#CHƯA-UPDATE
A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Thời gian: Từ tháng 12 năm 1984
Giảng tại: Hoa Tạng Đồ Thư Quán (Thư Viện Hoa Tạng), Đài Loan
Tổng cộng 289 Tập (AMTB)
Chuyển ngữ: Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
Giảo chánh: Minh Tiến, Đức Phong và Huệ Trang
Mã AMTB: 01-003-0001 đến 01-003-0289
MP3 tự động phát trên Mobile. Nếu không tự động phát vui lòng ấn nút play ▶️ dưới cùng.
TỔNG CỘNG 289 TẬP
A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
Tập 277
Xin xem A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bản, trang năm trăm tám mươi:
(Sao) Tam Tai cảm triệu giả, tham cảm cơ cẩn, sân cảm đao binh, si cảm tật dịch, nãi chí thủy hỏa phong chi đại nạn, giai dĩ loại tùng, cố danh Trược dã. Phản hiển Cực Lạc quốc trung, nhân tất trí huệ, phi Phiền Não Trược cố.
(Diễn) Tam Tai cảm triệu giả, nhất Tiểu Tam Tai. Sơ cơ cẩn, nhân thọ giảm chí tam thập tuế thời, thiên bất giáng vũ, do đại hạn cố, thảo thái bất sanh, tư dục kiến thủy, thượng bất khả đắc, hà huống ẩm thực! Dĩ thị nhân duyên, thế gian nhân dân, cơ cẩn tử giả, kỳ số vô lượng. Nhị tật dịch, nhân thọ giảm chí nhị thập tuế thời, hữu đại tật dịch, chủng chủng chư bệnh, nhất thiết giai khởi. Dĩ thị nhân duyên, thế gian nhân dân, tật dịch tử giả, kỳ số vô lượng. Tam đao binh, nhân thọ giảm chí thập tuế thời, chư nhân các khởi đấu tranh, thủ chấp thảo mộc, tức thành đao thương, hỗ tương tàn hại. Dĩ thị nhân duyên, thế gian nhân dân, đao binh tử giả, kỳ số vô lượng. Nhị Đại Tam Tai giả, nhất Hỏa Tai, vị ư kiếp hoại thời, hữu thất nhật xuất hiện, đại địa, Tu Di, tiệm tiệm băng hoại. Tứ đại hải thủy, tiệm tiệm tiêu tận. Đại thiên thế giới cập Sơ Thiền Thiên, giai tất đỗng nhiên, vô hữu di dư. Thị danh Hỏa Tai. Nhị Thủy Tai, vị Sơ Thiền dĩ hạ, thất phiên Hỏa Tai, hoại ư thế giới chi hậu, thế giới phục thành. Hựu ư hoại kiếp chi thời, tiệm giáng đại vũ, trích như xa trục, cánh kiêm địa hạ thủy luân, dũng phí thượng đằng, đại thiên thế giới, nãi chí Nhị Thiền Thiên, thủy giai di mãn. Nhất thiết hoại diệt, như thủy tiêu diêm. Thị danh Thủy Tai. Tam Phong Tai, vị Nhị Thiền dĩ hạ, thất phiên Thủy Tai dĩ hậu, thế giới phục thành, hựu ư hoại kiếp chi thời, tùng hạ phong luân, hữu mãnh phong khởi, kiêm dĩ chúng sanh nghiệp lực tận cố, xứ xứ sanh phong. Đại thiên thế giới, nãi chí Tam Thiền Thiên, tất giai phiêu kích, đãng tận vô dư. Thị danh Phong Tai. Hựu phục đương tri, hỏa thiêu Sơ Thiền, hữu ngũ thập lục phiên, thủy yểm Nhị Thiền, hữu thất phiên, phong quát Tam Thiền, hữu nhất phiên. Hợp chi cộng lục thập tứ phiên dã.
(鈔)三災感召者,貪感饑饉,瞋感刀兵,痴感疾疫,乃至水火風之大難,皆以類從,故名濁也。反顯極樂國中,人悉智慧,非煩惱濁故。
(演)三災感召者。一小三災。初飢饉。人壽減至三十歲時。天不降雨。由大旱故。草菜不生。思欲見水尚不可得。何況飲食。以是因緣。世間人民飢饉死者。其數無量。二疾疫。人壽減至二十歲時。有大疾疫。種種諸病一切皆起。以是因緣。世間人民疾疫死者。其數無量。三刀兵。人壽減至十歲時。諸人各起鬥爭。手執草木即成刀鎗。互相殘害。以是因緣。世間人民刀兵死者。其數無量。二大三災者。一火災。謂於劫壞時。有七日出現。大地須彌漸漸崩壞。四大海水漸漸消盡。大千世界及初禪天。皆悉洞然無有遺餘。是名火災。二水災。謂初禪以下。七番火災。壞於世界之後。世界復成。又於壞劫之時。漸降大雨。滴如車軸。更兼地下水輪。涌沸上騰。大千世界乃至二禪天。水皆彌滿。一切壞滅。如水消鹽。是名水災。三風災。謂二禪以下。七番水災以後。世界復成。又於壞劫之時。從下風輪有猛風起。兼以眾生業力盡故。處處生風。大千世界乃至三禪天。悉皆飄擊。蕩盡無餘。是名風災。又復當知火燒初禪。有五十六番。水渰二禪有七番。風刮三禪有一番。合之共六十四番也。
(Sao: “Tam Tai cảm vời”: Tham cảm vời sự đói kém, sân cảm vời binh đao, si cảm vời bệnh dịch. Cho đến các tai nạn lớn như nước, lửa, gió, đều do những phiền não tương ứng mà sanh ra. Vì thế, gọi là Trược. Nêu rõ sự tương phản: Trong cõi Cực Lạc, ai nấy đều có trí huệ, chẳng phải là Phiền Não Trược.
Diễn: “Tam Tai cảm vời”: Một là Tiểu Tam Tai. Thứ nhất là đói kém, khi con người chỉ còn thọ ba mươi tuổi, trời chẳng đổ mưa. Do vậy bị hạn hán to, cây cỏ chẳng mọc. Nghĩ mong thấy nước còn chưa thể được, huống là ăn uống! Do nhân duyên ấy, nhân dân trong thế gian chết vì đói khát, số đến vô lượng. Hai là bệnh dịch, khi tuổi thọ con người giảm xuống còn hai mươi tuổi, có bệnh dịch lớn. Hết thảy các thứ bệnh tật đều cùng dấy lên. Do nhân duyên ấy, nhân dân trong thế gian chết vì bệnh dịch, số đến vô lượng. Ba là đao binh, khi tuổi thọ con người giảm đến mười tuổi, mọi người ai nấy dấy lòng tranh đấu. Cây cỏ cầm trong tay liền biến thành đao, thương, tàn hại lẫn nhau. Do nhân duyên ấy, nhân dân trong thế gian chết vì đao binh, số đến vô lượng. Thứ hai là Đại Tam Tai. Một là Hỏa Tai, nghĩa là lúc kiếp hoại, có bảy mặt trời xuất hiện. Đại địa, núi Tu Di dần dần băng hoại, nước trong bốn biển cả dần dần cạn khô. Đại thiên thế giới cho đến trời Sơ Thiền đều rỗng tuếch, chẳng còn sót gì. Đó gọi là Hỏa Tai. Hai là Thủy Tai, nghĩa là từ trời Sơ Thiền trở xuống, bảy phen gặp Hỏa Tai. Thế giới sau khi đã hư hoại, lại khôi phục. Lại vào lúc Hoại Kiếp, dần dần đổ mưa to, giọt mưa to như trục bánh xe. Lại còn Thủy Luân ở dưới mặt đất, dâng vọt trào lên trên. Đại thiên thế giới cho đến trời Nhị Thiền, đều tràn ngập nước. Hết thảy hoại diệt, như nước hòa tan muối. Đó gọi là Thủy Tai. Ba là Phong Tai, nghĩa là từ trời Nhị Thiền trở xuống, sau bảy phen Thủy Tai, thế giới lại khôi phục. Lại vào thời Hoại Kiếp, từ Phong Luân ở phía dưới [đại địa], có gió mạnh dấy lên. Lại do nghiệp lực của chúng sanh, gió nổi khắp nơi. Đại thiên thế giới, cho đến trời Tam Thiền, thảy đều bị gió vùi dập, tan nát hết sạch, chẳng còn sót gì. Đó là Phong Tai. Lại còn nên biết: Lửa cháy tới trời Sơ Thiền có năm mươi sáu lần, nước ngập tới trời Nhị Thiền bảy lần, gió trùm tới trời Tam Thiền một lần. Tính gộp chung là sáu mươi bốn lần [tai họa]).
Trong đoạn khai thị này, đại sư đã nêu bày minh bạch. Trong kinh Đại Thừa, đức Phật thường nói: “Y báo chuyển theo chánh báo”. Chánh báo là lòng người. Y báo là hoàn cảnh sống của chúng ta. Hoàn cảnh sống thiện hay ác, trên thực tế, lệ thuộc lòng người. Lòng người thiện, bèn cảm vời mưa hòa, gió thuận. Lòng người bất thiện, cảm vời Tam Tai Thủy, Hỏa, Phong. Đạo lý này, trừ Phật pháp ra, trong những nơi khác, bất luận là triết học hay khoa học, cho đến tôn giáo, đều vẫn chưa thể phát hiện. Vì thế, từ xưa tới nay, bất luận là Trung Hoa hay ngoại quốc, đối với những tai nạn tự nhiên, vĩnh viễn chẳng tìm thấy một phương pháp đối trị vì chẳng hiểu các tai nạn ấy từ đâu sanh ra. Nói là “do lòng người cảm ứng”, rất nhiều kẻ trong hiện thời chẳng thể tiếp nhận, chẳng thể tin tưởng. Họ nói chúng ta mê tín Phật pháp. Chúng ta cũng có thể chê ngược lại là họ mê tín khoa học. Rốt cuộc, ai mê, ai chẳng mê? Trong kinh Lăng Nghiêm, đức Phật đã giảng đạo lý cảm ứng rất rõ ràng. Đối với những tai nạn ấy, ba câu trước nói về Tiểu Tam Tai, các đại nạn nước, lửa, gió trong phần sau là Đại Tam Tai. Sách Diễn Nghĩa đã chú giải [cặn kẽ]. Đối với “đao binh kiếp” trong Tiểu Tam Tai như kinh dạy, “đao binh” (刀兵) là chiến tranh, [kéo dài] bảy ngày bảy đêm. Tiếp theo đó sẽ là “tật dịch” (疾疫), tức tật bệnh, ôn dịch, bảy tháng lẻ bảy ngày, lại tiếp theo đó là “cơ cẩn” (饑饉), [tức là] nạn đói kém suốt bảy năm bảy tháng.
Đức Phật nói kiểu này, trước kia, người ta thật sự chẳng hiểu, chẳng có cách nào lý giải, nay thì chúng ta đã hiểu rõ. Chư vị phải biết: Đại chiến thế giới lần thứ ba chính là Tiểu Tam Tai. Thời gian chiến tranh sẽ chẳng rất dài. Đúng là bảy ngày bảy đêm, chiến tranh bằng vũ khí nguyên tử mà! Sau khi chiến tranh kết thúc, bụi phóng xạ đầy ắp không trung, rơi xuống chỗ nào, người nơi ấy sẽ tử vong, bị bệnh vì nhiễm phóng xạ, phải mất nửa năm, hoặc bảy tháng bảy ngày, có thể vượt qua được thì người ấy coi như thoát khỏi một tai kiếp. Nếu không vượt qua được, chẳng có cách nào hết! Phàm là bom nguyên tử nổ ở chỗ nào, hoặc là nơi bị ô nhiễm bởi một số lượng lớn bụi phóng xạ, cỏ cây chẳng mọc được! Sau bảy năm bảy tháng, mặt đất mới có thể mọc cỏ. Đức Phật nói Tiểu Tam Tai, chính là thế gian này phát sanh chiến tranh vũ khí nguyên tử, Ngài nói đến sự kiện ấy.
Hai mươi năm trước, tôi đến thăm Trường Kỳ (Nagasaki, 長崎) và Quảng Đảo (Hiroshima, 廣島), lúc ấy vừa đúng tám năm [sau khi hai nơi ấy bị dội bom nguyên tử], mặt đất mới mọc cây cỏ. Tôi thấy tình hình ấy, bỗng dưng nghĩ tới Tiểu Tam Tai được nói trong kinh Phật, vỡ lẽ: Vốn là chuyện như thế đó, hết sức đáng sợ! Hiện thời, người phương Tây thường có tư tưởng rất ngờ nghệch, cho rằng mỗi quốc gia đều có thể chế tạo vũ khí nguyên tử, thế lực về phương diện vũ khí hạch nhân sẽ cân bằng, chiến tranh chẳng thể bùng nổ được! Họ liều mạng phát triển vũ khí nguyên tử, còn nói sẽ chẳng phát sanh chiến tranh. Mọi người đều biết: Cuộc chiến tranh ấy là cuộc chiến mang tánh chất hủy diệt, là cuộc chiến tranh chẳng có thua hay thắng, là một loại chiến tranh cùng nhau chết sạch! Đương nhiên, kẻ có đầu óc rất tỉnh táo, thần trí bình thường, sẽ chẳng phát động, nhưng trong thế giới hiện thời, chúng ta lắng lòng quan sát, sẽ thấy rất đáng sợ. Vì sao? Có chẳng ít kẻ bất bình thường, nếu trong tay kẻ bất bình thường có vũ khí nguyên tử, sẽ rắc rối to lớn! Rất có thể là sẽ thấy tai nạn này xảy ra trong một đời này của chúng ta!
Chúng ta nhìn vào xã hội hiện tại và lòng người hiện thời, Tam Độc phiền não tham, sân, si chẳng giảm thiểu, mỗi năm một tăng trưởng, tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn, quả báo sẽ là Tam Tai. Mắt thấy Tam Tai ngày một gần hơn, chẳng biết phát sanh lúc nào, hết sức đáng sợ! Con đường sống sót duy nhất của chúng ta là buông xuống vạn duyên, thật thà niệm Phật. Không chỉ là niệm Phật, mà còn phải toàn tâm toàn lực khuyên mọi người niệm Phật. Người niệm Phật đông đảo, dẫu chẳng thể tiêu trừ kiếp nạn này, nhưng chúng ta có thể tin tưởng kiếp nạn này sẽ giảm nhẹ, [bởi lẽ] trong cộng nghiệp còn có biệt nghiệp. Nay chúng ta đã hiểu minh bạch, hiểu rõ ràng: Trong các pháp của mười phương ba đời hết thảy chư Phật Như Lai, Niệm Phật Vãng Sanh Tịnh Độ là pháp môn bậc nhất. Trong nhiều năm qua, coi như là chúng ta thấy rõ ràng, thấy minh bạch điều này, tạm thời những kinh luận và pháp môn khác đều buông xuống hết. Chẳng phải là những pháp ấy không hay, nhưng chúng không cứu vãn kịp chứng bệnh trong hiện thời. Chỉ có mình bộ kinh này và pháp môn này là có thể cứu giúp trong cơn ngặt nghèo! Nhất định là phải tín nguyện trì danh, cầu sanh Tịnh Độ. Tiếng tăm, lợi dưỡng, ngũ dục, lục trần trong thế gian hãy buông xuống, chớ nên ghim trong lòng, hãy buông xuống từ trong tâm. Nếu chính mình còn có chút năng lực, hãy làm nhiều chuyện tốt đẹp. Nếu không, trong tương lai, Tam Tai hiện tiền, mong làm chuyện tốt sẽ chẳng còn có cơ hội nữa. Để làm chuyện tốt, cũng phải nắm bắt cơ hội! Tới khi ấy, mong làm chuyện tốt, chẳng còn có cơ hội nữa, đó mới là thật sự đáng tiếc, thật sự đáng than thở! Trong hiện tại, khi thân thể chúng ta khỏe mạnh, đầu óc rất sáng suốt, khi hãy còn có một chút phước báo nhỏ nhoi, phải nghiêm túc nỗ lực.
Chiến tranh, ôn dịch, đói kém là do nghiệp lực cảm vời, do tham, sân, si cảm vời. Đại Tam Tai cũng là do ba thứ nghiệp ấy cảm thành, đương nhiên càng phải nặng nề hơn so với hiện thời. Trong chú giải có [đề cập] Đại Tam Tai, gần như là đến khi đại kiếp sắp tận. Trong một đại kiếp, có bốn trung kiếp, tức là Thành, Trụ, Hoại, Không. Khi Hoại Kiếp bắt đầu, [Đại Tam Tai] sẽ hiện tiền vào khi ấy. Khi nhân loại tham, sân, si đạt tới tột đỉnh, thế giới này sẽ hoại. Từ chỗ này, chúng ta có thể liên tưởng: Thành, Trụ, Hoại, Không của thế giới này đều do nghiệp lực của chúng sanh biến hiện. Thế giới này chẳng phải là do Thượng Đế sáng tạo, chẳng phải là do Phật, Bồ Tát tạo ra, mà là do cộng nghiệp của chúng ta cảm vời, do nghiệp lực biến hiện.
(Diễn) Giai dĩ loại tùng giả, sân cảm Hỏa Tai, tham cảm Thủy Tai, si cảm Phong Tai.
(演)皆以類從者,瞋感火災,貪感水災,痴感風災。
(Diễn: “Đều do một loại phiền não mà sanh ra”: Sân cảm Hỏa Tai, tham cảm Thủy Tai, si cảm Phong Tai).
Tướng của Si là tướng động, nó chẳng phải là tĩnh lặng. Si là vô
minh. Đức Phật bảo chúng ta: Hỏa Tai trong Đại Tam Tai có thể cháy tới Sơ Thiền Thiên, toàn bộ sáu tầng trời của Dục Giới đều hủy hoại. Dục Giới chẳng còn nữa, cho đến tầng trời Sơ Thiền cũng bị hủy hoại. Thủy Tai có thể ngập đến Nhị Thiền Thiên, Phong Tai có thể thổi hư nát Tam Thiền Thiên. Điều này thật sự chẳng thể nghĩ bàn. Chư vị ngẫm xem, Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, người có công phu định lực khá sâu mới có thể sanh đến những nơi ấy. Người tu Thiền Định trong hiện thời, dẫu tu thành công, sanh lên Sơ Thiền, Nhị Thiền, hoặc Tam Thiền, vẫn chẳng tránh khỏi gặp nạn Tam Tai. Mãi cho đến Đệ Tứ Thiền Thiên mới là ổn thỏa, chẳng gặp Tam Tai. Vì thế, Đệ Tứ Thiền Thiên gọi là Phước Thiên, thật sự có phước báo.
Tuy [Đệ Tứ Thiền Thiên] chẳng có Tam Tai, nhưng chư vị phải hiểu: Tứ Thiền và Tứ Không[1] vẫn có thọ mạng. Thọ mạng đã hết, vẫn phải đọa lạc xuống dưới. Vì thế, Sắc Giới và Vô Sắc Giới đều chẳng phải là rốt ráo, phải biết điều này. Nếu sanh về đó, tốn nhiều công tu Định, tu Thập Thiện, tu Tứ Vô Lượng Tâm, đạt được quả báo trọn chẳng phải là viên mãn rốt ráo. Vì thế, hết thảy chư Phật khuyên dạy chúng ta: Nhất định phải cầu sanh Tịnh Độ. Cầu sanh Tịnh Độ, nói thật ra, chúng ta sử dụng công phu [đỡ tốn sức] hơn sanh lên Sơ Thiền Thiên rất nhiều! Điều này cho thấy: Sanh về Tịnh Độ dễ dàng, sanh lên Sơ Thiền Thiên khó khăn. Không chỉ là sanh lên Sơ Thiền Thiên khó khăn, mà sanh vào Đao Lợi Thiên trong Dục Giới Thiên đều chẳng dễ dàng. Vì thế, pháp môn này được gọi là “pháp khó tin” là có lý. Há lẽ nào [sanh về nơi có] quả báo thù thắng viên mãn như vậy lại dễ hơn sanh về Đao Lợi Thiên? Thật đấy, chẳng giả đâu nhé!
Đó gọi là Trược, trược ác, Ngũ Trược ác thế. Phơi bày sự tương phản: Tây Phương Cực Lạc thế giới “nhân tất trí huệ” (ai nấy đều có trí huệ). Người có trí huệ bèn chẳng có tâm tham. Có trí huệ bèn chẳng có sân khuể, ganh tỵ. Nếu chúng ta còn có tâm tham, tâm sân khuể, quý vị phải ghi nhớ, chẳng có trí huệ! Người thật sự có trí huệ, chẳng có tham, sân, si, trí huệ mới hiện tiền. “Phi Phiền Não Trược” (Chẳng phải là Phiền Não Trược), người trong Tây Phương Cực Lạc thế giới chẳng có tham, sân, si. Vì vậy, thế giới ấy không chỉ là chẳng có Đại Tam Tai, mà ngay cả Tiểu Tam Tai cũng chẳng có.
(Sớ) Chúng Sanh Trược giả, nhất vân A Hàm tam nghĩa vi Thể, hựu vân lãm Ngũ Ấm, kiến, mạn, quả báo vi Thể. Ác danh uế xưng, tức kỳ tướng dã.
(疏)眾生濁者,一云阿含三義為體,又云攬五陰見慢果報為體,惡名穢稱,即其相也。
(Sớ: Chúng Sanh Trược (Sattvakaṣāya): Một thuyết nói là dùng ba nghĩa trong kinh A Hàm để làm Thể [của Chúng Sanh Trược]. Lại nói: Hòa hợp Ngũ Ấm, kiến, mạn, quả báo để làm Thể. Danh xưng xấu bẩn chính là tướng của nó vậy).
Trong Phật môn thường nghe nói theo hai cách này. Trong pháp Đại Thừa, ý nghĩa thứ hai được nói nhiều hơn.
(Sao) Tam nghĩa giả, A Hàm kinh vân: Nhất giả, kiếp sơ Quang Âm hạ sanh; nhị giả, lãm chúng Ấm nhi sanh; tam giả, xứ xứ thọ sanh. Cố vân chúng sanh.
(鈔)三義者,阿含經云:一者,劫初光音下生;二者,攬眾陰而生;三者,處處受生,故云眾生。
(Sao: “Ba nghĩa” là như kinh A Hàm nói: Một là thuở kiếp sơ, [chúng sanh từ] cõi trời Quang Âm hạ sanh. Hai là do Ngũ Ấm hòa hợp sanh ra. Ba là thọ sanh trong các chỗ [thuộc sáu đường], nên gọi là “chúng sanh”).
Đức Phật dạy điều này trong kinh A Hàm.
1) Thứ nhất, “kiếp sơ” (劫初) là nói đến Thành Kiếp (成劫), tức là thế giới này đã thành tựu, [trong bốn trung kiếp] Thành, Trụ, Hoại, Không, Thành Kiếp là “kiếp sơ”. Trên thế giới này, thuở ban đầu không có ai, con người từ đâu đến? Con người từ Quang Âm Thiên hạ sanh. Hiện thời, bên ngoại quốc, rất nhiều nhà khoa học đồng ý với cách nói này. Họ chẳng nói là Quang Âm Thiên, mà nói là “người từ ngoài vũ trụ”. Họ lại còn tìm thấy khá nhiều chứng cứ khoa học [chứng tỏ] con người từ ngoài không gian đến địa cầu này. Có thể là sau khi đã đến đây, công cụ phi hành của họ bị trục trặc, chẳng trở về được nữa. Sau đấy, họ ở lại địa cầu, đó là tổ tiên của nhân loại. Vào thuở ấy, địa cầu là một vùng hoang phế, phương thức sống của họ cũng chẳng khác các loài dã thú cho mấy! Kinh Phật cũng nói theo kiểu như vậy: [Con người] từ Quang Âm Thiên [hạ sanh]. Quang Âm Thiên là Nhị Thiền Thiên, người từ trời Nhị Thiền đến nơi này.
2) Thứ hai, “lãm chúng Ấm nhi sanh” (hòa hợp các Ấm mà sanh); đấy là nói theo Lý. Điều thứ nhất trong phần trước là nói nhân loại rốt cuộc từ đâu tới? Nhân loại sanh ra như thế nào? “Lãm chúng Ấm” (Hòa hợp các Ấm), “chúng Ấm” là Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Thân thể hiện thời của chúng ta, tất cả hết thảy động vật, nói theo Phật pháp là “hữu tình chúng sanh”, đều do Ngũ Ấm hòa hợp hiện ra thân tướng.
3) Thứ ba là “xứ xứ thọ sanh” (thọ sanh trong các chỗ). Chữ “xứ xứ” (處處) chỉ lục đạo. Lục đạo không chỉ ở trên địa cầu này, phạm vi của nó là một tam thiên đại thiên thế giới. Một đại thiên thế giới có mười ức đơn vị thế giới (một hệ Ngân Hà là một đơn vị thế giới). Có những vị Phật khi đã thành Phật, khu vực giáo hóa của Ngài là hai đại thiên thế giới, hoặc ba đại thiên thế giới, cho đến mười mấy đại thiên thế giới, chẳng giống nhau! Một vị Phật trước khi thành Phật, kết pháp duyên rộng rãi cùng chúng sanh, sau khi thành Phật, khu vực giáo hóa bèn rộng rãi. Kết duyên ít, khu vực giáo hóa bèn nhỏ. “Xứ xứ thọ sanh” là nói rõ chúng ta chẳng có năng lực vượt thoát lục đạo, tức là chẳng có năng lực vượt thoát đại thiên thế giới này. Nói cách khác, không gian hoạt động của chúng ta là trong mười ức hệ Ngân Hà. Hiện thời, dân cư trên địa cầu tăng mạnh, những người ấy từ đâu tới? Từ các tinh cầu khác đầu thai đến đây. Hiện thời, bên ngoại quốc, dùng phương pháp thôi miên khiến cho người được thôi miên nói ra đời trước của họ (ngôn ngữ và văn tự [do họ sử dụng trong lúc bị thôi miên] hoàn toàn khác với chúng ta), rất nhiều người là từ các tinh cầu khác đến. Điều này cũng được chứng minh. Loài người chúng ta ở nơi này sau khi chết đi, cũng có thể đến tinh cầu khác đầu thai. Do vậy, đại thiên thế giới này chính là không gian sống của bọn phàm phu chúng ta, tức là những chúng sanh chưa đoạn tham, sân, si, mạn. Nếu vượt thoát lục đạo luân hồi, sẽ vượt thoát đại thiên thế giới, thường gọi là “tận hư không khắp pháp giới”, phạm vi hoạt động bèn rộng lớn.
Nói theo pháp Đại Thừa, hiện tượng do các duyên hòa hợp sanh
khởi được gọi là “chúng sanh”. Định nghĩa này bao gồm động vật, thực vật, và khoáng vật, cho đến các hiện tượng tự nhiên. “Duyên” là điều kiện, “chúng duyên hòa hợp” là khá nhiều điều kiện [kết hợp lại]. Kinh Hoa Nghiêm nói, lớn như hư không, nhỏ như vi trần, đều do vô lượng nhân duyên thành tựu. Các duyên ấy chẳng đơn giản, chẳng đơn thuần, mà hết sức phức tạp. Kinh Hoa Nghiêm giảng chuyện này đích xác là có đạo lý rất sâu, chúng ta càng nghĩ, càng thấy chân thật; càng nghĩ, càng cảm thấy kinh dạy hợp tình hợp lý. Một vi trần tuy bé, thế giới tuy to, chúng được thành tựu phức tạp giống hệt như nhau. Đối với mức độ phức tạp ấy, tuyệt đối chẳng thể nói là thế giới [phức tạp] nhiều hơn một chút, vi trần ít hơn một chút, chẳng có chuyện ấy! Kinh Hoa Nghiêm nói “một và nhiều chẳng hai”. Bản thân mỗi người chúng ta biết vũ trụ rất phức tạp, thế giới rất phức tạp, sự phức tạp của vọng niệm trong đầu óc chúng ta hoàn toàn tỷ lệ thuận với sự phức tạp ấy (sự phức tạp của thế giới và vũ trụ). Đây là sự thật ngàn muôn phần xác thực. Đó gọi là “các duyên hòa hợp mà sanh”, nên gọi là “chúng sanh”. Các duyên hết sức phức tạp, [đức Phật] quy nạp chúng thành năm loại lớn, tức là Ngũ Ấm. Giới thiệu và thuyết minh như vậy thì sẽ thuận tiện hơn!
(Sao) Ngũ Ấm, tức Sắc, Thọ đẳng.
(鈔)五陰,即色受等。
(Sao: Ngũ Ấm chính là Sắc, Thọ v.v…)
Ngũ Ấm là Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức, những điều này được kinh Đại Thừa, đặc biệt là kinh Bát Nhã giảng hết sức nhiều. Nay chúng ta gọi Sắc trong Ngũ Uẩn là “vật chất”. Chúng ta chia hết thảy các pháp thành hai loại lớn: Một loại là vật chất, loại kia là tinh thần. Đấy là cách phân loại hiện thời. Phật pháp cũng chia theo cách như vậy, tức là chia [các pháp] thành Sắc và Tâm. Sắc (Rūpa) là vật chất, Tâm (Citta) là tinh thần. Đức Phật lại chia tâm pháp thành bốn loại: Thọ, Tưởng, Hành, Thức.
1) Thọ (受, Vedanā) có nghĩa là cảm nhận, lãnh nạp. Sáu căn của chúng ta tiếp xúc cảnh giới bên ngoài, gặp cảnh giới vừa lòng bèn có cảm nhận vui sướng, thoải mái. Gặp cảnh trái ý, sẽ có cảm nhận chán ghét. Loại này được gọi là Thọ, tức là cảm giác khi quý vị tiếp xúc. Đó là Thọ.
2) Tưởng (想, Samjñā) là ý niệm, nay chúng ta nói tới kiến giải
hoặc tư tưởng, chúng đều gộp trong loại này. Đấy cũng là nói tới cách nghĩ và cách nhìn của chúng ta đối với vũ trụ và nhân sinh. Loại này thuộc về tâm lý.
3) Thứ ba là Hành (行, Samskāra), mang ý nghĩa “chẳng trụ”, cũng có nghĩa là nó chẳng ngừng. Người thế gian thường nói “thanh xuân chẳng còn mãi, chẳng giữ được”. Đó chính là ý nghĩa của Hành. Hành là mỗi niệm đều dời đổi, biến hóa trong mỗi niệm, chẳng dừng nghỉ.
4) Thức (識, Vijñāna) là bản thể của Tâm. Ba loại trước là tác dụng của cái tâm.
(Sao) Kiến giả, hoành kế chủ tể vi Kiến Ngã.
(Diễn) Hoành kế chủ tể vi kiến Ngã giả, “hoành kế” vị hoành sanh kế độ. Chủ tể tức Ngã Chấp dã. Thử tức Phân Biệt Ngã Chấp. Duy Thức vân: Phân Biệt Ngã Chấp thị do hiện tại ngoại duyên lực cố, phi dữ thân câu. Yếu đãi tà giáo, cập tà phân biệt, nhiên hậu phương khởi. Cố danh Phân Biệt, duy tại đệ lục ý thức trung hữu thị dã. Kiến Ngã, như kế “tức Sắc thị Ngã, ly Sắc thị Ngã, Ngã đại Sắc tiểu, Sắc tại Ngã trung, Sắc đại Ngã tiểu, Ngã tại Sắc trung đẳng”. Thử tùng tà sư huấn hối, nhi thành Phân Biệt Ngã dã.
(鈔)見者,橫計主宰為見我。
(演)橫計主宰為見我者。橫計謂橫生計度。主宰即我執也。此即分別我執。唯識云。分別我執。是由現在外緣力故。非與身俱。要待邪教。及邪分別然後方起。故名分別。唯在第六意識中有是也。見我。如計即色是我。離色是我。我大色小。色在我中。色大我小。我在色中等。此從邪師訓誨。而成分別我也。
(Sao: Kiến: Ngang ngạnh nẩy sanh Ngã Chấp, đó là Kiến Ngã (cái Ngã hư vọng nẩy sanh do kiến giải sai lầm).
Diễn: “Hoành kế chủ tể vi kiến Ngã”: “Hoành kế” là ngang ngược nẩy sanh sự so đo. “Chủ tể” là Ngã Chấp. Đây chính là Phân Biệt Ngã Chấp. Duy Thức nói Phân Biệt Ngã Chấp là do sức của ngoại duyên trong hiện tại, chẳng phải là bẩm sinh, phải chờ đến sau khi được dạy dỗ tà vạy và do phân biệt tà vạy thì nó mới sanh khởi. Vì thế, gọi là Phân Biệt. Chấp trước này chỉ tồn tại trong ý thức, tức thức thứ sáu. “Kiến Ngã” là so đo “Sắc chính là Ngã, lìa Sắc là Ngã, Ngã lớn Sắc nhỏ, Sắc ở trong Ngã, Sắc lớn Ngã nhỏ, Ngã ở trong Sắc” v.v… Những điều này đều do tà sư dạy dỗ mà thành phân biệt Ngã).
Trong hết thảy các kiến giải sai lầm, có hai điều nghiêm trọng nhất, khiến cho chúng ta bị vây hãm chặt chẽ trong sanh tử luân hồi, vĩnh viễn chẳng thể xuất ly. Một là Kiến Ngã, hai là Mạn Ngã. Hai thứ này là chấp trước kiên cố. “Hoành kế” (橫計): “Kế” (計) là so đo, phân biệt, “hoành” (橫) là chẳng có lý do, chẳng có căn cứ, nhưng cứ khăng khăng chấp trước như thế. Chấp trước thân này là Ta, Ta là chúa tể. Đó là sai lầm. Phật pháp nói Vô Ngã. Vô Ngã là để phá chấp trước này, phá Thân Kiến, phá Ngã Kiến.
Kinh Kim Cang nói: “Bồ Tát có Ngã Kiến, Nhân Kiến, Chúng Sanh Kiến, Thọ Giả Kiến thì chẳng phải là Bồ Tát”. Chủ yếu nhất là Ngã Kiến, ba thứ sau đó là phụ trợ. Vì có ta thì mới có người, ta và người đối lập. Chẳng có ta, lấy đâu ra người? Có ta thì mới có chúng sanh, mới đối lập với chúng sanh. Có ta thì mới có ham muốn mong cầu thọ mạng, cầu trường thọ. Ta đã chẳng có, thì ba thứ sau đó đều chẳng có.
Phật pháp nói: Nếu phá trừ Ngã Kiến, bèn chứng quả Tu Đà Hoàn, tức Tiểu Thừa Sơ Quả. Tiểu Thừa Sơ Quả là thánh nhân, chứng đắc Vị Bất Thoái trong ba thứ Bất Thoái. Vị Bất Thoái nghĩa là quý vị tuyệt đối chẳng lùi trở lại thành phàm phu. Cũng có nghĩa là tính từ ngày chứng đắc Tu Đà Hoàn, sau khi đã phá trừ Ngã Kiến, tính từ ngày ấy, nếu học Tiểu Thừa, qua lại bảy lần trong cõi trời và nhân gian xong, sẽ nhất định chứng quả A La Hán. Cũng có nghĩa là đã vượt thoát lục đạo luân hồi, đột phá phạm vi của tam thiên đại thiên thế giới, không gian sống của quý vị bèn to lớn. Chuyện là như thế đó. Trong Đại Thừa Viên Giáo, quý vị là bậc Bồ Tát thuộc địa vị Sơ Tín. Trong năm mươi mốt tầng cấp của Đại Thừa Bồ Tát, quý vị dự vào địa vị Sơ Tín. Địa vị Sơ Tín là đoạn Kiến Hoặc. So sánh địa vị Sơ Tín và Tiểu Thừa Sơ Quả, công phu đoạn chứng bằng nhau, đều là đoạn Kiến Hoặc; nhưng nói theo phương diện trí huệ, hoàn toàn khác nhau. Đại Thừa trí huệ cao, Tiểu Thừa trí huệ ít ỏi, chẳng có cách nào so sánh được! Vì thế, kiến chấp này là một sai lầm rất lớn, nẩy sanh sự so sánh ngang ngạnh, sanh ra một thứ Ngã Chấp.
(Sao) Mạn giả, câu sanh chủ tể vi Mạn Ngã.
(Diễn) Câu sanh chủ tể vi Mạn Ngã giả, câu sanh đối phân biệt nhi ngôn. Dữ sanh câu sanh, phi cưỡng tư kế độ khởi cố. Chủ tể giả, Ngã Chấp dã. Thử tức Câu Sanh Ngã Chấp. Duy Thức vân: Câu Sanh Ngã Chấp, vô thỉ thời lai, hư vọng huân tập nội nhân lực cố, hằng dữ thân câu, bất đãi tà giáo, cập tà phân biệt, nhậm vận nhi chuyển. Cố danh Câu Sanh. Thử phục nhị chủng: Nhất thường tương tục, tại đệ thất thức. Nhị hữu gián đoạn, tại đệ lục thức, thị dã. Mạn Ngã hữu thất: Nhất, ngã mạn; nhị, mạn; tam, quá mạn; tứ, mạn quá mạn; ngũ, tăng thượng mạn; lục, ty liệt mạn; thất, tà mạn. Thử thất chủng, giai y Ngã tướng nhi sanh, giai vi Mạn Ngã. Thử tắc bất dụng giáo hối, sanh lai tức hữu, câu sanh ngã dã.
(鈔)慢者,俱生主宰為慢我。
(演)俱生主宰為慢我者。俱生對分別而言。與生俱生。非強思計度起故。主宰者。我執也。此即俱生我執。唯識云。俱生我執。無始時來。虛妄熏習內因力故。恒與身俱。不待邪教。及邪分別。任運而轉。故名俱生。此復二種。一常相續。在第七識。二有間斷。在第六識。是也。慢我有七。一、我慢。二、慢。三、過慢。四、慢過慢。五、增上慢。六、卑劣慢。七、邪慢。此七種皆依我相而生。皆為慢我。此則不用教誨。生來即有。俱生我也。
(Sao: Mạn (Māna): Cái ngã chấp bẩm sinh là Mạn Ngã.
Diễn: “Câu sanh chủ tể vi Ngã Mạn”: Câu Sanh là nói phối ứng với phân biệt, có nghĩa là hễ sanh ra là đã có, chẳng phải tốn công sức suy lường để dấy lên. “Chủ tể” là Ngã Chấp. Đấy chính là Câu Sanh Ngã Chấp. Duy Thức nói: Câu Sanh Ngã Chấp là do sức huân tập hư vọng của cái nhân bên trong từ thời vô thỉ. Nó luôn sanh cùng cái thân, chẳng cần đợi được dạy dỗ tà vạy và tà phân biệt, tùy ý xoay chuyển. Vì thế, gọi là Câu Sanh (bẩm sinh). Thứ này lại có hai loại: Một là thường liên tục trong thức thứ bảy; hai là có lúc gián đoạn, ở trong thức thứ sáu. Mạn có bảy loại: Một là Ngã Mạn, hai là Mạn, ba là Quá Mạn, bốn là Mạn Quá Mạn, năm là Tăng Thượng Mạn, sáu là Ty Liệt Mạn, bảy là Tà Mạn[2]. Bảy loại này đều nương vào Ngã tướng để sanh, đều là Mạn Ngã. Những thứ này chẳng cần phải dạy dỗ, sanh ra đã có, là cái Ngã bẩm sanh vậy).
“Mạn” (慢) là phiền não. Loại phiền não dấy lên hiện hành vào lúc tối sơ chính là loại này. Nếu chúng ta chú tâm quan sát, sẽ có thể nhận thấy. Quan sát trẻ thơ, hoặc những đứa bé, khi chúng còn chưa biết tham, mà cũng chưa biết sân, chúng đã có cái Mạn này, chúng có thể biểu hiện ra. Mạn là bẩm sinh, chúng nó chẳng cần phải học. Có những nghiệp nhân ấy, đương nhiên là có quả báo.
(Sao) Quả báo giả, tiền sở tác nhân, kim thọ quả báo, diệc thượng thọ sanh nghĩa dã.
(鈔)果報者,前所作因,今受果報,亦上受生義也。
(Sao: Quả báo: Do cái nhân đã tạo từ trước, nay nhận lãnh quả báo, cũng là ý nghĩa “thọ sanh” trong phần trước).
Đây cũng là ý nghĩa Thọ Sanh trong Ngũ Ấm. Trong Duy Thức Luận có nói hết thảy hữu tình chúng sanh lãnh chịu “quả báo”. Báo có hai loại:
1) Một loại gọi là Dẫn Nghiệp (引業), sẽ dẫn dắt quý vị đến đầu thai trong đường nào. Như hiện thời chúng ta đều đầu thai trong loài người, [là do có] Dẫn Nghiệp giống nhau. Đó là Cộng Nghiệp dẫn chúng ta đều vào nhân đạo, đầu thai nơi này.
2) Sanh vào thế gian này, mỗi người chúng ta tướng mạo khác nhau, trạng huống sức khỏe của thân thể khác nhau, hoàn cảnh sống của mỗi người khác nhau. Đó gọi là Mãn Nghiệp (滿業).
Mãn Nghiệp thuộc về biệt nghiệp, biệt báo; Dẫn Nghiệp thuộc loại cộng nghiệp, cộng báo, khác nhau! Hết thảy chúng sanh, kể cả chư Phật, Bồ Tát, đều chẳng có cách nào lìa khỏi nhân duyên quả báo. Đã thành Phật, có phải lãnh chịu quả báo hay không? Thưa cùng chư vị, vẫn phải lãnh chịu. Chẳng thể nói là “đã thành Phật, sẽ không bị”, chẳng có đạo lý ấy! Chư Phật, Bồ Tát lãnh chịu quả báo chẳng giống chúng ta. Chúng ta nhận lãnh quả báo mà chẳng cam lòng, chẳng ưng chịu, lúc hứng chịu bèn oán trời hờn người, lại tạo vô lượng tội nghiệp. Chư Phật, Bồ Tát hứng chịu quả báo, lãnh nhận rất cam tâm, lãnh nhận rất tình nguyện, rất vui sướng lãnh nhận. Vì sao? Giống như thiếu nợ thì phải trả tiền. Sau khi đã trả xong bèn hết chuyện. Đó là sự khác biệt giữa mê và ngộ. Chư Phật, Bồ Tát hứng chịu quả báo, hiểu rõ tiền căn, hậu quả. Lũ phàm phu chúng ta hồ đồ, mờ mịt hứng chịu; trong khi hứng chịu, lại tạo nghiệp. Lại còn tạo càng nặng hơn, quả báo trong đời sau càng khổ, mỗi lúc một tệ hơn, cuộc sống rất khổ sở! Chẳng như Phật, Bồ Tát chịu quả báo, mỗi lần đều đền trả xong xuôi, mỗi lần đều kết thúc, các Ngài không ngừng tiến cao hơn, còn chúng ta không ngừng đọa lạc. Do vậy, khởi tâm động niệm, ngôn ngữ, tạo tác, chẳng thể không cẩn thận, chớ nên chẳng chú ý! Hại chính mình thì vẫn chưa sao, tổn hại người khác, tổn hại xã hội, tổn hại đại chúng, tội lỗi ấy nặng nề lắm! Trong kinh Phật đã nói những đạo lý và chân tướng sự thật này rất nhiều.
(Sao) Ác danh uế xưng giả, sanh Phật tương đối, chúng sanh chi danh, hạ liệt bỉ lậu, luân hồi lục đạo, bị thọ chư khổ, cố vân Trược dã. Phản hiển Cực Lạc quốc trung, chư thượng thiện nhân đồng hội nhất xứ, phi Chúng Sanh Trược cố.
(鈔)惡名穢稱者,生佛相對,眾生之名,下劣鄙陋,輪迴六道,備受諸苦,故云濁也。反顯極樂國中,諸上善人同會一處,非眾生濁故。
(Sao: “Danh xưng xấu nhơ”: So sánh chúng sanh và Phật thì danh xưng của chúng sanh kém hèn, thô lậu, luân hồi trong lục đạo, chịu đủ mọi nỗi khổ. Vì thế nói là Trược. Nêu rõ sự tương phản với cõi Cực Lạc, [trong cõi ấy], các vị thượng thiện nhân nhóm họp một chỗ, chẳng phải là Chúng Sanh Trược).
Thế giới Tây Phương được gọi là Thanh Thái, Thanh Lương, hoặc An Khang. Nhất là trong kinh, đức Phật đã giới thiệu “chư thượng thiện nhân”, “thượng thiện” chỉ bậc Đẳng Giác Bồ Tát, nói rõ người chứng quả vị Đẳng Giác trong thế giới Tây Phương hết sức đông. Phàm phu chúng ta đến Tây Phương Cực Lạc thế giới thành tựu hết sức nhanh chóng! Chiếu theo trạng huống do đức Phật đã nói trong kinh, đại khái, chúng ta có thể suy ra: Do đức Phật đã nói bậc thượng thiện nhân trong Tây Phương Cực Lạc thế giới rất đông, chẳng có cách nào tính toán được; chỉ có thể nói là “vô lượng vô biên A-tăng-kỳ”. Nói cách khác, nhất định là phải hơn một nửa thì mới nói là đa số. Số lượng thượng thiện nhân chiếm đa số!
A Di Đà Phật thành Phật tới nay mới mười kiếp, [tức là] những vị Đẳng Giác Bồ Tát ấy đều thành tựu trong vòng mười kiếp. Mười kiếp thành tựu thì khi A Di Đà Phật thành Phật, người vãng sanh trong kiếp thứ nhất nay đã chứng đắc Đẳng Giác, vậy thì trong mười kiếp, họ (những người phải mất mười kiếp mới thành Đẳng Giác Bồ Tát) chỉ chiếm một phần mười. Người vãng sanh trong kiếp thứ hai cũng thành Đẳng Giác, số người ấy phải nên là hai phần mười. Người vãng sanh từ kiếp thứ năm trở đi cũng thành Đẳng Giác, thì Đẳng Giác Bồ Tát trong thế giới Tây Phương sẽ chiếm một nửa, chiếm nửa số [nhân dân]. Kiếp thứ sáu vãng sanh, nay cũng thành Đẳng Giác, như vậy sẽ là hơn phân nửa. Quan sát từ chỗ này, người bình phàm sanh về thế giới Tây Phương, đại khái là trong hai ba kiếp bèn có thể thật sự chứng đắc quả vị Đẳng Giác. Thật sự là pháp khó tin!
Quán Kinh cho biết: Hạ hạ phẩm vãng sanh trong cõi Phàm Thánh Đồng Cư, sanh về Tây Phương, phải mất mười hai kiếp mới có thể thành tựu. Đó là hạ hạ phẩm vãng sanh, là thiểu số, chẳng phải là đa số. Hạ phẩm trung sanh, sáu kiếp bèn hoa nở, thấy Phật, ngộ Vô Sanh. Chư vị ngẫm xem, sáu kiếp bèn thành tựu. Vậy thì vãng sanh trong kiếp thứ nhất, vãng sanh trong kiếp thứ hai, kiếp thứ ba, kiếp thứ tư, kiếp thứ năm đều thành tựu. Quý vị cứ tính như thế, mới hiểu Tây Phương Cực Lạc thế giới chẳng thể nghĩ bàn! Thành tựu nhanh chóng, trong bất cứ cõi Phật nào, cũng đều chưa hề nghe nói, Thích Ca Mâu Ni Phật chưa hề nói [có chuyện tương tự như vậy trong các cõi Phật khác]. Chỉ có trong cõi ấy (cõi Cực Lạc) là thành tựu mau chóng. Vì sao? Viên chứng ba món Bất Thoái, chư thượng thiện nhân nhóm họp một chỗ, hằng ngày ở cùng một chỗ với Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Âm, Thế Chí, làm sao quý vị thoái chuyển cho được? Chẳng thể nào có chuyện ấy! Thầy tốt, A Di Đà Phật, và mười phương chư Phật Như Lai là thầy, Đẳng Giác Bồ Tát là bạn học. Hoàn cảnh tu học như vậy thì đương nhiên là thành tựu nhanh chóng.
(Sớ) Mạng Trược giả, dĩ sắc tâm liên trì vi Thể, thôi niên giảm thọ, tức kỳ tướng dã.
(疏)命濁者,以色心連持為體,催年減壽,即其相也。
(Sớ: Mạng Trược (Āyuskaṣāya) là dùng Sắc và Tâm duy trì lẫn nhau liên tục để làm Thể, năm tháng giục giã tuổi thọ suy giảm chính là tướng trạng của nó vậy).
“Mạng” (命) là thọ mạng. Hiện tượng thọ mạng là gì? Mấy câu nói của Liên Trì đại sư ở đây có ý nghĩa hoàn toàn tương ứng với kinh Phật. Trong kinh Đại Thừa, đức Phật dạy chúng ta: Thọ mạng chẳng thật, chỉ là một thứ “tương tục tướng” (tướng liên tục) mà thôi. Ở đây nói: “Sắc tâm liên trì, thôi niên giảm thọ” (Sắc và Tâm duy trì lẫn nhau liên tục, năm tháng giục giã tuổi thọ suy giảm). Liên Trì đại sư và đức Phật đều nói chân tướng, nhưng Liên Trì nói kiểu này càng khiến cho chúng ta dễ cảnh giác hơn, càng có thể nhận rõ sự thật, có nghĩa là Ngài nói thọ mạng của con người giảm thiểu hằng ngày. Trong bài kệ cảnh tỉnh của Phổ Hiền Bồ Tát có câu: “Như thiểu thủy ngư, tư hữu hà lạc” (Như cá thiếu nước, há có vui chi), đúng vậy đấy! Giả sử quý vị có thọ mạng là một trăm năm, tính từ ngày được sanh ra, sống mỗi ngày tức là [thọ mạng] giảm bớt một ngày; sống một năm là [thọ mạng] giảm bớt một tuổi. Bọn người thế gian chúng ta mê hoặc, điên đảo, [sống đến] bảy mươi, tám mươi, còn muốn làm lễ mừng thọ, còn muốn chúc mừng, chúc mừng thọ mạng của quý vị mỗi ngày một giảm thiểu, chẳng phải là ý nghĩa ấy hay sao? Người thế gian điên đảo, điên đảo ở chỗ này. Thọ mạng chẳng thể tăng trưởng, giảm thiểu từng ngày một! Dùng bốn chữ “thôi niên giảm thọ” (năm tháng giục giã tuổi thọ suy giảm) hết sức hay, đó là chân tướng của đời sống con người. Thọ mạng của kẻ bình phàm đều do nghiệp lực khống chế, là nghiệp báo. Thân thể của chúng ta là thân nghiệp báo. Do vậy, kẻ xem tướng đoán mạng, [nếu có khả năng] xem tướng rất chuẩn xác, xác thực là sẽ có thể dự đoán, chẳng phải là gạt người! Thọ mạng do nghiệp lực của chính mình làm chủ tể. Do vậy, chính mình cũng có thể biến đổi nó, chẳng phải là không thể biến đổi. Đức Phật dạy chúng ta điều này. Phật pháp dạy: Ai nấy đều có vận mạng, nhưng đức Phật chẳng nói theo kiểu Túc Mạng Luận. Đức Phật dạy chính mình có thể sáng tạo vận mạng, chính mình có thể biến đổi nó. Chỉ cần quý vị hiểu lý luận, hiểu phương pháp, xác thực là sẽ có thể sửa đổi nó. Như trong quá khứ, thiền sư Vân Cốc đã dạy ông Viên Liễu Phàm phương pháp sửa đổi cũng rất hữu hiệu. Tiên sinh Viên Liễu Phàm đã viết lại sự thật về chuyện sửa đổi vận mạng của chính mình, mọi người đều biết [tác phẩm ấy]. Người thành tựu như tiên sinh Liễu Phàm chẳng biết là bao nhiêu, [nhưng họ] chẳng viết ra, chẳng công bố, cho nên quý vị không biết. Những người ấy đã sửa đổi thù thắng hơn và có thành tựu cao hơn tiên sinh Liễu Phàm cũng rất nhiều.
“Sắc tâm liên trì” (Sắc và tâm là duy trì lẫn nhau liên tục), Sắc là thân này. Thân thể là vật chất. Tinh thần ở trong thân thể thì thân thể này còn sống. Tinh thần lìa khỏi, thân thể liền mục nát. Do vậy, có thể biết: Sắc thân chịu sự điều khiển và chi phối của tâm lý. Nếu quý vị có thể quan sát đến chỗ này, quý vị đã có mức độ [lãnh hội] khá sâu. Sau đấy, nhất định là quý vị sẽ nghĩ: Do thiện niệm, thân thể của chúng ta khỏe mạnh. Do một ác niệm, thân thể sẽ có bệnh tật. Nếu là thanh tịnh niệm, thân thể này có thể sống đến một trăm tuổi, có thể giữ mãi tuổi xuân, đều là do đã thấu hiểu đạo lý này. Sự thật xác thực là có tình hình như vậy. Suy nghĩ lung tung, suốt ngày từ sáng đến tối sanh phiền não, gây tạo tham, sân, si, mạn, khiến cho thân thể của chính mình chẳng kham chịu được! Cách suy nghĩ khỏe mạnh nhất là niệm A Di Đà Phật. Vì sao? A Di Đà Phật vô lượng thọ, quý vị niệm A Di Đà Phật, quý vị sẽ là vô lượng thọ. A Di Đà Phật vô lượng quang, kẻ học Khí Công nói trên thân có Khí, Phật pháp gọi nó là Quang. Quý vị niệm A Di Đà Phật sẽ là vô lượng quang. A Di Đà Phật có vô lượng tướng, mỗi tướng có vô lượng hảo, quý vị niệm A Di Đà Phật, tướng của quý vị bèn trang nghiêm. Chân tín, chân nguyện, nhất tâm trì danh, quý vị có thể đạt đến viên mãn rốt ráo. Kẻ chẳng thể tin tưởng, chẳng thể tiếp nhận, [tức là] chẳng có phước báo. Trong kinh, đức Phật đã nói rất rõ ràng, “Chẳng thể do chút ít thiện căn, phước đức, nhân duyên mà được sanh về cõi ấy”. Do vậy, có thể biết: Người có thể tín, có thể nguyện, chịu niệm Phật, đều là nhiều thiện căn, nhiều phước đức, nhiều nhân duyên.
(Sao) Liên trì giả.
(鈔)連持者。
(Sao: Duy trì lẫn nhau liên tục).
“Trì” (持) là gìn giữ, “liên” (連) là liên tục.
(Sao) Y nghiệp sở dẫn đệ bát thức chủng.
(Diễn) Đệ bát thức, tức Lê Da bổn thức. Chủng thị chủng tử, vị bổn thức trung thân sanh tự quả, công năng sai biệt giả. Thích vân: Thân sanh tự quả giả, tùng tự chủng tử thân sanh hiện hành quả cố. Công năng sai biệt giả, hiển thử chủng tử phi nhất chủng cố. Nhiên thử chủng tử, dữ đệ bát thức, cập sở sanh quả, bất nhất, bất dị. Thể thị bổn thức, quả thị hiện hành. Thức thể vọng chủng vi dụng. Hiện quả vọng chủng vi nhân. Cố thử tam pháp, lý ưng bất nhất, bất dị dã. Tông Kính vân: “Bổn thức thị Thể, chủng tử thị Dụng, chủng tử thị nhân, sở sanh thị quả. Thử tam lý ưng bất nhất, bất dị”. Y nghiệp sở dẫn giả, vị tùy túc nhân lực sanh thiện ác đẳng, công năng quyết định phương thành chủng tử dã.
(鈔)依業所引第八識種。
(演)第八識。即黎耶本識。種是種子。謂本識中親生自果。功能差別者。釋云。親生自果者。從自種子親生現行果故。功能差別者。顯此種子非一種故。然此種子。與第八識。及所生果。不一不異。體是本識。果是現行。識體望種為用。現果望種為因。故此三法。理應不一不異也。宗鏡云。本識是體。種子是用。種子是因。所生是果。此三理應不一不異。依業所引者。謂隨宿因力生善惡等。功能決定方成種子也。
(Sao: Nương theo nghiệp dẫn khởi các chủng tử trong thức thứ tám.
Diễn: Thức thứ tám chính là A Lại Da Thức. “Chủng” là chủng tử, ý nói từ trong bổn thức đích thân sanh ra cái quả, có công năng sai khác. Giải rằng: “Đích thân sanh ra cái quả” [nghĩa là] từ chủng tử, đích thân sanh cái quả hiện hành. “Công năng sai khác”: Chỉ rõ những chủng tử ấy không chỉ là một loại. Nhưng chủng tử ấy, thức thứ tám, và cái quả được sanh chẳng một, chẳng khác. Thể là bổn thức, quả là hiện hành. Đối với cái Thể của thức thì chủng tử hư vọng là Dụng, đối với cái quả hiện hành thì chủng tử hư vọng là Nhân. Do vậy, ba pháp xét theo Lý thì phải là chẳng một, chẳng khác. Sách Tông Kính Lục viết: “Bổn thức là Thể, chủng tử là Dụng, chủng tử là nhân, cái được sanh là quả. Ba thứ ấy theo Lý phải là chẳng một, chẳng khác”. “Nương theo nghiệp mà dẫn khởi”, nghĩa là do sức của túc nhân mà sanh ra thiện, ác v.v… công năng quyết định mới thành chủng tử).
Người thế gian gọi “đệ bát thức” là “linh hồn”. Thật ra, gọi nó là “linh hồn” là sai lầm, vì sao? Vì nó chẳng linh. Nếu nó linh, nó làm sao có thể chịu đến đầu thai trong ba ác đạo? Nó đến đầu thai trong ba ác đạo, có thể thấy là nó chẳng linh! Nhà Phật nói là mê hoặc, điên đảo, [gọi nó là] “mê hồn” là đúng, [gọi nó là] “linh hồn” là sai lầm, Khổng lão phu tử gọi nó là “du hồn” (遊魂: cái hồn bềnh bồng trôi nổi). Nói kiểu này rất chánh xác, vì tốc độ của nó hết sức to lớn. Đại thiên thế giới này là phạm vi hoạt động của du hồn. Trong phần Hệ Từ Truyện của kinh Dịch, Khổng Tử bảo: “Tinh khí vi vật, du hồn vi biến” (Tinh khí là vật, cái hồn bồng bềnh biến đổi), cách quan sát này hoàn toàn giống như kinh Phật đã nói. “Tinh khí vi vật” là giải thích nguồn gốc của vật chất. Đối với vật chất, tuy hiện thời đã phát hiện được những hạt rất nhỏ, những hạt ấy do đâu mà có? Khổng phu tử nói “tinh khí vi vật”, có nghĩa là từ tinh khí biến hiện. Phật pháp nói Tướng Phần do Kiến Phần biến hiện, “y nghiệp sở dẫn đệ bát thức chủng” (nương theo nghiệp, dẫn khởi chủng tử trong thức thứ tám), “chủng” (種) là chủng tử (hạt giống, mầm mống), “đệ bát thức chủng” là chủng tử được chứa đựng trong A Lại Da Thức.
(Sao) Ngoại Sắc nội tâm, hỗ tương liên thuộc.
(鈔)外色內心,互相連屬。
(Sao: Sắc bên ngoài, tâm bên trong liên quan, lệ thuộc lẫn nhau).
“Bên ngoài” là vật chất, tức là cái thân thể này, nhục thân này. “Bên trong” là tâm, tức là Thọ, Tưởng, Hành, Thức, liên tiếp với nhau.
(Sao) Tức tức, noãn, thức, tam, tương trì bất tán, thị vi Mạng Căn.
(Diễn) Ngoại sắc tức tức, noãn, thuộc đệ bát thân Tướng Phần, nội tâm tức đệ bát hiện hành thức, thuộc đệ bát Kiến Phần. Do chủng
tử nghiệp lực, thử tam tương trì bất tán, danh Mạng Căn bất đoạn.
(鈔)即息煖識三,相持不散,是為命根。
(演)外色即息煖。屬第八親相分。內心即第八現行識。屬第八見分。由種子業力。此三相持不散。名命根不斷。
(Sao: Tức là ba thứ gồm hơi thở, thức và độ ấm duy trì lẫn nhau, chẳng tan hoại thì là Mạng Căn.
Diễn: Ngoại sắc chính là hơi thở và độ ấm, thuộc về Tướng Phần của đích thân thức thứ tám. Nội tâm chính là thức thứ tám hiện hành, thuộc về Kiến Phần của thức thứ tám. Do nghiệp lực của chủng tử mà ba thứ ấy (hơi thở, độ ấm và thức) duy trì lẫn nhau, chẳng tan hoại, bèn gọi là Mạng Căn chẳng đoạn).
Điều này gọi là Mạng Căn hoặc Thọ Mạng. “Tức” (息) là hô hấp, “noãn” (煖) là độ ấm, tức nhiệt độ cơ thể. Thức (識) là tâm. Ba thứ ấy kết hợp với nhục thân thành một Thể, “tương trì” (duy trì lẫn nhau), giữ gìn lẫn nhau, chẳng tách rời. Đó gọi là Mạng Căn.
(Sao) Nhất bất liên trì, Mạng Căn tức đoạn, cố dĩ vi Thể.
(Diễn) Nhất bất tương trì, hoặc noãn khí ly thân, hoặc xuất nhập tức đoạn, hoặc Kiến Phần ly thể, danh Mạng Căn đoạn dã.
(鈔)一不連持,命根即斷,故以為體。
(演)一不相持。或煖氣離身。或出入息斷。或見分離體。名命根斷也。
(Sao: Nếu một thứ [trong ba thứ, tức hơi thở, sức ấm và thức] chẳng duy trì liên tục, Mạng Căn liền đoạn, nên coi chúng là Thể.
Diễn: Một thứ chẳng duy trì: Hoặc là hơi ấm lìa thân thể, hoặc ngừng hô hấp, hoặc Kiến Phần lìa thân, thì gọi là Mạng Căn chấm dứt).
Trong ba thứ này, hễ chẳng có hô hấp, người bèn chết. Chẳng có hô hấp, nhất định là độ ấm chẳng còn. Người đã chết, thân thể lạnh ngắt. Độ ấm chẳng còn, thức đã lìa khỏi. Trong ba thứ này, trước hết là hô hấp ngưng dứt, tiếp theo đó, chẳng có độ ấm, thức lìa khỏi cuối cùng. Phật pháp nói: Sau khi người đã chết, sau khi đã tắt hơi tám tiếng đồng hồ, thức của người ấy mới rời khỏi. Nói cách khác, trong tám tiếng đồng hồ sau khi ngừng thở, người ấy vẫn có cảm giác. Nếu chúng ta động vào họ, họ sẽ cảm thấy đau khổ. Hễ đau khổ, sẽ dễ dẫn đến sân hận. Do dấy lên một niệm sân hận ấy, người ấy sẽ đọa trong địa ngục, hoặc đọa trong ác đạo. Do vậy, đức Phật cảnh cáo chúng ta: “Đối với người chết, trong vòng tám tiếng đồng hồ, đừng động đến họ” là do nguyên nhân này.
“Thức” đến trước, tức là khi đầu thai thì nó đến trước; khi ra đi, thì nó rời đi cuối cùng. Duy Thức Luận nói: “Lai tiên, khứ hậu, tác chủ công” (Đến trước, đi sau, làm ông chủ). Tâm là chủ, thân chẳng phải là chủ. Tâm là chủ, [sanh mạng của một cá nhân] lấy nó làm Thể. Thể của Mạng Căn là A Lại Da Thức, tức là thức thứ tám. “Đầu thai” là thức đi đầu thai. Nhục thân đúng là giống như quần áo, chúng ta dùng đã lâu, quá cũ kỹ, có thể bỏ đi, thay đổi một bộ mới. Thức là chính mình, nó có thể thay đổi thân thể, [giống như] do quần áo đã rách, bèn thay đổi một bộ quần áo mới. Bỏ thân, thọ thân giống hệt như cởi quần áo [cũ ra] để thay quần áo [mới]. Nếu chúng ta hiểu rõ ràng, minh bạch sự thật này, sẽ chẳng kinh hoảng, chẳng sợ hãi đối với sanh tử. Có ai quần áo đã cũ, bảo quý vị thay đổi quần áo liền sợ hãi, kinh hoảng? Chẳng có. Chỉ có trẻ nít vô tri, bảo nó thay quần áo, nó vừa khóc vừa quấy, chẳng chịu thay đổi, chỉ có loại người đó, chứ người bình thường sẽ chẳng như vậy!
(Sao) Thôi niên giảm thọ giả, đương thử giảm kiếp, bất mãn bách niên.
(鈔)摧年減壽者,當此減劫,不滿百年。
(Sao: “Năm tháng giục giã tuổi thọ suy giảm”: Đang trong thời giảm kiếp, [tuổi thọ] chẳng đủ trăm năm).
Chẳng đủ trăm năm, thông thường, có thể sống đến bảy mươi tuổi khá khó khăn! Hiện thời, nói là y dược phát triển, kéo dài tuổi thọ của loài người, quý vị cảm thấy nói kiểu đó là thật hay giả? Giả trất, chẳng thật! Thọ mạng dài chính là biệt báo của cá nhân. Người ta do đời trước tu phước, đời trước tu vô úy bố thí, nên được quả báo khỏe mạnh, sống lâu. Y dược chỉ có thể chữa bệnh, chẳng thể chữa mạng. Chắc chắn là y dược không thể kéo dài thọ mạng của quý vị được. Thọ mạng xác thực là do đời trước tu được, chẳng phải do công lao của y dược.
(Sao) Nhi phục bào mạt, phong đăng.
(鈔)而復泡沫風燈。
(Sao: Lại còn như bọt nước, đèn trước gió).
“Bọt nước, đèn trước gió” đều rất ngắn ngủi, tạm bợ, rất [dễ gặp phải] nguy hiểm [đến nỗi mất mạng dễ dàng]. Thắp một ngọn nến đặt trước cơn gió lớn, chẳng biết sẽ tắt lụi lúc nào. Đấy là tỷ dụ.
(Sao) Sát-na bất trụ, vưu vi đoản xúc.
(鈔)剎那不住,尤為短促。
(Sao: Trong khoảng sát-na bèn chẳng tồn tại, càng là ngắn ngủi).
Chúng ta nhìn từ toàn thể để xét tuổi thọ bình quân, [sẽ thấy] tuổi thọ con người chẳng dài. Xét theo biệt nghiệp, có khá nhiều người trường thọ. Xét theo cộng nghiệp, thọ mạng bình quân của chúng sanh xác thực là mỗi năm một thấp hơn, đang trong thời giảm kiếp mà!
(Sao) Cố vân Trược dã.
(鈔)故云濁也。
(Sao: Cho nên nói là Trược).
Gọi là Mạng Trược. Thọ mạng ngắn ngủi, lại còn có thiên tai nhân họa.
(Sao) Phản hiển Cực Lạc quốc trung, nhân dân thọ mạng, đồng Phật vô lượng, phi Mạng Trược cố.
(鈔)反顯極樂國中,人民壽命,同佛無量,非命濁故。
(Sao: Nêu bật tương phản: Trong cõi Cực Lạc, nhân dân thọ mạng vô lượng giống như Phật, chẳng phải là Mạng Trược).
Tương phản, chúng ta xem Tây Phương Cực Lạc thế giới. Trong kinh, đức Phật đã dạy chúng ta: Thế giới Tây Phương thù thắng nhất, đặc biệt nhất. Cõi ấy một là thế giới bình đẳng thật sự. Con người có thọ mạng hoàn toàn giống như đức Phật. Trong thế giới Tây Phương, chẳng có cơ cấu chánh phủ, cũng chẳng có các chánh đảng (政黨: đảng phái chánh trị) hằng ngày đấu đá với nhau. Người trong thế giới Tây Phương đông đảo, hoàn cảnh cư trụ đẹp đẽ, tốt lành. Kinh dạy rất rõ ràng: Thế giới Tây Phương có đường sá, nhưng chẳng có tên đường, cũng chẳng có số nhà. Nay chúng tôi suy nghĩ, có thể là sau bao nhiêu năm nữa, thế giới này cũng chẳng cần đường sá, mà cũng chẳng cần biển số nữa. Vì sao? Tiến nhập thời đại điện toán. Trong tương lai, máy điện toán sẽ nối liền mỗi gia đình trên thế giới. Quý vị muốn tìm ai, ở trong nhà nhấn một nút, trên màn ảnh của máy computer bèn hiện hình ảnh. Quý vị muốn đến thăm bè bạn, chẳng cần đến nhà họ, đối trước máy computer bèn có thể trò chuyện. Nhưng chúng ta phải dùng máy móc, Tây Phương Cực Lạc thế giới chẳng cần dùng máy móc, hoàn toàn dùng sức mạnh của ý niệm trong tâm là có thể biến hiện ngay trước mặt. Đường sá cần tên gọi để làm chi nữa? Cần biển số để làm gì? Đó mới là hạnh phúc thật sự, vui sướng thật sự, chẳng giống như trong thế giới này. Hôm nay, chúng tôi giảng đến chỗ này!
[1] Tứ Không chính là bốn cõi trời thuộc Vô Sắc Giới Thiên bao gồm Không Vô Biên Xứ Thiên (Ākāśānantyāyatana), Thức Vô Biên Xứ Thiên (Vijñānānantyāyatana), Vô Sở Hữu Xứ Thiên (Ākiṃcanyāyatana), và Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Thiên (Naivasaṃjñānā Saṃjñāyatana). Tứ Thiền Thiên bao gồm chín tầng trời thuộc Sắc Giới Thiên là Vô Vân (Anabhraka), Phước Sanh (Puṇyaprasava), Quảng Quả (Bṛhatphala), Vô Phiền (Atapa), Vô Nhiệt (Avṛha), Thiện Kiến (Sudarśana), Thiện Hiện (Sudṛśa), Sắc Cứu Cánh (Akaniṣṭha), cộng thêm Vô Tưởng Thiên (Asaññasatta).
[2] Theo từ điển Phật Học, các loại Mạn ấy được mô tả như sau:
1) Ngã Mạn: Chấp trước thân tâm do Ngũ Uẩn hòa hợp giả tạm là Ngã và Ngã Sở. Do vậy, kiêu ngạo, tự đại.
2) Mạn: Đối với kẻ chẳng bằng ta, bèn khinh rẻ. Đối với kẻ bằng ta, tuy thừa nhận, vẫn cứ khinh rẻ họ.
3) Quá Mạn: Đối với kẻ bằng ta, vẫn cứ tự hào họ thua kém ta rồi khinh rẻ họ.
4) Mạn Quá Mạn (Quá Quá Mạn): Dẫu đối phương hơn hẳn ta, chẳng thừa nhận, cứ ngược ngạo nói ta ưu việt hơn kẻ đó quá nhiều.
5) Tăng Thượng Mạn: Kẻ tu hành chưa đắc mà bảo là đắc, chưa chứng mà khoe là đã chứng.
6) Ty Liệt Mạn: Cam chịu thua kém người khác. Đối với kẻ trỗi hơn mình, bèn tự nhủ: “Hơn ta thì sao?”, thiếu hẳn ý chí “thấy người hiền bèn mong được bằng”.
7) Tà Mạn: Đối với Mạn khởi lên tà kiến, chính mình chẳng có đức mà ngược ngạo nói: “Phật, Bồ Tát bất quá cũng là như vậy mà thôi!” Thậm chí chẳng tin nhân quả, hủy báng Tam Bảo.