Tập 8/508 – Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú (Giảng Lần 4 – 2014)

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ – GIẢNG LẦN 4 – 2014

Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Giảng tại: Hiệp Hội Giáo dục Phật Đà Hồng Kông
Thời gian: Từ 09/03/2014 đến 04/11/2017

Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ
Thuyết minh: Hạnh Quang

Mã AMTB: 02-041-0001  đến 02-041-0508

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ – GIẢNG LẦN 4 – TẬP 8

(Đây là bộ khoa chú giảng lần thứ 4, khi ngài ở độ tuổi gần 90, vẫn rất minh mẫn, giải tường tận nguyên lý nguyên tắc Tịnh Độ)

Các vị pháp sư! Các vị đồng tu xin mời ngồi! Mời mọi người cùng tôi quy y Tam Bảo.

 A Xà Lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật đà lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma ly dục trung tôn, quy y Tăng Già chư chúng trung tôn.

 A Xà Lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật đà lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma ly dục trung tôn, quy y Tăng Già chư chúng trung tôn,

A Xà Lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật đà lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma ly dục trung tôn, quy y Tăng Già chư chúng trung tôn.

Mời Xem “Đại Kinh Khoa Chú”, tờ thứ 153 đếm xuống hàng thứ 6, xem từ ngay giữa:

“Do thử ngôn chi bách vạn A Tăng Kỳ nhân duyên, dĩ khởi Hoa Nghiêm chi điển[1]

Hưng khởi của “Kinh Hoa Nghiêm” là nhân duyên của trăm vạn A Tăng Kỳ kiếp. “Hoa Nghiêm” gọi là duyên sanh, nói mười pháp giới y chánh trang nghiêm, không có pháp nào không phải là nhân duyên sanh, đây là “Hoa Nghiêm”.

“Nhất đại sự nhân duyên, dĩ thành Pháp Hoa chi giáo”[2],

Hưng khởi của “Kinh Pháp Hoa” là một đại sự nhân duyên. “Pháp Hoa” nói “tánh cụ”, “Hoa Nghiêm” nói “duyên khởi”.

“Tánh cụ” là nói tự tánh, bản thân của tự tánh, “Duyên khởi” là tự tánh gặp duyên khởi dụng. Hai bộ đại kinh này đều thuộc về viên giáo nhất thừa.

“Diệc, duy vi thử pháp chi do tư”[3]

Hai bộ đại kinh này cũng chỉ là lời tựa của “Kinh Vô Lượng Thọ” mà thôi. Hay nói cách khác, thánh giáo, tất cả kinh điển,  đại đức xưa đem nó phân làm ba phần, bao gồm: phần tựa, phần chánh tông, phần lưu thông. Ở trong nhất đại thời giáo, “Kinh Hoa Nghiêm” cùng “Kinh Pháp Hoa” đều là phần tựa, “Kinh Vô Lượng Thọ” là phần chánh tông.

Cách nói này rất là hiếm lạ, đem “Kinh Vô Lượng Thọ” đưa lên đến tột đỉnh của tất cả kinh mà Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói 49 năm. “Kinh Vô Lượng Thọ” là đệ nhất, ở trên cả “Hoa Nghiêm” cùng “Pháp Hoa”, điều này nói ra giá trị của bộ kinh này, cũng là nói ra trọng yếu của pháp môn này. Có phải thật vậy hay không? Ta đọc tiếp từ chỗ này:

“Cái vị, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, lưỡng kinh, chỉ thị bổn kinh chi đạo dẫn”[4]:

Vậy bổn kinh này chính là “chỉ quy” của nhất đại tạng giáo. Hai câu nói này là Hoàng Niệm Tổ lão cư sĩ viết, ở trong đây cũng là ý của tổ sư đại đức, không phải phát minh của ông, người xưa đã có cách nói này. Bổn kinh là “Kinh Vô Lượng Thọ”, chính là nhất đại tạng giáo, đó chính là “Đại Tạng Kinh”, tất cả kinh giáo mà  Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói 49 năm không có kinh nào không quay về Tịnh Độ. Phía sau nêu thí dụ, đó là:

“Hoa Nghiêm kinh mạt, Phổ Hiền đại sĩ, thập đại nguyện vương, đạo quy Cực Lạc, thị kỳ chứng minh”[5].

Đến phẩm sau cùng của Kinh Hoa Nghiêm là 10 đại nguyện vương của Phổ hiền Đại sỹ quay về cực lạc là một chứng cớ rõ ràng. Đây chính là chứng minh “Hoa Nghiêm” sau cùng quay về Tịnh Độ. Chúng ta xem trong Kinh Hoa Nghiêm thấy trong 53 tham thì Văn Thu, Phổ Hiền chứng được cứu cánh viên mãn là dùng pháp môn gì? “tín, nguyện, trì danh, cầu sanh Tịnh Độ”.

Tôi là do xem thấy đoạn kinh văn này thì mới quy y Tịnh Độ. Trước khi chưa xem đoạn kinh văn này, tôi mới chỉ tôn trọng đối với Tịnh Độ, nhưng chưa phát tâm muốn học, vì luôn cho rằng “Hoa Nghiêm” “Pháp Hoa” là thù thắng, nên phải học tập những đại kinh đại luận này. Tôi giảng “Hoa Nghiêm” đã giảng hơn bốn ngàn giờ, giảng được rất là thú vị. Nếu bạn muốn hỏi tôi có được thọ dụng không? Tôi có thể trả lời “chưa chân thật có được thọ dụng”. Đây là nguyên nhân gì? Nếu dùng lời hiện tại mà nói thì tôi năm xưa học là tri thức, tri thức của Phật giáo, chưa khai ngộ, chưa khai ngộ thì không xem thành tựu. Không thể so sánh với Tịnh Độ, Tịnh Độ niệm mấy câu Phật hiệu, “tín, nguyện, trì, danh”, công đức chân thật, chỉ cần phát tâm cầu vãng sanh, không có ai không thành tựu. “Hoa Nghiêm” thì không được, không đại triệt đại ngộ minh tâm kiến tánh, không được xem là thành tựu, bạn liền biết được.  

Chúng ta xem tiếp đoạn sau cùng. Cái đoạn này hoàn toàn giống với trong chú giải đã nói, chúng ta lật lại xem chú giải:

“thánh giáo như Chiên Đàn, phiến phiến giai hương, pháp pháp viên đốn, bổn vô cao hạ”[6]:

Niệm lão chỗ này dùng hương Chiên đàn để làm thí dụ, thông thường chúng ta gọi là Đàn hương. Tất cả kinh giáo mà Thế Tôn đã nói 49 năm, thảy đều là từ trong tự tánh mà lưu xuất ra, cũng giống như Chiên đàn, Đàn hương vậy, mỗi miếng đều thơm, dùng cái này làm thí dụ cho thánh giáo pháp pháp đều viên đốn, 49 năm đã nói ra tất cả kinh, mỗi một bộ kinh, mỗi một pháp môn, đều là viên đốn đại pháp, không có cao thấp. Đây là chân thật, không phải giả.

Chúng ta xem đại sư Huệ Năng tổ thứ sáu của Thiền tông, ngài ở Hoàng Mai 8 tháng. Khi đến Hoàng Mai thăm Ngũ tổ, lúc gặp mặt, Ngũ tổ  hỏi thăm tình hình đời sống của gia đình ngài, biết được ngài là một tiều phu, đốn củi ở trên núi, gánh vào trong thành để bán, loại đời sống này rất khổ cực. Ngũ Tổ hỏi ngài “con đến Hoàng Mai muốn cầu cái gì?” Người thông thường đến chùa là cầu thăng quan phát tài, đều cầu vận may. Đại sư Huệ Năng đáp: “con đến đây chỉ muốn làm Phật”. Ngũ tổ Hoằng Nhẫn đại khái cả đời cũng chưa gặp qua người như thế này, ngài đến chùa là muốn làm Phật, đến làm Phật thì phải giúp ngài thành Phật, nhân duyên hi hữu. Ngũ Tổ dùng cách nào để giúp ngài? Vẫn là nghề cũ của ngài, phân công ngài vào trong nhà bếp, chẻ củi giã gạo. Ngài ở Hoàng Mai 8 tháng chỉ làm những việc như vậy. Ghi chép từ trên “Đàn Kinh”, chúng ta biết được con người này thành thật, nghe lời, chịu làm. Đây chính là bản lĩnh ngài sở dĩ có thể thành Phật. Chúng ta không thể thành tựu, vì không thành thật, không nghe lời, không chịu thật làm, cho nên học Phật học cả đời vẫn là phàm phu thôi, niệm Phật không thể vãng sanh. Vậy bạn có nghĩ đến điều này hay không? Đại sư Huệ Năng được thành tựu, chẻ củi giã gạo là pháp môn vô thượng, ngài chẻ củi giã gạo 8 tháng, ngài khai ngộ rồi. Việc này nói lên pháp nào mà không phải là Phật pháp, chẻ củi pháp này là pháp viên đốn, giã gạo cái pháp này cũng là pháp viên đốn, đại sư Huệ Năng làm ra để cho chúng ta xem.

Cho nên đại đức tông môn thường nói “biết không?” Bạn có biết hay không? Nếu biết thì pháp nào mà không phải là Phật pháp? Chẻ củi giã gạo đều là Phật pháp. Nếu không biết, “Hoa Nghiêm” “ Pháp Hoa” “Vô Lượng Thọ” bày ngay trước mặt cũng không phải Phật pháp. Vì sao vậy? Bạn không thể khai ngộ, nhiều nhất là bạn chỉ học được một chút Phật học thường thức trong đó, không chút liên quan đối với “Giới-Định-Huệ” tam học.

Đại sư Huệ Năng mỗi ngày chẻ củi giã gạo trong đó đều là “Giới-Định-Huệ” tam học. Chúng ta không hề biết, nhưng người ta biết. 8 tháng thành công rồi, đại sư Huệ Năng biết, Ngũ tổ Hoằng Nhẫn biết, ngoài hai người này ra, đạo tràng Hoàng Mai không có người nào biết được. Ngũ tổ Hoằng Nhẫn phán đoán, 8 tháng đại khái “chín rồi, căn tánh chín rồi”, chín rồi thì có thể truyền pháp, thế là Ngài tuyên bố truyền pháp, công khai ra, mỗi một người làm một bài kệ cho ngài xem, nếu quả nhiên minh tâm kiến tánh, y bát sẽ truyền cho người đó làm tổ đời thứ sáu. Việc này trên “Đàn Kinh” ghi chép rất rõ ràng, ba ngày không có người trình kệ, bởi vì trong lòng đại chúng có dự đoán, tổ đời thứ sáu khẳng định là đại sư Thần Tú, làm sao có thể nào là người khác? Cho nên mọi người cũng không khẩn trương, không viết ra, vì cho rằng tổ đời thứ sáu chính là Thần Tú. Đại sư Thần Tú bị bức ép không còn cách nào, không thể không viết, viết rồi lại sợ Ngũ tổ phê bình, ép đến sau cùng, không dám trình Ngũ tổ, bèn viết một bài kệ dán lên trên tường:

“thân thị Bồ Đề thọ,

Tâm như minh cảnh đại,

Thời thời cần phất thức,

Vật sử nhạ trần ai”[7],

Đây là đại sư Thần Tú viết. Ngũ tổ xem thấy tán thán, rất hay, rồi bảo đại chúng trong tự viện y theo bài kệ này mà tu hành, bảo đại chúng cung kính đảnh lễ đối với bài kệ này, đây là trọng pháp, trọng đạo. Không nói lời nói nào, Ngũ tổ gọi Thần Tú lên hỏi: “có phải con viết không?”, ông nói “phải ?”. Ngũ tổ liền nói với ông: “chưa thấy được tánh, qua vài ngày con viết bài kệ khác cho ta xem”. Sự việc này cả thảy tự viện đều chấn động, mọi người đều đọc bài kệ này. Ðại sư Huệ Năng nghe rồi liền nhờ người dẫn ngài đến nơi dán bài kệ để ngài cũng bái lạy, trồng một chút thiện căn. Từ trong câu kinh văn này chúng ta liền biết được, đại sư Huệ Năng thật thà, vì sao vậy? Ở tại Hoàng Mai 8 tháng mà không quen thuộc hoàn cảnh trong chùa này, thiền đường ở chỗ nào cũng không biết, giảng đường ở chỗ nào cũng không biết, con người này thật thà, bảo ngài giã gạo, ngài ở trong nhà bếp qua 8 tháng, ngoài nhà bếp ra ngài không biết đến chỗ nào, thật thà đến cái mức độ này. Người khác dẫn ngài đến chỗ bài kệ, ngài lạy ba lạy, nói với người đó, “tôi cũng có một bài kệ, nhờ người viết nó lên tường”, bài kệ này là:

Bồ Đề bổn vô thọ,

Minh cảnh diệc phi đài,

Bổn lai vô nhất vật,

Hà xứ nhạ trần ai”[8].

 

Sau khi viết ra bài kệ này, mọi người vô cùng kinh ngạc, Ngũ tổ nghe rồi, liến đến chỗ đó xem, Ngũ tổ liền cởi chiếc giày chà xoá bài kệ đi, rồi nói mọi người “chưa thấy tánh”. Mọi người tâm liền bình lặng. Ngày thứ hai Ngũ tổ tuần liêu (tuần liêu chính là trong cái tự viện này, mỗi một nơi ngài đều đi xem qua một chút, gọi là tuần liêu), dùng cách này để che tai mắt người, để mọi người không cảm thấy kì lạ. Tuần đến nhà bếp xem thấy Huệ Năng đang giã gạo ở đó, hỏi ngài “gạo đã trắng chưa?”. Đây là thiền cơ, người khác nghe không hiểu, nhưng đại sư Huệ Năng nghe hiểu, liền nói “sớm đã trắng rồi, do thiếu người sàng, vẫn chưa sàng”. Đây là cầu người sàng, sàng là gì? Cầu Ngũ tổ ấn chứng cho ngài. Ngũ tổ dùng cây gậy gõ lên trên cối gạo ba cái rồi đi. Huệ Năng biết gõ ba cái này chính là “nửa đêm, vào canh ba con đến tìm ta”. Khi mọi người đều ngủ hết, họ hai người chân thật câu thông, canh ba ngài đến đẩy cửa, đẩy cửa phương trượng vào, trong cửa không có cài, vừa đẩy liền mở, xem thấy Ngũ tổ. Ngũ tổ bảo ngài ngồi, dùng CaSa che lại, đề phòng người khác nghe thấy, giảng đại nghĩa “Kinh Kim Cang” cho ngài nghe. Ngài không biết chữ, không cần phải đọc kinh, giảng đến “ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm”, ngài liền khai ngộ liền nói ra năm câu: 

“nào ngờ tự tánh, vốn tự thanh tịnh,

nào ngờ tự tánh, vốn  không sanh diệt,

nào ngờ tự tánh, vốn tự đầy đủ,

nào ngờ tự tánh, vốn không dao động,

nào ngờ tự tánh, năng sanh vạn pháp”

Ngũ tổ nghe xong được rồi, phía sau không cần giảng nữa, y bát truyền cho ngài, bảo ngài phải mau ra đi. Vì sao vậy? Sợ người khác không phục sẽ gây chuyện. Ngũ tổ đã chuẩn bị xong thuyền cho ngài, phải mau ra đi, Huệ Năng hỏi “Con đi đến nơi nào?”, Ngũ tổ đáp: “Con từ đâu đến thì con đi về nơi đó”. Ngũ tổ ba ngày không hề mở cửa phòng, sau ba ngày mới mở cửa phòng ra, nói với mọi người “y bát đã đi rồi”, thế là mọi người liền biết được Huệ Năng mang đi rồi. Mọi người không cam tâm, không tình nguyện, người toàn tự viện phân ra đi tìm, hy vọng mang được y bát trở về. Đại khái đại chúng trách Ngũ tổ là ông lão hồ đồ, vì sao lại đem y bát truyền cho người như vậy? Chỉ có Thần Tú hiểu rõ tâm ý của lão hoà thượng, Thần Tú biết được chính mình đích thực không thể so được với Huệ Năng, bài kệ của Thần Tú, còn có phân biệt, còn có chấp trước, bài kệ của Huệ Năng giải thoát rồi. Đây chính là nói rõ, đại sư Huệ Năng giã gạo chẻ củi là pháp môn tu của ngài ở Hoàng Mai, không có người biết, đại sư Huệ Năng thượng thượng căn, ngài biết, bảo ngài giã gạo, bảo ngài chẻ củi, được, có thể thành tựu vô thượng đạo, giã gạo là “Giới-Định-Huệ”, chẻ củi cũng là “Giới-Định-Huệ”, ngài biết được, ngài có thể ở trong đó “Giới-Định-Huệ” tam viên mãn, thời gian 8 tháng ngài được tam muội, khai ngộ rồi. Ngài nghe Ngũ tổ giảng “Kinh Kim Cang”, các vị lật lại Kinh Kim Cang ra, đại khái không đến một phần tư quyển, ngài liền thông đại triệt đại ngộ.

Vừa ngộ thì thế nào? Khi vừa ngộ không phải chỉ tường tận được “Kinh Kim Cang”, mà là tất cả kinh giáo Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói trong 49 năm, ngài đều thông, ngài thảy đều không có chướng ngại. Chúng ta xem thấy ở đâu vậy? Xem thấy trên “Đàn Kinh”: Khi ngài đang tránh nạn, người trong tự viện truy đuổi ngài. Ở thôn Tào Khê ngài gặp được Tỳ Kheo Ni Vô Tận Tạng, vị Tỳ Kheo Ni này trì “Kinh Niết Bàn”, mỗi ngày đọc tụng, cũng là một môn thâm nhập, nhưng chưa khai ngộ. Khi cô đọc kinh, Huệ Năng lúc đó 24 tuổi, chưa xuất gia, là tại gia, không phải thân phận của người xuất gia, ngài nghe xong liền giảng cho cô ấy nghe. Tỳ Kheo Ni Vô Tận Tạng bội phục đến năm vóc sát đất, đội kinh này đến thỉnh giáo với ngài. Ngài nói “tôi không biết chữ”. Cô ấy rất kinh ngạc, không biết chữ vì sao ngài có thể giảng được tường tận như vậy? Việc này không liên quan với biết chữ hay không biết chữ, không hề liên quan.

Còn có một thí dụ nữa, thiền sư Pháp Đạt đến Tào khê để tham bái Ngài, khi lễ đầu không sát đất. Khi khởi dậy Lục tổ liền hỏi ông, “trong tâm ông nhất định có chỗ đáng được tự hào, là vì sao”? Ông ấy liền nói ra, ông đã tụng ba ngàn biến “Kinh Pháp Hoa”. “Kinh Pháp Hoa” rất dài, tuy là có bảy quyển, quyển rất dài, một ngày đại khái tụng một bộ, vậy ba ngàn biến là mười năm, cũng là mười năm một môn thâm nhập, tôi tin tưởng ông ấy đã được Pháp Hoa Tam Muội, nhưng chưa khai ngộ. Ông thỉnh giáo với Lục Tổ, Lục Tổ nói “kinh này tôi chưa nghe qua, ông đã đọc qua nhiều biến đến như vậy, ông đọc cho tôi nghe thử xem”. “Kinh Pháp Hoa” 28 phẩm, ông ấy mới chỉ đọc đến Phẩm thứ hai là “Phẩm phương tiện”, Lục Tổ liền nói “được rồi, không cần đọc nữa, tôi đều biết rồi”. Lục Tổ liền giảng cho ông ấy nghe, ông ấy liền khai ngộ.

Tất cả pháp thế, xuất thế gian nếu bạn đến hỏi ngài, ngài không có thứ nào mà không biết. Đây là người kiến tánh. Vì sao vậy? Tất cả pháp là từ trong tự tánh lưu xuất ra, tự tánh là năng sanh, tất cả pháp là sở sanh, đã là minh tâm kiến tánh rồi, thì có đạo lý nào mà không biết chứ? Không có thứ nào không biết, Phật pháp hoàn toàn thông đạt, thế gian pháp cũng hoàn toàn thông đạt, bạn thật khai ngộ rồi.

Cho nên giáo học của Phật pháp lấy cái gì làm mục tiêu? Lấy khai ngộ làm mục tiêu. Ngộ có tiểu ngộ, có đại ngộ, có triệt ngộ, đại triệt đại ngộ, vậy thành Phật rồi. Tam muội cũng có cạn sâu, chân thật khai ngộ tam muội là không khởi tâm không động niệm, mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, sáu căn đối với cảnh giới sáu trần không khởi tâm, không động niệm, đây là đại định, đến cực xứ chính là tự tánh vốn định.

Đại sư Huệ Năng nói “Nào ngờ tự tánh, vốn không dao động”, đó là tự tánh vốn định. Tự tánh là chân tâm, nói với chúng ta chân tâm là không động, chân tâm là định. Vậy hiện tại tâm của chúng ta lộn xộn rối rắm, vọng niệm rất nhiều, vọng tâm. Vọng tâm là tâm sanh diệt, là động, không ổn định, chân tâm là bất động. Thế là chúng ta liền thể hội đến cái điểm tin tức này, giã gạo tại vì sao có thể minh tâm kiến tánh? Chuyên tâm giã gạo, giã đến không khởi tâm không động niệm, không phân biệt, không chấp trước; Chẻ củi chuyên tâm chẻ củi, thật đến không khởi tâm không động niệm, không hề phân biệt chấp trước, đó chính là tự tánh vốn định. Đạt được tự tánh vốn định, không định duyên phận gì? Khoảng đột nhiên bạn đại triệt đại ngộ.

Ðại sư Huệ Năng là nghe “Kinh Kim Cang” mà khai ngộ. Hay nói cách khác ngài được tam muội trước, cái tam muội này là tam muội giã gạo chẻ củi, không gì khác, thế nhưng thảy đều như nhau, mỗi pháp đều là viên đốn, không có pháp nào không phải là Phật pháp, không biết thì không có pháp nào là Phật pháp, cái đạo lý này không thể không biết. Cho nên trên “Kinh Kim Cang” nói với chúng ta “pháp pháp bình đẳng, không có cao thấp”, đây là chân thật, không gi? chút nào. Pháp môn bình đẳng, đại tiểu thừa bình đẳng, hiển giáo mật giáo bình đẳng, thế pháp, Phật pháp bình đẳng, cái này cực diệu.

Thích Ca Mâu Ni Phật đại triệt đại ngộ, là dưới cội Bồ Đề vào định, ngài thành tựu tam muội, đêm nhìn sao sáng đó là duyên, buổi tối ở nơi đó nhìn thấy sao trên thiên không, đại triệt đại ngộ. Nhân duyên đều không nhất định, không nhất định vào lúc nào, không nhất định gặp được cái gì, họ liền ngộ. Thế nhưng điều kiện của ngộ nhất định là được tam muội, “thậm thâm tam muội”. Cái tam muội này là chúng ta sáu căn ở trong cảnh giới sáu trần đích thực không khởi tâm, không động niệm. Không chấp trước là tam muội cạn mà A La Hán đã chứng được, không phân biệt là tam muội sâu Bồ Tát chứng được, không khởi tâm, không động niệm là pháp thân Bồ Tát chứng được, pháp thân Bồ Tát chính là Phật.

Thông thường giáo học đối với phàm phu, người xưa là một môn thâm nhập, chính là nói một bộ kinh, không học hai bộ kinh. Ở một bộ kinh này là gì? Một bộ kinh bạn đi đọc nó, mỗi ngày đọc nó, mỗi giờ mỗi phút đọc nó, mỗi ngày đọc mười giờ đồng hồ, ba năm không gián đoạn thì được tam muội. Đọc “Kinh Vô Lượng Thọ” chính là niệm Phật tam muội, đọc “Kinh Hoa Nghiêm” là Hoa Nghiêm tam muội, đọc “Kinh Pháp Hoa” là Pháp Hoa tam muội. Tam muội tên gọi vô lượng vô biên, được cái sức định đó là như nhau, cho nên thảy đều có thể khai ngộ.

Thế gian pháp cũng không ngoại lệ. Bạn nói bộ Tứ Thư này, nếu như bạn ngày ngày đọc đó, đọc đến mười năm, ý nghĩa gì không cần quan tâm đến nó là gì, miễn là ta không đọc sai chữ nào, không bỏ sót một câu, đọc đến mười năm thì được tam muội, cái tam muội đó thì có thể được khai ngộ.

Pháp môn bình đẳng, trong Phật pháp tám vạn bốn ngàn pháp môn bình đẳng, thế gian pháp cùng Phật pháp cũng bình đẳng. Tại vì sao  bình đẳng đều có thể giúp bạn khai ngộ. Chúng ta phải hiểu rõ cái đạo lý này, bạn mới được biết cách học thế nào, còn cái đạo lý này không hiểu, bạn có học thế nào cũng không đúng pháp. Vì sao vậy? Nếu bạn không thể được định, thì bạn không khai được ngộ, vì bạn vẫn là có vọng tưởng, vẫn là có phân biệt, vẫn là có chấp trước. Vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thảy đều đầy đủ, đây chính là phàm phu sáu cõi. Cho nên hai câu này chúng ta phải tường tận, chúng ta sẽ có tâm tôn trọng đối với tất cả pháp, không dám khinh mạn khi biết được tất cả pháp vốn không có cao thấp. Vậy tại vì sao có cao thấp?

“duy dĩ chúng sanh, cấu trọng, chướng thâm, tâm thô, trí liệt, cơ ngộ vương thiện, nhi bất năng san”[9]

Dùng cái này để làm thí dụ, tại vì sao chúng ta có thể xem thấy pháp không bình đẳng? Đây là chúng ta “cấu” là không bình đẳng, đây là do chúng ta. “Cấu” là ô nhiễm. Cái thứ gì ô nhiễm? Phiền não ô nhiễm bạn, mê hoặc chướng ngại bạn, bạn không có trí huệ, không có sức định, “cấu trọng, chướng thâm”

“tâm thô trí liệt”: Chính là chúng ta nói tâm ý qua loa, tâm khí bao chao. Tâm thái như vậy học Phật rất khó. Phật dạy chúng ta đọc một bộ kinh, đọc kinh không phải gì khác, đọc kinh là tu định, vì chúng ta không phải là người thượng thượng căn, nên nếu bảo chúng ta ngày ngày giã gạo chẻ củi thì chúng ta không thể khai ngộ. Nhưng Đại sư Huệ Năng làm được, vì ngài cao minh hơn chúng ta.

Vậy thì đối với phần tử tri thức, phương pháp thuận tiện nhất chính là bảo họ đọc kinh, vì đọc kinh chính là tu định. Quyết không thể nói kinh này, câu này ý nghĩa gì, cái đoạn này là ý nghĩa gì, không nên vậy. Vì như vậy thì bạn liền có phân biệt có chấp trước, thì bạn không thể thành tựu, bạn đoạn không được phiền não, bạn không thể được tam muội. Vậy phải đọc thế nào? Đọc từ “Như Thị Ngã Văn” đọc mãi đến về sau, không quan tâm nó có ý gì, quyết định không nghĩ kinh này là ý gì, kinh không có ý nghĩa, chỉ cần chữ không đọc sai, không hề đọc sót, chỉ cần nắm chắc như vậy. Ý nghĩa là gì cũng không quan tâm, ngày ngày đọc, thành thật đọc, đọc qua mấy ngàn biến thì bạn được tam muội. Vì sao vậy? Vì mục đích đạt được rồi. Cái mục đích này chính là trên đề kinh đã nói “thanh tịnh, bình đẳng, giác”, đọc đến tâm thanh tịnh hiện tiền, tâm thanh tịnh sanh trí huệ, trí huệ nhỏ là trí huệ tiểu thừa, Thanh Văn, Duyên Giác, như vậy cũng đã thông minh hơn nhiều so với người thông thường, còn nếu được tâm bình đẳng, bình đẳng là không có phân biệt, là trí huệ của Bồ Tát đã tu được, nâng cao rồi, tâm Bồ Tát bình đẳng, tâm tiểu thừa thanh tịnh, đây đều xem là được tam muội.

Giác chính là khai ngộ, chính là tự thấy, “sách đọc ngàn lần nghiã kia tự thấy”. Chính mình tường tận, vừa tường tận thì toàn bộ đều tường tận, không phải tường tận một câu này, cái đoạn này tường tận, mà là toàn bộ sách đều tường tận, các thứ khác chưa từng học qua, chỉ cần vừa thấy liền tường tận, vừa nghe liền tường tận. Không thấy, không nghe, không biết, nhưng vừa thấy, vừa nghe thảy đều biết.

Trí huệ của Phật giáo, quan niệm giáo học của Phật giáo, phương pháp giáo học của Phật giáo, hoàn toàn khác với thế gian. Phật giáo truyền đến Trung Quốc, những phương pháp, quan niệm, lý luận, trí huệ này của Phật giáo nhà Nho đạt được rồi, chọn dùng nó, nhà Đạo cũng chọn dùng. Cho nên Phật giảng “Giới-Định-Huệ”, nhân giới được định, nhân định khai huệ. Khai huệ chính là “tự kiến”, Nho cùng Đạo đều liễu giải, đều thấu hiểu, đều tiếp nhận. Đây là nhà Phật đem Nho cùng Đạo hướng nâng lên cao mức độ lớn. Những đại sư trong nhà Phật đều xem Nho, xem Đạo, cùng xem kinh Phật không hề khác nhau. Cho nên Nho-Thích-Đạo của Trung Quốc là một nhà, trên biểu hiện có phân, nhưng thực chất không có phân, nó hoàn toàn thông nhau.

Phàm phu chúng ta “cấu trọng, chướng thâm”. Vậy chúng ta phải làm thế nào tiêu trừ nghiệp chướng? Vừa rồi mới nói, đó là một môn thâm nhập liền có thể tiêu trừ nghiệp chướng, liền có thể được thanh tịnh. Không nên nghĩ tưởng ý kinh, vừa nghĩ tưởng đến ý kinh thì là ô nhiễm, chính là phân biệt, cho nên không cho phép nghĩ. Mục đích của đọc kinh là gì? Mục đích của đọc kinh là cầu thanh tịnh bình đẳng giác, đây là thật làm, đây là biết, tông môn đã nói “biết không?” Đây chính là biết, biết cái gì? Không phân biệt không chấp trước đây gọi là biết, không khởi tâm, không động niệm.

“Phủ tắc tâm thô, trí liệt”: Trí liệt là không có trí huệ, tâm ý qua loa. Đây chính là gặp được Phật pháp mà chưa vào được, nghe kinh học giáo nhưng chỉ nghe được bề ngoài. Ðại sư Huệ Năng vừa nghe liền khai ngộ, chúng ta nghe rồi không nghe ra được. Vì sao vậy? Tâm họ thanh tịnh, họ không có vọng tưởng, họ không có tạp niệm, đạo lý chính ngay chỗ này.

Trên “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta “chúng sanh, Phật bình đẳng”. Chúng sanh cùng Phật là bình đẳng, nhưng chỗ không như nhau là Phật Bồ Tát viễn ly trần cấu, không có chướng ngại, còn chúng ta cái thân, cái thân, tâm phàm phu này ô nhiễm, mỗi năm một nghiêm trọng hơn, mỗi ngày một nghiêm trọng hơn, học Phật thì dính vào cái tướng học Phật, ở trong Phật pháp vẫn khởi lên phân biệt, vẫn khởi chấp trước, thì sai rồi. Nếu học vậy thì là học cái gì? Là học tri thức Phật học, học tri thức của Phật pháp là pháp thế gian, không phải Phật pháp, bởi vì tri thức không thể liễu sanh tử, không thể ra ba cõi. Vì sao? Bạn phải biết tri thức của Phật pháp là thiện, vậy tương lai học được rất tốt, nhưng đời sau ba đường thiện, vẫn không ra khỏi luân hồi sáu cõi, việc này không thể không biết. Nếu như bạn gặp được pháp môn Tịnh Độ, nếu may mắn mà nói, bạn tín nguyện trì danh cầu sanh Tịnh Độ. Vãng sanh Tịnh Độ thì bạn siêu việt luân hồi, siêu việt mười pháp giới, sanh đến Thế Giới Cực Lạc là cõi Phàm Thánh Đồng Cư. Thế nhưng Thế Giới Cực Lạc đặc thù, vì sao vậy? Thế giới này không hề khác với tất cả thế giới chư Phật, nhưng tất cả thế giới chư Phật là duyên khởi, duyên khởi như trên “Kinh Hoa Nghiêm”, nhân duyên sanh pháp, có sanh có diệt, còn Thế Giới Cực Lạc là tánh khởi, là từ tự tánh lưu xuất ra, tự tánh không sanh không diệt, tự tánh không cấu không nhiễm, cho nên Thế Giới Cực Lạc bốn cõi ba bậc chín phẩm toàn là tánh khởi, nó không phải duyên khởi. Đây là việc vô cùng khó được. Cho nên mọi người chúng ta nhất định phải ghi nhớ, cái cơ hội này quá khó được, trăm ngàn muôn kiếp khó được gặp.

Cư sĩ Bàng Tế Thanh nói với chúng ta, “một ngày từ vô lượng kiếp đến nay hi hữu khó gặp”. Ngày nay chúng ta gặp được rồi, cái gặp này chúng ta phải hiểu. Bạn vì sao gặp được pháp môn Tịnh Độ, bạn làm sao có thể gặp được “Kinh Vô Lượng”, vô lượng kiếp hi hữu khó gặp, vậy vì sao bạn có thể gặp được? Bạn gặp được đây không phải là việc ngẫu nhiên, mà như trên kinh Đại thừa Phật thường nói, bạn có thể gặp được đều là trong đời quá khứ đời đời kiếp kiếp cúng dường vô lượng chư Phật Như Lai, có thiện căn lớn như vậy, nên ngay đời này gặp được sự gia trì của vô lượng chư Phật, cho nên bạn có thể tin, bạn có thể nguyện, bạn có thể lão thật xưng niệm.

Giống như Lão Hoà Thượng Hải Hiền, không biết chữ, nhưng thiện căn phước đức nhân duyên của ngài đầy đủ rồi, nên gặp được thì thành công rồi. Ngài hai mươi tuổi xuất gia, sư phụ chỉ dạy ngài một câu “A Di Đà Phật”, cứ liên tục niệm. Thành công của con người này chính là thành thật, nghe lời, thật làm đến 112 tuổi. Ngay trong 92 năm, một câu Phật hiệu không gián đoạn. Ngoài câu Phật hiệu này ra, ngài không có vọng tưởng, ngài không có tạp niệm, tâm của ngài là tâm thanh tịnh, là tâm bình đẳng. Tâm thanh tịnh bình đẳng thì còn gì bằng không? Thanh tịnh là A La Hán, Bích Chi Phật, bình đẳng là chư đại Bồ Tát, ngài đến là làm gương cho chúng ta, chúng ta phải biết xem, phải có thể thấy ra được. Cái đĩa này đưa đến chỗ của tôi đây, tôi vừa xem liền hiểu ra. Rất nhiều người xem, họ không hiểu, họ xem không thể thấy ra. Cái đĩa này thời gian không dài, chỉ có 50 phút, mỗi một bức hình, bạn tỉ mỉ dùng “Kinh Vô Lượng Thọ” để đối chiếu, có thể hoàn toàn đối xứng. Cho nên sau khi tôi xem xong nói với mọi người, cái đĩa này là tổng kết của “Kinh Vô Lượng Thọ”, là thực tiễn của “Kinh Vô Lượng Thọ”. Chúng ta là đang nghiên cứu kinh văn, nghiên cứu chú giải, vẫn chưa có hoàn toàn hiểu được, còn ngài làm được rồi, ngài thực tiễn rồi, Ngài hoàn toàn đem “Kinh Vô Lượng Thọ” biến thành đời sống, biến thành công việc, biến thành đối nhân xử thế tiếp vật. Ngài thân khẩu ý cùng với “Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh ” hoàn toàn tương ưng. Ngài làm sao có thể không thành Phật chứ? Ngài rất thành thật, người ta hỏi Ngài đã thấy A Di Đà Phật chưa? Ngài thừa nhận thấy rồi. Người hỏi cũng là tâm thô trí kém, vì sao vậy? Không có hỏi ngài là ngài thấy được bao nhiêu lần. Tôi chắc chắn không chỉ một lần. Thời đại Đông Tấn, sơ tổ Viễn Công Lão Hoà Thượng Tịnh Độ tông chúng ta, cả đời Viễn Công hòa thượng thấy được A DI ĐÀ Phật bốn lần. Lão Hoà Thượng Hải Hiền tuyệt đối không chỉ bốn lần, 92 năm, chắc chắn không chỉ có vậy. Vậy tại vì sao ngài không sớm vãng sanh? Ngài phải sớm vãng sanh, ngài hai mươi mấy tuổi liền có thể vãng sanh, vì sao vậy? Vì điều kiện vãng sanh thảy đều đầy đủ, thế nhưng cái thế gian này tìm một người thật thà giống như ngài, người nghe lời, người thật làm, tìm không ra, cho nên A Di Đà Phật bảo ngài lưu lại thế gian này để làm biểu pháp. Biểu cái pháp gì? Chính là biểu cái thật thà, nghe lời, thật làm, biểu thị cái việc này. Hiếu dưỡng cha mẹ, tôn trọng lão sư.

Tôn trọng lão sư có thể từ ngày sau khi lão sư chết rồi, Ngài làm một cái tháp nhỏ, đem tro cốt chôn ở nơi đó, lão sư của ngài biết được tương lai có kiếp nạn, nên dặn sẵn đem tro cốt để ở dưới phiến đá, không phải để ở bên trên (đúng ra bình thường là phải nên để ở bên trên). Cho nên khi gặp phải kiếp nạn của hồng vệ binh, những hồng vệ binh quật đổ tháp của sư phụ ngài, nhưng bên trong không tìm thấy có tro cốt. Các Hồng vệ binh này bức vấn ngài. Lão hoà thượng khổ đến cùng cực, không thể nói ra, chân thật ngài không biết. Sau khi sự việc qua rồi, văn hoá đại cách mạng kết thúc, Ngài đem tro cốt của sư phụ an táng mới lại, xây một cái tháp, lập bia an táng, vào lúc này phát hiện tro cốt của sư phụ Ngài ở dưới phiến đá.

Từ ở nơi đó thấy được cái gì? Ngài là hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng. Trong Tịnh Nghiệp Tam Phước hai điều phía trước bạn xem thấy rồi.

Phụ thân ngài rất không may, bốn mươi mấy tuổi xin ăn nuôi gia đình, gặp phải thổ phỉ đến cướp một thôn trang, đốt hết nhà cửa của người, ông đi cứu hoả, bị thổ phỉ xem thấy, bắt ông đánh đến chết. Những điều này trong đĩa đều nói qua. Có một nhóm cẩu (chó) giữ tử thi, không cho người đến gần, đến cẩu còn biết đây là một người tốt, cha của Bồ Tát, canh giữ đợi đến khi người nhà đến đem cái thi hài này đi chôn. Một nhóm cẩu canh giữ này, cẩu còn biết nghĩa khí, con người không bằng cẩu.

Mẹ già tuổi cao không có người chăm sóc, ngài đến chùa để phụng dưỡng mẹ già. Mẹ già vào năm bà 86 tuổi, đột nhiên bà muốn về quê hương, bà nói với Lão Hoà Thượng Hải Hiền bà muốn về quê hương, lão hoà thượng khuyên rất nhiều lần đều không được, bà nhất định muốn quay về quê hương. Lão hoà thượng rất hiếu thuận, cùng dẫn mẹ về quê. Sau khi về đến quê nhà không bao lâu, bà gọi con cháu về đông đủ, cháu trai cháu gái, đây là người nhà, ngoài ra còn có mấy người thân, đều gọi họ đến. Mẹ già đích thân gói sủi cảo, chăm sóc mọi người cùng ăn. Sau khi ăn xong, bà ngồi trên ghế dựa, ngồi xếp bằng nói với mọi người “ta đi đây”! Chân thật ra đi. Bạn xem thật tự tại, đây là gì vậy? Đây là biểu diễn cho thế hệ sau của bà xem, các người nếu học thành như thế này thì đúng, bà có thể làm đến được, các người mỗi một người đều có thể làm đến được.

Chùa Phật Lai có ba người, đi trước là Hòa thượng Hải Khánh, lúc ra đi 82 tuổi, giới lạp 71 năm, chính là nói ngài xuất gia 71 năm, một câu Phật hiệu niệm 71 năm, còn Lão Hoà Thượng Hải Hiền một câu A Di Đà Phật đã niệm 92 năm, mẫu thân của Hiền Lão 86 tuổi ra đi, cũng là từ nhỏ đã biết niệm Phật, trường chay, cả đời vô cùng khổ cực, càng không thể nghĩ bàn.

Bởi vì ở trong tình huống thời đó điều kiện đời sống rất khó khăn, nên khi mẫu thân vãng sanh, ngài dùng những tấm ván, tấm ván rất mỏng, đóng thành một cái quan tài, đem mẫu thân an táng. Ngài luôn cảm thấy có lỗi với mẫu thân, chưa dốc hết bổn phận của con cái. Sau tám năm hoàn cảnh tương đối tốt, Ngài muốn cải táng lại cho mẫu thân, khai quật phần mộ lên, mở quan tài ra, thì không thấy người đâu, không có gì. Trong quan tài chỉ có ba cây đinh dùng để đóng quan tài, không có người. Mãi đến hiện tại cũng không có người biết, liệu có phải là Bồ Tát hoá thân hay không? Nghĩ lại người cả nhà này, mỗi mỗi đều là có lai lịch, mỗi mỗi đều là đang biểu pháp.

Chúng ta muốn học Phật, trước tiên phải chuẩn bị điều kiện để học Phật, sau đó phải biết học Phật con đường này phải đi bằng cách nào. Điều kiện của chính bản thân mình, phía trước đã nói qua “thật thà, nghe lời, thật làm”, đó là thông đạo của nhà Phật, con đường này chính là “Giới-Định-Huệ” tam học, nhân giới được định, nhân định khai huệ.

 Người xưa dạy cho chúng ta phương pháp, đó chính là giới luật, thí dụ dạy bạn đọc kinh, một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu, sách đọc ngàn lần, nghĩa kia tự hiểu. Đây đều là qui củ, chính là giới luật, nếu bạn không tuân thủ việc này, bạn học không thành công.

Bạn phải buông xả phiền não tập khí, tu cái gì? Tu tâm thanh tịnh tâm bình đẳng, không luận dùng phương pháp gì đều là để có thể đạt được tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng. Tỳ Kheo Ni Vô Tận Tạng dùng đọc kinh, một môn thâm nhập “Kinh Niết Bàn”, sau cùng đại triệt đại ngộ, thiền sư Pháp Đạt chỉ một bộ “Kinh Pháp Hoa”. Dùng phương pháp đọc kinh, đọc kinh không phải là giảng ý nghĩa trong đó, dùng phương pháp đọc kinh để tu định, sách đọc ngàn biến đó là định, đem vọng tưởng đọc tiêu hết, đem tạp niệm niệm tiêu hết, đem phải quấy nhân ngã niệm tiêu hết, tâm thanh tịnh xuất hiện, tâm bình đẳng xuất hiện. Vậy thì khai ngộ rồi, khai ngộ chính là “tự kiến”.

Cái phương pháp này vào hai trăm năm trước ở trong xã hội Trung Quốc Nho-Thích-Đạo đều dùng, không có người nào không biết. Nhưng hai trăm năm gần đã bỏ mất rồi, tại vì sao bỏ mất? Sau khi văn minh phương tây truyền đến Trung Quốc, mọi người đối với cơ khí khoa học kỹ thuật của phương tây cho rằng đó là rất tiên tiến mà ở Trung Quốc không có. Mê mất rồi, quên mất đi toàn bộ thứ của chính mình, đi học ngoại quốc.

Một trăm năm trước là cuối đời nhà Thanh, lúc Từ Hi Thái Hậu  không xem trọng đối với truyền thống Trung Quốc, vậy thì mỗi một tình huống về sau ngày càng kém đi. Đến đầu năm dân quốc vẫn còn có người giảng, thế nhưng không có người làm theo, người trẻ tuổi thì càng không quan tâm. Sau 8 năm kháng chiến về sau thì hoàn toàn không còn, không còn người nói đến, một sự việc vô cùng bi ai.

Tuổi tác như tôi sanh ra ở nông thôn, nếu như sanh ra ở trong thành thị cũng xong rồi, nhưng vì ở nông thôn rất lạc hậu, rất thủ cựu, cho nên đối với truyền thông văn hoá vẫn còn nếm được đôi chút. Vào lúc tôi 7-8 tuổi có thể ghi nhớ việc này, còn nhớ được đôi chút, sau mười tuổi tôi dọn đến thành thị ở, từ đó về sau không còn thấy nữa, không chỉ không thấy nữa, nghe cũng không còn nghe được, không có người nói.

Bạn xem ở trong một số thư tịch, tiến sĩ Thang Ân Tỷ người Anh khi đến thăm viếng Nhật Bản. Buổi nói chuyện này có được ghi chép lại, được viết ra một quyển sách. Năm 1970 tôi xem thấy quyển sách này, người nước Anh vô cùng tán thán đối với truyền thống văn hoá Trung Quốc, ông ở Nhật Bản nói với  mọi người, để giải quyết vấn đề xã hội của thế kỷ 21 (chính là hiện tại, hiện tại chính là thế kỷ 21), ông nói chỉ có học thuyết Khổng Mạnh cùng Phật pháp đại thừa. Tôi xem thấy hai câu nói này vô cùng kinh ngạc, tôi đồng ý cách nhìn này của ông, khẳng định cái nhìn của ông, tin tưởng cách nhìn của ông, ông thấy được không hề sai. Thế nhưng cách nhìn này, người Âu châu rất ít có người thâm nghiên. Tôi hai lần thăm viếng Luân Đôn, thăm viếng đại học Newton, đại học Kiếm Kiều, đại học Luân Đôn, ba trường học này đều có khoa Hán học. Tôi cùng giao lưu với giáo thọ và học sinh của họ, tôi liền nêu ra “Lời của Thang Ân Ty, các vị có tin tưởng hay không?” Họ không trả lời tôi, nhìn tôi mỉm cười. Tôi đã đợi rất nhiều phút, không có người chịu nói lời nào. Tôi hỏi lại lần nữa, “lẽ nào lời của Thang An Tỷ là sai sao?” Cũng không có người trả lời tôi, sau cùng vẫn là ép tôi phải nói ra, tôi nói “nếu như các vị đem câu này đến hỏi tôi, tôi sẽ nói với các vị rằng lời của Thang Ân Tỷ không sai, chính xác tuyệt đối. Tại vì sao các vị không dám trả lời tôi? Vì danh tiếng của tiến sĩ Thang Ân Tỷ quá lớn, nên các vị không dám phê bình ông. Cho nên các vị chọn lấy thái độ này, tôi nói các vị rất thông minh, đã không tán thán, cũng không dám phản đối. Tại vì sao không dám tán thành? Vì tôi là người Trung Quốc, mọi người các vị đều biết, cho nên các vị cho rằng nếu như văn hoá truyền thống Trung Quốc tốt như vậy, tại vì sao  người Trung Quốc các vị chính mình lại không học? Tôi tin tưởng nguyên nhân đây là do các vị hoài nghi, nhưng không dám nói”. Đây là chân thật, không phải là giả. Họ không thể thấu hiểu, vì Trung Quốc hai trăm năm trước mỗi mỗi đều học, còn người Trung Quốc của hai trăm năm gần đây không học, bỏ quên đi rồi. Tiến sĩ Thang Ân Tỷ biết, ông nói không sai. Bởi vì tôi thăm viếng là học trò của khoa Hán học, không phải là học sinh thông thường, Khoa Hán học là đọc sách xưa của Trung Quốc, những người học văn hoá truyền thống xưa Trung Quốc, họ nói tiếng Bắc Kinh rất chuẩn, có thể đọc văn ngôn văn, tôi rất bội phục đối với họ. Tôi nói các vị học học ngôn ngữ của Trung Quốc, học văn tự của Trung Quốc, văn ngôn văn, đã học bao lâu? Họ nói với tôi ba năm. Như vậy có thể thấy được không khó, ba năm thì có năng lực đọc văn ngôn văn của Trung Quốc, chúng tôi vô cùng bội phục, người nước ngoài đã học thứ gì thì rất chăm chỉ, trừ khi họ không học mà thôi, còn thái độ học của họ rất chăm chỉ.

Tôi ở Hoa Kỳ thăm viếng qua Đại học New York, trong Đại học New York có khoa Trung văn, tôi hỏi những người nước ngoài học khoa Trung văn này, họ cho biết họ học Trung văn cũng là ba năm. Có thể thấy được việc này không khó, thời gian có ba năm, liền có thể thấy được chìa khoá của “Tứ Khố Toàn Thư” của Trung Quốc. Văn ngôn văn chính là chìa khoá của “Tứ Khố Toàn Thư”. Hiện tại người nước ngoài học tập “tứ khố toàn thư” càng ngày càng nhiều, gần đây chúng ta xem thấy hiện tượng này cũng cảm nhận, “hiểu ra rồi”, giống như là vừa tỉnh ngủ dậy. Chủ tịch Trung Quốc đang hô hào kêu gọi, hồi phục văn hoá truyền thống vì trong văn hoá truyền thống thật có đồ quý, có thể cứu Trung Quốc, có thể cứu thế giới. Trước tiên chúng ta phải nhận biết nó chính xác, sau đó phải học tập. Nhưng hiện tại học tập có khó khăn, vì sao vậy? Điều kiện học tập không đầy đủ. Điều kiện là văn ngôn văn, chữ Hán. “Tứ Khố Toàn Thư” hoàn toàn là dùng văn ngôn văn để viết, dùng chữ Hán chánh thể (không phải dùng giản thể) chính là phức thể, phức thể viết. Lão tổ tông chúng ta mấy ngàn năm, trí tuệ của cổ thánh tiên hiền, quan niệm lý luận của giáo học, hoặc giả nói chúng ta gọi là học tập, quan niệm lý luận học tập, phương pháp học tập, hiệu quả của học tập, kinh nghiệm của học tập, đều ở trong “Tứ Khố Toàn Thư”. Đó chân thật là “bảo”, “bảo” này có thể giúp chúng ta giải quyết tất cả vấn đề, đều có thể giải quyết được những nghi nan tạp chứng.

Mọi người đều biết triều đại Đường Thái Tông. Ông 27 tuổi làm Hoàng đế, thống trị quốc gia lớn như vậy, nhân khẩu nhiều như vậy. Tôi tin rằng ông không có đọc qua sách gì, vì ông 16 tuổi đã dẫn quân đi đánh trận, ông là một tướng quân. Sau khi làm hoàng đế, liền nghĩ đến làm thế nào để trị lý một quốc gia, ông liền tìm đến người xưa, cổ thánh tiên hiền từ thời đại đó của ông hướng về trước 2500 năm, từ Tam Hoàng Ngũ Đế, lịch đại Đại thánh, Đại hiền lưu lại những giáo huấn này. “Kinh, Sử, Tử, Tập”[10] thì riêng Tập ông không cần, vì đó là văn học, ba loại lớn còn lại là “Kinh, Sử, Tử”  trong đó có nói đến “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, những văn tự này thảy đều ghi chép ra để cho ông xem, bộ sách này gọi là “Quần Thư Trị Yếu”. Vậy “Quần Thư Trị Yếu” là gì? Là tinh hoa của tinh hoa trong “Tứ Khố”. Cái thứ này hiện tại hữu dụng, chúng ta phải tìm đem nó ra, in ấn ra, không chỉ ở Trung Quốc mà ảnh hưởng toàn thế giới, mỗi câu mỗi chữ đều là tinh hoa, hiện tại hữu dụng ở xã hội này. Chúng ta đọc một đoạn kinh văn này, dẫn ra ý nghĩa nhiều như vậy.

Vậy ngày nay chúng ta đọc bộ kinh này, lão cư sĩ Hạ Liên Cư hội tập ra cho chúng ta bổn hội tập “Kinh Vô Lượng Thọ” này. Bổn hội tập này là căn cứ vào bổn hội tập của cư sĩ Vương Long Thư, bổn hội tập của Cư sĩ Nguỵ Mặc Thâm ngày trước. Cư sĩ Vương Long Thư niệm Phật đứng mà vãng sanh, “Long Thư Tịnh Độ Văn” lưu truyền đến ngày nay, không có người nào không ưa thích, bậc đại thiện tri thức. Tuy nhiên, quyển đã hội tập đều có tì vết, chưa làm đến được tận thiện tận mỹ, tổ sư đại đức nhiều đời có phê bình. Cho nên khoảng đầu năm dân quốc, vào thời kỳ kháng chiến, lão cư sĩ Hạ Liên Cư đã dùng thời gian mười năm, trùng tân hội tập thành bộ kinh điển này, những kém khuyết của người xưa toàn bộ đều được cải chính, trở thành bộ “Kinh Vô Lượng Thọ” chân thật hoàn thiện.

Cái quyển kinh này, ở trước tôi một đời rất nhiều người chưa xem thấy, bởi vì số lượng in ra quá ít, đất nước quá rộng lớn. Lão pháp sư Luật Hàng mang từ Đại lục đến Đài Loan mấy cuốn, tặng cho lão sư Lý ở Đài Trung, nên chúng ta mới có cơ hội xem thấy. Lão sư Lý xem thấy quyển kinh này, xem thấy lão sư của ngài là lão cư sĩ Mai Quang Hi đã viết một thiên lời tựa dài, xúc tiến giới thiệu, còn chú giải Kinh Vô Lượng Thọ của lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ thì lão sư Lý chưa xem thấy. Chú giải này của Niệm lão là trí huệ chân thật, không phải dùng ý của chính mình để nói kinh mà hoàn toàn là tập kinh, luận, khai thị của tổ sư đại đức, cái đoạn này là của người nào giảng ông đều rõ ràng tường tận. Bạn xem chúng ta đọc phía sau trên “Đại Thế Chí Viên Thông Chương” thì sẽ thấy rõ điều này, mỗi một đoạn tiểu chú đều có trích dẫn ra lời này từ kinh, luận, khai thị nào? Không phải ông chính mình nói mà đích thực là “Tôi là từ bộ kinh nào đó, trên một bộ luận nào đó tiết lục ra, hoặc trong chú sớ sao chép ra là của một vị tổ sư đại đức nào đó lấy ra”. Cái thứ nhất là hiện rõ sự khiêm tốn của chính ông, cái thứ hai cũng là từ bi chân thật của ông, để chúng ta đọc cái chú giải này thì cũng như đã đọc qua 53 bộ kinh luận, 110 loại trước tác của tổ sư đại đức rồi. Vậy thì tốt! Chúng ta học tập bộ chú giải này, tức cũng như nói là đem toàn tinh hoa trong bộ “Đại Tạng Kinh” đều học được rồi. Bộ kinh này là trị yếu trong kinh điển của Phật, cũng như “Quần Thư Trị Yếu” rất quan trọng, còn bộ chú giải này cũng là Quần Kinh vì các phần quan trọng vì bên trong chú sớ của tổ sư đại đức đều chép lại trong đó, cho nên bộ này chính là học rộng nghe nhiều. Trên “Kinh Hoa Nghiêm” nói “một là tất cả, tất cả là một”, một bộ kinh này chính là tất cả kinh, một bộ chú giải này ngoại trừ tất cả kinh ra còn có một số khai thị của tổ sư đại đức, hi hữu, khó gặp. Tôi có được quyển thứ nhất, chân thật là quyển thứ nhất, Hoàng Niệm Tổ lão cư sĩ viết xong cái quyển sách này, dùng in dầu in ra, mang đến Hoa Kỳ. Tôi gặp ông ở Hoa Kỳ, ông đem bộ sách này tặng cho tôi, chỉ mang theo bộ này. Sau khi tôi xem rồi vô cùng cảm động, liền thỉnh giáo với ngài, “ngài có bản quyền hay không?” Ông hỏi “việc này để làm gì?” Tôi nói “nếu có bản quyền, tôi tôn trọng ngài, còn không có bản quyền, tôi mang đến Đài Loan để in ra”. Ông vừa nghe rất vui mừng liền trả lời tôi “không có bản quyền”. Ông muốn tôi viết cho ông một thiên lời tựa, ngay lập tức tôi nhận viết lời tựa, tôi theo đó mà làm. Sau khi chúng tôi quen biết, kể từ lúc đó mỗi năm tôi đều phải đến Bắc Kinh để thăm ông, đại khái chí ít một năm có ba lần, bốn lần, về nước liền đến thăm ông, thỉnh giáo với lão cư sĩ. Ngài, vị lão nhân này thực tế mà nói cũng là làm biểu pháp cho chúng ta, ở đại thời đại này, nếu chú kinh thì dùng cái phương pháp này của ông, tập chú, tập kinh luận chú sớ của đại đức xưa để chú kinh. Muốn vậy phải có thời gian xem nhiều, chân thật gọi là học rộng nghe nhiều, bạn không xem thì làm sao có thể tìm được? Trong một bộ kinh chỉ có mấy câu, nhưng ông đã dùng 83 bộ kinh luận, 110 loại trước tác của tổ sư để chú giải. Tôi đến nhà của ông thăm viếng ông, gian phòng không lớn, chỉ bằng phân nữa cái phòng ghi hình của chúng ta, một chiếc gường, một chiếc ghế, ghế để viết chữ. Gian phòng rất nhỏ, chỗ trống dư ra thì chất kinh sách và sách tham khảo. Tôi rất kinh ngạc, tôi hỏi “sách này ngài từ đâu mà có? Ngài làm sao tìm được nhiều sách đến như vậy?”. Tam Bảo gia trì! Có người biết ngài chú kinh, giúp ngài hội tập những tư liệu này, tư liệu vừa đến thì mau xem qua, bên trong có gì cần thiết thì mau dùng bút đỏ đánh dấu làm ký hiệu, để chọn dùng. Cuối đời sức khoẻ của Ngài không được tốt, chúng tôi gặp mặt vô cùng hoan hỉ. Ở vào thời đại đó, tôi ở nước ngoài giảng “Kinh Vô Lượng Thọ”, giảng cái quyển này chỉ có một mình tôi, ở trong nước thì có một mình ông, không có người giảng, không có người học, cho nên chúng tôi liền biến thành bạn tốt, chí đồng đạo hợp. Tôi dùng cái quyển kinh này chính là thầy của tôi lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam truyền cho tôi, lão sư Lý đã từng giảng quyển kinh này qua một lần ở Đài Trung, giản lược chú giải, đánh dấu câu đoạn, chính ngay ở chỗ trống bên trong quyển kinh, chú giải viết ngay ở trong đó, gọi là mi chú. Quyển kinh này rất nhiều người chưa xem thấy qua, sau khi lão sư Lý vãng sanh, tôi liền đem quyển này in ra một vạn cuốn, lưu thông ở hải ngoại, hai, ba năm sau mới lưu thông ở Đài Loan. Cái quyển này với nhưng mi chú của lão sư Lý, tôi giảng qua mười lần. Còn chú giải này của Niệm Lão, vào mấy năm trước khi tôi 85 tuổi, tức là vào bốn năm trước, 85 tuổi, đúng vào hôm ngày tiết thanh minh, tôi đem tất cả kinh đều buông xả. Trên “Kinh Kim Cang” đã nói “pháp còn nên xả huống hồ phi pháp”, nên “Hoa Nghiêm” chưa giảng xong cũng không giảng nữa, xả bỏ, phát tâm chuyên giảng “Kinh Vô Lượng Thọ”, mỗi năm giảng một bộ, sống một năm thì giảng một năm, sống mười năm thì giảng mười bộ, các kinh khác đều không giảng. Tôi đề xướng một bộ kinh, một câu A Di Đà Phật, chuyên tu chuyên hoằng. Trường học mời tôi giảng kinh, tôi cũng giảng bộ kinh này. Malaysia thành lập Viện Hán học, Viện Hán học có Nho-Thích-Đạo, Đại học Hồi Giáo của Indonesia cũng có Viện Hán học, cũng là bồi dưỡng sư chất của Nho-Thích-Đạo, cho nên khi tôi có cơ hội ở trong trường học giảng một lần, đây là khoá trình chính thức của trường học. Đại học Hồi Giáo Indo là do quốc gia thành lập, trường quốc lập nên có học vị. Đây là một việc tốt, người xuất gia cũng có cơ hội đến bên đó để lấy học vị tiến sĩ. Chúng ta hy vọng lấy trong truyền thống giáo dục chúng ta, những trí tuệ, ly, niệm, phương pháp, kinh nghiệm giáo dục này có thể nói với mọi người, chúng ta muốn đem nó hồi phục lại. Nhưng giáo học này nhất định phải lấy “đại triệt, đại ngộ, minh tâm, kiến tánh” làm mục tiêu, chân thật bồi dưỡng sư chất giáo dục văn hoá truyền thống. Việc này hiện tại quan trọng hơn bất cứ thứ gì.

Tại vì sao phải học bộ kinh này và tại vì sao đem tất cả kinh khác đều buông xả? Việc này phía sau nói:

“duy bổn kinh trì danh nhất pháp, nãi dị hành đạo, nhân nhân năng tu”[11],

Chính vì cái câu này đã cho thấy, các pháp môn khác không phải mỗi người đều có thể ngay đời có thể thành tựu, thật khó, chỉ có pháp môn này là có thể một đời thành tựu. Bạn xem lão Hòa thượng Hải Khánh, Hải Hiền, cùng mẫu thân của Hoà Thượng Hải Hiền, cả đời chính là một câu A Di Đà Phật, cả ba người đều thành tựu, không phải một người mà là cả ba, đều là tự tại vãng sanh, đến sau cùng nói với mọi người “ta đi đây”, thì liền đi. Chân thật ra đi, không cần người trợ niệm, biết được Phật đến tiếp dẫn ngài liền ra đi, vĩnh viễn thoát ly sáu cõi luân hồi, thoát ly mười pháp giới. Việc này chúng ta phải cố gắng ghi nhớ ở trong lòng, phải chăm chỉ nỗ lực mà làm, chúng ta không thể tụt hậu, chỉ cần chúng ta có lòng tin là có thể làm được. Ở trong bộ kinh này, chúng ta đối với thế giới Tây Phương Cực Lạc có mức độ nhận biết tương đối, không luận ở lý hay ở sự, xem thấy ba vị thiện tri thức này biểu pháp cho chúng ta, tín tâm kiên định rồi, không còn hoài nghi nữa, chính mình có nguyện tâm, chính mình cảm thấy ta có nắm chắc vãng sanh, ta cũng phải cầu tự tại vãng sanh, không cần người khác trợ niệm, đây mới là thật vãng sanh, còn trợ niệm không nhất định thật vãng sanh. Đây là chân thậtngười người đều có thể tu (“nhân nhân năng tu”).

Trong “Đại Thế Chí niệm Phật Viên Thông chương”, Đại thế Chí, ngài có 2 câu nói “tịnh niệm tương tục, tự đắc tâm khai”. Ở chỗ này không hoàn toàn dẫn dụng, nhưng nguyên văn là “ức Phật, niệm Phật, hiện tiền tương lai, nhất định thấy Phật”

“ức” là trong tâm niệm, “niệm” là trong miệng niệm, “hiện tiền” là hiện tại, tâm thanh tịnh hiện tiền thì Phật liền hiện tiền, bạn liền sẽ thấy được “tự đắc tâm khai”, trí tuệ khai mở rồi, tín tâm kiên định. Bồ Tát Đại Thế Chí ở sau cùng nói phương pháp niệm Phật, nói được vô cùng đơn giản, vô cùng thiết yếu cho chúng ta, “Gom nhiếp sáu căn, tịnh niệm nối nhau”, tám chữ này. Một câu phía trước:

“Gom nhiếp sáu căn” là dạy chúng ta buông xả, mắt từ trong sắc trần thu nhiếp lại, tai từ trong thinh trần thu nhiếp lại, mũi, lưỡi…các căn khác cũng vậy cũng vậy. Sáu căn không nên hướng duyên ngoài, hướng duyên ngoài sanh phiền não, thảy đều thâu nhiếp lại, không duyên ngoại, mà là duyên nội, nội là cái gì? Nội là A Di Đà Phật, khởi tâm động niệm nghĩ A Di Đà Phật, mắt nhìn A Di Đà Phật, tai nghe A Di Đà Phật, mũi ngửi hương, hương cúng Phật, A Di Đà Phật…sáu căn đều ở nơi câu A Di Đà Phật.

“Tịnh niệm nối nhau”: “tịnh” là tâm thanh tịnh, “niệm” là một cái niệm, niệm niệm tiếp nối không gián đoạn. Nói đến những việc này tôi thường hay nhắc đến lão Hoà Thượng Hải Hiền 92 năm Phật hiệu không gián đoạn, đây gọi là tịnh  niệm liên tục. Ngài không có dục vọng, không có danh lợi, danh vọng lợi dưỡng thảy đều không có, vô cùng đơn thuần, vạn duyên buông xả, bằng lòng chịu khổ, bằng lòng trì giới. Mỗi ngày đi qua  là mỗi ngày vui vẻ hoan hỉ, vô cùng tràn đầy, không ngày nào trống qua, Ngài làm ra tấm gương cho mọi người xem. Cho nên “quả” của ngài tự nhiên là “tự đắc tâm khai”, tự nhiên là cảm ứng Di Đà hiện thân. Phật gia trì cho ngài, Phật tín nguyện cho ngài, hiện tiền đương lai nhất định thấy Phật.

“Tức phàm phu tâm khai Phật tri kiến”:

Chúng ta chưa chứng được thánh quả, tiểu thừa Tu Đà Hoàn cũng chưa chứng được, đây chính là phàm phu. Ðích thực “khai Phật tri kiến”, niệm Phật chính là khai Phật tri kiến, nếu bạn chân thật tin tưởng, chân thật chịu niệm.

 “chí ư căn khí thiển giả, đản năng chí tâm tín nhạo, nguyện sanh bỉ quốc, nãi chí thập niệm, lâm mạng chung thời, mông Phật nhiếp thọ, tiện sanh Cực Lạc”[12],

Ðây là nói với chúng ta căn cơ thấp, giống như loại trình độ hiền tiền của chúng ta, chỉ có thể “chí tâm tín nhạo”, chúng ta phải chăm chỉ mà nghĩ tưởng, chúng ta chưa làm đến được bốn chữ này: “chí tâm” là chân tâm, cũng chính là chuyên tâm, nhất tâm chuyên chú gọi là chí tâm, “tín” là chân thật tin tưởng, “nhạo” là ưa thích, ưa thích cái pháp môn Tịnh Độ tông này, ưa thích “Kinh Vô Lượng Thọ”, ưa thích A Di Đà Phật, ưa thích một câu danh hiệu này. Đây là tín đầy đủ, bạn có chân tín, không có hoài nghi.

Tiếp theo là “nguyện sanh Bỉ quốc” là nguyện sanh cõi nước Cực Lạc kia. Ta chân thật muốn ở ngay đời này sanh đến Thế Giới Cực Lạc, ta đến Thế Giới Cực Lạc khi học đã thành công rồi, ta trở lại (tái lai), cái nguyện này tốt, cái niệm này tốt. Tái lai là gì? Gọi là người tái lai chính là Bồ Tát không phải là phàm phu, tái lai không phải vì chính mình, mà là vì độ chúng sanh, là vì giúp chúng sanh, thành tựu cho chúng sanh. Trong đại thừa giáo “Phật thị môn trung, bất xả nhất nhân”, dù chỉ còn một người muốn học, một người chịu học, cũng sẽ không bỏ rơi họ, cũng phải thành tựu cho họ. Đây là nguyện của Bồ Tát đại thừa.

Hy vọng chúng ta có thể có cái tâm nguyện này. Công phu niệm Phật, chân thật có tín, có nguyện, liền lấy được điều kiện vãng sanh Thế Giới Cực Lạc, còn phẩm vị vãng sanh Thế Giới Cực Lạc hoàn toàn là công phu niệm Phật của chính mình sâu hay cạn. Sâu cạn ở đây không phải nhiều ít, mà công phu sâu là buông xả nhiều, người công phu cạn cũng có buông xả nhưng buông xả ít. Bạn phải thật buông xả, không có chút tham luyến nào đối với thế gian này, nếu thật buông xả được, thì công phu này sâu. Cho nên “Nãi chí thập niệm” (dẫu chỉ đến mười niệm), “lâm mạng chung thời” (đến lúc lâm chung), “mông Phật nhiếp thọ” (nhờ Phật nhiếp tho), “tiện sanh Cực lạc” (liền sanh Cực Lạc), chắc chắn được sanh, chân thật là vạn người tu vạn người vãng sanh.

“Hoa khai kiến Phật, ngộ nhập vô sanh, kỳ diệu, tốc tiệp, mạc quá ư thị, nhất thiết chúng sanh, do ư đắc độ, thập phương Như Lai, nãi xưng bổn hoài”[13].

Hai câu sau cùng nói rất hay, đến Thế Giới Cực Lạc là liên hoa hoá sanh.

“Hoa khai kiến Phật, ngộ vô sanh pháp nhẫn”: Đây chính là A Duy Việt Chí Bồ Tát, cõi Phàm Thánh Đồng Cư hạ hạ phẩm vãng sanh. Hoa khai kiến Phật cũng chính là “ngộ vô sanh pháp nhẫn”, làm sao mà ngộ? A Di Đà Phật 48 nguyện gia trì bạn ngộ được. Pháp môn này là pháp môn tha lực, toàn nương vào A Di Đà, mỗi niệm có cái tâm cảm ân đối với A Di Đà Phật, không phải là nhờ A Di Đà Phật thì chúng ta không thể ra khỏi sáu cõi luân hồi, không phải là nhờ A Di Đà Phật thì chúng ta không thể sanh vào Tịnh Độ, giả như chúng ta sanh vào Tịnh Độ, cũng không thể nào chứng được A Duy Việt Chí Bồ Tát, toàn là nương vào A Di Đà Phật, đại từ đại bi, đại nguyện, đại đức, giúp đỡ chúng ta thành tựu.

“Kỳ diệu!”: Cái phương pháp này trong tám vạn bốn ngàn pháp môn không có, trong vô lượng pháp môn cũng không có, kỳ diệu.

“tốc tiệp” là mau chóng, một đời viên mãn thành tựu,

“mạc quá ư thị”: Nói kỳ diệu, nói mau chóng, không thể có gì hơn được, vượt quá được pháp môn niệm Phật vãng sanh Tịnh Độ, không hề vượt quá.

“Nhất thiết chúng sanh, do ư đắc độ”: Tất cả chúng sanh do đây mà được độ, nam nữ già trẻ, hiền ngu, bất tiếu, thượng trung hạ ba căn, gặp được pháp môn này thảy đều được độ, bình đẳng được độ.

“Mười phương Như Lai nãi xưng bổn hoài”“bổn hoài” là trong tâm bạn nghĩ đến, Phật tâm nghĩ đến là giúp đỡ chúng sanh thành Phật, không có vị Phật nào không nói như vậy. Đoạn phía sau:

“bổn kinh sở tuyên, nãi Như Lai chân thật thuần nhất chi pháp, vô hữu quyền khúc, cố danh chánh thuyết”[14],

Việc này cùng trong chú giải nói hoàn toàn giống nhau, nói với chúng ta “bổn kinh sở tuyên, nãi chư Phật Như Lai, chân thật thuần nhất chi pháp”, không phải phương tiện nói, mà Kinh này là tuyên dương pháp chân thật của Như Lai. “Vô hữu quyền khúc”:  Chẳng quyền biến cong quẹo, cho nên gọi là “chánh thuyết”. Đoạn này đã lộ rõ ra cái pháp môn này đáng quý, cái pháp môn này khó được, đều là nhắc nhở chúng ta cái pháp môn này quá khó được, khi gặp được phải trân trọng, không nên để lỡ qua trước mặt, nếu để lỡ qua đó gọi là thật sai lầm. Làm thế nào thực tiễn? Câu Phật hiệu này thường để ở trong tâm, ở mọi lúc vào mọi nơi, trong miệng không niệm không hề gì, niệm thầm trong tâm, không có người nào biết. Lão Hoà Thượng Hải Hiền chính là có loại cách niệm này, ngài mỗi ngày sớm tối niệm mấy câu, lớn tiếng niệm mấy phút, từ từ thì niệm nhỏ, từ từ thì niệm trong tâm, không niệm ra miệng, cái cách này quá diệu.

Hôm nay chúng ta chỉ học đến đây, hy vọng mọi người chân thật nỗ lực, phải chăm chỉ học tập.

Ghi chú:

  • Chữ viết đậm đứng: Nội dung của Tịnh độ đại kinh khoa chú
  • Chữ viết đậm nghiêng: Những lời trong các kinh phật
  • Chữ viết nghiêng: Các câu của tổ sư, đại đức, hội thoại, hoặc các câu cần trích dẫn
  • Chữ viết gạch chân: Những điểm cần nên lưu ý
  • Các chú thích cuối trang không ghi danh người chuyển ngữ (“footnote”) là trích dẫn trong “Tịnh độ đại kinh giải diễn nghĩa” lần thứ 1- Năm 2010, chuyển ngữ “Bửu Quang Tự – Đệ tử Như Hòa”

 

[1] Do vậy, nói: Trăm vạn A-tăng-kỳ nhân duyên phát khởi kinh Hoa Nghiêm

[2] Một đại sự nhân duyên để thành kinh Pháp Hoa  

[3] Cũng chỉ là nguồn gốc của pháp này  

[4] Cả hai kinh Hoa Nghiêm, kinh Pháp Hoa chỉ là pháp dẫn đường cho kinh này

[5] Cuối kinh Hoa Nghiêm, mười đại nguyện vương của Phổ Hiền đại sĩ dẫn về Cực Lạc là một chứng cớ rõ ràng

[6] thánh giáo như chiên đàn, miếng nào cũng thơm. Pháp nào cũng viên đốn, vốn chẳng cao thấp

[7] thân là cội Bồ Đề, tâm  như đài gương sáng, luôn luôn phải lau chùi, chớ để dính bụi nhơ (Việt dịch: HT- Thích Thanh Từ)

[8]  Bồ-đề vốn không cây, Gương sáng cũng chẳng đài,  Xưa nay không một vật, Chỗ nào dính bụi nhơ (Việt dịch: HT-Thích thanh Từ)

[9] chỉ vì chúng sanh cấu nặng, chướng sâu, tâm thô, trí hèn, đói gặp cỗ vua mà chẳng dám ăn

[10] Là cách phân loại sách của Trung quốc trong Tứ Khố Toàn Thư (từ điển bachkhoatrithuc.vn)

[11] Chỉ một pháp Trì Danh trong kinh này mới là đạo dễ hành, ai cũng có thể tu được

[12] Còn như kẻ căn khí cạn cợt, chỉ cần chí tâm tin ưa, nguyện sanh cõi kia, dẫu chỉ mười niệm, lúc mạng sắp hết, được Phật nhiếp thọ, liền sanh về Cực Lạc,

[13] hoa nở thấy Phật, ngộ nhập Vô Sanh, kỳ diệu, nhanh chóng, không chi hơn được,  hết thảy chúng sanh do pháp này đắc độ mới xứng hợp bổn hoài của mười phương Như Lai

[14] Kinh này lại tuyên dương pháp chân thật thuần nhất của Như Lai, chẳng quyền biến, cong quẹo, nên gọi là Chánh Thuyết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *