Tập 284/289 – Kinh A Di Đà Sớ Sao Diễn Nghĩa

#CHƯA-UPDATE

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA

Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Thời gian: Từ tháng 12 năm 1984
Giảng tại: Hoa Tạng Đồ Thư Quán (Thư Viện Hoa Tạng), Đài Loan
Tổng cộng 289 Tập (AMTB)

Chuyển ngữ: Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
Giảo chánh: Minh Tiến, Đức Phong và Huệ Trang

Mã AMTB: 01-003-0001  đến 01-003-0289

A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không

Tập 284

          Xin xem A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bản, trang sáu trăm:

          (Sao) Lãnh sở văn giả, tín chi bất nghi, thọ chi phất thất, như phụng vương sắc, như tuân phụ mạng, cố vân lãnh dã.

()領所聞者,信之不疑,受之弗失,如奉王敕,如遵父命,故云領也。

(Sao: “Nhận lãnh điều đã nghe”: Tin tưởng chẳng nghi, nhận lấy chẳng để mất, như tuân phụng sắc chỉ của vua, như tuân phụng mạng lệnh của cha, nên nói là “lãnh”).

          “Lãnh” (領) là lãnh nạp (領納); nói theo cách hiện thời, sẽ là “tiếp nhận, nhận lãnh”. Tuy chúng ta hết sức mừng rỡ do được nghe pháp môn này trong đời này, nhưng nếu nghe pháp môn này xong mà chẳng thể tiếp nhận, đấy cũng là “nghe mà như không nghe”, chẳng khác gì không nghe. Do vậy, tiếp nhận hết sức quan trọng. Tu học pháp môn này, Đại Thế Chí Bồ Tát dạy chúng ta, “tịnh niệm tiếp nối”, chẳng hoài nghi, không xen tạp, đó là “tịnh niệm”. [Tịnh niệm] tiếp nối chẳng ngừng, niệm niệm chẳng gián đoạn. Đó gọi là “tương kế” (相繼: tiếp nối), chính là bí quyết trọng yếu trong Niệm Phật. Ở đây, Liên Trì đại sư bảo chúng ta: “Tín chi bất nghi” (Tin mà chẳng nghi ngờ). Đối với lời dạy của đức Thế Tôn, cũng như lời dạy của hết thảy chư Phật, chúng ta tin tưởng sâu xa, chẳng nghi ngờ.

“Thọ chi phất thất” (Tiếp nhận, chẳng để mất), chúng ta đã tiếp nhận, hoàn toàn tiếp nhận, quyết định chẳng để mất đi. “Mất đi” là gì? Quên bẵng là mất đi. Tịnh niệm chẳng thể liên tục, đứt đoạn, đó là “mất đi”! Trong Phật pháp, chúng ta gọi chuyện này là “thất niệm” (失念), [nghĩa là] đánh mất ý niệm, quên bẵng. Thông thường, [chư tổ, chư đại đức] dạy chúng ta niệm Phật, mỗi ngày phải có số lượng nhất định, đều nhằm thuận tiện cho kẻ sơ học. Kẻ sơ học vọng tưởng, phiền não quá nhiều, bất tri, bất giác, chúng bèn dấy lên hiện hành. Do vậy, có thể biết, trong A Lại Da Thức chứa đựng chủng tử của vọng tưởng và phiền não hết sức nhiều. Sức lực của chúng cũng mạnh mẽ, vì chúng có thể hiện tiền bất cứ lúc nào. Chủng tử niệm Phật ít ỏi, sức mạnh yếu ớt, cho nên niệm niệm bèn quên tuốt! Còn có rất nhiều kẻ tay lần tràng hạt, niệm “A Di Đà Phật, A Di Đà Phật”, niệm chẳng được bao lâu, quên bẵng A Di Đà Phật, tay vẫn lần tràng hạt thoăn thoắt, nhưng Phật hiệu chẳng còn nữa, kẻ ấy lại dấy lên vọng tưởng. Lúc mới học, thường có [tình trạng ấy], đó là “thất niệm”, chứng tỏ sức mạnh của Phật hiệu rất yếu. Chủng tử Phật hiệu chẳng nhiều, sẽ chẳng thể chống lại phiền não, vọng tưởng. Chúng ta phải luyện tập chẳng gián đoạn; vì thế, mỗi ngày phải ấn định niệm bao nhiêu câu Phật hiệu, nhất định là chẳng thể gián đoạn. Đấy là vun bồi.

Cổ nhân nói: “Đổi chỗ sống sít thành chỗ chín nhừ, đổi chỗ chín nhừ thành chỗ sống sít”. “Sống sít” là xa lạ. Đối với chúng ta, Phật hiệu rất xa lạ, còn phiền não tập khí lại rất quen thuộc, rất dễ hiện tiền. Thay đổi hai điều ấy một phen, dần dần phiền não tập khí sẽ trở thành xa lạ, Phật hiệu dần dần niệm thuần thục, công phu bèn thành tựu. Chúng ta thường nói “công phu thành phiến”, thật sự đảo ngược giữa hai đằng chín và sống, công phu sẽ thành phiến.

          Nhưng trong xã hội hiện thời,  có khá nhiều đồng tu công việc bận

rộn, gia đình cũng bận tít mù, mỗi ngày phải ấn định bao nhiêu câu Phật hiệu, có thể nói là hết sức khó khăn cho họ. Nói thật ra, đối với kẻ sơ học, để có thể chuyển biến giữa sống và chín, nếu mỗi ngày niệm ít hơn một vạn câu Phật hiệu, [sẽ chuyển biến] rất khó khăn. Nói chung phải là từ một vạn tiếng trở lên! Niệm dăm ba năm mới có thể dần dần chuyển biến được. Đối với kẻ sơ học, điều này khá khó khăn, nhất là đối với những người trẻ tuổi trong hiện thời. Tôi dạy đồng tu cách Thập Niệm, cách Thập Niệm đích xác là có thể giúp chúng ta chuyển sống thành chín. Pháp Thập Niệm tốn ít thời gian, mỗi lần niệm chỉ cần một phút, nhưng một ngày chẳng thể ít hơn chín lượt niệm. Cứ cách hai, ba tiếng đồng hồ, bèn niệm một lần. Niệm theo kiểu ấy trong dăm ba năm, sẽ biến thành thói quen, [sức mạnh của thói quen] hết sức mạnh mẽ. Do vậy, có thể biết: Đây là cách niệm Phật chẳng gián đoạn, mỗi ngày chín lần, mỗi lần chẳng gián đoạn, đó là “tiếp nối”, cũng phù hợp ý nghĩa “tịnh niệm tương kế”. Tuy chúng ta niệm Phật mười tiếng, mười câu Phật hiệu ấy thanh tịnh, xác thực chẳng có vọng tưởng, chẳng có phân biệt, chẳng có phiền não, chẳng có tạp niệm. Mười câu, câu nọ tiếp nối câu kia, cứ hai ba tiếng đồng hồ lại niệm tiếp mười tiếng, dùng phương pháp này. Phương pháp này tương ứng với nguyên tắc do Đại Thế Chí Bồ Tát đã dạy. Đối với thế hệ hiện tại mà nói thì ai nấy đều có thể làm được. Có thể niệm từ chín lần trở lên, đương nhiên là càng tốt hơn, nhưng chẳng thể ít hơn chín lần được! Đương nhiên là niệm càng nhiều càng hay, mỗi lần là một phút. Chư vị thường xuyên dùng phương pháp này tức là đã “thọ” (tiếp nhận pháp môn Tịnh Độ). “Phất thất” (弗失) là không mất. Chúng ta phải tiếp nhận, phải nghiêm túc tu học.

Tiếp đó là hai tỷ dụ:

1)“Sắc” (敕) là mệnh lệnh của đế vương, chẳng có ai không tuân theo.

2) “Như tuân phụ mạng” (Như tuân mệnh lệnh của cha): Trong gia đình, cha lớn nhất, lời cha nói nhất định phải vâng theo, vâng theo có ý nghĩa “lãnh nhận”.

Dùng chuyện này để tỷ dụ: Chúng ta đối với giáo huấn của đức Phật phải vâng phục, phải hoàn toàn tiếp nhận.

          (Sao) Trọng sở văn giả, trung tâm cảm kích, ngũ thể kiều cần, như mông chí cực chi ân, bái tạ vô dĩ, cố vân trọng dã.

()重所聞者 中心感激 五體翹勤 如蒙至極之

恩,拜謝無已,故云重也。

(Sao: “Tôn trọng điều được nghe”: Trong tâm cảm kích, năm vóc ân cần thiết tha ngưỡng vọng, như được đội ân tột bậc, lạy tạ không ngơi, nên nói là “trọng”).

          “Trọng” (重) là tôn trọng. Tâm tôn trọng sanh từ nơi đâu? Sanh từ lòng cảm ơn. Nếu đức Thế Tôn chẳng nói ra pháp môn này, nói trạng huống trong Tây Phương Cực Lạc thế giới, chúng ta làm sao hiểu được? Đấy là ân đức vô tận của đức Phật đối với chúng ta. Chúng ta do được đức Phật giới thiệu, biết có Tây Phương Cực Lạc thế giới, do giáo huấn của đức Phật, bèn biết phải nên tu hành như thế nào thì mới có thể vãng sanh Tây Phương. Từ vô lượng kiếp tới nay, chúng ta ở trong lục đạo chịu đựng nỗi khổ sanh tử luân hồi, chẳng có lúc thoát ra, nay gặp gỡ kinh điển này, gặp gỡ pháp môn này, lẽ nào chẳng hoan hỷ? Lẽ đâu chẳng cảm kích? Coi như nay chúng ta đã tìm được một con đường để vĩnh viễn thoát khỏi luân hồi, vĩnh viễn đoạn dứt sanh tử, tìm ra đường lối ấy. Vì thế, cái tâm cảm ơn tự nhiên sanh khởi. Do cảm ơn, sẽ tôn trọng pháp môn này. Đó là “trọng sở văn”.

           (Sao) Tu trì giả, cổ nhân tấn nhi văn đạo ư sư, thoái nhi tu đạo ư kỷ, phi như kim nhân nhập nhĩ xuất khẩu dã.           

     ()修持者,古人進而聞道於師,退而修道於己,非如今人入耳出口也。

(Sao: “Tu trì”: Cổ nhân tiến [vào giảng tòa] để nghe đạo nơi thầy, [nghe xong] lui về bèn tự mình tu đạo, chẳng như người hiện thời, nghe lọt vào tai bèn thoát ra đằng miệng).

          Nhằm giải thích chữ “nhi khứ” (而去) [trong chánh kinh, tức là câu] “tác lễ nhi khứ”. “Tác lễ” (作禮: làm lễ) [nhằm biểu thị] lòng tôn trọng đối với điều đã được nghe, “nhi khứ” là tu hành. Người thời cổ chân tu, thật hành. “Tấn nhi văn đạo ư sư” (Tiến vào, bèn nghe đạo nơi thầy): Họ đến tham học, cầu thiện tri thức dạy bảo. Nghe xong, trở về bèn làm theo, thật sự thực hiện, thật sự tu hành, chẳng giả! “Phi như kim nhân” (Chẳng như người hiện thời), chữ “kim nhân” (今人) chỉ người sống vào đời Minh. Người đời Minh mà còn có nỗi tệ hại ấy, nghe thiện tri thức thuyết pháp, nghe xong, họ chẳng hành, chỉ biết nói suông. Vì thế bảo là “nhập nhĩ xuất khẩu” (入耳出口: lọt vào tai, thoát ra đằng miệng). “Nhập nhĩ xuất khẩu” là nghe lỏm, nói mò, nghe nói như thế nào bèn nhắc lại như thế ấy, chẳng có công phu tu hành thật sự. Chẳng như cổ nhân, cổ nhân là chính mình tu hành, thật sự có tâm đắc thì mới nói. Chẳng trải qua sự tu trì thật sự, họ chẳng nói. Phải khảo nghiệm, chứng minh giáo huấn ấy là chân thật, chính mình thật sự được thọ dụng rồi mới vui vẻ giới thiệu cùng người khác. Chúng ta thấy câu này, nghĩ lại chúng ta trong hiện thời, toàn là lọt vào tai, thốt ra miệng!

          (Sao) Tam tư lương giả, như thượng văn nhi tín, tức Tín Tư; tín nhi thọ tức Nguyện Tư; thọ nhi khứ tức Hành Tư dã.

          ()三資糧者,如上聞而信,即信資;信而受,即願資;受而去,即行資也。

(Sao: “Ba tư lương”: Như trong phần trên, nghe xong tin tưởng là tư lương Tín; tin rồi tiếp nhận chính là tư lương Nguyện; tiếp nhận rồi hành trì tức là tư lương Hạnh vậy).

          “Tam tư lương” là ba điều kiện Tín, Nguyện, Hạnh. “Văn nhi tín” (Nghe rồi tin) là Tín Tư. “Tín nhi thọ” (Tin rồi tiếp nhận), Thọ là Nguyện. Người chẳng có nguyện, làm sao có thể tiếp nhận cho được? “Thọ nhi khứ” (tiếp nhận rồi hành trì), “khứ” là thật sự làm, thật sự hành. Nói theo cách hiện thời, “tư lương” là ba điều kiện để vãng sanh Tịnh Độ. Ba điều kiện ấy thảy đều trọn đủ. “Tư lương” (資糧) là tỷ dụ, trước kia đi xa, rất nhiều chỗ hẻo lánh chẳng có lữ quán (nhà trọ, khách sạn), nhất định phải mang theo lương khô. Khoác theo một túi gạo, hoặc đem theo lương khô, mang theo những thứ để ăn thì gọi là Lương (糧); Tư (資) là giắt theo mình một ít tiền, làm chi phí đi lại. Hiện thời thuận tiện, nhiều khách sạn, không chỉ là chẳng cần mang theo lương khô, mà tiền cũng chẳng phải đem theo. Một cái thẻ tín dụng là có thể du hành khắp cả thế giới.

          (Sao) Tam Huệ giả, văn tức Văn Huệ; hoan hỷ tín thọ giả, tức Tư Huệ; khứ nhi tu trì giả, tức Tu Huệ giả.

     ()三慧者,聞即聞慧;歡喜信受者,即思慧;去而修持者,即修慧也。

(Sao: Tam Huệ: Nghe là Văn Huệ; hoan hỷ tin nhận là Tư Huệ; rời đi tu trì là Tu Huệ).

          “Tam Huệ”: Bồ Tát tu tập Tam Huệ Văn, Tư, Tu. Có thể thấy là qua mấy câu trong phần Lưu Thông này, ý nghĩa tam tư lương Tín, Nguyện, Hạnh và tam huệ Văn, Tư, Tu đều viên mãn, trọn đủ.

          (Sớ) Hựu thử hoan hỷ, diệc cụ thanh tịnh tam nghĩa, như Quán Sớ trung thuyết.

          (Sao) Tam nghĩa giả, Quán Kinh Sớ vị: “Nhất năng thuyết nhân thanh tịnh, nhị sở thuyết pháp thanh tịnh, tam y pháp đắc quả thanh tịnh. Cụ thử tam nghĩa, cố hoan hỷ”.

          ()又此歡喜,亦具清淨三義,如觀疏中說。

          ()三義者,觀經疏謂:一能說人清淨,二所說法清淨,三依法得果清淨。具此三義,故歡喜。

(Sớ: Sự hoan hỷ ấy lại có ba ý nghĩa thanh tịnh, như trong Quán Kinh Sớ đã nói.

Sao: “Ba nghĩa”: Quán Kinh Sớ viết: “Một là người thuyết pháp thanh tịnh, hai là pháp được thuyết thanh tịnh, ba là nương vào đó [tu tập] sẽ đắc quả thanh tịnh”. Do có ba nghĩa ấy nên hoan hỷ).

          Cuối bộ Quán Kinh Sớ Sao, Thiện Đạo đại sư bảo “hoan hỷ” có ba ý nghĩa thanh tịnh. Do vậy, người ấy (người nghe pháp môn này) có thể sanh tâm hoan hỷ.

          (Sao) Kim trì danh vãng sanh, nãi Phật sở thuyết, Phật thị Nhất Thiết Trí nhân, phi tứ nhân đẳng dã, tắc nhân thanh tịnh. Ngộ như thị nhân, ninh bất hoan hỷ?

          ()今持名往生,乃佛所說,佛是一切智人,非四人等也,則人清淨。遇如是人,寧不歡喜。

(Sao: Nay pháp trì danh vãng sanh do đức Phật nói. Đức Phật là bậc Nhất Thiết Trí, chẳng phải là bốn hạng người, cho nên Ngài là bậc thanh tịnh. Gặp được người như vậy, há chẳng hoan hỷ ư?)

          Đây là lời giải thích cho sự thanh tịnh thứ nhất. Trong kinh, đức Phật đã dạy, kinh Phật có năm hạng người nói: Thứ nhất là đức Phật tự tuyên nói, thứ hai là đệ tử Phật nói, thứ ba là do tiên nhân thuyết, thứ tư là do chư thiên nói, thứ năm là do hóa nhân nói. Nhưng trừ đức Phật ra, những kinh do người khác nói đều phải được Phật ấn chứng, tức là đức Phật đồng ý thì kinh ấy mới được [coi là kinh Phật thật sự].

Đức Phật không hiện diện thì tìm ai để chứng minh? Kinh Đại Thừa và Tiểu Thừa đều nói đến Pháp Ấn. Kinh nào khế hợp Pháp Ấn, sẽ coi là được đức Phật thừa nhận, giống như do chính đức Phật nói. Kinh Tiểu Thừa là ba Pháp Ấn: “Vô thường, vô ngã, Niết Bàn”. Nghĩa lý trong những điều do họ nói nhất định phải khế hợp ba nguyên tắc ấy [thì mới được thừa nhận là kinh]. Kinh Đại Thừa chỉ có một Pháp Ấn là Thật Tướng. Những điều người ấy nói xác thực là “Thật Tướng của các pháp”, thì cũng như là do chính đức Phật đã nói.

Trong năm hạng người ấy, trừ đức Phật ra, bốn loại người thuyết pháp kia đều chẳng thanh tịnh. Đức Phật mới là bậc thanh tịnh cùng cực, tâm Phật thanh tịnh, thân Phật thanh tịnh, cảnh giới thanh tịnh, [đó chính là] “người nói thanh tịnh”! Kinh này do đức Phật đích thân tự nói, lẽ nào chúng ta chẳng hoan hỷ? Chẳng phải là do người khác nói thay Ngài!

          (Sao) Trì danh vãng sanh, tức chứng tam-muội, thị Viên Đốn giáo, phi quyền pháp dã, tắc pháp thanh tịnh. Văn như thị pháp, ninh bất hoan hỷ?

     ()持名往生,即證三昧,是圓頓教,非權法也,則法清淨。聞如是法,寧不歡喜。

(Sao: “Trì danh vãng sanh bèn chứng tam-muội” chính là giáo pháp Viên Đốn, chẳng phải là quyền pháp, cho nên là pháp thanh tịnh. Nghe pháp như thế, há chẳng hoan hỷ ư?)

          Pháp môn này chẳng giống những pháp môn Đại Thừa khác. Pháp môn này rất đơn giản, rất dễ dàng, rất ổn thỏa, thích đáng, lại rất nhanh chóng. Vì thế, nó thuộc về Viên Giáo, “viên” là viên mãn, chẳng có khiếm khuyết. Nếu chư vị đồng tu đọc lời khai thị về Niệm Phật của Liên Trì đại sư, sẽ biết pháp môn này đúng là viên mãn rốt ráo. “Đốn” (頓) là nhanh chóng, đốn siêu. Bồ Tát tu hành có năm mươi mốt giai cấp, pháp môn này chẳng có giai cấp, thuộc về Đốn Giáo. “Tức chứng tam-muội”: Thiền Tông gọi tam-muội là “minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật”, tông này gọi là Niệm Phật tam-muội. Trong kinh, đức Phật thường bảo: “Niệm Phật tam-muội, tam-muội trung vương” (Niệm Phật tam-muội là vua trong các tam-muội), là tam-muội rốt ráo viên mãn, cũng chính là Lý nhất tâm bất loạn trong các loại nhất tâm bất loạn như đã được nói trong bản kinh này. “Trì danh vãng sanh” bèn chứng, quý vị nói xem: Có mau chóng lắm hay không? Đấy là “pháp thanh tịnh”.

Tu học pháp môn khác phải trải qua nhiều năm, nhiều kiếp, chứng đắc rất khó khăn! Tiểu Thừa Sơ Quả Tu Đà Hoàn muốn chứng đắc A La Hán còn phải bảy lần qua lại trong cõi nhân gian hoặc cõi trời, thọ mạng trong nhân gian ngắn ngủi, thọ mạng trong cõi trời dài lâu, tính toán thời gian toàn là những con số thiên văn, há có pháp nào mau chóng như thế ư? Có pháp nào viên mãn như pháp này? Do vậy, so sánh hết thảy các pháp, pháp môn Niệm Phật vãng sanh bất thoái thành Phật là bậc nhất, thanh tịnh tột bậc, chẳng có gì thanh tịnh hơn được. Nghe pháp như thế, há lẽ nào chẳng hoan hỷ? Pháp môn này là pháp môn bậc nhất để hết thảy chư Phật Như Lai độ chúng sanh thành Phật đạo, chúng ta gặp được, đương nhiên là hoan hỷ, hoan hỷ khôn sánh!

          (Sao) Trì danh vãng sanh, tức bất thoái chuyển, trực chí thành Phật, phi tiểu quả dã, tắc quả thanh tịnh. Chứng như thị quả, ninh bất hoan hỷ?    

()持名往生,即不退轉,直至成佛,非小果也,則果清淨。證如是果,寧不歡喜。

(Sao: Trì danh vãng sanh tức là bất thoái chuyển, mãi cho đến khi thành Phật, chẳng phải là tiểu quả, tức là quả thanh tịnh. Chứng quả như vậy, há chẳng hoan hỷ ư?)

          “Tiểu quả” là A La Hán, Bích Chi Phật. Nay do pháp môn này, chúng ta quyết định vãng sanh trong một đời, sẽ đến Tây Phương Cực Lạc thế giới trong một đời, viên chứng ba món Bất Thoái, trong một đời bèn chứng đắc Phật Quả rốt ráo viên mãn. Quả báo thanh tịnh, trong các pháp môn khác cũng chẳng tìm thấy. Lấy kinh Hoa Nghiêm để nói, Nhất Chân pháp giới của Tỳ Lô Giá Na Phật trong kinh Hoa Nghiêm cũng chẳng sánh bằng sự thanh tịnh của Tây Phương Cực Lạc thế giới. Vì sao có thể nói như vậy? Nếu thế giới Hoa Tạng của Tỳ Lô Giá Na Phật còn thanh tịnh hơn thế giới Tây Phương, Văn Thù và Phổ Hiền lại cần gì phải phát nguyện vãng sanh? Văn Thù và Phổ Hiền là Hậu Bổ Phật của Tỳ Lô Giá Na Phật, các Ngài đều phải phát nguyện cầu sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới. Điều này khiến cho chúng ta suy ra: Thế giới Tây Phương nhất định là phải thanh tịnh hơn thế giới Hoa Tạng. Quả báo thanh tịnh!

Những lời lẽ này là do Thiện Đạo đại sư khi chú giải đoạn kinh văn “hoan hỷ tín thọ, tác lễ nhi khứ” trong kinh Quán Vô Lượng Thọ đã nói. Liên Trì đại sư áp dụng những lời ấy vào kinh Di Đà hết sức thích đáng. Quán Kinh cũng là một kinh trong ba kinh Tịnh Độ, đều nhằm chuyên môn giới thiệu Tây Phương Cực Lạc thế giới, chuyên môn khuyên chúng ta niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ.

          (Sớ) Hựu thử hoan hỷ, diệc thông thâm thiển, các tùy sở đắc.

          ()又此歡喜,亦通深淺,各隨所得。

(Sớ: Lại nữa, hoan hỷ cũng bao gồm mức độ cạn và sâu, tùy theo mỗi người mà đạt được).

          Căn tánh của mỗi chúng sanh khác nhau, [cho nên] họ nghe pháp, sẽ đạt được lợi ích cạn hay sâu khác nhau. Người thiện căn dầy, sau khi nghe, bèn thật sự tin tưởng, thật sự hành, chẳng bao lâu bèn chứng đắc Niệm Phật tam-muội. Đó là lợi ích bậc thượng. Người căn tánh bậc trung, nghe xong cũng hoan hỷ, cũng tu hành. Tuy tu hành, chẳng thể chuyên tâm, nên đạt được lợi ích nông cạn. Người hạ căn tuy nghe kinh cũng có thể sanh tâm hoan hỷ, miệng suốt ngày niệm “A Di Đà Phật, A Di Đà Phật”, trong tâm dấy vọng tưởng. Đối với tiếng tăm, lợi dưỡng, tham, sân, si, mạn trong thế gian này, thứ gì cũng đều chẳng buông xuống, chỉ gieo thiện căn mà thôi, vãng sanh trong một đời này rất khó khăn! Chẳng phải là kinh có cạn hay sâu, mà là do người nghe căn tánh khác nhau, cho nên đạt được [lợi ích] cạn hay sâu sai khác!

          (Sao) Thâm thiển giả, như Hoa Nghiêm Sơ Địa, danh Hoan Hỷ Địa, văn trung cụ nhị thập hoan hỷ, nhất, đương đắc thập cú, như sở vị niệm chư Phật cố sanh hoan hỷ, niệm chư pháp cố sanh hoan hỷ đẳng.

          (Diễn) Niệm chư Phật, niệm chư pháp giả, chư Phật vị cứu cánh lý, tức sở vị bình đẳng Pháp Thân biến nhất thiết xứ dã. Chư pháp vị cứu cánh trí, tức sở vị viên mãn bí mật tạng. Vô lượng diệu pháp môn dã. Sơ Địa chứng biến mãn Pháp Thân, dữ diệu giác pháp lưu thủy tiếp. Cố năng niệm chư Phật pháp, sanh đại hoan hỷ dã.

     ()深淺者,如華嚴初地,名歡喜地,文中具二十歡喜,一、當得十句,如所謂念諸佛故生歡喜,念諸法故生歡喜等。

          ()念諸佛念諸法者 。諸佛謂究竟理 。即所謂平等法

身遍一切處也。諸法謂究竟智。即所謂圓滿祕密藏。無量妙法門也。初地證遍滿法身。與妙覺法流水接。故能念諸佛法。生大歡喜也。

(Sao: “Cạn hay sâu”: Như trong kinh Hoa Nghiêm, Sơ Địa được gọi là Hoan Hỷ Địa, trong phần kinh văn ấy có nói hai mươi điều hoan hỷ. Một là mười câu “sẽ được”, như là: Vì niệm chư Phật nên sanh hoan hỷ, vì niệm chư pháp nên sanh hoan hỷ.

Diễn: “Niệm chư Phật, niệm chư pháp”: “Chư Phật” là nói tới Lý rốt ráo, tức là như thường nói “Pháp Thân bình đẳng trọn khắp hết thảy mọi nơi”. “Chư pháp” là nói tới Trí rốt ráo, tức là như thường nói “viên mãn bí mật tạng”, tức vô lượng pháp môn mầu nhiệm. Sơ Địa chứng Pháp Thân trọn khắp, tiếp xúc dòng nước pháp diệu giác. Vì thế, có thể niệm chư Phật, bèn sanh ra niềm hoan hỷ to lớn).

          Đoạn văn này ở trong Hoa Nghiêm Sớ Sao, quyển bốn mươi tư, trang ba mươi mốt.

          (Sao) Kim văn thử kinh giả, tự khánh ngã diệc đương lai đắc như A Di Đà Phật, ngã diệc đương lai đắc A Di Đà Phật như thị diệu pháp dã.

          ()今聞此經者,自慶我亦當來得如阿彌陀佛,我亦當來得阿彌陀佛如是妙法也。

(Sao: Nay người nghe kinh này, cũng tự mừng rỡ trong tương lai ta cũng sẽ được như A Di Đà Phật, trong tương lai ta cũng đắc diệu pháp như A Di Đà Phật).

          Chúng ta đọc kinh này, nghe xong kinh này, có cảm xúc ấy hay chăng? Có thể có cảm tưởng như vậy, tức là hơi có đôi chút tâm đắc, có mấy phần tương ứng, chính mình hết sức mừng rỡ, [cảm thấy] may mắn. Không chỉ là sanh vào Tây Phương Cực Lạc thế giới sẽ giống như A Di Đà Phật, mà ngay trong hiện tại đã giống. “Tu hành”, nói thông tục, sẽ là biến đổi cái tâm, biến cái tâm phàm phu của chúng ta thành tâm Phật. Chiếu theo giáo huấn trong kinh điển để chuyển biến quan niệm của chúng ta. Quan niệm là tư tưởng, kiến giải, chúng ta nói là “cách nhìn, cách nghĩ”. “Quan” (觀) là cách nhìn, “niệm” (念) là cách nghĩ. Đối với những chỗ khác biệt giữa cách nhìn, cách nghĩ của chúng ta và Phật, nhất định phải vứt bỏ quan niệm của chính mình, tiếp nhận quan niệm của Phật, đó là “chuyển phàm thành thánh”; nhưng tiêu chuẩn sau đây chính là tiêu chuẩn bậc nhất, tức là A Di Đà Phật! Thích Ca Mâu Ni Phật tán thán A Di Đà Phật là “quang trung cực tôn, Phật trung chi vương” (quang minh tôn quý nhất, vua trong các Phật). Chúng ta dùng A Di Đà Phật làm tiêu chuẩn, làm khuôn mẫu để tu học, phải nhào nặn chúng ta sao cho giống A Di Đà Phật như đúc! Đấy chính là “tự khánh ngã diệc đương lai đắc như A Di Đà Phật” (tự mừng trong tương lai cũng như A Di Đà Phật), giống như A Di Đà Phật. “Ngã diệc đương lai đắc A Di Đà Phật như thị diệu pháp” (Trong tương lai, ta cũng đắc diệu pháp như A Di Đà Phật), “diệu pháp” là kinh A Di Đà. Kinh A Di Đà chính là tư tưởng, kiến giải, và hành vi của chúng ta. Cùng Phật dung hợp thành một Thể, dung hợp với kinh thành một Thể, lẽ nào chẳng hoan hỷ?

          (Sao) Nhị, hiện đắc thập cú, sở vị chuyển ly nhất thiết thế gian cảnh giới, cố sanh hoan hỷ, thân cận nhất thiết Phật, cố sanh hoan hỷ đẳng. Kim văn thử kinh giả, hiện đắc chuyển ly Sa Bà ngũ trược cảnh giới, hiện đắc vãng sanh Tịnh Độ, thân cận Di Đà cập chư Phật dã. Thử hoan hỷ thuộc địa vị trung.

(Diễn) Chuyển ly nhất thiết cảnh giới cố sanh hoan hỷ giả, Sơ Địa Bồ Tát chứng tam vô tánh, vĩnh ly nhân chấp, bất trước ngoại cảnh, pháp chấp phân biệt diệc bất hiện hành. Cố vân: Chuyển ly nhất thiết thế gian cảnh giới. Thân cận nhất thiết Phật cố sanh hoan hỷ giả, Sơ Địa đắc vô phân biệt tâm, dữ chư Phật trí dụng tương ứng, duy y pháp lực tự nhiên tu hành, huân tập Chân Như, diệt vô minh cố. Cố vân “cận nhất thiết Phật”. Hựu thử địa Bồ Tát, ư nhất niệm khoảnh, năng chí thập phương vô dư thế giới, cúng dường chư Phật, thỉnh chuyển pháp luân, cố vân “thân cận nhất thiết Phật”.

          ()二、現得十句,所謂轉離一切世間境界故生歡喜,親近一切佛故生歡喜等。今聞此經者,現得轉離娑婆五濁境界,現得往生淨土親近彌陀及諸佛也。此歡喜屬地位中。

            ()轉離一切境界故生歡喜者。初地菩薩證三無性。永離人執。不著外境,法執分別亦不現行。故云。轉離一切世間境界。親近一切佛故生歡喜者。初地得無分別心。與諸佛智用相應。唯依法力自然修行。熏習真如滅無明故。故云近一切佛。又此地菩薩。於一念頃。能至十方無餘世界。供養諸佛。請轉法輪。故云親近一切佛。

(Sao: Hai là mười câu “đắc trong hiện tại”, nghĩa là: Do chuyển biến, lìa khỏi hết thảy cảnh giới thế gian, nên sanh hoan hỷ, thân cận hết thảy Phật nên sanh hoan hỷ v.v… Nay người nghe kinh này, nay đã chuyển biến, lìa khỏi cảnh giới Ngũ Trược chốn Sa Bà, ngay trong hiện tại, được vãng sanh Tịnh Độ, thân cận Di Đà và chư Phật. Đấy là sự hoan hỷ thuộc trong địa vị [Sơ Địa].

Diễn: “Chuyển biến, lìa khỏi hết thảy cảnh giới nên sanh hoan hỷ”: Sơ Địa Bồ Tát chứng ba vô tánh[1], vĩnh viễn lìa khỏi nhân chấp (ngã chấp), chẳng chấp trước ngoại cảnh. Pháp Chấp phân biệt cũng chẳng hiện hành. Vì thế nói là “chuyển biến, lìa khỏi hết thảy cảnh giới thế gian”. “Thân cận hết thảy chư Phật nên sanh hoan hỷ”: Sơ Địa đắc tâm vô phân biệt, tương ứng với Trí và Dụng của chư Phật, chỉ nương theo pháp lực mà tự nhiên tu hành, huân tập Chân Như, diệt vô minh. Vì thế nói là “thân cận hết thảy Phật”. Lại nữa, Bồ Tát thuộc địa vị này, trong khoảng một niệm, có thể đến các thế giới trong mười phương chẳng sót cõi nào, cúng dường chư Phật, thỉnh chuyển pháp luân. Vì thế nói là “thân cận hết thảy chư Phật”).

 “Địa” [ở đây] là Hoan Hỷ Địa. Nói cách khác, nay chúng ta có được bộ kinh này, thật sự có thể tin tưởng, thật sự có thể tiếp nhận, thật sự có thể y giáo phụng hành, niềm hoan hỷ ấy gần giống như niềm hoan hỷ của Sơ Địa Bồ Tát, điều này rất chẳng thể nghĩ bàn!

          (Sao) Nhi Sơ Hạnh diệc danh hoan hỷ, Sơ Trụ văn trung diệc vân hoạch vô biên hoan hỷ đẳng, cố vân thâm thiển.

(Diễn) Sơ Hạnh diệc danh Hoan Hỷ giả, thử vị Bồ Tát đa hành Thí Độ, nội ngoại nhất thiết tất giai huệ thí. Kiến cầu khất giả, tâm đại hoan hỷ: “Ngã đắc thiện lợi”. Bỉ thọ thí giả, diệc phục hoan hỷ cố. Sơ Trụ diệc vân hoạch vô biên hoan hỷ giả, dĩ Sơ Trụ Bồ Tát, tín tri nhất thiết pháp, tùng bổn dĩ lai tự Niết Bàn cố. Hựu thử vị năng bát tướng thành đạo, tự giác, giác tha, cố hoạch vô biên hoan hỷ.

          ()而初行亦名歡喜,初住文中亦云獲無邊歡喜等,故云深淺。

          ()初行亦名歡喜者。此位菩薩多行施度。內外一切悉皆惠施。見求乞者心大歡喜。我得善利。彼受施者。亦復歡喜故。初住亦云獲無邊歡喜者。以初住菩薩。信知一切法。從本以來自涅槃故。又此位能八相成道。自覺覺他。故獲無邊歡喜。

(Sao: Nhưng Sơ Hạnh cũng gọi là Hoan Hỷ. Trong phần kinh văn giảng về địa vị Sơ Trụ cũng nói “đạt được vô biên hoan hỷ” v.v… Vì thế nói là “cạn hay sâu”.

Diễn: Sơ Hạnh cũng gọi là hoan hỷ, Bồ Tát thuộc địa vị này phần nhiều hành Bố Thí Ba La Mật, hết thảy trong ngoài đều có thể bố thí. Thấy người đến cầu xin, tâm hết sức hoan hỷ: “Ta được điều lợi tốt lành”. Người được bố thí cũng hoan hỷ. “Sơ Trụ cũng nói là đạt được vô biên hoan hỷ”: Do Sơ Trụ Bồ Tát tin biết hết thảy các pháp vốn sẵn là Niết Bàn. Địa vị này lại có thể thị hiện tám tướng thành đạo, tự giác, giác tha, cho nên đạt được vô biên hoan hỷ).

 Sơ Địa Bồ Tát sâu hơn Sơ Hạnh Bồ Tát quá nhiều! Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa, địa vị của các Ngài sai khác nhiều ngần ấy, nên sự hoan hỷ có [mức độ] cạn hay sâu khác biệt! Trong các đồng tu chúng ta, cũng có sự sai biệt rất rõ rệt, giữa người thật sự khế nhập và kẻ chẳng khế nhập có sự bất đồng rất lớn!

          (Sao) Nhược thiển chi hựu thiển chi, tắc tùy kỳ phân lượng, diệc đắc pháp hỷ chi lạc nhi dĩ.

          (Diễn) Tùy kỳ phân lượng, đắc pháp hỷ giả. Sơ tâm hạ phàm, bất năng nhập Lý trị Hoặc, cập  dữ  sanh  thiện. Văn  thế  giới  tất-đàn,

diệc đắc hoan hỷ ích dã.

          ()若淺之又淺之,則隨其分量,亦得法喜之樂而已。

          ()隨其分量得法喜者。初心下凡。不能入理治惑。及與生善。聞世界悉檀。亦得歡喜益也。

(Sao: Nếu xét theo mức độ đã nông cạn lại càng nông cạn hơn nữa, thì tùy theo trình độ mà cũng đắc niềm vui pháp hỷ đó thôi!

Diễn: “Tùy theo trình độ mà đắc pháp hỷ”: Sơ tâm, phàm phu hạ căn, chẳng thể nhập Lý để đối trị phiền não thì cũng được lợi ích sanh thiện, do nghe [pháp môn này] bèn đối với thế giới tất-đàn, cũng được lợi ích hoan hỷ).

          “Thiển chi hựu thiển” là nói bọn phàm phu chúng ta. Trong Luận Ngữ, câu nói đầu tiên của Khổng lão phu tử là “học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ” (học rồi luôn tập luyện, há cũng chẳng vui sao). “Duyệt” (悅) là hoan hỷ, sự hoan hỷ sanh khởi từ nội tâm. Hoan hỷ nhất định là do “học nhi thời tập chi”. “Học”: Nay chúng ta nghe kinh chính là học, sau khi đã nghe xong bèn làm theo; làm theo chính là “tập” (習). Nếu Văn, Tư, Tu chẳng ăn khớp, sẽ chẳng có tác dụng. Văn (聞) là tiếp nhận, Tư (思) là hiểu rõ, ta vừa tiếp nhận, bèn hiểu rõ. Đã hiểu rõ bèn lập tức phụng hành (tức là Tu), làm theo thì mới có thể đạt được “pháp hỷ”.

          (Sớ) Hựu kết quy tín thọ giả, tùng thỉ chí chung, Tín vi căn bản cố.

          ()又結歸信受者,從始至終,信為根本故。

(Sớ: Lại nữa, quy kết vào Tín Thọ vì từ đầu đến cuối, Tín là căn bản).

           Câu đầu tiên mở đầu kinh văn là “như thị ngã văn”, đấy là Tín Thành Tựu. Vừa mở đầu bèn từ Tín nhập môn, đó gọi là “Tín là nguồn đạo, mẹ công đức”. Tín là cội nguồn để nhập đạo, phải có Tín thì mới có thể nhập môn. Có Tín thì mới có thể sanh ra chánh giải, mới có thể đắc chánh hạnh. Kinh văn đến khi kết thúc, lại quy kết vào “tín thọ”. Đấy là chỉ rõ: Tu học trong Phật pháp từ đầu tới cuối, Tín là căn bản.

          (Sao) Thỉ chung giả,  thủ tiêu như thị,  nãi tín thuận chi từ,  kim

phục mạt ngôn tín thọ, tắc tri nhân tín sanh nguyện, nhân nguyện khởi hạnh.

          ()始終者,首標如是,乃信順之辭,今復末言信受,則知因信生願,因願起行。

(Sao: “Từ đầu tới cuối”: Khởi đầu đã nêu ra như thế, chính là lời lẽ tín thuận, nay đến phần cuối lại nói đến “tín thọ”, bèn biết là do Tín bèn sanh Nguyện, do Nguyện mà khởi Hạnh).

          Quý vị không tin, lấy đâu ra Nguyện? Nguyện lực mạnh hay yếu, hoàn toàn tỷ lệ thuận với tín tâm của quý vị. Quý vị tin sâu, nguyện của quý vị bèn sâu. Quý vị tin nông cạn, nguyện của quý vị cũng cạn. Cổ đức dạy người khác “tin sâu, nguyện thiết”, nhất định được vãng sanh. Đối với thâm tín, chúng ta cũng hết sức mong thâm tín, nhưng niềm tin ấy chẳng thể sanh khởi, nguyên nhân là ở chỗ nào? Đối với hai thế giới (Sa Bà và Cực Lạc), nhận thức chẳng rõ ràng, chẳng thấu triệt. [Vậy thì phải] làm như thế nào? Đọc kinh, đọc nhiều, nghĩ nhiều, đọc thuần, nghĩ sâu, chúng ta sẽ dần dần hiểu rõ ràng, hiểu rành rẽ trạng huống của hai thế giới. Càng hiểu rõ, tín tâm của quý vị càng sâu. Càng hiểu rõ, nguyện tâm càng tha thiết.

Phàm là những kẻ tín nguyện hời hợt, nông nổi, đều là do chẳng quan sát, hiểu rõ Sa Bà và Cực Lạc. Vì thế, tin sâu và nguyện thiết của chúng ta phải được vun bồi bằng đọc nhuần, nghĩ sâu. Đọc những kinh nào? Dốc sức nơi Tịnh Độ Ngũ Kinh, kinh phải đọc thông thuộc. Phải đọc những bản chú giải các kinh ấy của các vị tổ sư đại đức thời cổ cho nhiều, vì đôi khi trong kinh có những ý nghĩa chúng ta vẫn chưa thể xem hiểu được! Chẳng hạn như kinh Di Đà rất đơn giản, chúng ta niệm một biến chừng mấy phút đã xong, Liên Trì đại sư giới thiệu, chúng ta mới biết trong ấy có lắm ý nghĩa ngần ấy! Nếu Ngài chẳng giới thiệu, chúng ta có thể nghĩ tới hay không? Chẳng nghĩ tới! Vì thế, nhất định phải đọc chú giải của cổ đại đức, giúp chúng ta nhận thức, hiểu rõ, tín nguyện mới có thể sanh khởi. Do nguyện bèn khởi hạnh, quý vị thật sự mong đến Tây Phương Cực Lạc thế giới. Đương nhiên là quý vị sẽ niệm Phật, quý vị sẽ thật sự niệm. Thật sự niệm là trong tâm thật sự có A Di Đà Phật. Trừ A Di Đà Phật ra, những tạp niệm khác thảy đều buông xuống, “tịnh niệm tiếp nối” tự nhiên đạt được. Sau khi công phu đã thuần thục, sẽ gọi là “niệm mà vô niệm, vô niệm mà niệm”, đó là thật sự niệm. “Vô niệm” là miệng chẳng niệm Phật, mà “niệm” là trong tâm thật sự có [Phật].

          Có một vị lão cư sĩ bảo tôi: “Niệm Phật đã vài năm, công phu chẳng đắc lực, vọng tưởng, tạp niệm vẫn còn rất nhiều, làm như thế nào?” Tôi liền khuyên cụ: “Phải buông xuống hết thảy”. Cụ đáp: “Sư phụ ơi! Chuyện gì tôi cũng đều có thể buông xuống, nhưng chỉ có đứa cháu nội là chẳng thể bỏ được!” Tôi nói: “Cụ đổi đứa cháu thành A Di Đà Phật thì sẽ thành công”. Chư vị ngẫm xem, cụ có niệm “cháu” hay không? Cụ chẳng thể suốt ngày từ sáng đến tối niệm “cháu nội, cháu nội”, chẳng niệm, nhưng trong lòng thật sự có. Bất luận lúc nào, bất luận ở nơi đâu, niệm thứ nhất của cụ là nghĩ tới đứa cháu, đó gọi là “vô niệm mà niệm, niệm mà vô niệm”.

Do vậy, niệm Phật, lúc mới học Phật thì phải là miệng niệm, miệng niệm khiến cho Phật hiệu khắc sâu trong tâm. Trong tâm đã thật sự có, thì miệng niệm hay không, chẳng sao cả! Quan trọng nhất là trong tâm thật sự có! Trong tâm chẳng có, có suông đằng miệng, miệng có, tâm không, mỗi ngày niệm mười vạn câu Phật hiệu, cổ nhân bảo: “Gào toác cổ họng vẫn uổng công”, chẳng thể vãng sanh! Trong tâm thật sự có, miệng chẳng niệm, tới lúc đó, Phật Như Lai tiếp dẫn y hệt. Vì sao? Người ấy thật sự niệm. Chư vị nhất định phải hiểu đạo lý này. Niệm Phật là “kim tâm”, [tức là] cái tâm hiện tại, tâm là Phật! Trong tâm thật sự có A Di Đà Phật, đó là thật sự niệm. Người mới học mỗi ngày phải niệm mấy vạn câu Phật hiệu, nhằm in Phật hiệu vào tâm, nhưng in khó lắm! Nguyên nhân của sự khó khăn là do chẳng hiểu rõ chân tướng của hai thế giới. Đã thật sự hiểu thì sẽ chẳng khó! Khó ở chỗ [làm thế nào để] thông hiểu, khó ở chỗ [làm thế nào để] hiểu rõ! Hành thật sự chẳng khó! Phật pháp là “biết khó, hành dễ”, hành chẳng khó, biết quá khó! Tuy hành dễ, nhưng hành chẳng nổi, là do chẳng biết đầy đủ, trở thành chướng ngại, trí huệ chẳng đạt được, cho nên mới có Phiền Não Chướng, có Sở Tri Chướng, chướng ngại nguyện và hạnh. Chuyện là như thế đó.

          (Sao) Tùng sơ phát tâm, thứ đắc vãng sanh, cứu cánh thành Phật, giai tư tín lực, cố vân thỉ chung tín vi căn bản.

          ()從初發心,次得往生,究竟成佛,皆資信力,故云始終信為根本。

(Sao: Từ sơ phát tâm, kế đến là được vãng sanh, rốt ráo thành Phật, đều cậy vào tín lực. Vì thế nói “từ đầu đến cuối, Tín là căn bản”).

          Sức mạnh của Tín quá lớn. Chúng ta cậy  vào  tín  tâm  thanh  tịnh

kiên cố mà được sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới. Đã tới Tây Phương Cực Lạc thế giới, vẫn do tín tâm thanh tịnh kiên cố ấy mà viên chứng ba món Bất Thoái, mãi cho đến khi thành Phật. Sau khi đã thành Phật, vẫn do tín tâm thanh tịnh kiên cố ấy mà đến mười phương thế giới, chuyên môn khuyên hết thảy chúng sanh niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Tự hành và hóa độ người khác đều do tín tâm thanh tịnh kiên cố ấy, tín tâm ấy chẳng thể nghĩ bàn! “Cố vân thỉ chung, Tín vi căn bản” (Vì thế nói từ đầu đến cuối, Tín là căn bản).

          (Sớ) Đại Bổn kết kinh, bị trần chúng sanh hoạch ích, long thiên giáng tường, kim bất ngôn giả, văn tỉnh dã.

()大本結經,備陳眾生獲益,龍天降祥,今不言者,文省也。

(Sớ: Kinh Đại Bổn khi kết thúc, nói tỉ mỉ chúng sanh đạt được lợi ích [như thế nào], trời, rồng giáng hiện điềm lành, nay [kinh Di Đà] chẳng nói là do kinh văn tỉnh lược vậy).

          Đại Bổn là kinh Vô Lượng Thọ. Khi kết thúc kinh, có nói rõ chúng sanh nghe kinh đạt được lợi ích, các thứ điềm lành, nói rất tỉ mỉ. Kinh Di Đà tuy trong văn tự chẳng nói, tỉnh lược, nhưng ý nghĩa trọn đủ. Ở đây, Liên Trì đại sư nói bổ sung:

          (Sao) Đại Bổn vân: “Phật thuyết thử kinh dĩ, vô lượng chúng sanh, phát Vô Thượng Chánh Giác tâm”.

          ()大本云:佛說此經已,無量眾生,發無上正覺心。

(Sao: Kinh Đại Bổn nói: “Đức Phật nói kinh này xong, vô lượng chúng sanh phát tâm Vô Thượng Chánh Giác”).

          Đây là điều thứ nhất, là lợi ích nông cạn nhất do nghe kinh. Ở đây, xác thực là có mức độ cạn hay sâu khác biệt. Nông cạn thì phát tâm, giác ngộ. Mức độ thấp nhất là biết: Ngoài thế giới Sa Bà, còn có một thế giới Cực Lạc. Thế giới Cực Lạc tốt đẹp hơn thế giới của chúng ta. Tâm mong mỏi cõi đó, phát cái tâm ấy, đấy chính là tâm thật sự giác ngộ.

          (Sao) Vạn nhị thiên na-do-tha nhân, đắc pháp nhãn tịnh.

          ()萬二千那由他人,得法眼淨。

(Sao: Một vạn hai ngàn na-do-tha người đắc Pháp Nhãn Tịnh).

          Được lợi ích sâu hơn hạng trước một tí. Phát tâm Chánh Giác là địa vị Sơ Tín trong Viên Giáo, “đắc Pháp Nhãn Tịnh” là địa vị Sơ Trụ trong Viên Giáo, là Đại Thừa.

          (Sao) Nhị thập nhị ức chư thiên, nhân dân, đắc A Na Hàm quả.

          ()二十二億諸天人民,得阿那含果。

(Sao: Hai mươi hai ức chư thiên, nhân dân, đắc quả A Na Hàm).

          Đây là Tam Quả trong Tiểu Thừa, là địa vị Đệ Lục Tín trong Viên Giáo.

          (Sao) Bát thập vạn tỳ-kheo, lậu tận ý giải.

          ()八十萬比丘,漏盡意解。

(Sao: Tám mươi vạn tỳ-kheo, lậu tận ý giải).

          “Lậu tận ý giải” là Tứ Quả A La Hán, là địa vị Thất Tín trong Viên Giáo.

          (Sao) Tứ thập ức Bồ Tát, đắc bất thoái chuyển.

          (Diễn) Đắc bất thoái chuyển giả, Bất Thoái hữu tam: Phá Kiến Tư danh Vị Bất Thoái, phá Trần Sa danh Hạnh Bất Thoái, phá vô minh danh Niệm Bất Thoái, kim tứ thập ức Bồ Tát sở đắc, diệc các tùy kỳ phân lượng dã.

          ()四十億菩薩,得不退轉。

          ()得不退轉者。不退有三。破見思名位不退。破塵沙名行不退。破無明名念不退。今四十億菩薩所得。亦各隨其分量也。

          (Sao: Bốn mươi ức Bồ Tát đắc bất thoái chuyển.

Diễn: “Đắc Bất Thoái Chuyển”: Bất Thoái có ba loại: Phá Kiến Tư thì gọi là Vị Bất Thoái, phá Trần Sa thì gọi là Hạnh Bất Thoái, phá vô minh gọi là Niệm Bất Thoái. Nay bốn mươi ức Bồ Tát đắc Bất Thoái thì cũng là tùy theo trình độ của mỗi vị vậy).

          Bất thoái chuyển là viên chứng ba món Bất Thoái.

          (Sao) Tam thiên đại thiên thế giới lục chủng chấn động.

          (Diễn) Lục chủng chấn động giả, động, khởi, dũng, chấn, hống, kích dã. Tam chủng thị hình, tam chủng thị thanh. Ư hình thanh trung, các cử kỳ nhất, cố ngôn chấn động dã. Dao bá bất an chi vị Động. Tự hạ thăng cao chi vị Khởi. Hốt nhiên đằng cử chi vị Dũng. Ẩn ẩn xuất thanh chi vị Chấn. Hùng thanh mãnh liệt chi vị Hống. Phanh khái phát hưởng chi vị Kích. Cộng hữu thập bát tướng, nhất phương động vị chi Động. Tứ phương tề động danh Biến Động. Bát phương tề động viết Phổ Biến Động, dư ngũ diệc nhiên. Hựu trực động vi Động, tứ thiên hạ động vi Biến Động, đại thiên giới động vi Đẳng Biến Động, hạ ngũ diệc nhiên.

          ()三千大千世界六種震動。

          ()六種震動者;動起涌震吼擊也。三種是形。三種是聲。於形聲中各舉其一。故言震動也。搖播不安之謂動。自下升高之謂起。忽然騰舉之謂涌。隱隱出聲之謂震。雄聲猛烈之謂吼。砰磕發響之謂擊。共有十八相。一方動謂之動。四方齊動名遍動。八方齊動曰普遍動。餘五亦然。又直動為動。四天下動為遍動。大千界動為等遍動。下五亦然。

(Sao: Tam thiên đại thiên thế giới sáu thứ chấn động.

Diễn: Sáu thứ chấn động là động, khởi, dũng, chấn, hống, kích. Ba loại nói về hình tướng, ba loại nói về âm thanh. Do trong hình tướng và âm thanh, mỗi thứ nêu ra một loại, nên nói là “chấn động”. Rung lắc chẳng yên là Động. Từ dưới dâng lên cao là Khởi. Đột nhiên vọt lên cao là Dũng. Vang ra âm thanh ngầm dưới đất là Chấn. Âm thanh vang dội, mãnh liệt là Hống. Phát ra tiếng vang nứt vỡ, răng rắc là Kích. Có tất cả mười tám tướng: Một phương động gọi là Động. Bốn phương cùng động gọi là Biến Động. Tám phương cùng động gọi là Phổ Biến Động. Năm thứ kia cũng như vậy. Lại động ở ngay một chỗ thì là Động, tứ thiên hạ đều động là Biến Động, đại thiên thế giới cùng động thì gọi là Đẳng Biến Động, năm loại sau cũng vậy).

          Đây là thụy tướng  (瑞相: tướng tốt lành)  cảm ứng.  Nói theo Phật

pháp, y báo chuyển theo chánh báo, nhiều người nghe kinh đắc quả báo thù thắng như vậy, tự nhiên cũng có thụy tướng biến hiện, cảm vời tam thiên đại thiên thế giới chấn động.

          (Sao) Đại quang phổ chiếu thập phương quốc độ, bách thiên âm nhạc tự nhiên nhi tác.

          ()大光普照十方國土,百千音樂自然而作。

(Sao: Quang minh to lớn chiếu khắp mười phương cõi nước, trăm ngàn loại âm nhạc tự nhiên trỗi lên).

          Nhạc trời vang rền không trung.

          (Sao) Vô lượng diệu hoa, phân phân nhi giáng.

          ()無量妙華,芬芬而降。

          (Sao: Vô lượng hoa mầu nhiệm, phấp phới rơi xuống).

          Đây là không trung tuôn mưa hoa. Đại địa chấn động, thiên nhạc vang trời, trời tuôn hoa mầu nhiệm, có thụy tướng nhiều ngần ấy!

          (Sao) Nãi chí A Ca Nị Trá Thiên, giai tác chủng chủng vi diệu cúng dường.

          ()乃至阿迦膩吒天,皆作種種微妙供養。

(Sao: Cho đến tận trời Sắc Cứu Cánh đều biến ra các thứ cúng dường vi diệu).

          Đây là Sắc Cứu Cánh Thiên, tức cõi trời cao nhất trong thiên giới đến cúng dường. Đại địa chấn động, sự chấn động ấy chẳng phải là động đất, mà là tỷ dụ. “Địa” tỷ dụ tâm địa. Nhiều người tu hành chứng quả ngần ấy, chúng sanh trên đại địa sau khi nghe xong, trong tâm đều bị cảm động. Có ý nghĩa ấy, chẳng phải là nói đất thật sự chấn động.

          (Sao) Hựu vân: Nhị thập ngũ ức chúng sanh, đắc Bất Thoái Nhẫn.

          (Diễn) Bất Thoái Nhẫn, tức Nhu Thuận Nhẫn dã, vị tại Viên Thập Tín. Thử ước Tịnh Độ tam pháp nhẫn thuyết. Nhược ước giáo đạo thuyết, Thông Giáo tam pháp nhẫn, thử Bất Thoái Nhẫn, diệc tức thị Nhu Thuận Nhẫn. Dĩ thử nhẫn thuộc tánh địa. Tánh địa phương đắc bất thoái cố. Biệt Giáo ngũ nhẫn, tắc thử Bất Thoái Nhẫn, tức thị Tín Nhẫn. Dĩ Tín Nhẫn thuộc Thập Trụ. Thập Trụ dĩ đắc bất thoái cố. Viên Giáo tứ nhẫn, thử Bất Thoái Nhẫn diệc tức thị Thuận Nhẫn, nhi Viên Thất Tín chánh thuộc bất thoái cố.      

()又云:二十五億眾生,得不退忍。

()不退忍。即柔順忍也。位在圓十信。此約淨土三法忍說。若約教道說。通教三法忍。此不退忍。亦即是柔順忍。以此忍屬性地。性地方得不退故。別教五忍。則此不退忍。即是信忍。以信忍屬十住。十住已得不退故。圓教四忍。此不退忍亦即是順忍。而圓七信正屬不退故。

(Sao: Lại nói: Hai mươi lăm ức chúng sanh đắc Bất Thoái Nhẫn.

Diễn: Bất Thoái Nhẫn tức là Nhu Thuận Nhẫn, thuộc địa vị Thập Tín trong Viên Giáo. Đây là nói theo ba pháp nhẫn trong Tịnh Độ. Nếu nói theo Giáo Hạ, xét theo ba pháp nhẫn của Thông Giáo, Bất Thoái Nhẫn ở đây cũng chính là Nhu Thuận Nhẫn, vì loại Nhẫn này thuộc về Tánh địa. Đạt đến Tánh địa thì mới đắc Bất Thoái. Xét theo năm pháp nhẫn của Biệt Giáo thì pháp Bất Thoái Nhẫn này chính là Tín Nhẫn, do Tín Nhẫn thuộc về Thập Trụ, Thập Trụ đã đắc Bất Thoái. Xét theo bốn pháp Nhẫn của Viên Giáo, pháp Bất Thoái Nhẫn này cũng chính là Thuận Nhẫn. Thất Tín của Viên Giáo đã thuộc về địa vị Bất Thoái).

          Bất Thoái Nhẫn là Nhu Thuận Nhẫn, tức là Bồ Tát thuộc địa vị Đệ Thập Tín trong Viên Giáo.

          (Sao) Tứ vạn ức na-do-tha chúng sanh, ư Vô Thượng Bồ Đề, vị tằng phát ý, kim thỉ sơ phát, chủng chư thiện căn, nguyện sanh Cực Lạc thế giới, giai đương vãng sanh, các ư dị phương, thứ đệ thành Phật, đồng danh Diệu Âm.

          (Diễn) Vị tằng phát ý, kim thỉ sơ phát, diệc tức thị Viên Sơ Tín, hoặc thị Viên Sơ Trụ. Dĩ hạ văn hữu thứ đệ thành Phật, đồng danh Diệu Âm cố.     

()四萬億那由他眾生,於無上菩提未曾發意,今始初發,種諸善根,願生極樂世界,皆當往生,各於異方,次第成佛,同名妙音。

          ()未曾發意。 今始初發。 亦即是圓初信。或是圓初

住。以下文有次第成佛。同名妙音故。

          (Sao: Bốn vạn ức na-do-tha chúng sanh chưa từng phát ý nơi Vô Thượng Bồ Đề, nay mới bắt đầu phát, gieo các thiện căn, nguyện sanh về thế giới Cực Lạc, sẽ đều vãng sanh. Mỗi người sẽ ở các phương khác, lần lượt thành Phật, cùng có tên là Diệu Âm.

Diễn: “Chưa từng phát ý, nay mới bắt đầu phát” cũng chính là Sơ Tín của Viên Giáo, hoặc là Sơ Trụ trong Viên Giáo. Bởi lẽ, phần kinh văn sau đó có nói họ sẽ lần lượt thành Phật, cùng có danh hiệu là Diệu Âm).

          Hiện thời có nhiều người xin quy y, chúng tôi đều đặt pháp danh là Diệu Âm, chính là [dựa theo ý kinh văn] ở chỗ này, tức là phần cuối của kinh Vô Lượng Thọ. Trong thế giới này, có “bốn vạn ức na-do-tha chúng sanh, chưa từng phát ý nơi Vô Thượng Bồ Đề”, chẳng phát tâm, đã nghe kinh này rồi mới phát tâm. Sơ phát tâm bèn nương theo đạo lý và phương pháp trong kinh điển để tu hành, phát nguyện cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới. Ở đây, Thích Ca Mâu Ni Phật thọ ký những người ấy “giai đương vãng sanh” (sẽ đều vãng sanh). Pháp môn này đúng là “vạn người tu, vạn người đến”, nhưng trong ấy có một câu hết sức quan trọng, mọi người ngàn muôn phần đừng nên sơ sót. [Nếu sơ sót], trong tương lai chẳng thể vãng sanh, chẳng thể trách Thích Ca Mâu Ni Phật nói sai. Đức Phật chẳng nói sai, mà là do bản thân quý vị hiểu sai ý Ngài. Quý vị tự chịu trách nhiệm, chẳng phải do Phật. Câu ấy ở chỗ nào? “Chủng chư thiện căn” (Gieo các thiện căn). Quý vị có làm được hay không? “Nguyện sanh Cực Lạc”, quý vị có thật sự phát nguyện hay không? Then chốt ở ngay nơi tám chữ ấy. Quả nhiên thật sự chịu “chủng chư thiện căn, nguyện sanh Cực Lạc”, chẳng có một ai không vãng sanh!

Thiện căn là gì? Tam Phước, Lục Hòa, Tam Học, Lục Độ, mười đại nguyện vương, đấy là thiện căn. Thật sự hành, thật sự làm, chính là “chủng chư thiện căn”. Nhất tâm nhất ý cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, chẳng có một ai không vãng sanh! Đối với Tam Phước, Lục Hòa, chỉ cần quý vị làm được hai hạng mục ấy, bảo đảm vãng sanh! Có thể thực hiện Tam Học, Lục Độ, Thập Nguyện, phẩm vị bèn cao. Có thể tu mười đại nguyện vương, sanh đến Tây Phương Cực Lạc thế giới, quyết định là [sanh trong] cõi Thật Báo Trang Nghiêm. Trọn đủ Tam Phước và Lục Hòa, quyết định được sanh về cõi Phàm Thánh Đồng Cư. Đấy là bảo cho mọi người biết phương pháp gieo thiện  căn  cụ  thể. Đức

Phật thọ ký chúng ta quyết định vãng sanh, Phật chẳng nói dối.

Sanh sang Tây Phương Cực Lạc thế giới, trong tương lai sẽ quyết định thành Phật tại thế giới Tây Phương ngay trong một đời. Sau khi đã thành Phật, mười phương thế giới, nơi nào hữu duyên cùng quý vị, quý vị có thể đến chỗ ấy, dùng thân Phật để hóa độ chúng sanh, giống như phẩm Phổ Môn đã nói: “Nên dùng thân Phật để đắc độ, bèn hiện thân Phật để thuyết pháp”. Đã thành Phật thì danh hiệu của đức Phật sẽ là Diệu Âm. Diệu Âm có ý nghĩa gì? Trong sáu phương Phật, vị Phật thứ năm ở phương Đông tên là Diệu Âm; Diệu Âm chính là một câu “Nam-mô A Di Đà Phật”, âm thanh ấy mầu nhiệm! Bản thân chúng ta sẽ thành vị Phật Diệu Âm ấy, trong tương lai, vẫn dùng phương pháp này để độ chúng sanh. Vì thế, gọi là Diệu Âm Như Lai. Trong tương lai, đều có danh hiệu là Diệu Âm Như Lai, nay dùng Diệu Âm để đặt tên cho cư sĩ, nhằm nêu tỏ: “Thảy đều dùng diệu âm”. Vì thế, pháp danh Diệu Âm trong điệp quy y do đây mà có.

          (Sao) Bát vạn ức na-do-tha chúng sanh, đắc thọ ký Pháp Nhẫn.

(Diễn) Đắc thọ ký Pháp Nhẫn, thị Viên Sơ Trụ, đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn quang minh cố, hoặc thị Bát Địa, thị danh chân Vô Sanh Pháp Nhẫn cố.

          ()八萬億那由他眾生,得授記法忍。

          ()得授記法忍。是圓初住。得無生法忍光明故。或是八地。是名真無生法忍故。

          (Sao: Tám vạn ức na-do-tha chúng sanh, đắc thọ ký Pháp Nhẫn.

Diễn: “Đắc thọ ký Pháp Nhẫn” là Sơ Trụ trong Viên Giáo, đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn quang minh, hoặc là Bát Địa bèn gọi là Vô Sanh Pháp Nhẫn thật sự).

           “Đắc thọ ký Pháp Nhẫn” có hai ý nghĩa: Một là Sơ Trụ trong Viên Giáo, hai là Bát Địa Bồ Tát, Bát Địa Bồ Tát đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn chân thật. Kinh Nhân Vương bảo: Vô Sanh Pháp Nhẫn là sở chứng của Thất Địa, Bát Địa, và Cửu Địa Bồ Tát. Thất Địa Bồ Tát là hạ phẩm Vô Sanh Pháp Nhẫn, Bát Địa là trung phẩm, Cửu Địa Bồ Tát là thượng phẩm. Có thể thấy “đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn” tiêu chuẩn rất cao.

          (Sớ) Hựu Đại Bổn Chúc Lụy trì kinh công đức, kim trì thử kinh, diệc đương như thị.

(Diễn) Chúc lụy giả, vị tương thử pháp môn, chúc ư nhữ, lụy nhữ tuyên truyền dã. Cổ đức vân: Nhĩ nhược bất thị thử đẳng nhân, tự nhiên bất lai ương cập nhĩ chi ý. Hựu chúc giả, thị Như Lai kim khẩu phó chúc, linh bỉ lưu thông. Lụy giả, kim Bồ Tát huyền hệ ư tâm, vĩnh vô vong thất dã.

()又大本囑累持經功德,今持此經亦當如是。

()囑累者。謂將此法門。囑於汝。累汝宣傳也。古德云。你若不是此等人。自然不來央及你之意。又囑者。是如來金口付囑。令彼流通。累者。今菩薩懸係於心。永無忘失也。

(Sớ: Lại nữa, trong phần Chúc Lụy của kinh Đại Bổn có nói công đức trì kinh, nay trì kinh này cũng sẽ có [công đức giống hệt] như thế.

Diễn: Chúc Lụy nghĩa là đem pháp môn này dặn dò các ông, làm phiền các ông hãy tuyên truyền. Cổ đức nói: “Nếu ngươi chẳng phải là hạng người như vậy, tự nhiên chẳng có ý nghĩ làm phiền đến ngươi”. Lại nữa, Chúc là miệng vàng của đức Như Lai căn dặn, khiến cho pháp ấy được lưu thông. “Lụy” là nay Bồ Tát canh cánh bên lòng, vĩnh viễn chẳng để quên mất).

          Mọi người thật sự niệm rất thuộc kinh Vô Lượng Thọ, sẽ biết công đức thọ trì chẳng thể nghĩ bàn. Kinh Di Đà văn tự ít, nói đơn giản; thật ra, nội dung, cảnh giới, và công đức hoàn toàn giống hệt, chẳng khác gì cả! Do đó, đối với chuyện trì kinh, Đại Bổn hay Tiểu Bổn đều tốt đẹp như nhau. Vì sao tôi phải đề xướng Đại Bổn? Vì Đại Bổn nói cặn kẽ, Tiểu Bổn nói đơn giản. Từ Tiểu Bổn, quý vị chẳng xem thấy công đức lợi ích chân thật, nhưng xem Đại Bổn, sẽ thấy rõ ràng. Bảo quý vị đọc thuần thuộc Đại Bổn là do đạo lý này. Đọc thuần thuộc Đại Bổn sẽ khiến cho quý vị hiểu rõ trạng huống trong Tây Phương Cực Lạc thế giới, khiến cho quý vị phát sanh tín tâm thanh tịnh kiên định.

Tới khi quý vị tín nguyện đã thành tựu, quý vị nói: “Đại Bổn dài quá. Ta thọ trì, thọ trì là tu hành; tu hành càng đơn giản, càng hay”, quý vị có thể chẳng cần đọc Đại Bổn, đọc Tiểu Bổn là được rồi. Vì thế, đối với sự tu trì, Tiểu Bổn là tốt nhất, đơn giản, dễ hiểu, dễ thọ trì. Đại Bổn giúp quý vị kiến lập tín tâm, kiến lập nguyện tâm. Tín nguyện đã thật sự thành tựu, chẳng có mảy may hoài nghi nào, chẳng có mảy may vọng tưởng nào, nhất tâm nhất ý chỉ cầu sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới, Tiểu Bổn cũng chẳng cần niệm, một câu A Di Đà Phật bèn thành công. Công phu thật sự là ở nơi Phật hiệu, chư vị nhất định phải hiểu rõ điều này. Chân tín, thiết nguyện, thật thà niệm Phật. Đại Thế Chí Bồ Tát dạy chúng ta “nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối”. “Nhiếp trọn sáu căn” là hết thảy đều buông xuống, hết thảy vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thảy đều buông xuống, một câu A Di Đà Phật, niệm niệm chẳng bỏ. Đó là “nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối”.

          (Sao) Đại Bổn Phật cáo Di Lặc, kim thử pháp môn, phó chúc ư nhữ, ư đại chúng trung, vị tha khai thị, đương linh thư, tả, chấp trì, ư thử kinh trung, sanh đạo sư tưởng.

          (Diễn) Vị tha khai thị, đương linh thư tả chấp trì giả, Pháp Hoa khai ngũ chủng pháp sư, nhất thọ trì, tín lực viết Thọ, niệm lực viết Trì, tức kim chấp trì thị dã. Nhị độc, tam tụng, đối văn viết Độc, bất vong viết Tụng. Thử nhị diệc nhiếp tại kim chấp trì trung. Tứ giải thuyết, tuyên truyền viết Giải Thuyết, tức kim vị tha khai thị, thị dã. Ngũ thư tả, tức kim thư tả thị dã.

          ()大本佛告彌勒,今此法門,付囑於汝,於大眾中,為他開示,當令書寫執持,於此經中,生導師想。

          ()為他開示當令書寫執持者。法華開五種法師。一受持。信力曰受。念力曰持。即今執持是也。二讀。三誦。對文曰讀。不忘曰誦。此二亦攝在今執持中。四解說。宣傳曰解說。即今為他開示是也。五書寫。即今書寫是也。

(Sao: Trong kinh Đại Bổn, đức Phật bảo Di Lặc: “Nay pháp môn này giao phó cho ông. Ông hãy ở trong đại chúng khai thị cho họ, khiến cho họ viết, chép, chấp trì, đối với kinh này coi như là đạo sư”.

Diễn: “Vì họ khai thị, khiến cho họ viết, chép, chấp trì”, kinh Pháp Hoa đề ra năm loại pháp sư. Một là Thọ Trì, Tín Lực là Thọ, Niệm Lực là Trì, chính là “chấp trì” trong đoạn kinh văn này. Hai là Độc. Ba là Tụng. Đối trước kinh văn [đọc ra tiếng] là Độc, [không cần kinh văn, mà có thể đọc làu làu] chẳng quên là Tụng. Hai loại này cũng thuộc về “chấp trì” nói trong phần kinh văn này. Bốn là Giải Thuyết, tuyên truyền là Giải Thuyết, tức là “khai thị” trong phần kinh văn trên đây. Năm là “biên chép”, tức là “biên chép” trong phần kinh văn này).

          Từ kinh Vô Lượng Thọ, chúng ta thấy đức Phật phó chúc pháp môn này cho Di Lặc Bồ Tát. Di Lặc Bồ Tát là đương lai hạ sanh Phật, là vị Phật thứ năm trong Hiền Kiếp, có thể thấy pháp môn này được Phật Phật tương truyền! Đem kinh này và pháp môn này truyền trao Di Lặc Bồ Tát, trong tương lai, Di Lặc Bồ Tát thị hiện thành Phật, quý vị ngẫm xem, Ngài có giảng kinh này hay không? Nhất định là sẽ nhiều lần tuyên giảng, phổ biến, khuyên người ta niệm Phật vãng sanh, giống hệt như Thích Ca Mâu Ni Phật, đó là đạo lý nhất định. Thích Ca Mâu Ni Phật dặn dò, giao phó Ngài: “Ư đại chúng trung, vị tha khai thị” (Ở trong đại chúng, khai thị cho họ), “đương linh thư tả” (hãy khiến cho họ biên chép), “thư tả” (書寫: biên chép) là lưu thông, “chấp trì” (執持) là y giáo phụng hành. “Ư thử kinh trung, sanh đạo sư tưởng” (Đối với kinh này, coi như là đạo sư). Đạo sư (導師: người hướng dẫn, người chỉ lối) là Phật, dẫn dắt chúng ta thoát lìa lục đạo luân hồi, hướng dẫn chúng ta vượt biển khổ tam giới, sẽ viên thành Phật đạo trong một đời, kinh này là đạo sư.

          (Sao) Hựu vân: Vô lượng ức chư Bồ Tát giai tất cầu thử vi diệu pháp môn.

          ()又云:無量億諸菩薩皆悉求此微妙法門。

(Sao: Lại nói: “Vô lượng ức chư Bồ Tát thảy đều cầu pháp môn vi diệu này”).

          “Nhi bất khả đắc” (而不可得: mà chẳng thể được), kinh văn đã tỉnh lược [câu này]. Chuyện này là thật, những vị Bồ Tát ấy có biết bộ kinh này hay không? Chẳng biết! Chẳng biết thì làm sao mà cầu cho được? Trong tâm các Bồ Tát mong cầu, có phương pháp nào khiến cho ta có thể thành Phật ngay trong một đời thì hay quá! Trọn chẳng biết tới bộ kinh này, chỉ vì các Ngài chẳng có duyên, chẳng được nghe, chẳng gặp gỡ! Duyên của chúng ta sâu hơn các Ngài, nên gặp gỡ, có thể thấy là phải nên trân quý.

          (Sao) Vật vi Phật giáo, nhi khí xả chi.

          ()勿違佛教,而棄捨之。

(Sao: Chớ trái lời Phật dạy mà vứt bỏ).

          Ở đây, đức Phật phó chúc  chúng  ta  ngàn  muôn  phần  đừng  trái

nghịch giáo huấn của đức Phật, khinh thường, coi rẻ pháp môn này. [Nếu khinh dễ, bỏ lỡ pháp môn này] thì đúng là quá đáng tiếc!

          (Sao) Đương linh nhữ đẳng, luân một trường dạ, bị chúng nguy khổ.

          ()當令汝等,淪沒長夜,備眾危苦。

          (Sao: Sẽ khiến cho các ông chìm đắm trong đêm dài, chịu đủ mọi nỗi nguy hiểm, khổ sở).

Nếu quý vị chẳng nghe lời giáo huấn này, buông bỏ pháp môn này, trong tương lai, nhất định sẽ luân hồi nhiều kiếp dài lâu, chịu khổ vô tận.

          (Sao) Thị cố, ngã kim vi đại chúc lụy.

          ()是故我今為大囑累。

(Sao: Do vậy, nay ta phó chúc tha thiết).

          Đây là sự phó chúc to lớn nhất, giống như cha mẹ qua đời, để lại di chúc cho con cái, là sự phó chúc trọng yếu nhất, khẩn yếu nhất, lớn lao nhất. [Đức Phật] đem pháp môn này và kinh điển này truyền cho Di Lặc Bồ Tát, mong Di Lặc Bồ Tát sẽ hoằng dương phổ biến.

          (Sao) Kim kinh bất ngôn, giai văn tỉnh cố.

          ()今經不言,皆文省故。

(Sao: Kinh này chẳng nói [những điều ấy] đều là do kinh văn tỉnh lược).

           Trong kinh này, chẳng có đoạn văn ấy, nhưng ý nghĩa viên mãn, kinh văn tỉnh lược. Hôm nay, chúng tôi giảng đến chỗ này. 

[1] Tam vô tánh: Chính là từ ba phương diện để quan sát hết thảy các pháp, bất cứ pháp nào cũng đều có đủ ba tánh. Nhằm phá chấp trước quan niệm về ba tánh, đức Phật lại nói ra ba vô tánh, tức là:

1) Tướng vô tánh: Nhằm đối trị Biến Kế Khởi Chấp Tánh, giảng rõ hết thảy các hiện tượng vốn là hư vọng, chẳng có thật tánh.

2) Sanh vô tánh: Nhằm đối trị Y Tha Khởi Tánh, hết thảy các pháp đều do duyên tụ mà sanh, duyên tán là diệt, hoàn toàn chẳng phải là thật sự diệt. Sanh và diệt là hiện tượng huyễn vọng, chớ nên chấp trước, chẳng cần phân biệt.

3) Thắng nghĩa vô tánh: Thắng Nghĩa là chân thật nghĩa, cũng chính là Đệ Nhất Nghĩa Đế, là tánh đức thuần thiện, thuần tịnh. Hễ tâm ta dấy lên một niệm, Đệ Nhất Nghĩa Đế sẽ biến thành A Lại Da Thức, đó gọi là mê hay ngộ chỉ trong một niệm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *