#CHƯA-UPDATE
A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Thời gian: Từ tháng 12 năm 1984
Giảng tại: Hoa Tạng Đồ Thư Quán (Thư Viện Hoa Tạng), Đài Loan
Tổng cộng 289 Tập (AMTB)
Chuyển ngữ: Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
Giảo chánh: Minh Tiến, Đức Phong và Huệ Trang
Mã AMTB: 01-003-0001 đến 01-003-0289
MP3 tự động phát trên Mobile. Nếu không tự động phát vui lòng ấn nút play ▶️ dưới cùng.
TỔNG CỘNG 289 TẬP
A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
Tập 267
Xin xem A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bản, trang năm trăm năm mươi:
Xác thực là danh hiệu của sáu phương Phật nhằm chỉ dạy chúng ta là những kẻ niệm Phật tu pháp môn Tịnh Độ hãy nên đi theo con đường Bồ Đề đại đạo. Ý nghĩa này hết sức trọng yếu.
(Sớ) Xứng Lý, tắc tự tánh ngưỡng chi di cao bất khả tận, thị thượng phương hằng sa Phật nghĩa.
(Sao) Nhan Uyên thán đạo, viết: “Ngưỡng chi di cao”, kim tá dụng chi, ngôn linh tâm trác việt, thể tuyệt phan duyên. Ngưỡng chi di cần, cao chi ích thậm. Tích Tịnh Danh quá thượng phương tứ thập nhị Hằng hà sa thế giới, nhi thủ hương phạn; kim vị cánh quá thượng phương bất khả thuyết Hằng hà sa thế giới, cầu ư tự tánh, thí như tiếp trúc điểm thiên, dục chí kỳ điên, chung bất khả đắc!
(Diễn) Thể tuyệt phan duyên giả, vị Bát Nhã như đại hỏa tụ, chúng sanh chi tâm xứ xứ năng duyên, độc bất duyên ư Bát Nhã chi thượng dã. Tịnh Danh thượng phương thủ hương phạn giả, kinh vân: Thời Duy Ma Cật, tức nhập tam-muội, dụng thần thông lực, thị chư đại chúng. Thượng phương giới phận, quá tứ thập nhị Hằng hà sa quốc độ, hữu quốc danh Chúng Hương, Phật hiệu Hương Tích. Kim hiện tại, kỳ quốc hương khí, tỷ ư thập phương chư Phật thế giới nhân thiên chi hương, tối vi đệ nhất. Bỉ độ vô hữu Thanh Văn, Bích Chi Phật danh, duy hữu thanh tịnh đại Bồ Tát chúng, Phật vị thuyết pháp. Nãi chí cư sĩ, khiển hóa Bồ Tát đáo bỉ, thỉnh hương phạn viết: “Nguyện đắc Thế Tôn sở thực chi dư, đương ư Sa Bà thế giới, thi tác Phật sự” đẳng.
(疏)稱理,則自性仰之彌高不可盡,是上方恆沙佛義。
(鈔)顏淵歎道。曰。仰之彌高。今借用之。言靈心卓越。體絕攀緣。仰之彌勤。高之益甚。昔淨名過上方四十二恆河沙世界。而取香飯。今謂更過上方不可說恆河沙世界。求於自性。譬如接竹點天。欲至其巔。終不可得。 (演)體絕攀緣者。謂般若如大火聚。眾生之心處處能緣。獨不緣於般若之上也。 淨名上方取香飯者。經云。時維摩詰。即入三昧。用神通力。示諸大眾。上方界分過四十二恒河沙國土。有國名眾香。佛號香積。今現在。其國香氣。比於十方諸佛世界人天之香。最為第一。彼土無有聲聞辟支佛名。唯有清淨大菩薩眾。佛為說法。乃至居士。遣化菩薩到彼。請香飯曰。願得世尊所食之餘。當於娑婆世界。施作佛事等。
(Sớ: Xứng Lý thì càng ngưỡng vọng tự tánh, càng cảm thấy cao chót vót chẳng thể cùng tận, chính là ý nghĩa của phương trên có hằng sa Phật.
Sao: Nhan Uyên cảm thán về đạo[1] [của Khổng Tử], nói: “Ngửa trông lên càng cao”, nay mượn ý ấy để dùng, hòng nói: Tâm linh thông chót vót tuyệt diệu, Thể của nó dứt bặt mọi sự nắm níu. Càng siêng gắng ngưỡng vọng, càng thấy cao cả. Xưa kia, ngài Tịnh Danh (Duy Ma Cật) qua khỏi bốn mươi hai ức Hằng hà sa thế giới để lấy cơm thơm. Nay lại nói qua khỏi bất khả thuyết Hằng hà sa thế giới trong phương trên để cầu tự tánh thì ví như nối tre để khều trời, toan muốn chạm đến tột đỉnh của bầu trời, trọn chẳng thể được.
Diễn: “Thể dứt bặt nắm níu”, ý nói Bát Nhã như đống lửa lớn, tâm chúng sanh chỗ nào cũng có thể duyên được, chỉ riêng Bát Nhã là chẳng thể duyên được. “Tịnh Danh lấy cơm thơm nơi thượng phương”: Kinh nói khi ấy ngài Duy Ma Cật dùng sức thần thông, liền nhập tam-muội, thị hiện cho đại chúng thấy trong các thế giới ở phương trên, qua khỏi bốn mươi hai Hằng hà sa số quốc độ, có một cõi nước tên là Chúng Hương, Phật hiệu Hương Tích, nay vẫn còn đang trụ thế. Hương thơm trong cõi ấy so với mùi hương của trời, người trong mười phương thế giới chư Phật, sẽ là thù thắng tột bậc. Cõi ấy chẳng có tên gọi Thanh Văn, Bích Chi Phật, chỉ có hàng đại Bồ Tát thanh tịnh, đức Phật vì họ thuyết pháp. Cư sĩ (ngài Duy Ma Cật) bèn sai hóa Bồ Tát đến cõi đó, xin cơm thơm, nói như sau: “Mong được thức ăn còn thừa của đức Thế Tôn để thực hiện Phật sự trong thế giới Sa Bà” v.v…)
Liên Trì đại sư dùng một thành ngữ của Nho gia để hình dung ý nghĩa “tự tánh có vô tận công đức”.
(Kinh) Các ư kỳ quốc, xuất quảng trường thiệt tướng, biến phú tam thiên đại thiên thế giới, thuyết thành thật ngôn: “Nhữ đẳng chúng sanh đương tín thị Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh”.
(經)各於其國。出廣長舌相。遍覆三千大千世界。說誠實言。汝等眾生。當信是稱讚不可思議功德一切諸佛所護念經。
(Kinh: Mỗi vị đều ở trong cõi mình, hiện tướng lưỡi rộng dài che khắp tam thiên đại thiên thế giới, nói lời thành thật: “Chúng sanh các ngươi hãy nên tin kinh Khen Ngợi Công Đức Chẳng Thể Nghĩ Bàn Được Hết Thảy Chư Phật Hộ Niệm này”).
Trong một bộ kinh Di Đà ngắn ngủi này, chúng ta thấy câu này rất nhiều lần, sáu phương Phật là sáu lần [lặp lại], trong phần sau, đức Phật vẫn nhắc tới. Đọc nhiều lần, chúng ta bèn có ấn tượng hết sức sâu đậm, đấy là đức Phật đặc biệt nói nhấn mạnh. Nếu chúng ta có thể thật sự biết đôi chút đại ý trong tựa đề gốc của bản kinh này, tín nguyện trì danh sẽ tự nhiên đắc lực. Công phu niệm Phật chẳng đắc lực; nói cách khác, [đó là do] vẫn còn chưa thân thuộc đối với công đức của danh hiệu cho lắm!
(Sớ) Dĩ thượng lục phương Phật tán, diệc thị A Di Đà Phật bổn nguyện lực cố.
(疏)以上六方佛讚,亦是阿彌陀佛本願力故。
(Sớ: Sáu phương Phật tán thán như trên đây cũng là do sức bổn nguyện của A Di Đà Phật).
Sáu phương chính là mười phương, mười phương cũng là ba đời. Đúng là mười phương ba đời hết thảy chư Phật đều lễ tán A Di Đà Phật. Vì sao nói hết thảy chư Phật tán thán cũng là do bổn nguyện của A Di Đà Phật? Đó là vì trong bốn mươi tám nguyện có nguyện này.
(Sao) Bổn nguyện giả, Đại Bổn Pháp Tạng nguyện vân: “Ngã tác Phật thời, danh văn thập phương vô ương số thế giới, chư Phật các ư đại chúng chi trung, xưng ngã công đức cập dữ quốc độ” đẳng.
(鈔)本願者,大本法藏願云:我作佛時,名聞十方無央數世界,諸佛各於大眾之中,稱我功德及與國土等。
(Sao: “Bổn nguyện”: Trong kinh Đại Bổn, ngài Pháp Tạng nguyện rằng: “Khi ta làm Phật, tiếng tăm vang khắp mười phương vô ương số thế giới, chư Phật mỗi vị đều ở trong đại chúng khen ngợi công đức và cõi nước của ta” v.v…)
Phật Di Đà có nguyện này. Sau mỗi nguyện, lão nhân gia đều nói: Nếu nguyện ấy chẳng thành tựu, Ngài sẽ chẳng thành Phật. Vì thế, bốn mươi tám nguyện, nguyện nào cũng đều thành tựu viên mãn. Ngài ở trong thế giới Tây Phương thành Phật cho đến nay đã là mười kiếp.
(Sao) Cố kim thành Phật, như kỳ sở nguyện.
(鈔)故今成佛,如其所願。
(Sao: Cho nên nay thành Phật, đúng như sở nguyện).
Đối với nguyện này, dụng ý chính của Ngài là ở chỗ nào? Có phải là A Di Đà Phật rất háo danh hay chăng? Kẻ háo danh mà còn có thể thành Phật ư? Chúng ta nhất định phải hiểu bổn ý của Ngài! Phật Di Đà tuyệt đối chẳng mong tiếng tăm, lợi dưỡng, mà là mong phổ độ hết thảy chúng sanh, giúp đỡ hết thảy chúng sanh thành Phật viên mãn ngay trong một đời! Nếu chư Phật chẳng tán thán, chẳng đề cao, chẳng giới thiệu Ngài, chúng sanh làm sao biết có A Di Đà Phật? Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật là một trong các vị Phật, do Thích Ca Mâu Ni Phật giới thiệu cho chúng ta, chúng ta mới biết có Tây Phương Cực Lạc thế giới, có một vị Phật tên là A Di Đà. Mười phương chư Phật ở ngay trong khu vực giáo hóa của chính mình, đối trước các học trò của các Ngài, giống như Thích Ca Mâu Ni Phật dạy bảo chúng ta. Chư Phật cũng khẩn thiết hệt như Thích Ca Mâu Ni Phật, khuyên dạy chúng ta phải phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ. Đấy chính là ý nghĩa [được ẩn tàng] trong bổn nguyện công đức của A Di Đà Phật. Thực ra, Ngài thật sự có thể làm được, cũng có nghĩa là: Hết thảy chúng sanh, kể cả chúng sanh trong địa ngục, [dẫu là] hạng chúng sanh tạo tác tội nghiệp cực nặng, chỉ cần họ có thể tín nguyện niệm Phật, cầu sanh Tịnh Độ, cũng nhất định được vãng sanh ngay trong một đời. Sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới, vô lượng tội nghiệp cực nặng đều có thể tiêu trừ ngay trong một đời. Tây Phương Cực Lạc thế giới tiêu trừ nghiệp chướng nhanh chóng nhất, viên thành Phật đạo ngay trong một đời. Vì thế, chư Phật Như Lai không vị nào chẳng tán thán, đạo lý ở chỗ này.
(Sớ) Hữu chấp Lăng Nghiêm, vị Quán Âm Nhĩ Căn, thử phương giáo thể, Thế Chí niệm Phật, bất dự Viên Thông, vân hà kim nhật phổ giáo niệm Phật? Dĩ thử vi nghi giả, chánh diêu bất đạt lục phương Phật tán cố.
(Diễn) Quán Âm Nhĩ Căn, thử phương giáo thể giả, Văn Thù tuyển Viên Thông ký vân: “Thử phương chân giáo thể, thanh tịnh tại âm văn. Dục thủ Tam-ma-đề, thật dĩ Văn trung nhập, ly khổ đắc giải thoát. Lương tai Quán Thế Âm!” Thế Chí Niệm Phật bất dự Viên Thông giả, kệ vân: “Chư hành thị vô thường, niệm tánh nguyên sanh diệt, nhân quả kim thù cảm, vân hà hoạch Viên Thông?”
(疏)有執楞嚴,謂觀音耳根,此方教體,勢至念佛,不與圓通,云何今日普教念佛?以此為疑者,正繇不達六方佛讚故。
(演)觀音耳根。此方教體者。文殊選圓通記云。此方真教體。清淨在音聞。欲取三摩提。實以聞中入。離苦得解脫。良哉觀世音。勢至念佛不與圓通者。偈云。諸行是無常。念性元生滅。因果今殊感。云何獲圓通。
(Sớ: Có kẻ chấp vào kinh Lăng Nghiêm, bảo: Phép Nhĩ Căn của đức Quán Âm [khế hợp] giáo thể của cõi này, còn phép Niệm Phật của ngài Thế Chí chẳng được chọn là phép Viên Thông, cớ sao nay lại dạy trọn khắp [hữu tình] niệm Phật? Viện vào điều ấy rồi nghi ngờ, chính là vì chẳng thấu hiểu [ý nghĩa của việc] sáu phương Phật đều tán thán.
Diễn: “Pháp Nhĩ Căn của Quán Âm” [khế hợp] giáo thể phương này: Kinh ghi lời ngài Văn Thù nói khi chọn lựa Viên Thông như sau: “Chân giáo thể phương này, thanh tịnh nơi nghe tiếng. Muốn chứng nhập Chánh Định, thật sự do Nghe nhập, lìa khổ được giải thoát. Lành thay Quán Thế Âm”. “Pháp Niệm Phật của ngài Thế Chí chẳng được chọn là phép Viên Thông”: Trong bài kệ ấy có đoạn: “Các hành là vô thường, tánh niệm vốn sanh diệt. Nhân cảm quả sai khác, làm sao đắc Viên Thông?”)
“Chấp” (執) là chấp trước. Kinh Lăng Nghiêm là một bộ kinh khá phổ biến tại Trung Hoa; cổ nhân thường nói: “Khai huệ Lăng Nghiêm, thành Phật Pháp Hoa”. Trong những kinh điển đã được phiên dịch tại Trung Hoa, kinh Lăng Nghiêm được coi là hay nhất về mặt văn chương, nên những kẻ học Văn Học đều đọc kinh Lăng Nghiêm. Trong kinh Lăng Nghiêm, Văn Thù Bồ Tát đã vì thế giới này chọn lựa pháp môn, Ngài chọn pháp Nhĩ Căn Viên Thông của Quán Thế Âm Bồ Tát. “Bất dự Viên Thông” nghĩa là chẳng chọn Đại Thế Chí Niệm Phật Viên Thông Chương; vì sao nay lại dạy trọn khắp chúng ta niệm Phật? “Dĩ thử vi nghi” (Do điều này mà sinh nghi): Xét theo giáo nghĩa của kinh Lăng Nghiêm, không thể chẳng có nghi vấn! “Chánh diêu bất đạt lục phương Phật tán cố” (Chính là vì chẳng thấu đạt sáu phương Phật đều tán thán), “đạt” (達) là thông đạt, hiểu rõ. Vì sao kẻ ấy có nghi hoặc? Chính là vì kẻ ấy không biết sáu phương Phật tán thán trọn khắp pháp môn này, hết thảy chư Phật đều tán thán! Trong hội Lăng Nghiêm, pháp Viên Thông do Văn Thù Bồ Tát chọn lựa, đó là sự chọn lựa của bậc Bồ Tát. Còn ở đây là sự chọn lựa của chư Phật, chẳng phải là chọn lựa của riêng một vị Phật nào. Tất cả hết thảy chư Phật đều chọn lựa pháp môn này, chẳng lẽ [sự chọn lựa ấy] còn chẳng sánh bằng Văn Thù Bồ Tát ư? Chúng ta nhìn từ chỗ này, nghi hoặc sẽ chẳng còn nữa, đây là sự chọn lựa của chư Phật!
(Sao) Nghi giả vị Niệm Phật pháp môn, ký bất đậu thử phương chi cơ.
(鈔)疑者謂念佛法門,既不逗此方之機。
(Sao: Nghi là vì cho rằng pháp môn Niệm Phật chẳng phù hợp căn cơ của người phương này).
“Bất đậu” (不逗) là chẳng thích hợp. Chẳng thích hợp căn cơ của chúng sanh trong thế giới Sa Bà.
(Sao) Hựu bất nhập Viên Thông chi tuyển.
(鈔)又不入圓通之選。
(Sao: Lại còn chẳng được chọn là phép Viên Thông).
Ngài Văn Thù chọn lựa phép Viên Thông cho chúng ta, chẳng chọn lựa pháp môn Niệm Phật.
(Sao) Ký cư thử phương, hà tất niệm Phật?
(鈔)既居此方,何必念佛。
(Sao: [Vậy thì] đã sống trong cõi này, cần gì phải niệm Phật?)
Nay chúng ta sống trong thế giới Sa Bà, thế giới Sa Bà là Nhĩ Căn Viên Thông, cớ gì chúng ta phải niệm Phật? Kẻ hoài nghi trong tâm có nỗi nghi hoặc như vậy! Dưới đây, Liên Trì đại sư đã vì chúng ta đoạn nghi, sanh tín.
(Sao) Kim quán lục phương chư Phật giai tán thử kinh.
(鈔)今觀六方諸佛皆讚此經。
(Sao: Nay xét thấy sáu phương chư Phật đều khen ngợi kinh này).
Sáu phương chính là mười phương. Hết thảy chư Phật, chẳng có vị Phật nào không tán thán bộ kinh này, chẳng có vị Phật nào không tán thán pháp môn này.
(Sao) Tắc tri Nhĩ Căn giả, thiên đậu thử phương chi cơ.
(鈔)則知耳根者,偏逗此方之機。
(Sao: Cho nên biết Nhĩ Căn phù hợp riêng cho căn cơ của người trong cõi này).
Nhĩ Căn Viên Thông rất thích hợp căn cơ của chúng sanh trong thế giới Sa Bà. Văn Thù Bồ Tát nói: “Thử phương chân giáo thể, thanh tịnh tại âm văn” (Chân giáo thể phương này, thanh tịnh nơi nghe tiếng). Ngài chọn lựa chẳng sai.
(Sao) Niệm Phật tắc phổ đậu thập phương thế giới chi cơ dã.
(鈔)念佛則普逗十方世界之機也。
(Sao: Niệm Phật phù hợp trọn khắp căn cơ của mười phương thế giới).
Nhĩ Căn Viên Thông trong thế giới Sa Bà thì được, đối với các thế giới khác, chưa chắc đã thích hợp, chưa chắc đã khế cơ, nhưng trong hết thảy các cõi Phật, pháp môn Niệm Phật đều khế cơ, khác hẳn!
(Sao) Đại Bổn vân: “Thập phương chúng sanh, xưng ngã danh hiệu, tất sanh ngã quốc”, thị dã.
(鈔)大本云:十方眾生,稱我名號,必生我國。是也。
(Sao: Kinh Đại Bổn nói: “Mười phương chúng sanh, xưng danh hiệu ta, ắt sanh về cõi ta” chính là ý này).
Đại Bổn là kinh Vô Lượng Thọ. “Thập phương” là chúng sanh thuộc chín pháp giới trong hết thảy các cõi Phật, trên là bao gồm Đẳng Giác Bồ Tát, dưới là mãi cho đến chúng sanh trong địa ngục. “Xưng ngã danh hiệu” (Xưng danh hiệu của ta) là niệm Phật. Niệm Phật nhất định sanh về Tịnh Độ, nhất định được sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới. Điều này chứng tỏ pháp môn này thích hợp trọn khắp hết thảy chúng sanh trong mười phương. Đó là so sánh giữa Nhĩ Căn Viên Thông và Niệm Phật Viên Thông. Dưới đây là nhìn từ một góc độ khác.
(Sao) Nhĩ Căn giả, thiên đậu nhân loại chi cơ, niệm Phật tắc phổ đậu lục đạo chúng sanh chi cơ dã.
(鈔)耳根者,偏逗人類之機,念佛則普逗六道眾生之機也。
(Sao: Nhĩ Căn riêng phù hợp căn cơ của nhân loại, còn niệm Phật thích hợp trọn khắp căn cơ của chúng sanh trong lục đạo).
Văn Thù Bồ Tát chọn lựa pháp Viên Thông cho chúng ta, là vì Nhĩ Căn của loài người trong thế giới Sa Bà rất nhạy bén, chứ đối với năm đường khác thì chẳng phải là như vậy. Pháp môn Niệm Phật lợi ích khắp cả lục đạo.
(Sao) Đại Bổn vân: “Địa ngục, quỷ, súc sanh, diệc sanh ngã sát trung”, thị dã.
(鈔)大本云:地獄鬼畜生,亦生我剎中。是也。
(Sao: Kinh Đại Bổn nói: “Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, cũng sanh trong nước ta” chính là ý này).
Đây là nói về ba ác đạo, tức địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, nghe pháp môn này, có thể tín, có thể nguyện, có thể niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, cũng đều được vãng sanh. Có thể thấy là phạm vi nhiếp thọ của Nhĩ Căn Viên Thông nhỏ bé, chỉ [gói gọn] trong loài người của thế giới Sa Bà, còn pháp môn Niệm Phật nhiếp thọ căn cơ rộng lớn, có thể nhiếp trọn khắp hết thảy chúng sanh trong mười pháp giới, có thể hàm nhiếp hết thảy chúng sanh trong lục đạo.
(Sao) Nhiên tắc Nhĩ Căn bất nhiếp Niệm Phật.
(鈔)然則耳根不攝念佛。
(Sao: Vậy thì Nhĩ Căn chẳng hàm nhiếp Niệm Phật).
Pháp môn trong Quán Thế Âm Bồ Tát Nhĩ Căn Viên Thông Chương chẳng thể bao gồm pháp môn Niệm Phật.
(Sao) Niệm Phật năng nhiếp Nhĩ Căn.
(鈔)念佛能攝耳根。
(Sao: Niệm Phật có thể bao hàm Nhĩ Căn).
Pháp môn Niệm Phật có thể bao hàm pháp môn Nhĩ Căn Viên Thông của Quán Thế Âm Bồ Tát.
(Sao) Thị cố Nhĩ Căn giả, thử phương Thích Ca Như Lai sở tán.
(鈔)是故耳根者,此方釋迦如來所讚。
(Sao: Vì vậy, Nhĩ Căn là pháp được tán thán bởi Thích Ca Như Lai trong cõi này).
Pháp được một đức Phật tán thán sẽ thích ứng cho một khu vực [giáo hóa của chính Ngài], thích hợp một thời đại, có giới hạn, có phạm vi [nhất định].
(Sao) Niệm Phật giả, thập phương hằng sa Như Lai sở tán.
(鈔)念佛者,十方恆沙如來所讚。
(Sao: Niệm Phật là pháp được mười phương hằng sa Như Lai tán thán).
Pháp này siêu việt thời gian và không gian. Pháp môn này thật sự chẳng thể nghĩ bàn.
(Sao) Kim tùng đa tán cố dã.
(鈔)今從多讚故也。
(Sao: Nay [khuyên khắp mọi người niệm Phật] là thuận theo pháp được đa số tán thán vậy).
Nay chúng ta học pháp môn này, chúng ta khuyên trọn khắp mọi người niệm Phật là do dựa theo sự khuyên dạy và tán thán của hết thảy
chư Phật, có ý nghĩa như thế đó. Chúng ta hoàn toàn chẳng phạm sai lầm!
(Sao) Thả kim phổ thiên chi hạ, truy, tố, nam, nữ, tự nhiên niệm Phật, như tiền văn sở minh đậu cơ chi quảng, hựu hà nghi tai?
(Diễn) Nhĩ Căn bất nhiếp niệm Phật, niệm Phật năng nhiếp Nhĩ Căn giả, nhược luận pháp môn, Niệm Phật hữu Sự trì, Lý trì. Lý trì tắc phản Phật tự Phật, tức thị phản văn tự văn, thị Niệm Phật năng nhiếp Nhĩ Căn dã. Nhi Nhĩ Căn tắc vô Sự trì chi pháp, thị Nhĩ Căn bất nhiếp niệm Phật dã. Nhược luận nhiếp sanh, niệm Phật tắc phổ nhiếp lợi độn chư căn: Hạ tự địa ngục, quỷ, súc, du du phàm phu, thượng chí cụ Văn Tư Tu nhập Tam-ma-địa giả, giai sanh bỉ quốc, thị Niệm Phật năng nhiếp Nhĩ Căn dã. Nhi Nhĩ Căn Viên Thông, tắc hạ cơ tuyệt phần, thị Nhĩ Căn bất nhiếp Niệm Phật dã.
(鈔)且今普天之下,緇素男女,自然念佛,如前文所明逗機之廣,又何疑哉。
(演)耳根不攝念佛。念佛能攝耳根者。若論法門。念佛有事持理持。理持則反佛自佛。即是反聞自聞。是念佛能攝耳根也。而耳根則無事持之法。是耳根不攝念佛也。若論攝生。念佛則普攝利鈍諸根。下自地獄鬼畜悠悠凡夫。上至具聞思修入三摩地者。皆生彼國。是念佛能攝耳根也。而耳根圓通。則下機絕分。是耳根不攝念佛也。
(Sao: Hơn nữa, nay trọn khắp thiên hạ, tăng, tục, nam, nữ tự nhiên niệm Phật, như trong phần kinh văn trước đó đã nói [nguyên do là vì pháp môn này] thích hợp căn cơ rộng rãi, há còn ngờ chi?
Diễn: “Nhĩ Căn chẳng nhiếp Niệm Phật, Niệm Phật có thể nhiếp Nhĩ Căn”: Nếu luận định theo pháp môn, Niệm Phật có Sự trì và Lý trì. Lý trì là xoay từ đức Phật [bên ngoài để nhận biết] đức Phật của chính mình, tức là xoay cái Nghe lại để nghe tự tánh, đấy chính là Niệm Phật có thể nhiếp Nhĩ Căn. Nhưng môn Nhĩ Căn chẳng có pháp Sự trì, tức là Nhĩ Căn chẳng nhiếp Niệm Phật. Nếu luận định theo phương diện nhiếp độ chúng sanh, Niệm Phật nhiếp độ trọn khắp các căn lợi và độn, dưới từ địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, phàm phu ngu ngơ, trên đến bậc đầy đủ Văn, Tư, Tu, nhập Chánh Định, đều sanh về cõi ấy. Đó là Niệm Phật có thể nhiếp Nhĩ Căn; nhưng Nhĩ Căn Viên Thông thì căn cơ bậc hạ trọn chẳng có phần. Đấy chính là Nhĩ Căn chẳng nhiếp Niệm Phật vậy).
“Truy” (緇) là người xuất gia, “tố” (素) là người tại gia, nay chúng ta nói là tứ chúng đệ tử tại gia và xuất gia.
(Sao) Thí thiết nhất dụ, như thử quốc trung, hữu bách thiên ấp.
(鈔)試設一喻,如此國中,有百千邑。
(Sao: Thử lập một thí dụ, như trong nước này, có trăm ngàn ấp).
Dùng một quốc gia để làm tỷ dụ. Ấp (邑)[2] là thành thị. “Bách thiên ấp”: Quốc gia ấy có rất nhiều thành thị, lãnh thổ của quốc gia ấy rất lớn.
(Sao) Ư trung, sĩ tử phân tập Ngũ Kinh.
(鈔)於中士子分習五經。
(Sao: Trong ấy, sĩ tử chia nhau học tập Ngũ Kinh).
“Sĩ” (士) là người đọc sách. Ngũ Kinh là kinh Dịch, kinh Thư, kinh Thi, Lễ Ký và Xuân Thu.
(Sao) Hoặc hữu nhất ấp, sĩ đa tập Thi.
(鈔)或有一邑,士多習詩。
(Sao: Hoặc có một ấp, sĩ tử phần nhiều học tập kinh Thi).
Hoặc là có một khu vực, người đọc sách thích học kinh Thi.
(Sao) Hoặc hữu nhất ấp, sĩ đa tập Lễ.
(鈔)或有一邑,士多習禮。
(Sao: Hoặc có một ấp, sĩ tử phần nhiều học Lễ Ký).
Trong một khu vực khác, họ học Lễ Ký.
(Sao) Sở xưng “đa tập”, cứ bổn ấp cố.
(鈔)所稱多習,據本邑故。
(Sao: Nói “phần nhiều học tập” là dựa trên ấp đó).
Ở trong vùng này, nhiều người học khoa mục ấy, đó là tánh chất [đặc thù] của vùng này, chẳng mang tánh chất phổ biến, giống như Văn Thù Bồ Tát chọn lựa Nhĩ Căn Viên Thông mang tánh chất địa phương, chẳng mang tánh chất phổ biến.
(Sao) Như kỳ tham hội chư kinh, thông giảo hợp quốc, tắc tập chi tối đa, mạc thượng ư Dịch.
(鈔)如其參會諸經,通較合國,則習之最多,莫尚於易。
(Sao: Nếu xét chung các kinh, so sánh chung cả nước, thì kinh được học tập nhiều nhất không kinh nào hơn kinh Dịch).
Trong Ngũ Kinh, kinh Dịch được người đọc sách ưa thích nhất. Nếu nói theo phạm vi cả nước, người học kinh Dịch chiếm đại đa số. Nếu nói theo từng khu vực, có chỗ thích kinh Thi, có nơi thích Lễ Ký, có nơi chuộng Xuân Thu[3], khác nhau!
(Sao) Kim thử Nhĩ Căn, như Thi, Lễ cố.
(鈔)今此耳根,如詩禮故。
(Sao: Nay pháp Nhĩ Căn này, như kinh Thi hoặc Lễ Ký [trong thí dụ trên đây]).
Nó chiếm đa số trong một khu vực.
(Sao) Kim thử Niệm Phật, như Châu Dịch cố.
(Diễn) Kim thử Nhĩ Căn như Thi, Lễ giả, Nhĩ Căn độc bị thử phương chi cơ, bất thông dư phương. Như tập Thi, Lễ, cứ nhất ấp ngôn, phi hợp quốc cố. Kim thử Niệm Phật như Châu Dịch giả, Niệm Phật thiên đậu thập phương chi cơ, bất cục nhất phương, như bỉ Châu Dịch thông hợp quốc ngôn, phi nhất ấp cố.
(鈔)今此念佛,如周易故。
(演)今此耳根如詩禮者。耳根獨被此方之機。不通餘方。如習詩禮。據一邑言非合國故。今此念佛如周易者。念佛偏逗十方之機。不局一方。如彼周易通合國言非一邑故。
(Sao: Nay pháp Niệm Phật này giống như Châu Dịch[4] vậy.
Diễn: “Nay pháp Nhĩ Căn này giống như kinh Thi, Lễ Ký”: Nhĩ Căn chỉ riêng phù hợp căn cơ trong phương này, chẳng phù hợp những phương khác. Như người học tập kinh Thi, Lễ Ký là nói theo một ấp, chẳng phải là xét theo cả nước. “Nay pháp Niệm Phật như Châu Dịch”: Niệm Phật riêng thích hợp căn cơ mười phương, chẳng hạn cuộc trong một phương, giống như [nói học] Châu Dịch [nhiều nhất] là nói theo cả nước, chẳng phải là nói theo một ấp).
Nếu luận định theo cả nước, người học kinh Dịch nhiều nhất, dùng tỷ dụ này để sánh ví pháp môn trong Nhĩ Căn Viên Thông Chương là [pháp được ưa chuộng] trong một khu vực, còn Niệm Phật Viên Thông là [pháp môn] phổ biến, thông dụng khắp toàn quốc. Lại lập ra một câu hỏi:
(Sớ) Vấn: Ký lục phương chư Phật cộng tán Tây Phương, vân hà Lục Tổ bất tùy Phật tán, phản tự xích vô, kỳ cố an tại?
(疏)問:既六方諸佛共讚西方,云何六祖不隨佛讚,反似斥無,其故安在?
(Sớ: Hỏi: Đã nói là sáu phương chư Phật cùng tán thán Tây Phương, cớ sao Lục Tổ chẳng thuận theo chư Phật tán dương, mà dường như ngược ngạo bài xích “chẳng có Tịnh Độ”, nguyên cớ là vì đâu?)
Lục Tổ là Huệ Năng đại sư của Thiền Tông. Vì sao Lục Tổ chẳng thể tùy thuận chư Phật tán thán Tây Phương, mà ngược lại, trong ngôn từ dường như có vẻ bài xích Tây Phương. Vì sao Ngài có loại ngôn luận ấy?
(Sớ) Đáp: Thử hữu tứ ý.
(疏)答:此有四意。
(Sớ: Đáp: Chuyện này có bốn ý).
Liên Trì đại sư giải thích: Chuyện này có bốn ý nghĩa. Đoạn văn này rất quan trọng, vì có những kẻ đọc Đàn Kinh bèn chẳng tin tưởng Tịnh Độ do đã hiểu sai lời Lục Tổ đã nói trong Đàn Kinh.
(Sớ) Nhất, vị môn bất đồng cố.
(疏)一為門不同故。
(Sớ: Một là vì pháp môn bất đồng).
Họ tu hành pháp môn khác biệt.
(Sớ) Nhị, tự hủy thật tán cố.
(疏)二似毀實讚故。
(Sớ: Hai là dường như hủy báng, nhưng thật ra là tán thán).
Ngài tợ hồ phê bình Tịnh Độ, trên thực tế là Ngài tán thán. Lũ bình phàm chúng ta sơ ý, chẳng thể hiểu ý nghĩa thật sự của Lục Tổ, hiểu lầm lời nói của Ngài.
(Sớ) Tam, bất vị sơ cơ cố.
(疏)三不為初機故。
(Sớ: Ba là [nói như vậy] chẳng vì kẻ sơ cơ).
Đối tượng tiếp dẫn của Lục Tổ là bậc thượng thượng căn, chẳng phải là những kẻ bình phàm.
(Sớ) Tứ, ký lục hữu ngoa cố.
(疏)四記錄有訛故。
(Sớ: Bốn là ghi chép có sai lầm).
Có sai ngoa, lầm lẫn! Vì Lục Tổ Đàn Kinh chẳng phải do chính Ngài viết. Ngài nói (giảng giải, vấn đáp), học trò ghi chép lại, ghi chép sẽ chẳng tránh khỏi phạm sai lầm. Dưới đây, đối với bốn nguyên nhân bèn giải thích từng điều một.
(Sao) Lục Tổ Đàn Kinh vân: “Đông phương nhân tạo ác, niệm Phật cầu sanh Tây Phương. Tây Phương nhân tạo ác, niệm Phật cầu sanh hà quốc?”
(鈔)六祖壇經云:東方人造惡,念佛求生西方;西方人造惡,念佛求生何國?
(Sao: Lục Tổ Đàn Kinh nói: “Người phương Đông tạo ác, niệm Phật cầu sanh Tây Phương; người Tây Phương tạo ác, niệm Phật cầu sanh cõi nào?”)
Trong Đàn Kinh có một đoạn Lục Tổ đại sư nói như thế.
(Sao) Hựu vân: “Ngu nhân nguyện Đông, nguyện Tây”.
(鈔)又云:愚人願東願西。
(Sao: Lại nói: “Kẻ ngu nguyện Đông, nguyện Tây”).
Điều này có nghĩa là: Quý vị phát nguyện cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới sẽ là kẻ ngu, chẳng phải là hạng người căn tánh nhạy bén.
(Sao) Hậu nhân chấp thử.
(鈔)後人執此。
(Sao: Người đời sau chấp điều này).
Người đời sau thấy mấy câu này trong Đàn Kinh, do vậy bèn chấp trước.
(Sao) Toại nghi Lục Tổ thuyết vô Tây Phương, cố vị thử biện.
(鈔)遂疑六祖說無西方,故為此辯。
(Sao: Bèn nghi Lục Tổ nói “không có Tây Phương”; vì thế, phải biện định chuyện này).
Mọi người tưởng Lục Tổ chẳng thừa nhận có Tây Phương Cực Lạc thế giới, cho nên Liên Trì đại sư mới có đoạn văn tự này để biện định, chứng minh.
(Sao) Sơ, vị môn bất đồng giả, phục hữu nhị nghĩa: Nhất giả thả cứ Lý Sự nhị môn, Lục Tổ sở thuyết, thị dĩ Lý đoạt Sự môn.
(鈔)初為門不同者,復有二義:一者且據理事二門,六祖所說,是以理奪事門。
(Sao: Thứ nhất, “vì pháp môn khác nhau”, lại có hai nghĩa: Một là xét theo hai môn Lý và Sự, lời Lục Tổ nói chỉ xét theo Lý, chẳng xét theo Sự).
Hết thảy các pháp chẳng ngoài hai môn Lý và Sự, hoặc nói là hai môn Tánh và Tướng. Tánh là Lý, Tướng là Sự, có Lý, có Sự. “Dĩ Lý đoạt Sự môn”: Lục Tổ nói theo Lý, chẳng phải là nói theo Sự.
(Diễn) Dĩ Lý đoạt Sự môn giả, Chân Như giới nội bất lập nhất
trần, hữu hà tịnh uế, hà tất nguyện cầu? Dục hiển Chân Như chi lý, cố đoạt tịnh, uế, nguyện cầu chi sự, phi chân vô tịnh, uế, vãng sanh chi sự dã.
(演)以理奪事門者,真如界內不立一塵,有何淨穢,何必願求?欲顯真如之理,故奪淨穢願求之事,非真無淨穢往生之事也。
(Diễn: “Xét theo phương diện dùng Lý để đoạt Sự”: Trong Chân Như chẳng lập mảy trần, há có tịnh hay uế, cần gì phải nguyện cầu? Do muốn hiển thị lý Chân Như nên chẳng nói đến chuyện tịnh, uế, nguyện cầu, chứ chẳng phải là thật sự không có chuyện tịnh, uế, vãng sanh!)
Trong phần trước của Đàn Kinh, Lục Tổ đã nói rất rõ ràng: “Vốn chẳng có một vật”. Có thế giới Tây Phương, há chẳng phải là có một vật ư? Còn có một vị A Di Đà Phật, há chẳng phải là có hai vật ư? Nơi Lý chẳng có, nơi Tánh chẳng có! Chư vị nhất định phải hiểu đạo lý này: Trong Chân Như bản tánh, chẳng lập một pháp. “Dục hiển Chân Như chi lý, cố đoạt tịnh uế, nguyện cầu chi sự” (Do muốn hiển thị lý Chân Như, nên chẳng nói đến chuyện tịnh, uế, nguyện cầu). Mục đích giáo học của Thiền Tông là dạy quý vị minh tâm kiến tánh. Nếu trong tâm quý vị còn có những thứ ấy tồn tại, chúng sẽ chướng ngại quý vị minh tâm kiến tánh. Vì thế, những tri kiến ấy ắt cần phải đều trừ sạch. Đó là phương pháp của Thiền Tông. Mục tiêu của Thiền Tông là khiến cho quý vị minh tâm kiến tánh, cách nói của Lục Tổ chẳng sai! Trong pháp môn của Ngài thì nói như vậy. “Phi chân vô tịnh uế, vãng sanh chi sự” (Chẳng phải thật sự là không có chuyện tịnh, uế, vãng sanh): Ngài chẳng nói đến Sự. Người ta nói theo Lý, nói theo tự tánh thanh tịnh, chẳng bàn luận sự tướng cùng quý vị.
(Sao) Nhược dĩ Sự đoạt Lý môn, tắc Phật sự môn trung, bất xả nhất pháp, an đắc bát vô Tịnh Độ.
(鈔)若以事奪理門,則佛事門中,不捨一法,安得撥無淨土。
(Sao: Nếu xét theo Sự, chẳng nói đến Lý, thì trong các Phật sự, chẳng bỏ một pháp, lẽ nào bác bỏ chẳng có Tịnh Độ cho được?)
Chúng ta và Lục Tổ cũng là do pháp môn bất đồng, pháp môn của
Ngài là Lý môn, còn chúng ta đi theo Sự môn. Nơi Lý, chẳng lập một pháp. Nơi Sự, chẳng bỏ một pháp. “Phật sự môn trung, bất xả nhất pháp” (Trong các Phật sự, chẳng bỏ một pháp), lẽ nào Tịnh Độ chẳng có cho được? Lẽ nào chẳng có A Di Đà Phật cho được? Nói theo Sự, hết thảy đều có; nói theo Lý, hết thảy đều là Không, đạo lý là như thế đó. Thiền Tông nói “hết thảy đều là Không”, từ Không môn tiến nhập. Pháp môn này của chúng ta là “hết thảy đều có”, từ Hữu môn tiến nhập, quyết định là phải tin tưởng có Tây Phương Cực Lạc thế giới, quyết định tin tưởng có A Di Đà Phật. Chúng ta từ Hữu môn tiến nhập, kiến lập từ Sự; Thiền Tông nói theo Lý, kiến lập từ Tánh. Môn đình được kiến lập bất đồng!
(Sao) Nhị giả Tấn, Tống nhi hạ, cạnh dĩ Thiền Quán tương cao, trực chỉ đơn truyền chi ý, kỷ ư hối tắc, ư thời Đạt Ma thỉ xướng, chư Tổ kế hưng, duy dục đại minh thử đạo, nhi thử đạo vô Phật, vô chúng sanh.
(鈔)二者晉宋而下,競以禪觀相高,直指單傳之意,幾於晦塞,於時達摩始唱,諸祖繼興,惟欲大明此道,而此道無佛無眾生。
(Sao: Hai là kể từ thời Tấn, Tống trở đi, [người đời] đua nhau đề cao Thiền Quán, nhưng đối với ý chỉ “trực chỉ đơn truyền” [người học Thiền Quán] gần như mờ mịt [chẳng thông đạt]. Khi ấy, tổ Đạt Ma khởi đầu đề xướng, chư Tổ kế tục chấn hưng [Thiền Tông], chỉ mong sao đạo ấy được rạng ngời, nhưng trong đạo ấy chẳng có Phật, chẳng có chúng sanh).
Phật pháp truyền sang Trung Hoa vào năm Vĩnh Bình thứ mười (67)[5] đời Hậu Hán, khi ấy vừa đúng lúc Thích Ca Mâu Ni Phật đã diệt độ một ngàn năm. Thời kỳ Chánh Pháp của đức Phật đã qua, bắt đầu Tượng Pháp. Trong kinh, đức Phật đã tiên đoán: “Thời kỳ Chánh Pháp, Giới Luật thành tựu; thời kỳ Tượng Pháp, Thiền Định thành tựu; thời kỳ Mạt Pháp, Tịnh Độ thành tựu”. Phật giáo truyền sang Trung Hoa nhằm thời kỳ Tượng Pháp, cho nên tại Trung Hoa, phong khí Thiền hết sức hưng thịnh, hưng thịnh hơn một ngàn năm. Kể từ đời Tấn, Tống trở đi, người học Phật đều nghĩ Thiền là cao, một mực tham Thiền. “Trực chỉ đơn truyền chi ý, kỷ ư hối tắc” (Đối với ý chỉ “trực chỉ đơn truyền” gần như mờ mịt), ai nấy đều tham Thiền, nhưng Thiền là gì cũng chẳng hiểu rõ, há có thể thành tựu được ư? Phong khí Thiền hưng thịnh như thế, người hy vọng học Thiền đông đảo ngần ấy, nhưng chẳng hiểu rõ Thiền là gì? Người Hoa có cảm, tổ Đạt Ma bèn có ứng. Tổ Đạt Ma đến Trung Hoa nhằm nói rõ đại ý “trực chỉ đơn truyền”.
(Diễn) Trực chỉ đơn truyền giả, Thiền Tông trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật, đơn truyền tâm ấn, bất lập văn tự.
(演)直指單傳者,禪宗直指人心,見性成佛,單傳心印,不立文字。
(Diễn: “Trực chỉ đơn truyền”: Thiền Tông chỉ thẳng tâm người, kiến tánh thành Phật, chỉ truyền tâm ấn, chẳng lập văn tự).
Đây là tông chỉ nhà Thiền, phương thức của Thiền và phương thức của Giáo Hạ hoàn toàn khác nhau. “Bất lập văn tự” là chẳng chấp trước văn tự, chẳng phải là không cần đến văn tự. Trong Đại Tạng Kinh, từ xưa tới nay, những ngữ lục, trước tác của các tổ sư, các tác phẩm của Thiền Tông chiếm hơn một nửa. Thiền chẳng lập văn tự, [thế mà] văn tự của Thiền nhiều hơn bất cứ tông nào khác, nhiều gấp mấy lần! “Bất lập” là đừng chấp trước, hoàn toàn là “ý tại ngôn ngoại” (ý ở ngoài lời). Không chỉ là chẳng chấp trước văn tự, mà ngôn ngữ đều chẳng chấp trước. Hai vị Thiền sư trò chuyện, chúng ta ở bên cạnh lắng nghe, chẳng hiểu họ đang nói những gì! Họ đáp chẳng nhằm câu hỏi, quý vị chẳng hiểu ý họ, ý của họ nằm ngoài ngôn ngữ. Sau thời Đạt Ma đến Trung Hoa, chư tổ truyền cho nhau cũng là “trực chỉ” (chỉ thẳng).
(Diễn) Thử đạo vô Phật, vô chúng sanh giả, thử đạo Phật lai dã sát, ma lai dã sát, thượng vô Phật đạo khả thành, hạ vô chúng sanh khả độ cố.
(演)此道無佛無眾生者,此道,佛來也殺,魔來也殺,上無佛道可成,下無眾生可度故。
(Diễn: “Trong đạo ấy, chẳng có Phật, chẳng có chúng sanh”: Trong đạo ấy, Phật đến cũng giết, ma đến cũng giết, trên là chẳng có Phật đạo để có thể thành, dưới là chẳng có chúng sanh để có thể độ).
Xét theo pháp môn ấy, Ngài tuyệt đối là chánh xác. Vì sao? Nếu có Phật, có ma, Phật và ma là hai pháp; hai pháp thì chẳng phải là Phật pháp! Hai pháp là mê, chẳng phải là giác. Có Phật đạo, có chúng sanh, đó lại là hai pháp. Trong Đàn Kinh, khi Lục Tổ và Ấn Tông vừa mới gặp mặt, Ấn Tông phát hiện Ngài là Lục Tổ, là truyền nhân của Hoàng Mai Ngũ Tổ. Do vậy, Sư hết sức hoan hỷ, hết sức lễ kính đối với Ngài, hướng về Ngài thỉnh giáo: Thông thường, Ngũ Tổ dạy đại chúng, có nói tới giải thoát hay không? Có nói tới Thiền Định hay chăng? Có dạy mọi người những phương pháp ấy hay chăng? Lục Tổ trả lời: “Thiền Định và giải thoát là hai pháp, Phật pháp là pháp bất nhị”. Phật và ma là hai pháp, Phật pháp là pháp bất nhị. Vì thế, chẳng có Phật, mà cũng chẳng có ma! Chúng sanh và Phật đạo cũng là hai pháp, Phật pháp có phải là hai pháp hay không?
Do vậy có thể biết: Thiền tâm chân chánh là chân thanh tịnh, chân bình đẳng, họ hoàn toàn đạt được viên mãn “thanh tịnh, bình đẳng, giác” của kinh Vô Lượng Thọ. Tịnh Tông chứng “thanh tịnh, bình đẳng, giác” từng phần, Thiền Tông là đốn chứng, chuyện này rất khó! Nếu người tham Thiền còn có phân biệt, chấp trước, sẽ chẳng phải là Thiền, giả trất, chẳng thật. Vì sao? Kẻ ấy chẳng nhập pháp môn Bất Nhị, vẫn còn rớt vào hai, ba. Rớt vào hai, ba thì chẳng phải là Thiền, nói theo Giáo Hạ thì được, ở trong Thiền thì chẳng thể! Kẻ ấy còn có phân biệt, chấp trước, tâm kẻ ấy chẳng phải là Thiền tâm. Thiền tâm quyết định chẳng có phân biệt, chấp trước. Nếu kẻ ấy còn nói “Thiền cao, Tịnh không được” thì Thiền và Tịnh là hai pháp, [thế nhưng] Phật pháp là pháp Bất Nhị. Nói như thế với kẻ ấy, dùng ngay thí dụ trong Lục Tổ Đàn Kinh để trả lời kẻ đó là được rồi, bớt được rất nhiều rắc rối!
(Sao) Kim Tây Phương giả, chánh khai thị chúng sanh thú hướng Phật cố.
(鈔)今西方者,正開示眾生趣向佛故。
(Sao: Nay [pháp môn] Tây Phương chính là vì khai thị chúng sanh hướng đến Phật).
Pháp môn này có Phật, có chúng sanh, còn pháp môn của họ (người tu Thiền) là pháp môn “chẳng có Phật, chẳng có chúng sanh”, được kiến lập trên tự tánh, kiến lập trên Lý. Chúng ta kiến lập từ Tướng, kiến lập từ Sự, có Phật, có chúng sanh, khuyên hết thảy chúng sanh niệm Phật vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới để thấy A Di Đà Phật, khác nhau! Do pháp môn bất đồng [nên cách nói sẽ bất đồng], nhất định phải hiểu rõ ràng.
(Sao) Thử đạo cử tâm tức thác, động niệm tức quai.
(鈔)此道舉心即錯,動念即乖。
(Sao: Đạo ấy hễ khởi tâm bèn lỗi, động niệm bèn sai).
“Thử đạo” (đạo này) là nói tới Thiền Tông. Trong Thiền, hễ khởi tâm động niệm bèn sai, chẳng thể khởi tâm động niệm.
(Sao) Kim Tây Phương giả, chánh giáo nhân khởi tâm niệm Phật cố.
(鈔)今西方者,正教人起心念佛故。
(Sao: Nay [pháp môn] Tây Phương chính là nhằm dạy người ta khởi tâm niệm Phật).
Pháp môn này của chúng ta nhằm cổ vũ, khích lệ, khuyên lơn mọi người khởi tâm động niệm, niệm A Di Đà Phật. “Khởi tâm” là phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ, “động niệm” là niệm Phật, cầu sanh thế giới Cực Lạc. Môn đình kiến lập khác biệt!
(Sao) Thử đạo tâm cảnh câu tịch.
(Diễn) Thử đạo tâm cảnh câu tịch giả, cổ vân: “Ngoại tức chư duyên, nội tâm vô suyễn. Tâm như tường bích, khả dĩ nhập đạo”. Hựu vân: “Xuất tức bất thiệp chúng duyên, nhập tức bất cư Ấm, Giới đẳng”.
(鈔)此道心境俱寂。
(演)此道心境俱寂者。古云。外息諸緣。內心無喘。心如牆壁。可以入道。又云。出息不涉眾緣。入息不居陰界等。
(Sao: Đạo ấy, tâm lẫn cảnh đều vắng lặng.
Diễn: “Đạo ấy tâm và cảnh đều vắng lặng”: Cổ nhân nói: “Ngoài thì dứt các duyên, trong thì tâm chẳng máy động. Tâm như tường vách, có thể nhập đạo”. Lại nói: “Thở ra chẳng dính dáng các duyên, hít vào chẳng ở trong Ấm, Giới” v.v…)
“Thử đạo” là nói tới Thiền Tông, “tâm” là bên trong, “cảnh” là bên ngoài. Tâm thanh tịnh, cảnh thanh tịnh, đó là Thiền. Hoàn cảnh bên ngoài chẳng thanh tịnh, là vì tâm quý vị không thanh tịnh. Nếu tâm quý vị thật sự thanh tịnh, cảnh giới bên ngoài cũng nhất định thanh tịnh. Vì sao? Quý vị chẳng có tâm phân biệt, chẳng có tâm chấp trước, thanh tịnh hoặc chẳng thanh tịnh là do phân biệt, chấp trước sanh ra. Lìa khỏi hết thảy phân biệt, chấp trước, há có thanh tịnh và chẳng thanh tịnh? Hai bên tịnh và bất tịnh đều bỏ sạch, đó là chân thanh tịnh; nhưng trong Tịnh Tông, nhiễm và tịnh phân chia rất rõ ràng. Thế giới Sa Bà của chúng ta là nhiễm, Tây Phương Cực Lạc thế giới là tịnh.
(Sao) Kim Tây Phương giả, chánh dĩ Phật quốc vi cảnh, phát tâm cầu sanh cố.
(鈔)今西方者,正以佛國為境,發心求生故。
(Sao: Nay [pháp môn] Tây Phương chính là lấy Phật quốc làm cảnh, phát tâm cầu được sanh về).
Đây là chỉ rõ chỗ khác nhau cơ bản giữa Thiền và Tịnh. Đó là sự khác biệt nơi Tướng: Phương pháp khác nhau, nhưng Lý như nhau. Điều họ mong cầu là minh tâm kiến tánh, chúng ta mong cầu vãng sanh Tây Phương. Xét theo điều mong cầu, dường như khác biệt, chúng ta đến Tây Phương để làm gì? Đến Tây Phương gặp A Di Đà Phật bèn minh tâm kiến tánh, giống hệt như họ. Họ mong minh tâm kiến tánh ở nơi đây, chúng ta chẳng thể minh tâm, chẳng kiến tánh trong cõi này được, bèn tới Tây Phương Cực Lạc thế giới, nương cậy vào sự giúp đỡ và giáo huấn của A Di Đà Phật để minh tâm kiến tánh trong Tây Phương Cực Lạc thế giới. Vì thế, mục tiêu cuối cùng hoàn toàn giống nhau, nhưng phương pháp tu hành và đường lối khác nhau.
(Sao) Thị tuy Lý vô nhị trí, nhi môn đình thi thiết bất đồng.
(鈔)是雖理無二致,而門庭施設不同。
(Sao: Tức là xét theo Lý thì chẳng hai, nhưng môn đình kiến lập khác nhau).
Chúng ta xét theo Lý thì [Tịnh Độ] giống hệt [như Thiền], mục tiêu mong cầu cũng là như nhau. “Môn đình thi thiết bất đồng”: Chúng ta theo cửa ngõ khác biệt để vào; họ vào từ cửa này, chúng ta tiến vào từ
cửa kia.
(Sao) Tùy thời trục cơ, pháp tự ưng nhĩ.
(鈔)隨時逐機,法自應爾。
(Sao: Tùy thuộc thời tiết và căn cơ, pháp đáng nên là như vậy).
Tùy thuận thời tiết nhân duyên, tùy thuận căn tánh của hết thảy chúng sanh, tự nhiên là như vậy.
(Sao) Giả sử tài hoằng trực chỉ, phục tán Tây Phương, tắc trực chỉ chi ý, chung vô diêu minh hỹ.
(鈔)假使纔弘直指,復讚西方,則直指之意,終無繇明矣。
(Sao: Giả sử vừa mới hoằng truyền pháp Trực Chỉ, lại ca ngợi Tây Phương thì ý chỉ Trực Chỉ trọn chẳng thể do đâu mà tỏ rạng được).
Đối với một người thuộc Thiền Tông, nhấn mạnh “tâm và cảnh đều vắng lặng, chẳng sanh một niệm”, nếu lại khuyên kẻ ấy niệm Phật cầu sanh Tây Phương, sẽ phá hoại cái tâm thanh tịnh của kẻ đó, làm sao có thể làm như vậy được? Trực Chỉ là minh tâm kiến tánh, điều này đã bị phá hoại. Cùng một đạo lý giống y hệt, hoằng dương pháp môn Tịnh Độ, nhất định là khuyên mọi người: Khẳng định là thật sự có Tây Phương Cực Lạc thế giới. Kinh Di Đà dạy: “Qua khỏi mười vạn ức cõi Phật, có một thế giới tên là Cực Lạc”. Có [cõi ấy]! “Cõi ấy có Phật hiệu Di Đà”, khẳng định như vậy, có! Thiền Tông là chẳng có, chúng ta có! Chúng ta nói theo Sự, thật sự có! Môn đình khác nhau, giáo học Thiền Tông và giáo học Tịnh Độ khác nhau. Chúng ta nhất định phải hiểu đạo lý này.
Làm một vị pháp sư, làm một vị thiện tri thức, tham học trong hết thảy các đạo tràng, phải hiểu điều thường thức này. Tôi là một người tu Di Đà Tịnh Độ, hễ tôi tham phỏng đạo tràng Thiền Tông, nhất định là cực lực khen ngợi Thiền, trọn chẳng nhắc đến Tịnh Độ. Hễ nhắc đến Tịnh Độ, sẽ phá hoại ý niệm của họ. Trong quá khứ, tôi đến thăm chùa Bảo Lâm tại Đại Dữ Sơn[6], Hương Cảng, đó là đạo tràng của pháp sư Thánh Nhất, là đạo tràng Thiền Tông. Thiền Đường của họ mỗi ngày đều tuân theo quy củ tọa hương, có bốn mươi mấy người, rất khó có, quy củ rất nghiêm. Pháp sư Thánh Nhất mời tôi đến Thiền Đường khai thị, kết duyên với mọi người. Tôi hoàn toàn chẳng thể khuyên họ niệm Phật, [nếu khuyên họ], chẳng phải là đã hoàn toàn phá hoại công phu của họ ư? May là tôi còn có mấy câu Khẩu Đầu Thiền có thể ứng phó, tán thán họ. Họ hỏi tôi: “Thưa pháp sư! Thầy đã tán thán Thiền Tông dường ấy, sao chẳng tham Thiền mà lại niệm Phật?” Tôi thật thà đáp lời: “[Để tu] Thiền phải là người thượng căn, tôi là kẻ hạ hạ căn”. Đề cao họ, các ông là thượng thượng căn, tôi là kẻ hạ hạ căn. Ở Tân Gia Ba, tôi đến thăm đạo tràng của pháp sư Diễn Bồi. Đạo tràng của ngài Diễn Bồi tu Di Lặc Tịnh Độ, tôi tu Di Đà Tịnh Độ, khác nhau. Mục đích của họ là trong tương lai sanh lên trời Đâu Suất, thân cận Di Lặc Bồ Tát; còn chúng ta đến Tây Phương Cực Lạc thế giới thân cận A Di Đà Phật. Sư đã dạy tại đó hơn hai mươi năm, tôi chẳng thể khuyên mọi người niệm A Di Đà Phật. Vì thế, đến đạo tràng của Sư, tôi phải đặc biệt ca ngợi Di Lặc Bồ Tát. Đấy là quy củ, nhất định phải biết. Họ đang học gì, chúng ta nhất định phải tán thán pháp môn ấy, phải khiến cho họ sanh tâm hoan hỷ, phải khiến cho họ tăng trưởng tín tâm đối với pháp môn ấy, chúng ta giúp đỡ họ. Quyết định chớ nên phá hoại đạo tràng, chớ nên phá hoại sự tu học của chúng sanh. Họ đã tu nhiều năm ngần ấy, nếu khiến cho họ nghi hoặc, nếu khiến cho tâm địa của họ lay động, tội lỗi đó to lắm! Phật môn có một câu tục ngữ: “Ninh động thiên giang thủy, bất động đạo nhân tâm” (Thà động nước ngàn sông, chẳng động tâm người tu đạo). Nếu quý vị phá hoại tín niệm của người tu đạo, tội lỗi ấy quá nặng!
(Sao) Cố Lục Tổ dữ Tịnh Độ chư sư, dịch địa tắc giai nhiên dã.
(Diễn) Dịch địa tắc giai nhiên giả, Lục Tổ xử Tịnh Độ chư sư chi thời, Lục Tổ diệc tán Tây Phương. Tịnh Độ chư sư xử Lục Tổ thời, Tịnh Độ chư sư diệc đơn hoằng trực chỉ hỹ.
(鈔)故六祖與淨土諸師,易地則皆然也。
(演)易地則皆然者 。六祖處淨土諸師之時 。六祖亦贊
西方。淨土諸師處六祖時。淨土諸師亦單弘直指矣。
(Sao: Vì thế, Lục Tổ và các sư Tịnh Độ, nếu đổi chỗ cho nhau thì đều cũng vậy.
Diễn: “Nếu đổi chỗ cho nhau thì đều cũng vậy”: Lục Tổ sống vào thời của các sư Tịnh Độ, Lục Tổ cũng khen ngợi Tây Phương. Các sư Tịnh Độ ở vào thời Lục Tổ thì các sư Tịnh Độ cũng chỉ hoằng truyền Trực Chỉ vậy).
Nếu thay đổi địa vị để xử sự, biểu hiện sẽ đều giống hệt như nhau. Chúng ta lại xem đoạn thứ hai:
(Sao) Nhị tự hủy thật tán giả.
(鈔)二似毀實讚者。
(Sao: Hai là dường như hủy báng, nhưng thật ra là tán thán).
“Tự” (似) là dường như. Lời lẽ của Lục Tổ dường như báng bổ Tịnh Độ; trên thực tế là tán thán Tịnh Độ. Kẻ hời hợt sẽ chẳng nghe ra!
(Sao) Lục Tổ Đông Tây chi thuyết.
(鈔)六祖東西之說。
(Sao: Lục Tổ nói Đông, nhắc Tây).
Lục Tổ nói tới phương Đông, phương Tây.
(Sao) Kỳ thị khuyến nhân yếu tu thật tâm vi thiện, không nguyện vô ích, hà tằng thuyết vô Tây Phương.
(鈔)祇是勸人要須實心為善,空願無益,何曾說無西方。
(Sao: Ngài chỉ là khuyên người khác cần phải thật tâm làm lành, [đừng] nguyện suông, vô ích, chứ Ngài có bao giờ nói “không có Tây Phương”?)
Lục Tổ chẳng phủ định Tây Phương, hoàn toàn chẳng phải là Ngài không thừa nhận có Tây Phương tồn tại, Ngài chẳng nói kiểu ấy. Dụng ý của Ngài là khuyên người khác hãy nghiêm túc tu hành. Nếu chẳng phải là chân tâm tu tập, chỉ nguyện suông, sẽ chẳng đạt được lợi ích. Nguyện thì nhất định là phải dùng hạnh để thực hiện nguyện, nhất định là phải thực tiễn, có công phu thì mới được.
(Sao) Dụ như Khổng Tử sanh ư Đông Lỗ.
(鈔)喻如孔子生於東魯。
(Sao: Ví như Khổng Tử sanh tại Đông Lỗ).
Đây là tỷ dụ. Khổng Tử sanh ở nước Lỗ[7], nay thuộc về tỉnh Sơn Đông.
(Sao) Kim hữu nhân ngôn: Tề nhân tạo ác, mộ Khổng Tử cầu cư Lỗ bang.
(鈔)今有人言:齊人造惡,慕孔子求居魯邦。
(Sao: Nay có kẻ nói: Người nước Tề tạo ác, kẻ hâm mộ Khổng Tử bèn cầu sống tại nước Lỗ).
Khổng lão phu tử đức cao vọng trọng. Ngài ở nơi đâu, nhân dân nơi đó được Ngài giáo hóa, ai nấy đều giữ lễ, đều hết sức thiện lương, xã hội thuần phác, nhân dân đều an cư lạc nghiệp. Nước Tề[8] ở phía Bắc tỉnh Sơn Đông, nước Lỗ ở phía Nam tỉnh Sơn Đông, Lỗ là một nước nhỏ. Giả sử có người nói như thế này: Người sống ở nước Tề tạo ác, nay chúng ta nói là “xã hội chẳng an định”, bèn hâm mộ sự giáo hóa của Khổng Tử, di cư sang nước Lỗ, thân cận Khổng lão phu tử.
(Sao) Lỗ nhân tạo ác, mộ Khổng Tử cầu cư hà quốc?
(鈔)魯人造惡,慕孔子求居何國。
(Sao: Người nước Lỗ tạo ác, kẻ hâm mộ Khổng Tử bèn cầu sống ở nước nào?)
Ý nghĩa này từa tựa như khi Lục Tổ nói phương Đông, phương Tây. Nếu người nước Lỗ tạo ác, kẻ hâm mộ Khổng Tử làm như thế nào? Họ đến nơi đâu?
(Sao) Cái vị vi thiện thị chân học Trọng Ni, hà tằng thuyết vô Đông Lỗ?
(鈔)蓋謂為善是真學仲尼,何曾說無東魯?
(Sao: Đấy là nói “làm lành” chính là thật sự học theo ngài Trọng Ni, chứ có bao giờ nói là không có nước Đông Lỗ?)
Trọng Ni[9] là biệt hiệu của Khổng lão phu tử. Thật sự học theo Khổng Tử chính là học theo đức hạnh của Khổng Tử.
(Sao) Lục Tổ thử ngôn, chánh kinh trung tất dĩ đa thiện căn đắc sanh bỉ quốc chi vị dã, ô[10] đắc vân hủy?
(鈔)六祖此言,正經中必以多善根得生彼國之謂也,惡得云毀?
(Sao: Lời ấy của Lục Tổ chính là như kinh đã nói: “Ắt là do nhiều thiện căn bèn được sanh về cõi ấy”. Há nên bảo là hủy báng?)
Không thể nói Lục Tổ hủy báng Tịnh Tông, Lục Tổ chẳng hủy báng Tịnh Tông. Lục Tổ nói lời ấy nhằm khuyên làm lành, mục đích ở chỗ này. Tợ hồ hủy báng, nhưng trên thực tế là Ngài tán thán.
(Sao) Tam, bất vị sơ cơ giả.
(鈔)三不為初機者。
(Sao: Ba là chẳng vì hàng sơ cơ).
Điều này cũng hết sức quan trọng.
(Sao) Lục Tổ tự vân: “Ngô Giới, Định, Huệ tiếp tối thượng thừa nhân”.
(鈔)六祖自云:吾戒定慧接最上乘人。
(Sao: Lục Tổ tự nói: “Giới, Định, Huệ của ta nhằm tiếp độ người thuộc căn cơ tối thượng thừa”).
Điều này được nói trong Đàn Kinh. Đối tượng giáo hóa của Lục Tổ là “tối thượng thừa nhân”. Nói cách khác, kẻ căn tánh Đại Thừa đều chẳng có cách nào dự vào hàng môn đệ của Ngài, phải là bậc tối thượng thừa đến chỗ Ngài thì mới có lợi ích. Giống như trong nhà trường, Ngài mở lớp dành cho Tiến Sĩ, kẻ có trình độ Tiểu Học hoặc Trung Học chẳng thể theo học được, có ý nghĩa này!
(Sao) Kim sơ tâm hạ phàm, dĩ thu hào thế trí, miểu thị Tây Phương, vọng đàm Bát Nhã, phi đồ vô ích, nhi hựu hại chi!
(鈔)今初心下凡,以秋毫世智,藐視西方,妄談般若,非徒無益,而又害之。
(Sao: Nay kẻ sơ tâm, phàm phu căn tánh bậc hạ, cậy vào cái trí thế gian bé tí như mảy lông mùa Thu mà rẻ rúng Tây Phương, bàn xằng Bát Nhã, chẳng phải là chỉ uổng công vô ích, mà lại còn có hại).
Kẻ sơ học trí huệ rất nông cạn, chẳng nhận thức rõ ràng. Cổ nhân chẳng giảng kinh Bát Nhã cho kẻ sơ học, mà cũng chẳng giảng Đàn Kinh. Vì sao? Họ sẽ hiểu cong vạy ý nghĩa của các kinh sách ấy, không chỉ là vô ích mà còn hại cả một đời họ! Đó gọi là “điều gì được tiếp xúc đầu tiên, sẽ trở thành [tri kiến] chánh yếu”, đạo lý ở chỗ này.
(Sao) Cố Đàn Kinh giả, thận vật thị chi sơ cơ. Cẩu đầu phi khí, tiện lạc cuồng ma, thành khả thán tích.
(鈔)故壇經者,慎勿示之初機,茍投非器,便落狂魔,誠可歎惜。
(Sao: Vì thế, hãy cẩn thận đừng dạy Đàn Kinh cho kẻ sơ cơ. Nếu cẩu thả dạy [kinh ấy cho] những kẻ căn cơ chẳng thích hợp, họ sẽ bị đọa lạc, trở thành cuồng ma, thật đáng than tiếc).
Đối với Đàn Kinh, kinh Kim Cang, hoặc các kinh thuộc loại giống như kinh Bát Nhã, cổ nhân đối với hàng sơ học hết sức thận trọng, chẳng đàm luận những kinh luận ấy với kẻ sơ học. Hiện thời, vừa học Phật bèn ngay lập tức học kinh Bát Nhã hoặc Lục Tổ Đàn Kinh, học rồi kẻ nào cũng là cuồng vọng, là ma, chẳng phải là Phật. Kiêu căng, ngã mạn, khinh thường Giáo Hạ, coi rẻ Tịnh Độ, tự nghĩ là đã thành Phật, hoặc thành Bồ Tát, chẳng biết tương lai bị đọa lạc, đúng là đáng thương, đáng xót!
(Sao) Tứ, ký lục hữu ngoa giả.
(鈔)四記錄有訛者。
(Sao: Bốn là biên chép có sai lầm).
Có sai lạc, lầm lẫn.
(Sao) Đàn Kinh hựu ngôn: “Tây Phương khứ thử thập vạn bát thiên lý”. Thị thác dĩ Ngũ Thiên Trúc đẳng vi Cực Lạc dã.
(鈔)壇經又言:西方去此十萬八千里。是錯以五天竺等為極樂也。
(Sao: Đàn Kinh lại nói: “Tây Phương cách đây mười vạn tám ngàn dặm”. Tức là đã lầm lẫn coi Ngũ Thiên Trúc như là Cực Lạc).
Mười vạn tám ngàn dặm là từ Trung Hoa đến Ấn Độ, nói theo lộ trình ấy. Kinh Di Đà dạy Tây Phương Cực Lạc thế giới cách chúng ta mười vạn ức cõi Phật, chẳng phải là mười vạn tám ngàn dặm. Ngũ Thiên Trúc là năm xứ Ấn Độ. Coi Ấn Độ là Tây Phương Cực Lạc thế giới, hiển nhiên là do biên chép sai lầm.
(Sao) Ngũ Thiên, Chấn Đán.
(鈔)五天震旦。
(Sao: Ngũ Thiên Trúc, Chấn Đán).
Ngũ Thiên là Ngũ Thiên Trúc[11]. Khi ấy, Ấn Độ chia thành năm bộ phận là Đông, Nam, Tây, Bắc, và Trung. Ngũ Thiên Trúc chính là Ấn Độ hiện thời. Chấn Đán là Trung Hoa, vì Trung Hoa ở phía Đông của đại lục châu Á. Phương Đông thuộc về quẻ Chấn, mặt trời mọc từ phía này, nên gọi là xứ Chấn Đán.
(Sao) Đồng vi Sa Bà uế độ.
(鈔)同為娑婆穢土。
(Sao: Cùng là Sa Bà uế độ).
Ấn Độ và Trung Hoa đều thuộc vào thế giới Sa Bà, đều là uế độ, đều chẳng phải là Tịnh Độ.
(Sao) Hà tu phân biệt, nguyện Đông, nguyện Tây?
(鈔)何須分別,願東願西。
(Sao: Cần gì phải phân biệt, nguyện Đông, nguyện Tây?)
Đông và Tây chẳng khác nhau.
(Sao) Nhi Cực Lạc tự khứ thử Sa Bà thập vạn ức độ, cái Đàn Kinh giai học nhân ký lục, ninh bảo vô ngoa!
(鈔)而極樂自去此娑婆十萬億土,蓋壇經皆學人記錄,寧保無訛。
(Sao: Nhưng Cực Lạc cách Sa Bà mười vạn ức cõi Phật! Do Đàn Kinh toàn là do học trò ghi chép, làm sao bảo đảm không sai lầm cho được).
Đàn Kinh là bút ký của học trò Lục Tổ đại sư, khó đảm bảo chẳng có chỗ bị ghi sai. Điều này có thể là do ghi chép sai lầm.
(Sao) Bất nhiên, tắc tá thử chi Tây Vực, dĩ dụ bỉ chi Tây Phương nhĩ.
(鈔)不然,則借此之西域,以喻彼之西方耳。
(Sao: Nếu chẳng phải vậy, thì chính là mượn xứ Tây Vực trong cõi này để tỷ dụ Tây Phương trong cõi kia vậy).
Nếu chẳng vậy thì chính là mượn xứ Ấn Độ để tỷ dụ Tây Phương Cực Lạc thế giới, có ý nghĩa ấy.
(Sao) Cổ vị tận tín thư, bất như vô thư giả, thử dã.
(鈔)古謂盡信書,不如無書者,此也。
(Sao: Cổ nhân nói “hoàn toàn tin vào sách, chẳng bằng không có sách” chính là ý này).
Vì thế, chúng ta đọc sách phải có trí huệ. Đức Phật dạy chúng ta
“y nghĩa, bất y ngữ”, [nghĩa là] nương theo ý nghĩa trong kinh, chớ nên chấp trước văn tự, ngôn ngữ; đó là đúng. Vì thế, hoàn toàn tin tưởng sách, chẳng bằng không có sách!
(Sao) Huống Tây Phương thiên Phật sở tán, kim nãi nghi thiên Phật chi ngôn, tín nhất tổ chi ngữ, Phật thượng bất túc tín, huống ư tổ hồ?
(鈔)況西方千佛所讚,今乃疑千佛之言,信一祖之語,佛尚不足信,況於祖乎。
(Sao: Huống chi Tây Phương được ngàn vị Phật khen ngợi. Nay bèn nghi lời của ngàn vị Phật, tin lời của một vị Tổ! Phật mà còn chẳng đáng tin, huống là Tổ ư?)
“Ngàn” chẳng phải là một con số, mà là biểu thị pháp, biểu thị mười phương thế giới vô lượng vô biên chư Phật đều tán thán bộ kinh này, đều tán thán pháp môn này. Quý vị chẳng tin lời hết thảy chư Phật, mà tin lời một vị tổ sư. Lỗi lầm này, những kẻ bình phàm chúng ta đều có thể thông hiểu! Cũng cùng vào thời Đường, Thiện Đạo đại sư sống vào thời đại sớm hơn Lục Tổ đôi chút, Ngài sanh trước Lục Tổ[12], đại khái là đã sớm biết những nỗi nghi hoặc được nhắc tới trong Đàn Kinh. Trong phần chú giải cho chương Thượng Phẩm Thượng Sanh của kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, Ngài đã nói rất rõ ràng: Dẫu là A La Hán, Bồ Tát, Địa Thượng Bồ Tát, hoặc Đẳng Giác Bồ Tát vì chúng ta thuyết pháp mà chẳng tương ứng với kinh điển, chúng ta thảy đều chớ nên tiếp nhận. Vì sao? Chúng ta phải tin lời Phật. Trí huệ của Bồ Tát chẳng viên mãn, còn kém Phật một bậc. Chúng ta phải tin tưởng Phật, chớ nên tin tưởng Bồ Tát. Nếu chư Phật đến trước mặt chúng ta, đều nói “chẳng có Tây Phương Tịnh Độ”, [nói kiểu ấy] chẳng tương ứng với kinh này, nói chẳng giống như lời Thích Ca Mâu Ni Phật đã dạy; [vậy thì] vị Phật ấy chẳng phải là Phật thật sự, đại khái là yêu ma quỷ quái biến thành một vị Phật giả! Lời dạy của một vị Phật thật sự quyết định sẽ giống hệt [lời dạy của Phật Thích Ca]. Lục Tổ là tổ sư của Thiền Tông, chỉ là một vị Pháp Thân đại sĩ mà thôi, Ngài đâu có phải là Phật. Mấy câu dưới đây hết sức quan trọng!
(Sao) Minh trí giả.
(鈔)明智者。
(Sao: Kẻ trí sáng).
Một người hiểu rõ, thông đạt rõ ràng, có trí huệ.
(Sao) Đương vi thế nhân quyết nghi khởi tín.
(鈔)當為世人決疑起信。
(Sao: Hãy nên dứt nghi, khởi phát tín tâm cho người đời).
Quý vị thông minh, có trí huệ, hiểu rõ chân tướng sự thật, hãy nên giúp người đời đoạn nghi sanh tín.
(Sao) Tại tại xứ xứ, hoằng tán lưu thông.
(鈔)在在處處,弘讚流通。
(Sao: Nơi nơi chốn chốn, hoằng dương, tán thán, lưu thông).
Hết thảy lúc, hết thảy chỗ, nhất định là phải hoằng dương, tán thán Tịnh Độ. Quý vị có thể làm như vậy:
(Sao) Tức thị đại chư Phật xuất quảng trường thiệt, tức thị báo Phật thâm ân.
(鈔)即是代諸佛出廣長舌,即是報佛深恩。
(Sao: Tức là thay chư Phật hiện tướng lưỡi rộng dài, chính là báo ân sâu của Phật).
Quý vị làm theo kiểu ấy chắc chắn là chánh xác. Ở đây, Liên Trì đại sư phó chúc, khuyến khích chúng ta, mà cũng là niềm kỳ vọng không chi lớn hơn đối với chúng ta.
(Sao) Như kỳ vi bội thánh ngôn, cố vi ma thuyết, kỳ vi tội dã, hà khả ngôn tận!
(鈔)如其違背聖言,故為魔說,其為罪也,何可言盡。
(Sao: Nếu trái nghịch thánh ngôn, sẽ là ma thuyết, sẽ gây tội chẳng sao nói hết cho được).
Nếu chúng ta trái nghịch ý nghĩa của hết thảy chư Phật, hiểu cong vạy ý nghĩa của tổ sư, nói “chẳng có Tây Phương Tịnh Độ, Tây Phương Tịnh Độ là giả thiết, chẳng phải là chân thật”, hoặc nói “Tây Phương Tịnh Độ chẳng phải là rốt ráo”, khuyên kẻ khác chớ nên tu hành, tội lỗi ấy nặng lắm!
Trong đời này, người ấy gặp gỡ cơ duyên này, có thể liễu sanh tử, thoát tam giới, quý vị ngay lập tức ngăn chặn, kéo ngược kẻ ấy lại. Tội lỗi ấy nặng lắm! Hết thảy các tội nghiệp đã tạo trong thế gian chẳng có gì nặng hơn tội này! Giết người, đoạn thân mạng của người ta, sau bốn mươi chín ngày, người ấy lại đầu thai, cho nên tội đoạn dứt thân mạng của người khác còn nhỏ! Tội này là tội đoạn Pháp Thân huệ mạng của kẻ khác, tội ấy nặng lắm! Chỉ có kẻ ngu si mới tạo tội nghiệp này. Người thật sự có trí huệ quyết định chẳng tạo tội nghiệp này.
(Sao) Kim dĩ dụ minh.
(鈔)今以喻明。
(Sao: Nay dùng tỷ dụ để nêu rõ).
Nêu tỷ dụ.
(Sao) Ư thử hữu nhân, nhật xuất vạn ngôn.
(鈔)於此有人,日出萬言。
(Sao: Ở nơi đây có kẻ mỗi ngày thốt ra một vạn lời).
Nói nhiều lắm! Mỗi ngày nói tới một vạn câu!
(Sao) Dĩ báng vạn Phật.
(鈔)以謗萬佛。
(Sao: Để hủy báng một vạn vị Phật).
Hủy báng hết thảy các vị Phật.
(Sao) Tích mãn thiên tuế, thị nhân tội nghiệp, vô lượng vô biên.
(鈔)積滿千歲,是人罪業,無量無邊。
(Sao: Trọn một ngàn năm, tội nghiệp của kẻ ấy vô lượng vô biên).
Đây là nói một kẻ mỗi ngày chửi một vạn tiếng, chửi hết thảy chư Phật, lại còn chửi suốt một ngàn năm, tội lỗi ấy rất nặng.
(Sao) Nhi phục hữu nhân xuất nhất ác ngôn, trở nhân niệm Phật.
(鈔)而復有人出一惡言,阻人念佛。
(Sao: Lại có kẻ thốt một lời nói ác, ngăn trở người khác niệm Phật).
Có một kẻ khác, chỉ nói một câu, bảo người khác là “chẳng có Tịnh Độ, chẳng có Tây Phương”, ngăn trở người khác niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ.
(Sao) Thị nhân tội nghiệp, quá ư tiền nhân bách thiên vạn bội, nãi chí vô toán.
(鈔)是人罪業,過於前人百千萬倍,乃至無算。
(Sao: Tội nghiệp của kẻ đó vượt hơn người trước trăm ngàn vạn lần, cho đến chẳng thể tính toán được).
Người ấy tội lỗi nặng hơn người trước trăm ngàn vạn lần!
(Sao) Hà dĩ cố? Vi trần chư Phật, tán thán Tây Phương, duy dục nhân nhân thành Phật.
(鈔)何以故?微塵諸佛,讚歎西方,惟欲人人成佛。
(Sao: Vì lẽ nào? Vi trần chư Phật tán thán Tây Phương chỉ vì mong cho ai nấy đều thành Phật).
Đấy mới là bổn nguyện độ sanh của chư Phật. Tâm nguyện của hết thảy chư Phật là mong mỏi hết thảy chúng sanh mau chóng thành Phật. Quyết định chớ nên ngăn trở kẻ khác thành Phật.
(Sao) Nhữ độc sanh báng, tức thị biến báng vi trần Như Lai, hãm hại chúng sanh, thường trầm khổ hải, bất đắc thành Phật, cố tội như thị, kỳ thận từ tai!
(鈔)汝獨生謗,即是遍謗微塵如來,陷害眾生,常沉苦海,不得成佛,故罪如是,其慎辭哉。
(Sao: Chỉ riêng ngươi sanh lòng báng bổ, tức là đã hủy báng trọn khắp vi trần Như Lai, hãm hại chúng sanh thường bị chìm trong biển khổ, chẳng được thành Phật, cho nên tội như vậy đó. Ăn nói hãy thận trọng nhé!)
Đối với ngôn ngữ, lời lẽ, chúng ta chẳng thể không cẩn thận, tuyệt đối chớ nên báng Phật, báng Pháp. Ví như in kinh sách, cuối sách lại in “giữ sở hữu bản quyền, in lại sẽ bị truy cứu trách nhiệm”. Đó là hủy báng Tam Bảo, tội nghiệp quá nặng. Hôm nay chúng tôi giảng đến chỗ này!
[1] Thiên Tử Cán sách Luận Ngữ chép: “Nhan Uyên vị nhiên thán viết: Ngưỡng chi di cao, toản chi di kiên, chiêm chi tại tiền, hốt yên tại hậu, Phu Tử tuần tuần nhiên dụ nhân, bác ngã dĩ văn, ước ngã dĩ lễ, dục bãi bất năng, ký kiệt ngô tài, như hữu sở lập trác nhĩ, vị do dĩ dã” (Nhan Uyên cảm thán nói: “Học vấn của thầy ta càng dõi nhìn càng cảm thấy cao ngất, càng dùi mài nghiên cứu, càng cảm thấy sâu dầy. Vừa trông thấy đằng trước, bỗng dưng đã ở đằng sau. Thầy hướng dẫn chúng ta từng bước một, khiến cho kiến thức của ta thêm phong phú, dùng lễ nghi để ước thúc chúng ta, nếu chẳng học theo Ngài sẽ chẳng thể có thành tựu. Ta đã dốc trọn toàn lực, vẫn cảm thấy dường như có một quả núi cao sừng sững trước mắt, chỉ cảm thấy chẳng biết tiến lên như thế nào). Chúng tôi dịch đoạn này theo cách diễn giải của trang nhà Trung Quốc Triết Học Thư Điện Tử Hóa Kế Hoạch (ctext.org).
[2] Trong Hán ngữ, Ấp chỉ một khu vực quần cư lớn (không có nghĩa là một phần nhỏ của một làng, một xóm như trong tiếng Việt). Ấp có thể mang ý nghĩa thành thị, đô thành, quận, huyện v.v… Theo Thuyết Văn Giải Tự, chữ Ấp (邑) thuộc loại Hội Ý, phía trên là chữ Vi (囗), mang ý nghĩa cương vực, phía dưới là chữ Ba (巴), tức là biến thể của hình người đang quỳ. Do vậy, Ấp mang ý nghĩa một khu vực quản lý. Thời Xuân Thu Liệt Quốc, đất được thiên tử phong cho chư hầu thường gọi là Ấp. Đoàn Ngọc Tải khi chú giải sách Thuyết Văn đã chỉ rõ: “Tả Truyện phàm xưng nhân viết đại quốc, phàm tự xưng viết Tệ Ấp, cổ quốc Ấp thông xưng” (Trong sách Tả Truyện, khi nói về nước của người khác đều gọi là Đại Quốc, hễ nói về nước mình bèn bảo là Tệ Quốc. Thời cổ, các nước đều gọi chung là Ấp). Vì thế, sau này, khi các quan to hoặc đại thần, được vua phong đất (tức là được quyền quản trị, thâu thuế các hộ dân cư sống trong vùng đất phong ấy, thường gọi là “ăn lộc”) thì vùng đất phong ấy thường gọi là “thái ấp”. Ý nghĩa thứ hai của chữ Ấp là chỉ thủ đô của đất nước, như khi nhắc đến kinh đô của nhà Thương thường gọi là Thương Ấp, tuy danh xưng chánh thức là Triều Ca. Về sau, nhằm phân biệt rõ, nơi thiên tử đang trị vì gọi là Đô, kinh đô cũ gọi là Ấp. Dần dần, chữ Ấp được chỉ chung các thành thị. Thành thị lớn gọi là Đô, thành thị nhỏ gọi là Ấp. Về sau, chỉ riêng kinh đô gọi là Đô, thành thị lớn hoặc nơi giữ vai trò quản lý cả khu vực thì gọi là Thành, các khu vực nhỏ hơn gọi là Ấp.
[3] Xuân Thu là một bộ biên niên sử từ thời Tiên Tần (trước khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa), chép về lịch sử nước Lỗ từ năm đầu thời Lỗ Ẩn Công (722 trước Công Nguyên) cho đến năm thứ mười bốn đời Lỗ Ai Công (481 trước Công Nguyên), tức là trải khắp mười hai đời vua nước Lỗ. Đây là một bộ biên niên sử sớm nhất tại Trung Hoa. Sở dĩ có tên gọi là Xuân Thu vì thời đó, đa phần các sự kiện quan trọng, các đại lễ được tiến hành vào hai mùa Xuân và Thu, nên từ ngữ Xuân Thu dần dần được dùng để chỉ chung các sách vở ghi chép các sự kiện quan trọng của một đất nước vào thời đó. Theo truyền thống, kinh Xuân Thu được coi là do Khổng Tử trước tác, nhưng theo các nhà nghiên cứu, với khối lượng sự kiện được ghi trong ấy, tác phẩm này phải là công trình biên soạn và chỉnh lý của nhiều người, tuy mỗi sự kiện được ghi rất vắn tắt chỉ vài dòng.
[4] Kinh Dịch bản hiện thời được gọi là Châu Dịch, vì theo truyền thống, người Hoa cho rằng có ba loại kinh Dịch: Liên Sơn (連山, tương truyền do Phục Hy và Thần Nông trước tác vào đời Hạ), Quy Tàng (歸藏, được sáng tác vào thời Hoàng Đế), và Châu Dịch. Hai loại đầu đã thất truyền. Châu Dịch được coi là công trình trước tác, chỉnh lý và hoàn thiện bởi Châu Văn Vương. Phần này được gọi là Kinh; sau đó, hậu nhân chú giải thêm vào các phần Dịch Truyện, Thoán Truyện, Tượng Truyện, Hệ Từ Truyện, Văn Ngôn Truyện, Tự Quái Truyện, Tạp Quái Truyện…
[5] Vĩnh Bình là niên hiệu của Hán Minh Đế (Lưu Trang) từ năm 58 đến năm 75. Lưu Trang là con trai thứ tư của Hán Quang Vũ Đế (Lưu Tú, người tái lập nhà Hán sau khi diệt Vương Mãng).
[6] Đại Dữ (Dự) Sơn (大嶼山: núi đảo lớn), còn gọi là Đại Hào Đảo (大濠島), thuộc quần đảo Vạn Sơn, tên xưa kia là Lạn Đầu (爛頭. Do đó trong tiếng Anh hòn đảo này thường được gọi là Lantau Island). Đây là một hòn đảo lớn nhất trong các hòn đảo thuộc lãnh thổ Hong Kong, nhưng do địa hình lẫn giao thông bất tiện, mật độ dân cư khá thấp. Trong quá khứ, hòn đảo này có rất nhiều tên gọi như Đại Khê Sơn, Đại Dụ Sơn, Đại Ngư Sơn, Đại Dữu Sơn, Nam Đầu Đảo, Lạn Đầu Đảo, Truân Môn Đảo, Đại Hào Sơn, Đại Hào Đảo, Cương Châu v.v…
[7] Trong lịch sử Trung Hoa, có hai nước Lỗ, một là Tây Lỗ tồn tại vào các triều đại Hạ và Thương, nhưng không được ghi chép nhiều, ngoại trừ một số ít dữ liệu ít ỏi, vụn vặt, sơ lược trong Giáp Cốt Văn. Nước Lỗ thứ hai (sử thường gọi là Đông Lỗ) được kiến lập sau khi Châu Công Cơ Đán (em Châu Vũ Vương Cơ Phát) phù tá Châu Thành Vương dẹp tan cuộc phản loạn do Vũ Canh (con trai Trụ Vương) xướng suất. Để thưởng công cho bầy tôi, Châu Thành Vương (Cơ Tụng) đã chia đất đai thuộc con cháu nhà Ân Thương thành nhiều phần, một phần phong cho con trưởng của Châu Công là Cơ Bá Cầm, tạo thành nước Lỗ. Nước Lỗ truyền được hai mươi lăm đời, tồn tại khoảng tám trăm năm. Kinh đô là Khúc Phụ. Lãnh thổ nước Lỗ nằm ở phía nam Thái Sơn, tức là toàn bộ phía Nam tỉnh Sơn Đông, một phần nhỏ các tỉnh Hà Nam, Giang Tô và An Huy hiện thời. Nước Lỗ bị Sở Khảo Liệt Vương (Hùng Nguyên) diệt quốc vào năm 256 trước Công Nguyên dưới đời Lỗ Khoảnh Công (Cơ Thù).
[8] Nước Tề là một trong những nước chư hầu hùng mạnh thời Xuân Thu Chiến Quốc, lãnh thổ bao gồm toàn bộ miền Bắc tỉnh Sơn Đông, Đông Nam tỉnh Hà Bắc và Đông Bắc tỉnh Hà Nam, kinh đô là Lâm Truy. Nước Tề vốn là đất phong của Khương Thượng (Khương Tử Nha). Sau khi diệt Trụ, Châu Vũ Vương (Cơ Phát) đã phong cho Khương Thượng đất Doanh Khâu (tức là Lâm Truy sau này). Khương Tử Nha siêng năng cai trị, phát triển công thương nghiệp, đổ công dốc sức khai thác muối, biến Tề thành một đại quốc, Sử thường gọi thời kỳ này là Khương Tề. Nước Tề cực thịnh dưới thời Tề Hoàn Công (Khương Tiểu Bạch). Tề Hoàn Công từng xưng bá, cai quản tất cả chư hầu thời ấy, nhiều lượt triệu tập chư hầu lập minh thệ cũng như dẫn liên quân chư hầu chinh phạt các nước phản loạn. Về già, Hoàn Công bệnh nặng, các con tranh nhau giành ngôi, xây tường nhốt kín đến nỗi Tề Hoàn Công chết đói. Những cuộc đấu đá quyền lực liên tiếp đã đẩy nước Tề vào cuộc nội chiến, khiến cho thế lực của Tề suy yếu rất nhanh. Vào khoảng năm 391 trước Công Nguyên, quyền thần là Tướng Quốc Điền Hòa đày vua Tề Khang Công (Khương Đại) sang một hải đảo, tự lập làm vua, xưng hiệu là Tề Thái Công, chánh thức xưng hầu, nhưng vẫn giữ quốc hiệu là Tề, Sử gọi giai đoạn này là Điền Tề. Nước Tề bị Tần Thủy Hoàng diệt quốc dưới thời Tề Vương Điền Kiến (năm 221 trước Công Nguyên). Sau đó, Tần Thủy Hoàng chia nước Tề thành hai quận là Tề Quận và Lang Da Quận.
[9] Cha Khổng Tử là Khổng Hột (Ngột), tự là Thúc Lương (nên Sử thường gọi là Thúc Lương Ngột, 叔梁纥) làm quan đại phu tại Trâu Ấp nước Lỗ. Do vợ cả của Thúc Lương Ngột là Thí Thị chỉ sanh chín người con gái, Thúc Lương Ngột bèn lấy thêm vợ kế, sanh được một trai là Mạnh Bì (孟皮), có tật ở chân, không thể kế thừa gia nghiệp được. Đến năm bảy mươi hai tuổi, Thúc Lương Ngột lại lấy bà Nhan Trưng Tại (颜征在) mới mười tám tuổi, sanh ra Khổng Tử. Do trước đó, hai vợ chồng từng cầu con tại núi Ni Khâu, nên đặt tên con là Khổng Khâu, đặt tên tự là Trọng Ni.
[10] Chữ 惡 ở đây dùng như một thán từ hoặc nghi vấn từ, phải đọc là Ô, không đọc là Ác hay Ố.
[11] Thiên Trúc là từ ngữ cổ để gọi Ấn Độ. Danh xưng này đã có từ thời Hán, trong phần Đại Uyển Truyện của Sử Ký Tư Mã Thiên có ghi thêm một cách đọc khác là Thân Độc. Cả hai âm này đều phát xuất từ tiếng Phạn Sindhu (tức sông Indus hiện thời, kinh Hoa Nghiêm gọi sông này là “Tín Độ hà”). Theo các nhà nghiên cứu, do các thương nhân Ba Tư đọc trại Sindhu thành Hinduš hoặc Indu. Khi Alexander đại đế chiếm lãnh Ấn Độ, đã gọi sông này là Indos dựa theo cách phát âm của người Ba Tư, dần dà cư dân địa phương cũng sử dụng cách phát âm này. Do đó, từ đời Đường trở đi, trong thư tịch Trung Hoa, Thiên Trúc còn được phiên âm là Hiền Đậu, Càn Đốc, Quyên Đốc v.v… Danh xưng Ấn Độ được nhắc tới lần đầu trong sách vở Trung Hoa là do ngài Huyền Trang ghi trong Đại Đường Tây Vực Ký. Ngài viết: “Danh xưng Thiên Trúc được bàn luận nhiều lẽ, nói theo lối xưa là Thân Độc, hoặc là Thiên Trúc, nay căn cứ trên âm đọc chính thức, hãy nên đọc là Ấn Độ”.
[12] Thiện Đạo đại sư sinh năm 613 (nhằm năm Đại Nghiệp thứ chín đời Tùy Dượng Đế), tịch năm 681 (tức năm Vĩnh Long thứ hai đời Đường Cao Tông), tức là sống qua hai triều đại Tùy và Đường, trải bốn đời vua. Lúc mới xuất gia, Tổ dốc sức nghiên cứu các bộ kinh Pháp Hoa, Duy Ma v.v… Vào năm Trinh Quán thứ mười lăm (641) đời Đường Thái Tông, tổ Thiện Đạo đến chùa Huyền Trung tại Tây Hà, nghe tổ Đạo Xước giảng kinh Quán Vô Lượng Thọ bèn chuyên tâm dốc ý nơi Tịnh Độ. Ngài Huệ Năng sinh năm 638 (tức năm Trinh Quán 12 đời Đường Thái Tông), tịch năm 713 (năm Khai Nguyên đời Đường Huyền Tông). Lục Tổ Huệ Năng gặp sư Ấn Tông nhằm vào năm Nghi Phụng nguyên niên (675) đời Đường Cao Tông.