TRƯỚC DẠY MÌNH CHO TỐT THÌ MỚI ĐỦ TƯ CÁCH DẠY NGƯỜI | Tịnh Không Lão Pháp Sư khai thị

✔️ Mục đích của khóa tụng sớm tối là gì❓

✔️ “Kim Hiện Tại Thuyết Pháp” là như thế nào❓

✔️ Không ít người bài xích, cự tuyệt Tam Bảo, gặp Tam Bảo không sanh tâm hoan hỉ, muốn hủy báng, đây là nguyên nhân gì? Vậy phải làm sao❓

TRƯỚC DẠY MÌNH CHO TỐT THÌ MỚI ĐỦ TƯ CÁCH DẠY NGƯỜI | Tịnh Không Lão Pháp Sư khai thị

Chúng ta học cho tốt kinh giáo, “dạy người ta, trước dạy chính mình”, lời nói này vô cùng quan trọng. Bản thân chúng ta học chưa tốt, làm sao có thể dạy người? Trước hết chính mình phải học cho tốt, chính mình y giáo phụng hành, sau đó mới có thể vì người diễn nói. Sau khi ta học thành rồi thì làm gì? Là vì người khác, làm tấm gương tốt cho người khác, vậy thì đúng rồi. Cho nên chúng ta phải làm ra được Tam Quy, phải làm ra được Ngũ Giới, đương nhiên trước khi làm điều này, bạn phải làm ra được “Đệ Tử Quy”, làm ra được “Cảm Ứng Thiên”, vậy mới giống một Đệ tử Phật. Làm một người xuất gia thì làm tấm gươg chốt cho ngươi xuất gia; làm người tại gia là tấm gương tốt cho người tại gia, chúng ta thường phải nghĩ đến điểm này.

Khóa tụng sáng tối, tôi đã nói rất nhiều, khóa sáng là để nhắc nhở chính mình, hôm nay khởi tâm động niệm, lời nói việc làm không trái với giáo huấn của Đức Phật, đây gọi là khóa sáng. Không phải là sáng sớm niệm một biến cho Phật Bồ Tát nghe, vậy thì sai rồi. Nếu còn giữ cái tâm đó thì bạn có tội, vì sao vậy? Sáng sớm gạt Phật Bồ Tát một lần,  bạn nói xem bạn có tội lỗi không? Tượng Phật Bồ Tát bằng đất sét bằng gỗ mà bạn còn nhẫn tâm lừa gạt Ngài, bạn còn có quả báo tốt chăng? Khóa tối là phản tỉnh, khi làm khóa tối là phản tỉnh, sám hối, cả ngày hôm nay ta khởi tâm động niệm, lời nói việc làm, có trái với giáo huấn của Phật Bồ Tát không? Tu hành như vậy mới thật có công đức, mới có lợi ích.

Cung kính trích từ 21-535-0001

NHẤT ĐỊNH TỰ HÀNH THÌ MỚI CÓ THỂ HÓA THA | TỊNH KHÔNG PHÁP SƯ KHAI THỊ

Con người muốn học được tốt thì cần có người dạy, cần có Thánh Hiền dạy. Người tiếp nhận giáo huấn của Thánh Hiền đều là người tốt, đều có thể an phận giữ mình, đều có thể trì giới, chịu khổ, cho dù gặp phải bất hạnh, họ cũng sẽ không oán trời trách người, cũng cam tâm tình nguyện mà chịu nhận, thế giới này sẽ an định, sẽ hài hòa, nhận thức này vô cùng quan trọng.

Tổ tiên xưa đã dạy, “dựng nước quản dân, dạy học làm đầu”; Phật Bồ Tát biết, “kim hiện tại thuyết pháp”, ý nghĩa của câu nói này là chư Phật Bồ Tát thuyết pháp từ trước đến nay chưa từng gián đoạn.

Hiền Công Lão Hòa Thượng ở chùa Lai Phật Nam Dương (Hải Hiền Lão Hòa Thượng), mặc dù Ngài không thuyết pháp, nhưng ngài biểu pháp. Mỗi ngày Ngài đang sống trong Phật pháp Đại thừa, làm việc trong Phật pháp Đại thừa, đãi người tiếp vật thảy đều là pháp Đại thừa, đó chính là như trên kinh Phật đã nói: “Kim Hiện Tại Thuyết Pháp”, không phải là dùng miệng nói, người biết thì nhìn thấy ra ngay, người không biết thì nhìn không ra.

Thời xưa giảng Tông môn Giáo hạ, Tông môn là biểu diễn, thân giáo; Giáo hạ là miệng nói, ngôn giáo, thông tông thông giáo, tông giáo là một chứ không phải hai. Chính mình có thực chứng thì mới có thể nói ra được, giáo hóa người khác; chính mình chưa có thực chứng thì nói ra không thể cảm động người. Tông là tự hành, Giáo là hóa tha, nhất định tự hành rồi mới có thể hóa tha.

Cung kính trích từ “Lớp học tập Kinh Vô Lượng Thọ khoa chú lần thứ hai – Tập 2 – 11/3/2014

HỌC PHẬT PHẢI LÀM RA TẤM GƯƠNG TỐT | TỊNH KHÔNG LÃO PHÁP SƯ KHAI THỊ

Thế nào gọi là không được tu thiện? Gặp Tam Bảo, niệm Tam Bảo, tán thán Tam Bảo, đây gọi là Tu Thiện. Cho nên không gặp được Tam Bảo, duyên tu thiện không còn nữa, đây chính là chỗ khổ của chúng ta. Vậy thế giới này hiện nay của chúng ta còn có không ít người bài xích Tam Bảo, cự tuyệt Tam Bảo, gặp được Tam Bảo thì muốn hủy báng, gặp được Tam Bảo thì không sanh tâm hoan hỉ, đây là nguyên nhân gì? Đây là mê quá sâu, thời gian mê quá lâu. Vậy phải làm thế nào? Người xuất gia chúng ta phải làm ra tấm gương tốt, làm ra tấm gương tốt cho họ xem, họ xem thấy rồi thi sanh tâm hoan hỉ.

Chúng ta cũng có một tấm gương, cư sĩ Hồ Tiểu Lâm, khi chưa học PHật thì không biết hiếu thuận cha mẹ, cho rằng mình chỉ cần giúp cha mẹ ăn đủ no mặc đủ ấm, có nhà để ở, vậy là Hiếu kính, thứ khác đều không biết, nhìn thấy cha mẹ không như ý vẫn muốn trách móc, lời nói, thái độ đều không tốt, đều khiến cho cha mẹ khó chịu, là một người như vậy.

Sau khi học Phật, hoàn toàn sửa đổi rồi, đối với cha mẹ có thể tôn trọng, có thể yêu thương, biết quan tâm chăm sóc, từng ly từng tý đều khiến cha mẹ cảm thấy vui vẻ. Cha mẹ ông là đảng viên Cộng sản lâu năm, vô thần vô thánh, không tin tôn giáo, nhìn thấy con trái chuyển biến lớn như vậy, hỏi hỏi những thứ này con học từ đâu? Ông nói là con học từ Phật pháp. Phật pháp tốt như vậy! Họ liền tin tưởng. Hơn nữa khi ở cùng với người già (bạn bè của họ) thì tán thán Phật pháp, con trai tôi học Phật rồi, đã chuyển biến 180 độ. Ảnh hưởng này lớn rồi! Thật sự làm ra được, thân thể lực hành.

Cha của ông khi đi là niệm Phật vãng sanh, là thật, không phải giả, đi được vô cùng an tường. Mẹ già vẫn còn sống, là hiếu tử. Hiếu thuận cha mẹ, hiếu thuận với thầy cô, thầy cô và cha mẹ không phải là hai, con cái của thầy cô thân thiết như anh em của mình không khác, họ có khó khăn thì phải để ý chăm sóc cho họ, phải giúp đỡ họ, không cầu hồi báo. Đem luân lý, đạo đức, nhân quả thảy đều làm ra được, người ngoài nhìn thấy thì tin tưởng rồi, đối phương tự nhiên tín phục.

Cung kính trích lục từ “Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2012 – Tập 596 – 23/1/2014”

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *