hay đem màn hình dụ cho thực tướng, tự tánh, lý, thể. Hình ảnh trên màn hình là dụ cho vọng tướng, hình ảnh là có sanh có diệt, thiên biến vạn hóa. Thể thì vĩnh viễn bất biến, bất sanh, bất diệt. Thể ở đâu vậy? Thể ở trong tướng. Chúng ta nhìn thấy hình ảnh trên màn hình ti vi, đồng thời cũng nhìn thấy màn hình, tự thể của màn hình. Không có màn hình thì cũng không có hình ảnh. Hình ảnh nhất định phải dựa vào màn hình mới có thể hiển hiện được, cho nên bạn nhất định phải biết, cái có sanh có diệt là hình ảnh, hình ảnh thiên biến vạn hóa. Cái bất sanh bất diệt là màn hình. Ở trong hình ảnh có sinh có diệt nhưng không có lìa khỏi màn hình, màn hình là “thể”. Cái gì là thật, cái gì là giả, nhìn thấu rõ ràng, rất minh bạch. Đoạn dưới đây:

“Thực tướng ly ngôn thuyết”[48]:

Thực tướng có thể nói ra được không vậy? Không thể nói ra được. Chúng ta xem đoạn dưới đây, Đại sư Nam nhạc nói:

Thuyết tự nhất vật, tức bất trúng, Cố vân: Phàm hữu ngôn thuyết, giai vô thật nghĩa”[49]:

Chúng ta xem nguyên văn của lão Niệm giải, thế nhưng “thực tướng ly ngôn thuyết” không thể nói ra được. Đúng như Đại sư Nam Nhạc Hoài Tượng nói “Thuyết tự nhất vật, tức bất trúng”[50]. Sai rồi!

“Cố thật phi nhậm hà thế gian thí dụ sở năng thâm minh”[51]

Phần trước nêu ví dụ, vàng với đồ dùng bằng vàng làm ví dụ, sai lầm cho rằng thực có một cái vàng, có các tướng như bình, bát, tượng, vòng xuyến…là giả, nhưng vàng là thật, vẫn là chấp tướng rồi. Không có cách gì tỉ dụ được, cũng không có cách gì nói ra được. Thật sự cần trí tuệ chân thật mà thể hội. Nếu sai lầm cho rằng thực có một cái tướng vàng cụ thể có thể được, thì vẫn ở trong tướng, chứ chưa phải thực tướng là vô tướng. Vì thế, nói: Hễ có ngôn thuyết đều chẳng phải là thật nghĩa[52]: Cho nên Phật pháp không được chấp trước. Tại sao trong “Kinh Kim Cang” nói: “Tất cả pháp hữu vi, như mộng huyễn bèo bọt”. Pháp hữu vi là pháp có sinh diệt, ngôn ngữ là có sinh có diệt. Phàm cái gì có sinh có diệt, thì gọi là pháp hữu vi, thảy đều là hư vọng.

Phật Thích Ca Mâu Ni 49 năm giảng kinh thuyết pháp, ngôn ngữ có sinh có diệt. Cho nên Bồ-tát Mã Minh ở trong “Khởi Tín Luận” nói với chúng ta, phải nghe như thế nào bạn mới thật sự nghe được Phật pháp vậy? Văn (nghe) pháp rồi?

Thứ nhất: Phải lìa tướng ngôn thuyết, không được chấp trước ngôn thuyết, ngôn thuyết là sinh diệt. Nếu như xem kinh thì sao? Kinh là tướng văn tự, mà văn tự là ký hiệu của ngôn ngữ, nó cũng là pháp sinh diệt. Nếu ngôn ngữ không được chấp trước, thì văn tự cũng không được chấp trước.

Thứ hai: Phải lìa tướng danh tự, không được chấp trước tướng danh tự. Ở đây nói thực tướng, thực tướng là danh từ, vô bất tướng cũng là danh từ. Bạn phải từ trong danh từ hiểu được ý nghĩa của nó, không nên chấp trước tướng văn tự. Không được chấp trước ngôn thuyết, không được chấp trước văn tự, không được chấp trước danh từ thuật ngữ, toàn là giả.

Thứ ba: Cũng không được chấp trước tướng tâm duyên, ví dụ “tôi vừa nghe thấy vậy là ý gì?” Không có ý. Ý là do chính bạn nghĩ ra. Không có ý. Không có ý có thể sinh ra vô lượng nghĩa. Có một cái ý là chết mất rồi, là cái ý này, không thể nói cái ý thứ hai.

Cho nên kinh điển của Phật tuyệt diệu. Bạn thật sự có thể hiểu được, không chấp tướng văn tự, không chấp tướng danh tự, không chấp tướng tâm duyên, bạn cứ một mạch đọc như vậy là sẽ khai ngộ. Số lần đọc nhiều rồi, sẽ tự thấy nghĩa của nó. Nghĩa gì vậy? Vô lượng nghĩa. Từng câu từng chữ đều là vô lượng nghĩa. Ở trong mỗi một chữ, đều có tất cả ý nghĩa ở trong đó, viên mãn không có thiếu một cái nào.

Cái hiện tượng này giống như điều mà nhà khoa học hiện đại phát hiện cái triết lý 3 chiều. Bạn xem phim 3 chiều là dùng 2 chùm ánh sáng laser chiếu ra. Chiếu hình ảnh của một người, khi dưới sự chiếu xạ của tia laser, hình ảnh nhìn thấy rồi, chân dung nhìn thấy rồi, đem một ảnh tách thành hai ảnh, mỗi một ảnh dưới sự chiếu xạ của tia Laser là hoàn chỉnh, không phải 1 nửa, là hoàn chỉnh. Bạn đem nó chia, cắt thành 100 tấm, cắt thành 200 tấm, mỗi tấm đều là hoàn chỉnh, đây là khoa học cận đại phát hiện.

Cái hiện tượng này trong kinh Phật đã nói rõ từ sớm rồi. Trong kinh điển này mỗi một câu kinh văn, cái văn tự này, bên trong đã hàm chứa ý nghĩa của toàn kinh. Hoặc giả nói với bạn, một Đại tạng giáo mà Phật Thích Ca Mâu Ni 49 năm nói, đều ở trong một tí, một chút văn tự này, thảy đều là như vậy. Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói: Một tức tất cả, tất cả tức một. Đây là đạo lý gì vậy? Đây là tánh đức. Tự tánh vốn dĩ đầy đủ. Phải biết tự tánh không có lớn nhỏ. Bạn nghĩ lớn, lớn mà không ngoài, bạn nghĩ nhỏ, nhỏ mà không trong, không có lớn nhỏ, tùy chúng sanh tâm, ứng sở tri lượng. Chúng sanh là vọng tâm, ứng là huyễn tướng. Thế là chúng ta đã biết, chúng ta nghĩ đến Phật liền hiện tướng Phật, chúng ta nghĩ đến Bồ-tát liền hiện tướng Bồ-tát, nghĩ cái gì hiện cái nấy, niệm cái gì hiện cái nấy, sẽ không làm bạn thất vọng. Nhưng ý nghĩ phải thiện.

Tôi hôm nay dành ra chút thời gian xem một phần tư liệu của Tạ Tổng Triều Châu tặng. Ông ở bên đó mở lớp dạy học, trong đó có một bài học, mà mọi người không thể không xem, đó là thí nghiệm khoa học. Thí nghiệm này là gì vậy? Thí nghiệm nước của tiến sĩ Giang Bổn Thắng–Nhật Bản[53] cho mọi người xem, dùng khoa học để nói chân tướng của nhân quả cho bạn xem. Đó là: Khi bạn khởi một cái ý nghĩ thiện, thì nước kết tinh vô cùng đẹp, bạn khởi niệm ác, thì nước kết tinh vô cùng xấu. Ông cho nước xem, cho nước nghe, chúng ta khởi tâm động niệm cho nước đến cảm ứng, hàng triệu thí nghiệm không hề sai chạy.

Qua đây nói cho người biết, sức khỏe thể chất của bạn, sự nghiệp thành hay bại, cho đến vận mệnh cả đời của bạn, tất cả là do ý niệm của chính bạn tạo nên chứ không liên quan đến người nào khác. Lời khuyên này là lời cảnh giác cao độ cho mọi người, mọi người không được phép không có thiện niệm. Vì sao? Nhà khoa học nói cho chúng ta biết, cơ thể người chiếm 70% là nước. Trong thí nghiệm nước kết tinh này đã chứng minh rồi, chúng ta một cái niệm ác, thì 70% nước trong cơ thể chúng ta, phản ứng đều vô cùng không tốt, cơ thể của bạn sao có thể khỏe mạnh được chứ? Bạn sao có thể có hạnh phúc được?

Tạ Tổng, ông hoàn toàn dùng đĩa CD dạy học, ông chọn ra những tài liệu này, đồng thời sắp xếp khóa học cũng rất hay. Bài học đầu tiên là khiến bạn tin ý nghĩ của bạn quan hệ với sức khỏe thân tâm của bạn, quan hệ với hạnh phúc gia đình bạn, quan hệ với tiền đồ của bạn, quan hệ đến sự thành công hay thất bại của bạn, vô cùng gây sốc với người sau khi bạn xem rồi. Đây là nhà khoa học nói, không phải do tôn giáo nói, không phải do cổ nhân nói. Hiện nay khoa học đã thí nghiệm, thì bạn tự mình cũng có thể thí nghiệm, khoa học đã chứng minh thì mọi người có thể nào không dám không tin. Ý nghĩ và tự tánh của chúng ta là hai mặt của một thể: Tự tánh là năng hiện, năng sinh; Ý nghĩ có thể thay đổi, là hiện tượng sở sinh, sở hiện. Đây chính là “Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”, đây chính là “tướng do tâm sinh, cảnh tùy tâm chuyển”.

Vậy có thể cứu cái thế giới này hay không vậy? Có thể! Cái khóa trình này của ông gồm đĩa 1 là cái thí nghiệm này của tiến sĩ Giang Bản Thắng, là cái phim này. Ngoài ra còn có một đĩa khác là “Thiên hạ phụ mẫu tâm” nói về đạo hiếu, hai đĩa này có thể đem nó hợp thành một đĩa, lưu thông rộng rãi, còn có Giáo sư Lưu Dư Lợi cùng chia sẻ với mọi người “Quần Thư Trị Yếu” cũng nên lưu thông riêng lẻ, giảng quá hay rồi. Hai đĩa này tôi nghe rồi. Chúng ta không có cơ hội đến hiện trường để nghe cái bài giảng này cùng với mọi người. Đĩa tặng cho chúng ta, chúng ta tự mình ở nhà nghe cũng giống nhau, cũng tương đương với tham gia khóa học của họ. Cho nên khóa học của ông có một số bài vô cùng hay, đem nó chọn ra, chúng ta copy nhiều, tặng cho học viên có duyên. Người trong gia đình này nghe rồi thì gia đình hòa hợp, cái đoàn thể này nghe rồi thì cái đoàn thể này hưng vượng, công đức vô lượng vô biên, có thể giúp cho xã hội hài hòa, giúp hóa giải xung đột, giúp xã hội hồi phục về ổn định hài hòa. Một đoạn sau cùng, đoạn này:

“Tam: Viên Giác vân: Chư huyễn tận diệt, giác tâm bất động”[54]Giác tâm là thanh tịnh, bình đẳng, giác.

“Huyễn diệt diệt cố, phi huyễn bất diệt”[55]Đây chính là thật.

“Cố vân: Bất dụng cầu chân, duy tu tức kiến”[56]Kiến đều là vọng, không phải thật. Chúng ta xem nguyên văn chú giải của Niệm lão:

“Hựu Viên Giác kinh vân: Chư huyễn tận diệt, giác tâm bất động. Huyễn diệt diệt cố, phi huyễn bất diệt, thí như ma kính, cấu tận, minh hiện”[57]

Câu nói này người hiện đại khó mà hiểu được. “Kính” mà trong kinh nói, vào thời xưa cái thời đại đó chưa có pha-lê, vì pha lê là cận đại mới phát minh, trong kinh Phật nói pha lê thì hiện nay gọi là thủy tinh, không phải pha lê hiện nay của chúng ta mà là thủy tinh, là một trong bẩy báu. Gương trước đây là gương bằng đồng, làm bằng đồng, phải thường xuyên lau chùi, càng lau chùi nó càng sáng, có thể soi thấy. Nếu đem bụi bẩn ở trên gương lau chùi sạch, chùi sạch sẽ, nó sẽ sáng, bẩn hết thì sáng hiện. Nếu như cái gương này để một tháng, nửa tháng thì soi bị mờ rồi, nhất định phải lau chùi, gương phải thường xuyên lau chùi, càng chùi càng sáng. Dùng gương để làm ví dụ.

“Kinh trung sở vân: Huyễn diệt hậu, chi giác tâm, dữ cấu tận hậu chi minh hiện, quân chỉ ly vọng sở hiện, bình đẳng nhất vị chi thực tướng dã”

Nếu có thể thể hội được cái ý này. Giác tâm sau khi huyễn diệt, đem thí dụ với chùi gương, bụi bẩn ở trên mặt gương sau khi lau chùi sạch thì sáng hiện, soi rất là rõ ràng. Ý nghĩa đều là nói lìa vọng thì chân tướng hiện ra một mực bình đẳng. “Ma kính”, nói thực ra gương đâu có cần phải lau chùi. Thế chùi là chùi cái gì? Là chùi bụi bẩn. Nó ô nhiễm, cái thứ này đem nó chùi sạch. Sau khi chùi sạch rồi thì gương cái tính năng chiếu này là cái vốn có của nó, không phải do bạn chùi mà có. Nó vốn dĩ là có thể chiếu soi, không lau chùi thì bụi bẩn chướng ngại nó. Trên mặt nó có đồ dơ bẩn, khi soi sẽ mờ, soi không rõ ràng, đem bụi bẩn của nó lau chùi sạch sẽ, chùi sáng rồi, thì soi rất rõ ràng. Cái chiếu này là vốn xưa nay nó là năng chiếu. Cho nên nó không phải có từ bên ngoài.

Chân tướng của chúng ta cũng như thế, chân tướng vốn dĩ là có, giống như gương vậy, vốn dĩ là năng chiếu, đây là bản năng của nó. Hiện nay tại sao không thể chiếu vậy? Nó có bụi bẩn, có ô nhiễm. Thực tướng của chúng ta là cái vốn có, hiện nay tại sao không có vậy? Bạn có phiền não, bạn có nghiệp chướng. Trong kinh thường nói là trược ác, “trược” chính là ô nhiễm, “ác” chính là ác nghiệp, thập ác nghiệp. Có vô minh, có phiền não thì không thấy thực tướng rồi, không phải không có, có đó, vĩnh viễn có đó. Giả tướng không phải vĩnh viễn tồn tại, còn chân tướng vĩnh viễn tồn tại. Cái vĩnh viễn tồn tại chúng ta không nhìn thấy, cái chúng ta nhìn thấy toàn là hư vọng, toàn là giả. Giống như chiếc gương này vậy, gương đồng, để thời gian rất dài không lau chùi, trên mặt bị rỉ sét rồi, soi cái gì cũng không thấy. Hoàn toàn không có cái năng lực chiếu này. Chúng ta đem nó lau chùi sạch sẽ, hồi phục rồi, nó lại có thể chiếu rồi, chiếu rất rõ ràng. Cái có thể chiếu này chính là bản năng của nó. Cho nên nói tánh gương vốn sáng, không phải có từ bên ngoài, bụi bẩn tiêu trừ thì sáng hiện, lìa vọng tức chân. Nếu chúng ta muốn hiểu rõ thực tướng, chân tướng, thì lìa vọng chính là chân tướng.

Cho nên Phật dạy chúng ta, thầy dạy chúng ta đều phải buông xả là như vậy. Bởi vì bạn không chịu buông xả, cho nên bạn không có cách gì nhìn thấy chân tướng, nếu bạn buông xả rồi, thì chân tướng hiện tiền ngay. Buông xả cái gì vậy? Buông xả vọng tưởng, buông xả phân biệt, buông xả chấp trước. Phật nói cho chúng ta biết 3 loại phiền não lớn này, đã chướng ngại tự tánh của chúng ta, đã chướng ngại thực tướng các pháp. Tự tánh chính là thực tướng, thực tướng chính là biệt danh của tự tánh. Chúng ta có trí tuệ viên mãn, có đức năng vô lượng, có tướng hảo trang nghiêm, mọi thứ đều có, không thiếu, vậy mà hiện nay biến thành cái hình dạng này. Tại sao vậy? Chính là 3 loại chướng ngại này, đem tánh đức của chúng ta, đem bản năng trí tuệ của chúng ta thảy đều chướng ngại rồi, mới biến thành cái hình dạng này. Cho nên cổ nhân nói:

“Bất dụng cầu chân, duy tu tức kiến.”[58]:

Kiến đây chính là vọng kiến, vọng tưởng. Phải đem vọng kiến, vọng tưởng thảy đều dứt sạch, thì chánh tri, chánh kiến tự nhiên sẽ hiện tiền.  

“Chúng sanh chi kiến, giai vọng kiến dã. Chân giả, Phật tri kiến dã.”[59]

Cái gì là thật? Phật tri, Phật kiến là thật. Tri kiến của chúng sanh đều là sai lầm. Chúng ta cần nên thừa nhận, phải tin, không nên hoài nghi. Ngày nay dùng cái gì để điều chỉnh quan niệm sai lầm của chúng ta vậy? Cái điều chỉnh này chính là dùng kinh giáo. Lời mà trong kinh giáo nói là Phật tri Phật kiến. Đoạn dưới đây này là hướng dẫn chúng ta:

“Yếu chi, ly nhất thiết tướng, tức nhất thiết pháp.”[60]Ở trong kinh đại thừa Phật nói rất nhiều, hai câu này chúng ta rất quen thuộc.

“Ly cố vô tướng, tức cố vô bất tướng, bất đắc dĩ cưỡng danh Thật Tướng”[61]:

Cho nên có được chấp trước thực tướng hay không? Không được. Nếu bạn chấp trước có cái thực tướng, là sai rồi. Đây là một cái danh từ giả thiết để dạy học của Phật Thích Ca Mâu Ni, đây gọi là tướng danh tự. Bạn chấp trước cái thực tướng này, bạn vĩnh viễn không thể nhìn thấy thực tướng, còn bạn không chấp trước thì bạn liền nhìn thấy ngay. Hay nói cách khác không khởi tâm, không động niệm, không phân biệt, không chấp trước, thì mắt bạn nhìn thấy chân tướng, tai nghe được chân âm, mũi ngửi được chân hương, lưỡi nếm được chân vị, tất cả đều là chân thật, không có hư vọng.

Hôm nay thời gian đã hết, chúng ta chỉ học đến chỗ này.

A Di Đà Phật!

Ghi chú:

  • Chữ viết đậm đứng: Nội dung của Tịnh độ đại kinh khoa chú
  • Chữ viết đậm nghiêng: Những lời trong các kinh phật
  • Chữ viết nghiêng: Các câu của tổ sư, đại đức, hội thoại, hoặc các câu cần trích dẫn
  • Chữ viết gạch chân: Những điểm cần nên lưu ý
  • Các chú thích cuối trang không ghi danh người chuyển ngữ (“footnote”) là trích dẫn trong “Tịnh độ đại kinh giải diễn nghĩa” lần thứ 1- Năm 2010, chuyển ngữ “Bửu Quang Tự – Đệ tử Như Hòa”

 

 

 

[1] Đức đại thánh rủ lòng Từ, đặc biệt lưu lại kinh này. Kinh nói: Trong đời tương lai, kinh đạo diệt hết. Ta do lòng từ bi thương xót, riêng lưu lại kinh này tồn tại trong thế gian một trăm năm;

[2] một trăm năm sau cùng của thời kỳ Mạt pháp

[3] Nếu có chúng sanh gặp được kinh này, tùy lòng mong muốn đều được độ thoát

[4] Lại nữa, trong Kinh Pháp Diệt Tận cũng có nói chi tiết tình cảnh Kinh Vô Lượng Thọ sẽ diệt cuối cùng

[5] Còn như trong đời Mạt Pháp này, nhơ bẩn, ác độc sâu khắp, các căn tánh càng kém hèn, con người thọ mười tuổi, ô nhiễm nặng, nghiệp chướng sâu.

[6] Vào thuở ấy, sóng ác ngập trời, lửa độc trọn khắp cõi đất. Đức thế tôn rủ lòng từ, đặc biệt lưu lại kinh này, làm chiếc bè từ, tuôn cam lộ. Trình bày rõ rệt nhân duyên hưng khởi thù thắng của bộ kinh này và tác dụng mầu nhiệm của trì danh niệm Phật vãng sanh Tịnh Độ. Ơn Phật sâu nặng, nát thân khó đền

[7] Lại giống như toa thuốc có hiệu quả đặc thù, hay toa thuốc thần kỳ, có thể trị lành căn bệnh trầm kha chẳng trị được

[8] Ban lợi lạc trọn khắp

[9] Vì thế, nói: “Tác dụng mầu nhiệm lớn lao thay, chẳng thể nghĩ bàn”

[10] Còn như trong đời Mạt Pháp, nhơ bẩn, ác độc sâu khắp, các căn tánh càng kém hèn, con người thọ mười tuổi

[11] Còn như trong thời Mạt pháp

[12] nhơ bẩn, ác độc sâu khắp

[13] Sóng ác ngập trời, lửa độc trọn khắp cõi đất

[14] Đức thế tôn rủ lòng từ, đặc biệt lưu lại kinh này, làm chiếc bè từ, tuôn cam lộ. Ơn Phật sâu nặng, nát thân khó đền.

[15] Là thể tánh của kinh này

[16] Hết thảy kinh điển Đại Thừa đều lấy Thật Tướng làm Thể

[17] Thật Tướng là tướng chân thật, là chân tướng của vạn vật trong vũ trụ. Mà cũng là một tướng bình đẳng

[18] Hết thảy kinh điển Đại Thừa đều lấy Thật Tướng làm Chánh Thể của kinh

[19] Cổ đức nói “các kinh Đại Thừa đều lấy một Thật Tướng làm ấn”

[20] “Thực tướng giả, chân thực chi tướng dã”

[21] Thật tướng không có tướng, lìa hết thảy các tướng hư vọng, phàm những gì có hình tướng đều là hư vọng

[22] Mà cũng chẳng phải là không có tướng, tướng mà không có tướng nên gọi là Thật Tướng

[23] Hết thảy các pháp sanh từ tâm tưởng

[24] Thật Tướng chẳng phải là không có tướng, chẳng phải như hư không trơ trơ và đoạn diệt,  

[25] Nhớ Phật niệm Phật hiện tiền, tương lai nhất định thấy Phật

[26] Nếu thấy các tướng chẳng phải là tướng thì chính là thấy Như Lai

[27] Lại nữa, Thật Tướng chẳng phải là không có tướng, chẳng phải như hư không trơ trơ và đoạn diệt, chẳng giống như lông rùa, sừng thỏ hết thảy hư vô

[28] Kinh Kim Cang nói “Phàm những gì có hình tướng đều là hư vọng”

[29] Từ ngay nơi tướng mà lìa tướng, lìa hết sạch các tướng hư vọng

[30] Pháp Thân Như Lai lìa hết thảy tướng, nên nói Thật Tướng vô tướng

[31] Nhưng chẳng phải là không có Pháp Thân, nên nói Thật Tướng chẳng phải là không có tướng.

[32] Cố vân: Thật tướng vô bất tướng

[33] Pháp sanh diệt hoàn toàn thuộc về hư vọng, nhưng trong sanh diệt có cái chẳng sanh, chẳng diệt 

[34] Nghiệp tướng, chuyển tướng, cảnh giới tướng

[35] Các pháp sanh diệt là tướng sai biệt, nhưng trong sai biệt có cái chẳng sai biệt. Chẳng sanh chẳng diệt, chẳng có sai biệt, tức là tướng bình đẳng

[36] Thực tướng nghĩa này quá sâu

[37] “Nào ngờ tự tánh, vốn tự thanh tịnh; Nào ngờ tự tánh, vốn không sanh diệt; Nào ngờ tự tánh, vốn tự đầy đủ; Nào ngờ tự tánh, vốn không dao động; Nào ngờ tự tánh, vốn năng sanh vạn pháp”

[38] Nếu hiểu Thật Tướng, tức là ngộ lý – Đại Thừa

[39] Nếu đem các món đồ lại bỏ vào lò nung, chúng lại hóa thành vàng, các tướng vốn có đều bị tiêu diệt sạch,

[40] Nhưng chất vàng là bản thể của mỗi món vẫn y như cũ

[41] Có thể thấy tướng sai biệt của các món đồ có sanh, có diệt, đều là hư vọng; nhưng chất vàng là bản thể của các món đồ là một tướng bình đẳng, chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng tăng, chẳng giảm

[42] trên đây, dùng vàng để sánh ví Thật Tướng bình đẳng chân thật, dùng các vật dụng bằng vàng để sánh ví các tướng sai biệt

[43] Sẽ liền thấy chất vàng bình đẳng chân thật trong các món đồ này

[44] để tỷ dụ lìa tướng hư vọng của hết thảy các pháp, tức thấy thật tướng

[45] Do lìa tướng sai biệt hư vọng nên gọi là vô tướng

[46] Trong các tướng sai biệt hư vọng, có cái bản thể chân thật bình đẳng, nên nói chẳng phải là không có tướng

[47] Từ ngay nơi tướng mà lìa tướng, có tướng mà vô tướng, nên mới hiển lộ Thật Tướng

[48] Thật Tướng lìa ngôn thuyết

 “Nói dường như có một vật thì chẳng trúng”, Vì thế, nói: Hễ có ngôn thuyết đều chẳng phải là thật nghĩa.

[50] Nói dường như có một vật thì chẳng trúng”

[51] Cho nên đúng là bất cứ thí dụ nào của thế gian cũng chẳng thể giảng rõ rệt sâu xa được

[52] “Cố vân: Phàm hữu ngôn thuyết, giai vô thật nghĩa”

[53] Masaru Emoto,

[54] Kinh Viên Giác chép: “Các huyễn tận diệt, giác tâm bất động”

[55] Sự diệt mất hư huyễn ấy đã bị diệt, chứ cái chẳng huyễn không bị diệt,

[56]   Vì thế nói: “Chẳng cần cầu chân, chỉ cần dứt Kiến”

[57] Lại như kinh Viên Giác chép: “Các huyễn tận diệt, giác tâm bất động. Sự diệt mất hư huyễn ấy đã bị diệt, chứ cái chẳng huyễn không bị diệt, giống như mài gương, chất dơ hết, ánh sáng sẽ hiện”

[58] Vì thế nói: “Chẳng cần cầu chân, chỉ cần dứt Kiến”

[59] Cái thấy của chúng sanh đều là vọng kiến. Chân là tri kiến Phật

[60] Tóm lại, lìa hết thảy tướng, tức là hết thảy pháp

[61] Do lìa nên vô tướng, do “tức” nên chẳng phải là không có tướng, bất đắc dĩ cưỡng gọi là Thật Tướng

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *