NGÀY CỦA MẸ | TỊNH KHÔNG LÃO PHÁP SƯ NÓI VỀ MẪU THÂN
1. In kinh bồi phước
Bản yếu giải giảng nghĩa mà giảng đường hiện nay chúng ta đang dùng là bản “Giảng nghĩa” của pháp sư Viên Anh, chúng ta chỉ in riêng “Yếu Giải”, chính là “Yếu Giải” ở trong “Tịnh Độ Thập Yếu”. Khi xưa đã từng in một lần, tôi từng in 3.000 bản kết duyên với các vị, nhưng bản đó đều tặng hết rồi, hiện nay không tìm ra nổi một bản. 3.000 bản đó là tôi vì mẫu thân, tôi nghe nói mẫu thân đang bị bệnh ở Đại Lục, tôi in 3.000 bản để bồi phước cho bà, hiện nay đã khỏi bệnh rồi, kinh sách cũng đã tặng hết rồi.
(Cung kính trích lục từ “Kinh Phạm Võng” – Mã số 11-001-0019)
2. Thật thà niệm Phật – Ăn chay trường
Năm 1984 tôi giảng kinh ở Hồng Kông thì biết mẫu thân tôi vẫn còn sống nên đã đón bà đến Hồng Kông, gặp mặt ở Hồng Kông. Sau khi gặp mặt, lúc đó bà đang măc bệnh nặng, thân thể cũng chưa hoàn toàn hồi phục, chúng tôi đã không có tin tức gì về nhau suốt 36 năm, tôi cũng không biết bà còn sống. Đây là lần đầu gặp mặt. Sau khi gặp thì bà nói với tôi là bà thường nhớ đến tôi. Tôi đã nói với bà, tôi nói mẹ có nghĩ đến con thì cũng không có tác dụng gì, con người tương lai sẽ chết, sau khi chết rồi, ai nấy đến lục đạo đầu thai, khi gặp được nhau thì cũng không quen biết nữa, đây là lời thật. Thật ra mà nói thì có thể gặp lại nhau không? Cơ hội đó vô cùng mong manh. Tôi đã khuyên bà, mẹ từ nay về sau hãy đổi lại ý niệm nhớ đến con, hãy nhớ A Di Đà Phật, mẹ đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc, con cũng đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc, tương lai chúng ta sẽ ngày ngày gặp mặt. Tôi nói con mời mẹ đến Hồng Kông, con tận hết Hiếu đạo với mẹ chính là một lời này, hi vọng mẹ cả đời này thật thà niệm Phật, vãng sanh Thế giới Tây Phương Cực Lạc, vĩnh thoát luân hồi, đừng làm việc sanh tử phiền não nữa. Đây là báo đáp ân của mẫu thân, mục đích chủ yếu tôi gặp bà chính là việc này. Lần thứ ba tôi trở về Đại Lục, không đi gặp bà, vì sao vậy? Bản thân tôi đã nói với bà rồi, bà đã thật thà niệm Phật, cũng đã ăn chay trường, vậy rất tốt! Hẹn gặn lại, hẹn gặp lại ở Thế giới Tây Phương Cực Lạc! Điều này quan trọng.
(Cung kính trích từ “48 Lời Nguyện của Phật A Di Đà” – Mã số 02-006-0001)
Chúng ta nhớ nhung thì nhất định nhớ A Di Đà Phật, đừng nhớ đến thứ khác, có thể thường xuyên nhớ Phật niệm Phật, đây chính là chánh niệm; nhớ đến một người thân cũng gọi là tà niệm, đó là ý niệm sai lầm. Nhà Phật nói Đại Hiếu là phải khuyên cha mẹ niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, đây là Đại Hiếu, nói cha mẹ từ nay về sau vĩnh viễn đừng thọ khổ báo luân hồi nữa. Cha con chí thân, dễ càm động, thật sự học thật tốt, khéo léo khuyên bảo thì họ có thể tin tưởng, có thể tiếp nhận.
(Cung kính trích từ “A Di Đà Kinh Yếu Giải Đại Ý” – 01-006-0005)
3. Cúng dường duy nhất đối với mẫu thân là một chuỗi hạt, một pho tượng.
Có một số đồng tu hỏi tôi, ở Đại Lục Thầy có mẫu thân, Thầy và mẹ Thầy gặp mặt thì có khóc không? Có rơi giọt nước mắt nào không? Tôi nói không có. Tôi giảng kinh ở Hồng Kông, mẹ tôi ở Thượng Hải, tôi thông báo với bà, mời bà đến Hồng Kông chơi. Tôi đến Thượng Hải thăm bà thì không bằng bà đến Hồng Kông để chơi, vì sao vậy? Bà chưa có cơ hội ra ngoài, có thể ra ngoài thư giãn thì bà sẽ mở tâm, điều này so với việc tôi đến đó thăm bà thì cảm nhận không như nhau, cho nên tôi đã mời bà đến Hồng Kông để gặp tôi.
Hôm đó khi bà đến, khoảng một tiếng trước khi giảng kinh, ăn cơm tối xong thì đến giảng đường, giảng đường cũng có một số đồng tu đã đến trước rồi. Sau khi đến rồi thì tôi đã mời bà lễ phật trước, lễ Phật xong thì ngồi ở ghế bên cạnh, ngồi ở bên cạnh nghe tôi giảng kinh, nghe kinh xong xong thì có đồng tu tiếp đãi bà về ở trong nhà đồng tu, còn tôi ở Phật đường, ngày hôm sau tôi tìm thời gian lại đến thăm bà. Nếu vừa gặp mặt mà đã rơi nước mắt thì kinh này tôi còn có thể giảng không? Kinh này không thể giảng nữa.
Bà cũng rất hay, tôi rất bội phục bà, bà cũng không rơi giọt nước mắt nào, rất hiếm có. Tôi nói với bà, “Con mời mẹ đến đây, cúng dường duy nhất của con cho mẹ là một chuỗi hạt, một pho tượng”. Bởi vì bà không biết chữ, không cần kinh sách. “Từ nay về sau mẹ hãy thật thà niệm Phật, cầu sanh Thế giới Tây Phương Cực Lạc”. Mẹ tôi nói nhiều năm nay, mẹ thường hay nhớ đến con. “Đừng nhớ đến con, nhớ con không có tác dụng gì, từ nay trở đi, hãy đổi lại, nhớ A Di Đà Phật. Con đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc, mẹ cũng đến, tương lai chúng ta vĩnh viễn ở bên nhau. Nếu mẹ nhớ con thì hỏng hết, con đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc mà mẹ còn ở Lục đạo luân hồi thì hai chúng ta vĩnh viễn không thể ở cùng nhau”. Tôi dạy bà niệm Phật, hiện nay bà đã ăn chay trường, thật thà niệm Phật. Việc ăn chay trường là tôi không khuyên bà, tôi chỉ nói với bà: “Con 26 tuổi học Phật, ăn chay trường từ năm 26 tuổi đến nay”. Tôi chỉ nói như vậy với bà, ám thị cho bà chứ không khuyên bà. Sau khi bà nghe rồi, về nhà đã ăn chay trường, rất tốt, vậy là được rồi.
Tôi không cúng dường tiền bạc cho bà, vì sao vậy? Em trai tôi đến Hồng Kông đã từng nhìn thấy một lần, bạn xem thử mỗi một vị đồng tu quỳ ở dưới đất đảnh lễ rồi đưa bao đỏ qua, tiền này các bạn có thể dùng không? Bạn có phước báo lớn đến mức nào? Tiền của Tam Bả không thể dùng. “Một hạt gạo thí chủ, nặng như núi Tu Di, đời này không liễu đạo, mang lông đội sừng mà trả”. Tiền này tôi không dám dùng, các bạn cũng không thể dùng, nếu tôi đưa cho bạn dùng thì sẽ hại bạn, tương lai bạn sẽ đọa tam đồ. Tôi hiểu lý, tôi hiểu đạo lý này, tôi không hại bà, đây chính là hiếu thuận.
Một số đồng tu mang hồng bao cúng dường cho bà, tiền này có thể giữ, vì sao vậy? Cúng dường cho bà thì bà có thể giữ, có thể tiêu. Lý sự phân cho rõ ràng rành mạch, đây gọi là Hiếu dưỡng.
(cung kính trích từ “Lợi ích chân thật của Niệm Phật” – 13-003-0004)
4. Có thể vãng sanh là việc đại hỉ.
Người làm cha mẹ không ai là không nhớ thương con cái, tôi thường hay ở bên ngoài, một năm về một lần, gặp mẹ một, hai lần, tương đối lạnh nhạt. Bà vẫn có một cô cháu gái, khi cháu gái đi Úc rồi, người đều đi sạch rồi, bà đã buông xuống thật thà niệm Phật, đều là tăng thượng duyên. Nếu người ở bên cạnh, vừa nhìn thấy thì lại nhớ đến, vậy thì phiền phức rồi, không ở bên cạnh có cái hay của không ở bên cạnh. Tôi đã nhờ một số đồng tu ở Thượng Hải, đều là người học Phật rất kiền thành, thường xuyên đến chăm sóc bà, những nguoiwf này gặp mặt bà đều là niệm A Di Đà Phật, đều là tán thán Tây Phương Tịnh Độ, điều này có sự giúp đỡ rất lớn đối với bà.
Đây là một việc lớn nhất cả đời này của chúng ta, bạn hãy nghĩ xem, từ vô lượng kiếp đến nay không có cách gì thoát khỏi luân hồi, một đời này có thể vãng sanh là việc đại hỉ. Cho nên khi mẫu thân của tôi vãng sanh, tôi nói với em trai tôi, khi để tang thì bạn bè thân thuộc, đạo hữu đến chúc mừng vãng sanh, là hỉ sự, không phải tang sự. Việc vãng sanh này của bà, lúc đó đi tham gia có hơn 200 người, hơn 200 người đều được độ, nhìn thấy hình dạng như vậy, đó gọi là hiện thân thuyết pháp. Cho nên em trai tôi đã gọi điện thoại nói cậu ấy đã tin tưởng hơn rồi, trước đây là nghe nói, hiện nay thật sự đã nhìn thấy, niệm Phật vãng sanh không phải là giả, là sự thật.
(Cung kính trích từ “Báo cáo nghiên cứu Kinh Kim Cang” – 09-025-0019)
KHAI THỊ NGÀY CỦA MẸ
Hôm nay đúng vào ngày của mẹ, Phật ở trong “Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ” đã nói, có bốn loại ân khó báo đáp nhất, loại thứ nhất chính là ân của mẹ, thứ hai là ân của cha, thứ ba là ân của chư Phật Như Lai, thứ tư là nói ân của pháp sư thuyết pháp. Phật ở trong kinh đã nói, nếu có cúng dường cho bốn người này thì được vô lượng phước, hiện nay được người tán thán, đời tương lai nếu gặp được Phật duyên thì nhất định có thể được Bồ Đề.
“Kiến báo ân nhân. Đương nguyện chúng sanh. Ư Phật Bồ Tát. Năng tri ân đức”. (Gặp người báo ân, xin nguyện chúng sanh, đối Phật Bồ Tát, biết được ân đức).
Đọc đến bài kệ tụng này trong “Phẩm Tịnh Hạnh”, lại gặp đúng hôm nay là ngày của mẹ, Phật ở chỗ này mặc dù là nói ở trong đời sống thường ngày của chúng ta, gặp được người tri ân báo ân, Bồ Tát nhất định dẫn phát hoằng nguyện, nguyện tất cả chúng sanh khắp pháp giới hư không giới “Đối Phật Bồ Tát, biết được ân đức”. Vì sao nói không nói cha mẹ mà lại nói Phật Bồ Tát? Ân đức của Phật Bồ Tát đúng là lớn hàng đầu. Vì sao chúng ta biết ân cha mẹ? Là nhờ Phật Bồ Tát dạy bảo, Phật Bồ Tát không dạy chúng ta thì chúng ta lơ là rồi, quên sạch ân đức của cha mẹ rồi. Do đây có thể biết, ân đức của Phật Bồ Tát lớn biết bao.
(Cung kính trích lục từ “Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh” – 12-017-1545)