KỶ NIỆM NGÀY THÁNH ĐẢN THÍCH CA MÂU NI PHẬT (PHẬT ĐẢN SANH) – TỊNH KHÔNG LÃO PHÁP SƯ KHAI THỊ
Ngày 8/4 Âm lịch là ngày sinh của Thích Ca Mâu Ni Phật. Ngày này hàng năm ở trong nhà Phật đều cử hành lễ tắm Phật, ngày này cũng trở thành ngày lễ Phật Đản kỷ niệm Thích Ca Mâu Ni Phật của chúng ta.
Thích Ca Mâu Ni Phật sinh ra ở nước Ca Tỳ La Vệ của gia tộc Thích Ca ở Ấn Độ thời xưa, họ là Kiều Đạt Ma, tên gọi là Tất Đạt Đa, là thái tử của vua Tịnh Phạn. Theo như “Kinh Nhân Quả” ghi chép, khi Thích Ca Mâu Ni Phật thác sanh thì mẫu thân Ma-Da Phu nhân sắp đi ngủ, nhìn thấy một cách rõ ràng Bồ Tát từ cung trời Đâu Suất giáng xuống, cưỡi trên voi trắng sáu ngà từ không trung mà tới, “Từ bên phải nhập vào, thân hiện ở ngoài, như chốn lưu ly”. “Kinh Niết Bàn” chép: “Từ mẹ Ma Da mà sanh. Sanh xong, lập tức chu hành bảy bước”, chu hành là chỉ mười phương tứ duy thượng hạ. Sau đó một thay chỉ trời, một tay chỉ đất, nói rằng: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” (*).
Ở thế gian này, trẻ nhỏ thông thường vừa sanh ra là khóc, ghe tỉ mỉ thì là: “Khổ a! Khổ a!”, nó đang kêu khổ, từng tiếng đều là đang kêu khổ. Cho nên người có chút nhạy cảm thì vừa nghe tiếng khóc lúc chào đời của trẻ nhỏ thì biết khổ! Nhân sanh khổ, sanh ra là sanh khổ, sau đó lại tỉ mỉ quan sát, già khổ, bệnh khổ, chết khổ, cũng chính là từ khi sanh ra đến khi chết đi không có gì là không khổ. Cái khổ của sanh, già, bệnh, chết, nghe đến âm thanh này, nhìn thấy thân tướng này là đã giác ngộ rồi. Điều này khi Thích Ca Mâu Ni Phật thị hiện đi ra ngoài dạo chơi, nhìn thấy sanh lão bệnh tử thì Ngài giác ngộ, đây là thị hiện cho chúng ta xem. Vì sao Ngài thấy sanh lão bệnh tử thì giác ngộ, còn chúng ta nhìn thấy sanh lão bệnh tử mà vẫn mờ mịt không giác ngộ, vẫn cứ mê ở trong cảnh giới này? “Phật vì một đại sự nhân duyên mà xuất hiện ở đời”, bởi vì Ngài nhìn ra được đây mới là việc lớn hàng đầu của đời người! Phật đã vì việc lớn này mà đến thế gian giúp chúng ta giải quyết vấn đề này.
Dùng phương pháp gì để giải quyết? Tu đạo, chứng quả. Phật chính mình làm ra tấm gương cho chúng ta xem, trước hết phải ngộ, ngộ là đối với chân tướng của sanh lão bệnh tử phải làm cho rõ ràng, làm cho thấu tỏ. Lục đạo luân hồi là điều mà Bà-la-môn giáo xưa đã nói, họ đã thông qua phương tiện thiền định, nói được vô cùng rõ ràng; Bà-la-môn giáo chính Ấn Độ giáo mà người hiện nay chúng ta nói, họ rõ như lòng bàn tay đối với tình trạng trong lục đạo, nhưng vì sao có lục đạo luân hồi thì họ không biết. Họ biết lẽ đương nhiên của lục đạo luân hồi, nhưng không biết sở dĩ nhiên của lục đạo luân hồi, cho nên không giải quyết được vấn đề. Thích Ca Mâu Ni Phật xuất thế mới nói ra lục đạo luân hồi đến như thế nào, vì sao có hiện tượng này.
Lục đạo luân hồi đến như thế nào? Phàm phu sanh tử, mê tâm đắm cảnh, mê mất chân tâm, cái dùng là vọng tâm,. Vọng tâm nói chung là khởi tâm động niệm, phân biệt chấp trước, nói tỉ mỉ một chút thì chính là tham sân si mạn nghi, tự tư tự lợi, danh văn lợi dưỡng. Hiện nay hiện tượng trong xã hội này đã đạt đến chỗ cùng cực, đã hoàn toàn mê mất đi chân thành, thanh tịnh, bình đẳng rồi. Mê mất chân thành chính là hư ngụy, hư tình giả ý. Mê mất thanh tịnh chính là ô nhiễm, người hiện nay, mọi người biết là ô nhiễm trên địa cầu vô cùng nghiêm trọng, vì sao địa cầu ô nhiễm? Lòng người ô nhiễm trước, sau đó địa cầu mới bị ô nhiễm. Phật pháp nói rất hay, “Tâm tịnh ắt cõi Phật tịnh”. Cho nên bảo vệ môi trường, điều quan trọng nhất là làm sao bảo vệ được tâm chân thành, tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm chánh giác, tâm từ bi của chính mình, bạn có thể bảo vệ được nội tại của bạn thì hoàn cảnh bên ngoài tự nhiên sẽ chuyển tốt, cảnh tùy tâm chuyển, tướng tùy tâm chuyển. Cho nên nội dung mà kinh Phật đã nói không hề mê tín.
Khi Thích Ca Mâu Ni Phật còn tại thế, thị hiện tám tướng thành đạo, dạy học 49 năm, không có một việc nào là vì chính mình. Hiện thân là vì hết thảy chúng sanh làm ra một tấm gương tốt, biểu diễn chi mọi người xem, làm người phải giống như tấm gương này của Ngài. Thân phận Ngài thị hiện, cả đời dạy học, từ khi khai ngộ đến khi viên tịch không có một ngày nào không dạy học, giúp đỡ hết thảy chúng sanh phá mê khai ngộ, đoạn nghi sanh tín, mục đích dạy học là ở chỗ này. Điều quan trọng nhất trong đây chính là giới thiệu cho mọi người Thế giới Tây Phương Cực Lạc, bởi vì chỉ có pháp môn này có thể một đời thành tựu. Đây là ân đức không gì sánh được của chư Phật Như Lai đối với hết thảy chúng sanh, giúp bạn một đời thành Phật, vĩnh viễn thoát khỏi lục đạo luân hồi.
Chúng ta phải thường niệm ân Phật, Phật có ân đức gì đối với chúng ta? Có lợi ích gì đối với chúng sanh? Có cống hiến như thế nào đối với nhân loại? Nếu có thể trong ngày lễ này mà xiển dương tuyên đạo theo những phương diện này, khiến cho rộng rãi đại chúng trong xã hội nhận thức Thích Ca Mâu Ni Phật, chính là nền giáo dục của Thích Ca Mâu Ni Phật, đúng thật là có thể giúp đỡ người hiện đại giải quyết được các vấn đề không không có cách gì giải quyết. Phật đúng thật là có trí huệ cao độ, trí huệ viên mãn, Ngài đem chân tướng vũ trụ nhân sanh quan sát đến tỉ mỉ tường tận, chỉ đạo của Ngài vĩnh viễn là chính xác. Bởi vì Ngài là trí huệ chân thật, vượt qua không gian, bất luận là ở thời đại nào, bất luận là ở khu vực nào, bất luận là đối với loại chúng sanh nào, đều là chỉ đạo thuần chánh không có sai lầm.
Duy chỉ có trí huệ chân thật mới có thể giải quyết được vấn đề hiện thực, như trong “Kinh Vô Lượng Thọ” đã giảng cho chúng ta ba cái chân thật, ba cái chân thật này chính là tổng nguyên tắc để giải quyết vấn đề khó khăn của thế kỷ 21. “Khai hóa hiển thị chân thật chi tế”, câu này chính là dạy chúng ta nhất định phải hiểu rõ chân tướng sự thật của vũ trụ nhân sanh; bạn hiểu rõ chính là trí huệ chân thật, là “trụ chân thật huệ”; “huệ dĩ chân thật chi lợi”, lợi ích chân thật chính là giúp đỡ hết thảy chúng sanh thế gian, đều có thể trụ vào chân thật huệ, đều có thể thấu tỏ chân tướng sự thật, đều có thể đạt đến đều được đại hoan hỉ. Giáo hóa của Phật có thể bao quát được mọi việc! Chúng ta kỷ niệm ngày Đức Phật đản sanh, là nhắc nhở, thúc đẩy chúng ta phải thiệu long Phật pháp, kế thừa huệ mạng của Phật, thay Đức Phật phổ độ chúng sanh, vậy mới là kỷ niệm chân thật.
Cung kính trích từ các bài giảng của Lão pháp sư Tịnh Không.
* Ghi chú: “Ngã” là gì? Chữ “Ngã” này chính là chân ngã, cái thân này của chúng ta hiện ra là giả ngã, không những thân là giả, có thể tư duy, tưởng tượng, đó là tâm ý thức, đó không phải là chân tâm, đều không phải là thật. Ngã chân thật, sau khi rời khỏi hết thảy hư vọng, đúng thật có thượng lạc ngã tịnh, trong Phật pháp nói gọi là Tứ Tịnh Đức, thường – lạc – ngã – tịnh. “Thường” là vĩnh hằng bất biến, đây là chân thường, vĩnh hằng bất biến; “Lạc” là lìa hết thảy khổ ách; “Ngã” là được đại tự tại, “Ngã” là ý nghĩa tự tại; “Tịnh” là thân tâm thanh tịnh không nhiễm mảy trần. Hiện thị ở đâu? Ở Pháp thân, pháp thân trọn đủ bốn Tịnh Đức này; Bát Nhã, bát nhã là trí huệ, cũng trọn đủ bốn Tịnh Đức này; giải thoát, pháp thân, bát nhã, giải thoát đều có bốn loại Tịnh Đức này, thường – lạc – ngã – tịnh. Do đây có thể biết, chữ Ngã này chính là chỉ cho chân như bổn tánh, đây là chân ngã, trong Thiền Tông gọi là “mặt mũi vốn có trước khi cha mẹ sanh ra” (phụ mẫu vị sanh tiền bổn lai diện mục). Ý của Phật chính là ý này, mặt mũi vốn có, đó mới là Ngã, mới là Thiên Thượng Thiên Hạ, Duy Ngã Độc Tôn. |