Tập 216/289 – Kinh A Di Đà Sớ Sao Diễn Nghĩa

#CHƯA-UPDATE

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA

Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Thời gian: Từ tháng 12 năm 1984
Giảng tại: Hoa Tạng Đồ Thư Quán (Thư Viện Hoa Tạng), Đài Loan
Tổng cộng 289 Tập (AMTB)

Chuyển ngữ: Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
Giảo chánh: Minh Tiến, Đức Phong và Huệ Trang

Mã AMTB: 01-003-0001  đến 03-003-0289

A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không

Tập 216

          Xin xem A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bản, trang bốn trăm hai mươi tám:

          (Sao) Chứng phước đức giả. Đại Phẩm Bát Nhã kinh vân: “Nhược nhân tán tâm niệm Phật, diệc đắc ly khổ, kỳ phước bất tận, huống định ý niệm”.

()證福德者。大品般若經云:若人散心念佛,亦得離苦,其福不盡,況定意念。

(Sao: “Chứng tỏ [trì danh] là phước đức”: Kinh Đại Phẩm Bát Nhã nói: “Nếu ai tán tâm niệm Phật  cũng  được  lìa  khổ, phước  ấy  bất

tận, huống hồ là ý an định mà niệm”).

          Đại sư lại dẫn kinh luận để chứng minh trì danh niệm Phật là nhiều thiện căn, nhiều phước đức. Do vậy, tu thiện căn và phước đức thì thật thà niệm Phật sẽ đều trọn đủ. Thông thường, kẻ chẳng thể thâm nhập kinh tạng, nghe những lời này, chưa chắc là đã có thể tin tưởng, cho nên mới phải trích dẫn kinh điển để chứng minh. Đoạn trên nhằm chứng minh [trì danh niệm Phật là] thiện căn, còn đoạn này nhằm chứng minh niệm Phật là tu phước. Trước hết, Tổ trích dẫn một đoạn trong kinh Đại Phẩm Bát Nhã. Sách Diễn Nghĩa có chú giải:

(Diễn) Tán tâm niệm Phật, thị trước thật ức trì, trước thật thể cứu. Vị nhập nhất tâm giả, phi như kim nhân toàn bất trước ý, đồ sự thần thiệt dã.

()散心念佛,是著實憶持,著實體究。未入一心者,非如今人全不著意,徒事唇舌也。

(Diễn: Tán tâm niệm Phật thật sự nghĩ nhớ, trì niệm, thật sự thấu hiểu, tham cứu; [nói tán tâm niệm Phật nghĩa là nói tới] người chưa đắc nhất tâm. Chẳng phải là như người hiện thời hoàn toàn chẳng dốc ý, chỉ niệm suông bằng miệng lưỡi mà thôi).

          Nói rõ “tán tâm niệm” là gì? Có thể nói “tán tâm niệm” là khá chuyên tâm, bất quá công phu chưa đạt đủ mức, chẳng có thành tựu. Đương nhiên là chúng ta phiền não tập khí rất nặng, tuyệt đối chẳng phải là trong một khoảng thời gian ngắn ngủi bèn có thể niệm đến mức nhất tâm bất loạn, hoặc là niệm đến mức công phu thành phiến, chẳng dễ dàng như vậy! Có những kẻ niệm Phật ba tháng hoặc nửa năm, cảm thấy vẫn chưa thể đắc nhất tâm, bèn bỏ ngay, chẳng niệm nữa! Hoặc nghe nói tông khác [thành tựu] nhanh chóng, liền đi học pháp khác. Học kiểu đó thì học suốt đời chẳng thành công. Nghiêm túc niệm, thật thà niệm, niệm đến nửa năm, quyết định là sẽ có tiến bộ, tiến bộ nhìn từ chỗ nào? Vọng niệm bớt đi; vẫn có vọng niệm, nhưng ít hơn trước kia. Trước kia hồ đồ, mông muội, nay thì chẳng quá mức hồ đồ, đầu óc sáng suốt đôi chút. Sự sáng suốt ấy chính là trí huệ, chính là sanh trí huệ, trí huệ tăng trưởng. Phiền não nhẹ bớt, trí huệ tăng trưởng, đó là hiệu quả rất tốt đẹp, là thành tựu do niệm Phật. Niệm tới đôi ba năm, vọng niệm càng ít hơn, công phu đắc lực, bèn có thể cảm nhận, có tín tâm đối với sự vãng sanh, nắm chắc vãng sanh, có thể niệm đến mức độ ấy. Đó là công phu rất tốt đẹp.

          Vì sao niệm Phật chẳng đắc lực? Quý vị chẳng chịu buông phiền não tập khí xuống, niệm Phật như vậy, chẳng dễ gì đắc lực! Nói cách khác, mỗi người phải thật sự giác ngộ, giác ngộ điều gì? Sanh tử là chuyện lớn, luân hồi đáng sợ, là nỗi kinh sợ thật sự. Quý vị phải có cái tâm cảnh giác ấy. Nói cách khác, suốt một đời này, thứ gì ta cũng đều chẳng cầu, ta mong cầu liễu sanh tử, vượt thoát luân hồi. Do phương pháp gì thì mới có thể thực hiện được? Chỉ có niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Do vậy, pháp sư Ấn Quang đã tự viết một câu để cảnh tỉnh người niệm Phật, chính Ngài là như vậy: “Suốt ngày từ sáng đến tối, dán một chữ Tử trên trán”. Trong phòng của tổ Ấn Quang có một tiểu Phật đường, thờ một bức tượng A Di Đà Phật, sau tượng A Di Đà Phật là một bức bình[1] nhỏ, viết một chữ Tử. Thường có tâm cảnh giác như vậy, công phu tự nhiên đắc lực.

          Tán tâm niệm Phật, “trước thật ức trì” là nghiêm túc niệm, “trước thật thể cứu”, Thể là thấu hiểu, Cứu là tham cứu, thật sự thấu hiểu, thật sự tham cứu, nhưng chưa đắc nhất tâm. Hễ chưa đắc nhất tâm thì đều gọi là “tán tâm”, quyết chẳng phải là giống như người hiện thời “miệng có, tâm không”. Niệm [suông ngoài miệng] như vậy, chẳng có tác dụng chi cả! Người niệm Phật trong tâm dấy tham, sân, si, mạn, bên ngoài bị cảnh giới dụ dỗ, mê hoặc, cổ đức bảo niệm Phật kiểu đó là “hét toạc cổ họng cũng uổng công”, chỉ có thể nói là “gieo thiện căn”, muốn vãng sanh ngay trong một đời này sẽ khá khó khăn!

          (Diễn) Định ý niệm Phật, thị ký đắc Sự nhất tâm.

          ()定意念佛,是既得事一心。

          (Diễn: Ý an định niệm Phật là đã đắc Sự nhất tâm).

           Công phu thành phiến được bao gồm trong phạm vi của Sự nhất tâm. Công phu thành phiến là Sự nhất tâm ở mức độ nông cạn, niệm Phật đến mức đoạn trừ Kiến Tư phiền não là Sự nhất tâm ở mức độ sâu. Nếu chúng ta chia Sự nhất tâm thành ba phẩm thì hạ phẩm là công phu thành phiến, trung phẩm là đoạn Kiến Hoặc, thượng phẩm là đoạn Tư Hoặc. Công phu thành phiến là gì? Suốt ngày từ sáng đến tối trong tâm có Phật hiệu, trong tâm tuởng Phật. Trừ việc nhớ Phật, niệm Phật ra, vọng niệm gì cũng chẳng nghĩ tới. Đó là công phu đã thành phiến. Trọn chẳng đoạn phiền não, Kiến Tư phiền não chưa đoạn; tuy chẳng đoạn, nhưng công phu đã đắc lực, cũng là phiền não chẳng thể dấy lên hiện hành. Phiền não vừa xuất hiện, vọng niệm thứ nhất dấy lên, vọng niệm thứ hai phải là A Di Đà Phật, giằn ép nó (vọng niệm thứ nhất) xuống. Có công phu như vậy, thưa cùng chư vị, quyết định vãng sanh, sanh vào cõi Phàm Thánh Đồng Cư. Nếu niệm đến thượng phẩm Sự nhất tâm bất loạn, sẽ sanh vào cõi Phương Tiện Hữu Dư, chẳng phải là cõi Phàm Thánh Đồng Cư, quyết định có thể vãng sanh. Do vậy, sau khi đã niệm đến mức công phu thành phiến, vẫn tiếp tục niệm câu Phật hiệu này chẳng ngừng!

          (Diễn) Nhi phục ư Định tâm trung, niệm niệm ức trì, tâm tâm nghiên cứu giả.

          ()而復於定心中,念念憶持,心心研究者。

(Diễn: Nhưng lại ở trong cái tâm Định, niệm nào cũng nghĩ nhớ, vâng giữ, niệm tâm nào cũng đều là nghiên cứu).

Ở đây, “nghiên cứu” chẳng phải là dùng tâm ý thức, chỉ là một mực niệm đến cùng là được rồi. Trong mỗi niệm đều trọn đủ Tín, Nguyện, Hạnh; trong mỗi niệm trọn đủ Lục Độ và Thập Nguyện, nói theo ý nghĩa này. Sự nhất tâm đã thành tựu, vẫn chẳng thể gián đoạn, vẫn là công phu miên mật chẳng ngừng, nâng cao cảnh giới của chính mình, khi vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, phẩm vị sẽ tăng cao.

          (Diễn) Nhược thị Lý nhất tâm, tắc thị ly niệm cảnh giới, ký dĩ vô ý, kiêm diệc bất chỉ thị định dã.

          ()若是理一心,則是離念境界,既已無意,兼亦不止是定也。

(Diễn: Nếu là Lý nhất tâm thì chính là cảnh giới ly niệm. Đã là vô ý thì cũng không giới hạn trong Định vậy).

Niệm đến mức Lý nhất tâm bất loạn, người ấy có niệm hay không? Vẫn niệm. Niệm mà vô niệm, vô niệm mà niệm, câu Phật hiệu quyết định chẳng gián đoạn. Do vậy, cảnh giới không ngừng tăng cao, phẩm vị cũng không ngừng tăng cao. Người niệm Phật phải luôn ghi nhớ: Quyết định đừng tham sống sợ chết! Nói thật ra, vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới càng sớm càng hay! Phải biết thế gian này quá khổ, chẳng có mảy may nào đáng để lưu luyến. Lưu luyến thế giới này là ngu si, quý vị có lý do gì để lưu luyến thế giới này?

          “Tán tâm niệm Phật, diệc đắc ly khổ, kỳ phước bất tận” (Tán tâm niệm Phật cũng được lìa khổ, phước ấy bất tận), chúng ta chẳng có cách nào diễn tả phước báo ấy, mà chư Phật, Bồ Tát cũng chẳng thể nói trọn hết được! Thật đấy! Bởi lẽ, câu danh hiệu này là vạn đức hồng danh.

          (Sao) Xưng Dương Chư Phật Công Đức Kinh vân.

          ()稱揚諸佛功德經云。

          (Sao: Kinh Xưng Dương Công Đức Chư Phật[2] nói).

          Nói rõ trì danh niệm Phật xác thực là phước đức, trong kinh luận có rất nhiều [chứng cứ]. Đây lại là một bộ kinh [nói rõ như vậy], trong kinh có nói [như sau]:

          (Sao) Nhược hữu đắc văn Vô Lượng Thọ Như Lai danh giả, nhất tâm tín nhạo, trì phúng tụng niệm. Thử nhân đương đắc vô lượng chi phước, vĩnh ly tam đồ, mạng chung chi hậu, vãng sanh bỉ sát.

()若有得聞無量壽如來名者,一心信樂,持諷誦念。此人當得無量之福,永離三途,命終之後,往生彼剎。

(Sao: Nếu có kẻ nào được nghe danh hiệu Vô Lượng Thọ Như Lai mà nhất tâm tin ưa, trì, phúng, tụng, niệm[3], người ấy sẽ được vô lượng phước, vĩnh viễn lìa khỏi tam đồ. Sau khi mạng chung bèn vãng sanh cõi

kia).

          Kinh này chẳng thuộc vào Tịnh Độ Tam Kinh. Kinh Xưng Dương Chư Phật Công Đức chẳng xưng tán, ca ngợi một vị Phật. Chữ “chư Phật” nhằm nói đến mười phương ba đời hết thảy chư Phật, rất chẳng thể nghĩ bàn! Hết thảy chư Phật đều niệm Phật, Bồ Tát lại càng chẳng cần phải nói nữa! Đức Phật nêu gương cho chúng ta, điều then chốt là “nhất tâm tín nhạo”, Nhạo (樂) là yêu thích, đọc giọng Khứ Thanh (tức Yào, ㄠˋ). “Nhạo háo” (樂好) là yêu thích, nhất tâm yêu thích.

          (Diễn) Nhất tâm tín nhạo, thị Tín Nguyện nhị tư.

          ()一心信樂,是信願二資。

          (Diễn: Nhất tâm tin ưa là hai thứ tư lương Tín và Nguyện).

          Nếu người ấy chẳng tin, chẳng mong cầu vãng sanh, sẽ chẳng thể sanh tâm hoan hỷ đối với pháp này. Có thể sanh tâm hoan hỷ, nhất định là tin sâu, nguyện thiết, đã trọn đủ hai điều trước trong ba điều kiện vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới.

          (Diễn) Trì phúng tụng niệm thị Hạnh tư.

          ()持諷誦念是行資。

          (Diễn: Trì, phúng, tụng, niệm là tư lương Hạnh).

          Tín, Nguyện, Hạnh ba điều kiện đều trọn đủ. Trì (持) là thọ trì, là tiếp nhận. Người ấy hoàn toàn hiểu rõ, hoàn toàn tiếp nhận lý luận, phương pháp, và cảnh giới trong kinh điển. “Phúng tụng” (諷誦) là xướng niệm lớn tiếng câu Phật hiệu này.

          (Diễn) Trì nhi phúng, tụng nhi niệm, chánh dụng tâm chi cực.

          ()持而諷,誦而念,正用心之極。

          (Diễn: Trì bằng cách phúng, tụng bằng cách niệm, chính là dụng tâm tột bậc).

          Thật sự dụng công, lại còn là công phu hết sức đắc lực.

          (Diễn) Sở vị khẩu dữ tâm, thanh thanh tương ứng; tâm dữ Phật, bộ bộ bất ly dã. Thử bất vãng sanh, thùy phục vãng sanh?

          ()所謂口與心,聲聲相應;心與佛,步步不離也。此不往生,誰復往生?

(Diễn: Đó gọi là miệng và tâm từng tiếng tương ứng, tâm và Phật, từng bước chẳng lìa. Người này chẳng vãng sanh thì còn ai vãng sanh nữa đây?)

          Người này chẳng vãng sanh, còn ai có thể vãng sanh? Sanh trong Tây Phương Cực Lạc thế giới, trí huệ, phước đức, thần thông và đạo lực gần như bình đẳng với Đẳng Giác Bồ Tát, công đức và lợi ích thù thắng ấy đến đâu để tìm được? Do vậy, người ấy có phước báo to lớn.

          “Thử nhân đương đắc vô lượng chi phước” (Người ấy sẽ đắc vô lượng phước): Trên thế gian, bất luận quý vị tu phước báo như thế nào, cũng đều chẳng sánh bằng người ấy. Vì thế, người niệm Phật chúng ta muốn tu phước, đến đâu để tu? Niệm một câu A Di Đà Phật là tu phước. Khuyên người khác niệm Phật là tu đại phước báo, người thế gian chẳng biết điều này! Chẳng biết niệm Phật là huệ, không biết niệm Phật là phước; do vậy, trong kinh, đức Phật thường nói các chúng sanh ấy là kẻ đáng thương. [Phước báo do trì danh chính là] “vĩnh ly tam đồ, mạng chung chi hậu, vãng sanh bỉ sát” (Vĩnh viễn lìa khỏi tam đồ, sau khi mạng chung, sanh về cõi ấy).

          (Sao) Trí Luận vân: Thí như hữu nhân, sơ sanh đọa địa, tức năng nhật hành thiên lý, mãn nhất thiên tuế, thất bảo phụng Phật, bất như hữu nhân, ư hậu ác thế, nhất thanh xưng niệm A Di Đà Phật, kỳ phước thắng bỉ.

()智論云:譬如有人初生墮地,即能日行千里,滿一千歲,七寶奉佛,不如有人,於後惡世,一聲稱念阿彌陀佛,其福勝彼。

(Sao: Đại Trí Độ Luận nói: “Ví như  có  người  vừa  mới  sanh  ra,

rơi xuống đất liền có thể mỗi ngày đi một ngàn dặm, tròn một ngàn năm, dùng bảy báu dâng lên Phật, chẳng bằng có người khác trong đời ác mai sau, xưng niệm A Di Đà Phật một tiếng. Phước của người sau vượt trỗi người trước”).

           Trong Đại Trí Độ Luận có một đoạn văn như thế. Dùng tỷ dụ ấy để nói lên phước báo thù thắng do niệm Phật. Giả sử có một người, người ấy rất đáng nể, vừa sanh ra đã biết đi, lại còn mỗi ngày có thể đi cả ngàn dặm. Nói thật ra, đây là tỷ dụ, chẳng có người như vậy! “Mãn nhất thiên tuế” (Tròn một ngàn năm), người ấy có thọ mạng dài ngần ấy. Dùng bảy báu để cúng dường Phật, ý nói phước báo cúng Phật rất lớn! Nhưng người ấy tu phước báo to ngần ấy, vẫn chẳng bằng nếu như có người trong đời ác mai sau, tức là đời ác ngũ trược, thật ra là nói về thời đại hiện tại của chúng ta, xưng niệm A Di Đà Phật một tiếng! Chẳng niệm nhiều, chỉ niệm một tiếng. Phước báo do niệm A Di Đà Phật một tiếng vượt trỗi phước báo của kẻ “sơ sanh đọa địa, nhật hành thiên lý, mãn nhất thiên tuế, thất bảo phụng Phật” (vừa mới sanh rơi xuống đất [đã biết đi], mỗi ngày đi ngàn dặm, tròn một ngàn năm, dùng bảy báu dâng lên Phật), vượt trỗi kẻ ấy. Chúng ta có tin điều này hay không? Phước báo của kẻ trước có thể nói là đời đời kiếp kiếp hưởng phước báo trên cõi trời hoặc trong nhân gian. Vì sao? Vì nó chẳng phải là cái nhân xuất thế, nên phước báo đạt được là phước báo trong cõi trời hay nhân gian, vẫn có lúc hưởng hết. Niệm A Di Đà Phật một tiếng, tuy hiện thời chẳng thấy gì, trong A Lại Da đã gieo một chủng tử kim cang. Dẫu chẳng thể thành tựu trong một đời này, nhưng nhiều đời nhiều kiếp sau, khi gặp được duyên, chủng tử ấy sẽ dấy lên hiện hành, nhất định sẽ vãng sanh thành Phật. Phước báo [do xưng niệm] danh hiệu là phước thành Phật. Phước báo do cúng dường chư Phật là phước báo nhân thiên, chẳng thể sánh bằng, đúng như vậy đó! Vì thế, phước do xưng niệm A Di Đà Phật một tiếng chẳng ai có thể nói trọn hết!

          (Sao) Tăng Nhất A Hàm kinh vân: “Tứ sự cúng dường Diêm Phù Đề nhất thiết chúng sanh, nhược hữu xưng Phật danh hiệu, như thủ nhũ khoảnh, công đức quá thượng, bất khả tư nghị”.

()增一阿含經云:四事供養閻浮提一切眾生,若有稱佛名號,如取乳頃,功德過上,不可思議。

(Sao: Kinh  Tăng  Nhất  A  Hàm nói: “Dùng tứ sự cúng dường hết

thảy chúng sanh trong Diêm Phù Đề, nếu có người xưng danh hiệu Phật như trong khoảng vắt sữa, công đức vượt trỗi [người trước] chẳng thể nghĩ bàn”).

           Đây là kinh Tiểu Thừa, là một kinh trong Tứ A Hàm. “Tứ sự cúng dường”: “Tứ sự” (四事) là ăn uống, quần áo, ngọa cụ (臥具: đồ để trải nằm, để đắp), và thuốc men. Thuở Phật tại thế, để cúng dường người tu hành, chỉ có bốn chuyện ấy. Vì thuở đó, cách sống của người xuất gia là “nhật trung nhất thực, thụ hạ nhất túc” (giữa trưa ăn một bữa, đêm nghỉ dưới cội cây). Chẳng ở trong nhà, cũng chỉ trú dưới cội cây một đêm, hôm sau phải dời sang nơi khác. Vì vậy, quý vị có thể cúng dường họ bằng thức ăn, quần áo, đồ trải để nằm, khi họ ngã bệnh [bèn dâng cúng] thuốc men. Người tu đạo tay chẳng cầm tiền, trước kia là cúng dường như vậy. “Cúng dường Diêm Phù Đề nhất thiết chúng sanh” [nghĩa là] cúng dường hết thảy chúng sanh trên địa cầu. Phước báo ấy có lớn hay không? Đương nhiên là rất lớn. Nhưng như thế nào? Vẫn chẳng bằng người niệm Phật hiệu một câu! “Xưng Phật danh hiệu, công đức bất khả tư nghị” (Xưng danh hiệu Phật, công đức chẳng thể nghĩ bàn). Kinh A Hàm chẳng hề nói đến chuyện xưng niệm A Di Đà Phật, mà nói là “xưng Phật danh hiệu”, công đức ấy thù thắng, được phước nhanh chóng, chẳng có pháp tu nào khác có thể sánh bằng! Kinh đã dạy rất minh bạch: “Nhược hữu xưng Phật danh hiệu, như thủ nhũ khoảnh” (Nếu có người xưng danh hiệu Phật như trong khoảng thời gian vắt sữa), thời gian vắt sữa bò rất ngắn, ý nói: Thời gian quý vị niệm Phật rất ngắn, mà đạt được công đức vượt trỗi người dùng tứ sự cúng dường hết thảy chúng sanh trong Diêm Phù Đề, nói rõ công đức niệm Phật chẳng thể nghĩ bàn. Trong kinh đã khen ngợi công đức niệm Phật rất nhiều chỗ, chẳng thể nêu trọn. Ở đây chỉ nêu đại lược mấy loại để chứng minh.

          (Sao) Phàm thử, giai trì danh vi đa phước đức chi minh chứng dã.

          ()凡此,皆持名為多福德之明證也。

(Sao: Phàm những đoạn như vậy đều là chứng cớ rõ rệt chứng tỏ trì danh là nhiều phước đức).

          Chứng cớ rõ ràng, xác đáng. Nếu chúng ta chẳng tin thì đành hết cách!

          (Sao) Hựu Bảo Tích thập cửu kinh vân: “Thời nhất tỳ-kheo, văn Phật tán dương Bất Động Như Lai Phật sát công đức, tâm sanh tham trước, nhi niệm sanh bỉ. Phật ngôn: – Bất dĩ ái luyến chi tâm, toại đắc vãng sanh, duy hữu thực chư thiện bổn, tu chư phạm hạnh, đắc sanh bỉ sát”.

()又寶積十九經云:時一比丘,聞佛讚揚不動如來佛剎功德,心生貪著,而念生彼。佛言:不以愛戀之心,遂得往生,惟有植諸善本,修諸梵行,得生彼剎。

(Sao: Lại nữa, kinh Bảo Tích quyển thứ mười chín có nói: “Khi ấy, có một vị tỳ-kheo nghe đức Phật ca ngợi công đức của cõi Phật Bất Động Như Lai, sanh tâm tham đắm, nghĩ muốn sanh về đó. Đức Phật dạy: – Chẳng thể do cái tâm ái luyến mà được vãng sanh, chỉ có gieo các cội lành, tu các phạm hạnh là được sanh về cõi ấy”).

          Đây là một đoạn kinh văn trong quyển thứ mười chín[4] của kinh Bảo Tích. Đoạn này rất trọng yếu, có nhiều người trong số các đồng tu niệm Phật chúng ta phạm phải khuyết điểm giống hệt. Khuyết điểm gì vậy? Nghe nói Tây Phương Cực Lạc thế giới rất tốt đẹp, bèn dấy lòng tham ái đối với cõi ấy. Bên đó là cung điện bảy báu, vàng ròng làm đất, sang bên đó hưởng thụ cho đã! Dùng cái tâm tham ái để niệm A Di Đà Phật, tuy chấp trì danh hiệu mà chẳng thể vãng sanh. Vì sao? Nơi ấy là Tịnh Độ, “tâm tịnh, cõi nước tịnh” thì mới có thể vãng sanh. Tâm quý vị chẳng thanh tịnh, chẳng thể vãng sanh. Dẫu quý vị niệm Phật hiệu nhiều cách mấy, chỉ là gieo cái nhân vãng sanh trong tương lai, không thể vãng sanh trong một đời này!

Chư vị phải hiểu, nhất định phải niệm câu Phật hiệu cho đến mức tâm địa của chính mình thanh tịnh. Mẫu chuyện này trong kinh Bảo Tích đáng cho chúng ta cảnh giác. “Thời nhất tỳ-kheo”, [nghĩa là] một người xuất gia thuở ấy, nghe A Di Đà Phật giảng kinh, thuyết pháp, đức Phật tán dương công đức của cõi Phật Bất Động Như Lai (Akṣobhya). Nghe xong, vị ấy trong tâm rất hoan hỷ, dấy lòng tham ái đối với cõi Phật Bất Động Như Lai, “nhi niệm sanh bỉ” nghĩa là mong vãng sanh [cõi ấy]. Thuở Phật tại thế, tốt lắm! Đức Phật thần thông rộng lớn, trong tâm quý vị khởi tâm động niệm, Ngài biết ngay. Đức Phật thấy người ấy dùng tâm tham ái niệm Phật để cầu sanh về cõi Phật, bèn dạy: “Chẳng thể dùng tâm ái luyến để được vãng sanh”, chẳng thể nào! Vì sao chẳng thể? Chúng ta hãy xem lời tiểu chú sau đây:

          (Diễn) Bất dĩ ái luyến chi tâm, toại đắc vãng sanh giả, dĩ ái luyến chi tâm thị tình thức, bất thị trí huệ cố. Thị đản tri thủ tướng, bất tri diệu lý cố. Thị đồ sanh hiếu lạc, vị khởi chân hạnh cố.

          ()不以愛戀之心遂得往生者,以愛戀之心是情識,不是智慧故。是但知取相,不知妙理故。是徒生好樂,未起真行故。

(Diễn: “Chẳng thể do cái tâm ái luyến mà được vãng sanh”: Vì cái tâm ái luyến là tình thức, chẳng phải là trí huệ. Do chỉ biết chấp lấy tướng, chẳng biết diệu lý. Do chỉ mong sanh về đó, ham ưa vui sướng, chưa khởi hạnh chân thật).

          Tín nguyện như vậy chẳng phải là chân thật. Chân thật là lý trí, chẳng phải là cảm tình. Xử sự theo tình cảm chỉ có thể gieo cái nhân xa xôi, chắc chắn là chẳng thể thành tựu trong một đời này. Do vậy, người học Phật nhất định phải có lý tánh. Lý tánh hóa cảm tình thành từ bi chân thật. Người thế gian chúng ta nói Ái, Phật pháp nói từ bi. Nói thật ra, từ bi là ái. Vì sao nói từ bi mà chẳng nói ái? Ái là cảm tình, từ bi là lý tánh. Nói cách khác, tình yêu thương theo lý tánh bèn gọi là từ bi, chẳng phải là cảm tình.

          Vãng sanh, nói thật ra, chẳng phải là chuyện dễ dàng; chẳng có lý tánh sẽ không thể làm được. Có một cặp vợ chồng ở Tân Trang học Phật đã đôi ba năm, ở cách chúng ta rất xa, do vậy, chỉ nghe băng thâu âm, nghe rất hoan hỷ. Ngày hôm qua, ông ta kể với tôi nguyên nhân khiến ông ta học Phật. Ông ta làm bác sĩ, biết nhân quả báo ứng, nên hễ khám bệnh cho người khác bèn lấy tiền công rất ít, người nhà chẳng thông cảm với ông ta, kêu ca ông ta thu tiền khám bệnh mà ngay cả dùng để mua thuốc theo giá vốn cũng chẳng đủ! Cha và vợ ông ta đều chẳng vui lòng, chẳng thông cảm cho lắm. Do bà vợ cũng học Phật, tôi bảo bà ta: “Tích tài chẳng bằng tích đức! Nay chồng bà làm như vậy, ông bà sẽ có phước mai sau, ông ta làm không sai. Chỉ cần có thể sống qua ngày là được rồi, cần gì phải kiếm nhiều tiền? Chẳng bằng tích đức cho nhiều”. Ông ta cho tôi biết: Ông ta học Phật là do nghe băng thâu âm bèn dấy tín tâm, còn nguyên nhân xa là do bà nội của ông ta đã tạ thế từ mấy năm trước [phát khởi]. Thuở đó, cả nhà đều chẳng tin Phật, bà nội niệm Phật, do mọi người trong nhà không tin, nên chỗ nào cũng gặp chướng ngại. Bà cụ niệm thầm trong tâm, chưa bao giờ niệm ra tiếng, cụ niệm theo cách như vậy. Khi mất, cụ tỉnh táo, sáng suốt. Cụ bị bệnh ung thư, nói theo người khác thì sẽ rất đau khổ; nhưng cụ chẳng bị đau khổ. Khi cụ mất, chẳng bị đau khổ, dẫu bị bệnh cũng chẳng đau khổ. Khi sắp mất, cụ biết sẽ mất lúc nào, biết trước lúc mất. Khi đã chết, khuôn mặt còn hồng hào, còn dễ nhìn hơn vẻ mặt lúc sống. Cha ông ta gọi người trong nhà đến xem, cha ông ta chẳng biết niệm Phật, nhưng biết mẹ mình là người tu hành, bèn nói: “Người tu hành khác hẳn, nhất định là cụ sanh lên trời, tướng mạo trang nghiêm dường ấy”. Thuở ấy, ông ta chẳng tin tưởng cho lắm, nay do nghe Phật pháp, bèn biết đó là sự thật, [bà cụ] quyết định vãng sanh! Khi cụ sắp mất, đã bảo con cái: “Phật đã đến, đang đợi ta ở cửa”. Nói xong, cụ qua đời. Khi ấy, vì họ chẳng tin Phật, ngỡ bà cụ quáng mắt, chẳng bình thường cho lắm, ăn nói nhăng nhít, nay suy nghĩ, biết là thật, Phật đến tiếp dẫn.

          Vì vậy, quyết định chẳng thể dùng cảm tình, vì tình thức chẳng tương ứng, nhất định là phải có trí huệ, phải có lý tánh, chẳng phải là chấp tướng, mà là thật sự khế nhập diệu lý, đó là tu hành chân thật. Thật sự lý giải pháp thế gian và pháp xuất thế gian, biết lấy bỏ, cái nào đáng nên lấy, cái nào chẳng nên giữ lấy. Trong thế gian này, ngũ dục, lục trần, lục đạo luân hồi đều là giả, chẳng có gì là chân thật, quyết định chớ nên tham luyến. Nhất tâm nhất ý cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, đó là đúng. Đến Tây Phương Cực Lạc thế giới là thành tựu viên mãn đạo nghiệp của chính mình. Chính mình đã có năng lực, bèn quay lại thế giới này để hóa độ chúng sanh. Đó là người thật sự thông minh, thật sự có trí huệ.

          Hoằng pháp trong thế gian này, mọi người phát tâm học giảng kinh, hoằng pháp, tốt lắm! Tốt ở chỗ nào? Tốt ở chỗ quý vị can đảm, hy sinh chính mình hòng thành tựu người khác. Hy sinh chính mình, trong tương lai chính mình phải đọa tam đồ, vì sao? Vì chính mình chẳng nắm chắc sẽ đến Tây Phương Cực Lạc thế giới, [thế mà] quý vị lại xen tạp; giảng kinh, thuyết pháp là xen tạp! Quý vị hãy suy ngẫm những câu chuyện do pháp sư Đàm Hư đã kể. Lão pháp sư Đế Nhàn suốt đời hoằng pháp lợi sanh, Ngài là tổ sư tông Thiên Thai vào cuối đời Thanh. Quý vị thấy người đồ đệ của Ngài, niệm Phật ba năm bèn đứng vãng sanh. Người ấy suốt ngày từ sáng đến tối là một câu Phật hiệu, chẳng hề xen tạp! Lão pháp sư Đế Nhàn khi mất còn bị bệnh, chẳng bằng ông ta; nhưng phải hiểu, người như cụ Đế Nhàn, hoặc như pháp sư Đàm Hư, xác thực là có thể vãng sanh. Chính mình thật sự nắm chắc, phẩm vị thấp một chút chẳng sao, bỏ mình vì người, các Ngài hy sinh phẩm vị của chính mình để giúp đỡ chúng sanh. Nay chúng ta thì ngay cả phẩm vị cũng chẳng trông cậy được, giúp người khác mà chính mình phải đọa tam đồ, phải luân hồi trong lục đạo, đáng sợ quá!

          Vì vậy, tôi khuyên các vị đồng học giảng kinh, thuyết pháp phải nghiêm túc nỗ lực tu trì, chính mình quyết định nắm chắc vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ, sau đấy mới ra hoằng pháp lợi sanh, sẽ là đúng, là chánh xác. Hiện thời, tiền đồ là một bầu hắc ám mờ mịt, [thế mà] chẳng biết lo cho chính mình, còn làm sao được nữa! Tâm phát ra đại nguyện ấy là chánh xác, nhưng trong giai đoạn này, phải hiểu rõ ràng: Trong giai đoạn thứ nhất, chính mình phải nghiêm túc tu học, học giảng kinh là chuyện kèm theo. Đến khi chính mình thật sự nắm chắc vãng sanh, ta sẽ coi hoằng pháp lợi sanh là bậc nhất, thời gian tu trì của chính mình ít hơn một chút cũng chẳng sao, quyết định có thể vãng sanh! Phải biết điều này. Vì thế, “bỏ mình vì người” vẫn là có hạn độ, hạn độ thấp nhất là có thể đạt tới hạ hạ phẩm vãng sanh trong cõi Phàm Thánh Đồng Cư. Hạ hạ phẩm mà chẳng nắm được, không được rồi! Lầm lẫn đặc biệt to đùng! Hoằng pháp lợi sanh là “trên đền bốn ân, dưới cứu ba khổ”, quyết định chẳng phải vì tiếng tăm, lợi dưỡng. Nếu vì tiếng tăm, lợi dưỡng mà hoằng pháp lợi sanh, nhất định sẽ bị đọa lạc.

          Đoạn kinh Bảo Tích này đáng cho chúng ta cảnh giác. Ở đây, đức Phật nói: “Duy hữu thực chư thiện bổn, tu chư phạm hạnh, đắc sanh bỉ sát” (Chỉ có gieo các cội lành, tu các phạm hạnh, sẽ được sanh về cõi ấy). Cội lành và phạm hạnh nói theo Tịnh Tông chính là một câu Phật hiệu.

          (Sao) Thiện bổn tức thiện căn, phạm hạnh tức phước đức.

          ()善本即善根,梵行即福德。

(Sao: Cội lành chính là thiện căn, phạm hạnh là phước đức).

          Một câu A Di Đà Phật là phước huệ song tu.

          (Sao) Thử hựu song hiển trì danh, vi đa thiện, đa phước chi minh chứng dã. Chư kinh giao tán, khả phất tín thọ?

          ()此又雙顯持名,為多善多福之明證也。諸經交讚,可弗信受。

(Sao: Điều này rõ ràng lại là chứng cớ minh bạch chứng tỏ cả hai điều: Trì danh vừa là nhiều thiện, vừa là nhiều phước. Các kinh đều xen lẫn tán dương [pháp môn Niệm Phật], há có thể nào chẳng tin nhận ư?)

          Hết thảy kinh đều tán thán như vậy, chúng ta vẫn chẳng tin ư? Vẫn chẳng thể tiếp nhận ư? Chúng ta lại xem đoạn kế tiếp. Trong đoạn ấy, đại sư giả thiết một cuộc vấn đáp.

          (Sớ) Vấn: Thử độ đơn tu viên đốn, bất nguyện vãng sanh giả, ninh khả vị chi thiểu thiện căn da?

          ()問:此土單修圓頓,不願往生者,寧可謂之少善根耶。

(Sớ: Hỏi: Đối với người chỉ tu pháp viên đốn trong cõi này, chẳng nguyện vãng sanh, há có thể nói là ít thiện căn ư?)

          Hỏi hay lắm! “Thử độ” là thế gian này, xác thực là có hạng người như vậy, “đơn tu viên đốn pháp” (chỉ tu pháp viên đốn), Thiền Tông là pháp viên đốn, họ chẳng mong vãng sanh Tịnh Độ. Nhiều vị đại đức trong các tông phái Thiên Thai, Hoa Nghiêm, và Bát Nhã cũng chẳng cầu sanh Tịnh Độ. Có phải những người ấy cũng là ít thiện căn hay chăng?

          (Diễn) Đơn tu viên đốn, bất nguyện vãng sanh giả, thị tông môn sư đức.

          ()單修圓頓不願往生者,是宗門師德。

          (Diễn: Người chỉ tu pháp viên đốn, chẳng muốn vãng sanh là bậc thầy, bậc đại đức trong Tông Môn).

          Là các vị tổ sư đại đức trong Thiền Tông.

          (Diễn) Trực minh trực tánh, bất đới tiêm trần.

          ()直明直性不帶纖塵。

          (Diễn: Trực tiếp minh tâm kiến tánh, chẳng vướng mắc mảy trần).

          Trực tiếp cầu minh tâm kiến tánh, đúng là chẳng có tí xíu vọng niệm nào!

          (Diễn) Phật lai dã sát, ma lai dã sát, niệm Phật nhất thanh, sấu khẩu tam nhật giả.

          ()佛來也殺,魔來也殺,念佛一聲,漱口三日者。

          (Diễn: Phật đến cũng giết, ma đến cũng giết[5], niệm Phật một tiếng, súc miệng ba ngày).

          Đây là người chẳng niệm Phật, không cầu vãng sanh. Chư vị xem ngữ lục của Thiền Tông sẽ biết.

(Diễn) Ninh khả vị chi thiểu thiện căn giả, vị dĩ trì danh vi đa thiện căn, tắc thử đẳng sư đức, giai túc cụ Bát Nhã linh căn nãi năng nhĩ dã, ninh khả vị chi thiểu thiện căn da?

()甯可謂之少善根者,謂以持名為多善根,則此等師德,皆夙具般若靈根乃能爾也,甯可謂之少善根耶。

(Diễn: Há có nên nói họ là kẻ ít thiện căn, bảo trì danh mới là nhiều thiện căn ư? Các vị tổ sư đại đức ấy đều trọn đủ linh căn Bát Nhã từ xưa nên mới có thể được như thế, há có thể nói họ là phường ít thiện căn ư?)

          Tổ sư đại đức của Tông Môn đều là bậc lỗi lạc, xác thực là đã tu học rất sâu dầy trong đời quá khứ, chẳng lẽ người như vậy cũng là kẻ ít thiện căn,  ít phước đức hay sao?   Chúng ta xem Liên Trì đại sư giải đáp

như thế nào!

          (Sớ) Đáp: Viên đốn hành nhân.

          ()答:圓頓行人。

          (Sớ: Đáp: Người tu hành viên đốn).

          “Hành” (行) là người tu hành, cũng là nói tới những người tu hành trong Thiền Tông.

          (Sớ) Tuy ngộ nhất tâm, thượng dư hậu hữu.

          ()雖悟一心,尚餘後有。

          (Sớ: Tuy đã ngộ nhất tâm, nhưng hãy còn sót lại thân sau).

           “Ngộ” là đã ngộ. Đây là giải ngộ, chẳng phải là chứng ngộ. Nói cách khác, người ấy chưa đoạn phiền não tập khí, chẳng thoát khỏi sanh tử luân hồi.

          (Diễn) Tuy ngộ nhất tâm, thượng dư hậu hữu giả, vị nhược ngộ nhi tức chứng Vô Sanh, thị chân thiện căn thâm hậu. Nhậm cừ hoành thuyết, thụ thuyết, vô sở bất khả, giáo cừ vãng đông, vãng tây, chân như thuyết mộng.

          ()雖悟一心尚餘後有者,謂若悟而即證無生,是真善根深厚。任渠橫說豎說,無所不可;教渠往東往西,真如說夢。

(Diễn: “Tuy ngộ nhất tâm mà hãy còn sót lại thân sau”: Ý nói, nếu là đã ngộ, liền chứng vô sanh, thì đúng là thiện căn sâu dầy. Mặc cho người ấy nói ngang, nói dọc, không gì chẳng thể được, mặc cho người ấy sang đông, sang tây, đúng là như nói chuyện nằm mộng vậy).

          Mấy câu này nói đến người thật sự ngộ, tức là chứng ngộ. Người đã chứng ngộ bèn có thể [làm như vậy], tức là hạng người giống như Lục Tổ đại sư, đã minh tâm kiến tánh. Đó là thật sự ngộ, đúng là “thiện căn sâu dầy”. Người như vậy chẳng nhiều, hết sức hy hữu, xác thực là đã chứng đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn.

          (Diễn) Nhược vị đắc Vô Sanh, nhi tự phụ viên nhân.

          ()若未得無生,而自負圓人。

(Diễn: Nếu chưa đắc Vô Sanh, mà tự phụ là hạng viên đốn).

          Chưa đạt đến cảnh giới ấy, chưa thể thật sự chứng đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn, tự tưởng chính mình là căn tánh viên đốn, tự cậy thông minh.

          (Diễn) Độn trí Tịnh Độ, diệc thị thiện căn thiển tiển dã.

          () 鈍置淨土,亦是善根淺尟也。

          (Diễn: Kẻ căn cơ chậm lụt mà gác bỏ Tịnh Độ thì cũng là kẻ thiện căn nông cạn vậy).

          Nói hay quá! Thuở ấy, khi Liên Trì đại sư viết bộ Sớ Sao này, Thiền Tông rất thịnh, Tịnh Độ hết sức suy vi. Nói chuyện chẳng cẩn thận, sẽ mất lòng các vị đại đức trong Thiền Tông, sẽ rất khó thể chịu đựng, sẽ vướng phải bao nhiêu kẻ quở trách, phê bình! Vì thế, Ngài nói năng chú ý cẩn thận! Trong bộ kinh này, chỗ nào Ngài cũng dẫn kinh Hoa Nghiêm để giải thích, vì Thiền Tông cũng tôn sùng Hoa Nghiêm, do đây mà nâng cao thân phận và địa vị kinh Di Đà, rát miệng, buốt lòng! Vì vậy, Ngài rất uyển chuyển: “Tuy ngộ nhất tâm, thượng dư hậu hữu” (Tuy đã ngộ nhất tâm, vẫn còn sót lại thân sau).

          (Sớ) Chánh nghi cầu sanh bỉ quốc, thân cận Di Đà.

          ()正宜求生彼國,親近彌陀。

          (Sớ: Đáng nên cầu sanh cõi ấy, thân cận Phật Di Đà).

          Đáng phải nên cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, thân cận A Di Đà Phật, lời này có căn cứ. Vĩnh Minh Diên Thọ đại sư là tấm gương tốt nhất. Trong Thiền Tông, thiền sư Vĩnh Minh Diên Thọ là bậc đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, về già chuyên tu Tịnh Độ, chuyên hoằng dương Tịnh Độ, trở thành tổ sư đời thứ sáu của Tịnh Độ Tông. Thiền sư Triệt Ngộ cũng là từ Thiền Tông quay lại. Triệt Ngộ Thiền Sư Ngữ Lục toàn là khuyên người tham Thiền hãy niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Có những căn cứ ấy.

          (Sớ) Triết Lão, Thanh Công, kiểu nhiên phúc triệt. Nhược kỳ tự phụ viên nhân, bất nguyện vãng sanh, đương tri diệc thị thiện căn bạc cố, như Hoa Nghiêm trung thuyết.

()喆老青公,皎然覆轍,若其自負圓人,不願往生,當知亦是善根薄故,如華嚴中說。

(Sớ: Cụ Chân Như Triết, ngài Thanh Thảo Đường là những vết xe đổ rành rành. Nếu kẻ nào tự phụ là hạng viên đốn, chẳng muốn vãng sanh, hãy nên biết người ấy cũng là phường thiện căn mỏng manh như trong kinh Hoa Nghiêm đã nói).

          Sợ người ta không tin, phải nêu ra kinh Hoa Nghiêm để làm căn cứ. Chúng ta hãy xem chuyện của hai vị Triết lão và Thanh công.

          (Diễn) Triết Lão trụ kinh sư tứ thập niên, thường tọa bất ngọa.

          ()喆老住京師四十年,常坐不臥。

          (Diễn: Cụ Chân Như Mộ Triết[6] trụ tại kinh đô bốn mươi năm, thường ngồi chẳng nằm).

          Đây là bậc đại đức tham Thiền, nay chúng ta nói là “bất đảo đơn” (不倒單: chẳng ngả mình xuống đơn).

          (Diễn) Hóa hậu.

          ()化後。

          (Diễn: Sau khi hỏa táng).

          Khi hỏa táng.

          (Diễn) Chỉ áo diệc thiêu xuất xá-lợi.

()紙襖亦燒出舍利。

(Diễn: Giấy bọc, áo liệm cũng thiêu thành xá-lợi).

          Đừng nói là thân thể, ngay cả quần áo Sư mặc, sau khi thiêu, đều xuất hiện các hạt xá-lợi.

          (Diễn) Dĩ bất tu Tây Phương, sanh đại phú quý xứ.

          ()以不修西方,生大富貴處。

          (Diễn: Do chẳng tu về Tây Phương, nên sanh vào nơi đại phú quý).

 Đời sau sanh trong gia đình phú quý, quyền cao chức trọng. Vì thế, người làm đế vương hay quan to trong thế gian này trước kia đều là người tu hành đã lâu. Hễ chuyển sang đời khác, cả một đời tu hành đổi lấy sự phú quý trong nhân gian.

          (Diễn) Thanh Công tức Thanh Thảo Đường.

          ()青公即青草堂。

          (Diễn: Thanh Công chính là Thanh Thảo Đường).

          Đây là một vị đại đức hết sức nổi tiếng trong Thiền Tông.

          (Diễn) Niên cửu thập dư, cảm Tăng gia nữ nhân tống cúng.

          ()年九十餘,感曾家女人送供。

          (Diễn: Tuổi ngoài chín mươi, do cảm kích sự cúng dường, biếu tặng của nữ nhân nhà họ Tăng).

          Sư có tín đồ họ Tăng, hết sức tốt đối với lão pháp sư, thường xuyên cúng dường Sư. Khi lâm chung, Sư nói: “Bà cúng dường ta rất nhiều, ta làm con của bà là xong”. Sau khi mất, Sư đầu thai vào nhà bà ta, làm con bà ta, tức là Tăng Lỗ Công, làm Tể Tướng đời Tống, làm quan đến chức Tể Tướng. Hôm phu nhân nhà họ Tăng sanh con, mộng thấy Thanh Thảo Đường bước vào phòng bà ta. Bà liền sai người đến chùa xem, lão hòa thượng đã viên tịch, biết Sư đến đầu thai, về sau, [người con ấy] làm đến chức Tể Tướng. Đấy là những người chẳng cầu vãng sanh.

          (Diễn) Phúc triệt giả, Hán Giả Nghị vân: “Tiền xa ký phúc, hậu xa đương giới”.

          ()覆轍者,漢賈誼云:前車既覆,後車當戒。

(Diễn: “Vết xe đổ”: Đời Hán, Giả Nghị[7] nói: “Xe trước đã đổ, xe sau hãy nên răn dè”).

           Phải ngăn ngừa! Quý vị thấy tình hình của người xưa như vậy, há nên học theo ư? Những vị ấy nếu cầu sanh Tịnh Độ, nói thật ra, rất dễ dàng, họ có công phu như vậy, ý niệm vừa chuyển, ngay lập tức sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới. Họ chẳng chịu cầu vãng sanh, nên đạt được sự phú quý trong nhân gian. Do vậy, người phú quý, kẻ tài hoa trong thế gian đều là có lai lịch. Mọi người chẳng nghiêm túc tu hành, chẳng cầu sanh Tịnh Độ, quý vị học giảng kinh, thuyết pháp, hoằng pháp lợi sanh, đời sau cũng là phú quý! Tu trì suốt một đời để đổi lấy sự phú quý trong nhân gian, đây là chuyện rất đáng sợ! Hai vị ấy đã nêu gương cho mọi người biết: “Nhược kỳ tự phụ viên nhân, bất nguyện vãng sanh, đương tri diệc thị thiện căn bạc cố” (Nếu kẻ ấy tự phụ là hạng căn cơ viên đốn, chẳng nguyện vãng sanh, thì hãy nên biết cũng là kẻ thiện căn mỏng manh vậy). Đúng như vậy, chẳng giả tí nào!

          (Sao) Hậu hữu giả, hậu ấm dã, tức lai sanh dã. Viên nhân kiến địa, tuy dữ Phật tề, nhiên nhi thô tế vô minh do vị tận trừ, hằng sa Tánh Đức do vị tất bị. Hữu Hoặc nhuận sanh, ninh vô hậu hữu? Ký tồn hậu hữu, tắc hữu sanh phương, bất ly lục đạo.

          ()後有者,後陰也,即來生也。圓人見地,雖與佛齊,然而粗細無明猶未盡除,恆沙性德猶未悉備。有惑潤生,寧無後有,既存後有,則有生方,不離六道。

(Sao: “Hậu hữu” là hậu ấm, tức là đời sau. Người viên đốn tuy kiến địa bằng với Phật, nhưng vô minh thô hay tế còn chưa trừ hết, hằng sa Tánh Đức còn chưa trọn hết. Hễ có phiền hoặc tràn trề nẩy sanh, há lẽ nào chẳng có thân sau cho được? Đã có thân sau thì phải tái sanh, chẳng lìa khỏi lục đạo).

          Chúng ta nhất định phải hiểu rõ sự thật này! Kiến giải của quý vị giống như Phật, thử hỏi quý vị: Quý vị có đoạn vô minh hay chưa? Tánh Đức có thấu lộ hay chưa? Nhìn từ chỗ nào? Nay chúng ta chẳng cần nói tới vô minh vi tế, mà nói về [vô minh] thô, [vô minh] thô là gì? Kiến Tư phiền não. Quý vị đã đoạn hết Kiến Tư phiền não hay chưa? Quý vị còn có nhân ngã, thị phi hay không? Còn có tham, sân, si, mạn hay không? Nếu còn có đôi chút như vậy, nói cách khác, chắc chắn là quý vị chẳng thoát khỏi tam giới! Quý vị có kiến giải giống chư Phật, vẫn uổng công, chẳng thoát khỏi tam giới! Trong thế gian, từ xưa tới nay, quả thật có không ít kẻ cuồng vọng, thậm chí tưởng chính mình vượt trỗi chư Phật. Tự tưởng mình đã vượt trỗi chư Phật, đó là cuồng vọng tự đại. Người khác tán thán bèn hoan hỷ, người ta nói mấy câu chẳng thuận tai bèn bực tức, có được hay chăng? Không chỉ là chẳng thể thoát khỏi tam giới, chỉ sợ là cả ba đường lành đều chẳng giữ nổi, cõi trời lẫn nhân gian đều chẳng có phần! Đối với vô minh thô và tế, sách Diễn Nghĩa có chú giải:

          (Diễn) Thô tế vô minh do vị tận giả, tế tức căn bản, thô tức chi mạt.

          () 粗細無明猷未盡者,細即根本,粗即枝末。

(Diễn: “Còn chưa hết sạch vô minh thô và tế”: Tế là căn bản, thô là chi mạt).

          “Tế” là căn bản vô minh, “thô” là chi mạt vô minh.

          (Diễn) Viên nhân kiến dữ Phật tề, hoặc toàn vị phá, dĩ Lý tuy đốn ngộ, thừa ngộ tinh tiêu, Sự tu tiệm trừ, nhân thứ đệ tận cố.

          ()圓人見與佛齊,惑全未破,以理雖頓悟,乘悟併消,事須漸除,因次第盡故。

(Diễn: Người viên đốn kiến giải bằng với chư Phật, nhưng chưa phá trừ toàn thể Hoặc, xét theo Lý thì tuy là do đốn ngộ bèn [có thể] nương vào ngộ để tiêu trừ [phiền não], nhưng xét theo Sự thì cần phải trừ khử dần dần, sẽ lần lượt trừ hết).

          Ngộ ở đây là giải ngộ, chẳng phải là chứng ngộ. Tuy quý vị đã ngộ, nhưng làm chẳng được. Nói cách khác, chẳng biến cảnh giới của Phật thành cảnh giới của chính mình. Đối với cảnh giới của Phật, quý vị nói rành mạch, rõ ràng, nhưng đó là cảnh giới của chư Phật, chẳng phải là cảnh giới của chính mình. Cảnh giới của chính mình và cảnh giới của Phật hoàn toàn khác nhau, còn làm thế nào được nữa?

          (Diễn) Hằng sa Tánh Đức do vị tất bị giả, đức hữu Tánh Đức, Tu Đức. Tánh Đức bổn cụ, Tu Đức tu thành.

          ()恆沙性德猶未悉備者,德有性德修德,性德本具,修德修成。

(Diễn: “Hằng sa Tánh Đức còn chưa trọn đủ”: Đức có Tánh Đức và Tu Đức. Tánh Đức vốn sẵn trọn đủ, Tu Đức là do tu thành).

          Chẳng sai! Xét theo Tánh Đức, hết thảy bọn chúng sanh chúng ta chẳng khác chư Phật, nhưng nếu quý vị chẳng tu, dẫu có Tánh Đức, chẳng khởi tác dụng!

          Hai, ba mươi năm trước, tôi gặp một đồng tu, ông ta học Phật cũng rất lâu rồi, bảo tôi ông ta đã chứng đắc A La Hán. Tôi nghe nói, hết cách! Ông ta tin tưởng sâu xa chính mình đã chứng quả A La Hán, nói cách nào ông ta cũng không nghe lọt tai được. Cuối cùng, tôi suy nghĩ rồi hỏi ông ta: “A La Hán có Lục Thông, chúng ta ngồi trong phòng khách, trên đường ngoài tường, người ta đi tới đi lui, ông có thấy hay không?” Ông ta đáp: “Chẳng thấy”. A La Hán có Tha Tâm Thông, nay trong lòng tôi nghĩ gì, ông có biết hay không? Ông ta đáp: “Chẳng biết”. Tôi nói: “Tôi khẳng định ông chẳng chứng đắc A La Hán”. Như vậy thì mới thuyết phục được ông ta! Có phải là ông ta phạm vọng ngữ hay chăng? Chẳng phải là vọng ngữ, mà là Tăng Thượng Mạn như trong Phật pháp đã nói. Ông ta ngỡ chính mình thật sự chứng đắc A La Hán, trong tâm có chút thanh tịnh, đạt được đôi chút pháp hỷ, tự nhận là đã chứng quả.

          Hiện thời, trên thế giới có lắm nơi có những kẻ kỳ quái, những chuyện lạ lùng. Có một năm, tôi giảng kinh tại Lạc Sam Cơ (Los Angeles), có năm người trẻ tuổi ở Lạc Sam Cơ, hôm đó, tôi gặp được ba người, họ đến nghe tôi giảng kinh. Nghe nói có một vị lạt-ma Tây Tạng giảng kinh tại Lạc Sam Cơ, thọ ký cho năm người bọn họ, bảo là năm người bọn họ đã khai ngộ. Những người ấy hết sức cuồng vọng, đến nghe tôi giảng kinh. Sau khi giảng xong, họ đến hỏi tôi, muốn tôi cũng chứng minh họ đã khai ngộ. Tôi nói: “Các ông chẳng khai ngộ!” Họ rất tức tối, vặc lại: “Lạt-ma Rinpoche[8] chứng minh chúng tôi khai ngộ, sao thầy nói chúng tôi chưa khai ngộ?” Tôi bảo họ: “Tôi chẳng khai ngộ, quý vị đến hỏi tôi, đương nhiên là quý vị chẳng khai ngộ!” Tôi vừa nói xong, thính chúng khi ấy rất nhiều người cười rộ. Quý vị đã khai ngộ, còn phải đến hỏi tôi nữa ư? Hiện thời, kẻ lừa người rất đông, thọ ký hoặc chứng minh cho quý vị đều giả trất, đều chẳng tin cậy được! Còn có nào là quán đảnh, phá đảnh[9], dùng ngọn cỏ cắm vào đỉnh đầu, [tuyên bố] “trong tương lai, khi quý vị chết đi, thần thức sẽ từ nơi đây sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới. Nếu đỉnh đầu quý vị không mở được, trong tương lai, sẽ chẳng có cách nào vãng sanh!” Cả đống người kéo đến! Nghe nói để mở đỉnh đầu phải nộp hai mươi đồng Mỹ kim, kẻ đó đem cọng cỏ cắm vào [đỉnh đầu quý vị]. Ở Á Đặc Lan Đại (Atlanta), tôi gặp một bác sĩ. Vị bác sĩ ấy nói trên đỉnh đầu có một huyệt đạo, thủng lỗ rất lớn, ông ta nói: “Kiểu ấy thì tôi cũng có thể cắm được, cắm một cái là lọt vào ngay”. Người hiện thời chuộng kỳ ham quái, đúng là bó tay! Nếu cọng cỏ cắm vào ấy chẳng sạch sẽ, quý vị sẽ bị chứng u não, sớm có ngày vãng sanh! Những hiện tượng quái đản như vậy, Trung Hoa lẫn ngoại quốc đều có, lại còn hết sức phổ biến, chúng ta phải cẩn thận, ngàn muôn phần chớ bị mắc lừa!

          Chắc chắn là Phật pháp chẳng dùng phương pháp ấy để vãng sanh. Vì sao? Tịnh Độ Ngũ Kinh cũng như hết thảy kinh điển Đại Thừa chẳng có cách nói ấy. Do vậy, [đối với những chuyện] người ta nói và làm, phải tìm được căn cứ từ kinh điển [thì mới tin tưởng, chấp nhận]. Nay chúng ta tu Tịnh Độ Tông, kinh điển chủ yếu của Tịnh Độ Tông là năm kinh một luận. Trong năm kinh một luận chẳng có phương pháp ấy (cắm cọng cỏ vào đỉnh đầu để mở huyệt hòng chuyển dời thần thức vãng sanh), chúng ta nhất loạt chẳng cần phải tin tưởng! Người nương theo năm kinh một luận để tu hành, bao nhiêu người vãng sanh! Từ xưa tới nay, trong hiện tại, ở Đài Loan, tại Đại Lục, tại hải ngoại, những người ấy đều là các tấm gương chân thật đặt ngay trước mặt chúng ta, vẫn chẳng tin tưởng ư? Vẫn cứ tin tưởng những chuyện kỳ quái kia! Những kẻ ấy đúng là phường “ít thiện căn, ít phước đức” như kinh đã nói, thậm chí có thể nói là “chẳng có thiện căn, chẳng có phước đức”, đều đang quấy rối tại đó!

          “Hữu Hoặc nhuận sanh, ninh vô hậu hữu” (Đã có phiền hoặc tràn trề nẩy sanh, làm sao không có thân sau cho được), Hoặc (惑) là mê hoặc, là phiền não, tức là nói đến Kiến Tư phiền não. Chưa đoạn hết Kiến Tư phiền não, sẽ chẳng thể vượt thoát lục đạo luân hồi. “Hậu hữu” (後有) là quý vị vẫn phải thọ sanh, về sau vẫn phải luân hồi. “Ký tồn hậu hữu, tắc hữu sanh phương” (Đã có thân sau thì phải tái sanh), “sanh phương” (生方) là phương thức sanh ra, đến đầu thai, [được sanh ra theo một trong bốn phương thức là] thai, noãn, thấp, hóa, “bất ly lục đạo” (chẳng lìa lục đạo), bảo rõ ràng, minh bạch cùng quý vị: Quý vị chẳng cầu sanh Tây Phương Tịnh Độ, nhất định sẽ luân hồi trong lục đạo.

          (Sao) Trừ bỉ dĩ đăng Thật Báo, dư hoặc vị miễn nhân thiên.

          () 除彼已登實報,餘或未免人天。

          (Sao: Trừ những người đã lên cõi Thật Báo, những trường hợp khác chắc là chưa tránh khỏi cõi trời, người).

           Trừ phi người ấy xác thực là đã phá vô minh, chứng đắc Pháp Thân, bèn vượt thoát. Nếu chẳng có công phu như vậy, chẳng thật sự phá vô minh, phá một phẩm vô minh, chứng một phần Pháp Thân. Nói cách khác, dẫu quý vị tu tốt đẹp đến mấy, bất quá cũng là phước báo nhân thiên, [vì thế nói là] “vị miễn nhân thiên”.

          (Sao) Nhi thiên thượng đa dục, nhân gian tạp khổ.

          ()而天上多欲,人間雜苦。

(Sao: Nhưng cõi trời lắm dục, nhân gian các khổ xen lẫn).

          Cõi trời vui sướng. Trước kia, ngài Sư Tử Giác là một vị cao tăng Ấn Độ. Ngài cùng Vô Trước và Thiên Thân, ba người đều tu Di Lặc Tịnh Độ. Lại còn cùng nhau ước định: “Ai vãng sanh trước, đến được Di Lặc Tịnh Độ bèn trở về báo tin”. Sư Tử Giác mất trước, đã mất rất nhiều năm chẳng có tin tức gì. Sau đó, Vô Trước Bồ Tát vãng sanh, sanh đến Đâu Suất Nội Viện, ba năm sau mới quay lại báo tin. Thiên Thân Bồ Tát hỏi: “Vì sao ông mất ba năm rồi mới đến báo tin cho tôi?” Ngài Vô Trước đáp: “Thời gian trên cõi trời rất dài, bất quá tôi nhiễu quanh Di Lặc Bồ Tát một vòng liền vội vã trở xuống báo tin cho ông”. Thiên Thân Bồ Tát hỏi: “Sư Tử Giác thì sao?” Ngài Vô Trước đáp: “Sư Tử Giác tham cầu sự vui sướng trên cõi trời, vẫn còn đang ở ngoại viện của Đâu Suất Thiên, còn chưa gặp Di Lặc Bồ Tát”. Ông ta thấy ngũ dục lục trần trên cõi trời thù thắng vượt trỗi nhân gian quá nhiều, lưu luyến nơi ấy, thôi rồi! Đạo tâm bị thoái thất. Vì thế, người tu đạo không dễ dàng, ngũ dục lục trần trong thế gian này hằng ngày dụ dỗ, mê hoặc quý vị. Sức mạnh dụ dỗ, mê hoặc trong thế gian chưa mạnh lắm, sức dụ dỗ mê hoặc trên cõi trời mạnh mẽ hơn. Sư Tử Giác chẳng bị ngũ dục lục trần trong nhân gian dụ dỗ, mê hoặc, nhưng bị chư thiên dụ dỗ, mê hoặc, chẳng chống nổi, đi theo họ, còn nói gì được nữa! Điều này hết sức đáng sợ. Những vị ấy đều đã chứng đắc quả vị Bồ Tát, do chưa đoạn tập khí, chẳng chống nổi dụ dỗ, mê hoặc, trong tâm còn có tham, sân, si, mạn. Đó là “thiên thượng đa dục” (cõi trời lắm dục). “Nhân gian tạp khổ” (Nhân gian các khổ xen lẫn), đời này chúng ta sống trong nhân gian, đã liễu giải và thấu hiểu trạng huống trong nhân gian.

          (Sao) Đọa lạc giả chúng, giải thoát giả hy.

          ()墮落者眾,解脫者希。

          (Sao: Kẻ đọa lạc đông đảo, người giải thoát ít ỏi).

          Đây là lời chân thật, người đọa lạc đông lắm! Đúng là trong thế gian này, người tu pháp môn khác chứng đắc cõi Thật Báo, tức là phá vô minh, chứng đắc Pháp Thân, hạng người như vậy rất ít. Trong Thiền Tông Trung Hoa, thù thắng nhất là Lục Tổ Huệ Năng. Một đời Huệ Năng đại sư có bốn mươi hai người khai ngộ minh tâm kiến tánh trong hội của Ngài. Quý vị đọc Đàn Kinh sẽ hiểu, trong Thiền Tông, chuyện này thù thắng khôn sánh, là vô cùng thù thắng, thật sự là không tiền tuyệt hậu (空前絕後: trước kia chưa hề có sau này cũng không)! Trong hội của một vị tổ sư đại đức, người thật sự có thể minh tâm kiến tánh khai ngộ, quá nửa là một, hai, ba, năm người thì rất nhiều! Trong hội của Lục Tổ có hơn bốn mươi người [khai ngộ, trong khi] người theo Tổ tu học đâu phải chỉ là ngàn vạn? Vẫn là tỷ lệ không tương xứng! Lại xem Huệ Viễn đại sư thuở ấy kết chòi tranh ở Lư Sơn, một trăm hai mươi ba người cùng ở một chỗ niệm Phật, ai nấy đều vãng sanh. Hội của Lục Tổ Huệ Năng đại sư chẳng bằng. So giữa hai vị, quý vị liền biết sự thù thắng của việc niệm Phật vãng sanh.

          (Sao) Bất sanh Tịnh Độ, nhi tương yên vãng.

          ()不生淨土,而將焉往。

          (Sao: Chẳng sanh về Tịnh Độ, thì sẽ đi về đâu?)

           Nếu quý vị chẳng sanh về Tịnh Độ, quý vị sẽ đến nơi đâu? Đọc phần cuối đoạn chú giải, sẽ có thể khiến cho chúng ta liễu giải chân tướng, tăng trưởng tín tâm.

          (Diễn) Trừ bỉ dĩ đăng Thật Báo, dư hoặc vị miễn nhân thiên giả, năng đoạn vô minh chứng Pháp Thân, sanh Thật Báo độ, tắc siêu lục đạo.

          ()除彼已登實報,餘或未免人天者,能斷無明證法身,生實報土,則超六道。

(Diễn: “Trừ những người đã lên cõi Thật Báo, những trường hợp khác chắc là chẳng thoát khỏi cõi trời, người”: Có thể đoạn vô minh, chứng Pháp Thân, sanh vào cõi Thật Báo, bèn vượt thoát lục đạo).

          Vượt thoát lục đạo, vĩnh viễn chẳng còn luân hồi nữa.

          (Diễn)  Nhược bất nhiên giả, túng bất đọa ác thú, diệc đọa nhân

thiên, yên vô hậu hữu da?

          ()若不然者,縱不墮惡趣,亦墮人天,焉無後有耶。

(Diễn: Nếu chẳng vậy, dẫu chẳng đọa trong đường ác, cũng đọa trong cõi trời, người, làm sao chẳng có thân sau cho được?)

           Nếu chẳng phải là như vậy, quý vị quyết định chẳng thể vượt thoát lục đạo luân hồi. Dưới đây là một đoạn vấn đáp:

(Diễn) Hoặc vấn viết: Đoạn vô minh, chứng Pháp Thân Bồ Tát, sanh Thật Báo giả, huýnh siêu lục đạo bất tất ngôn hỹ!

()或問曰:斷無明證法身菩薩生實報者,迥超六道不必言矣。

(Diễn: Hoặc có kẻ hỏi: “Bậc Bồ Tát đã đoạn vô minh, chứng Pháp Thân thì vượt thoát khỏi lục đạo [là chuyện] chẳng cần phải nói nữa!”)

          Chuyện này đương nhiên chẳng cần phải nói, quyết định là vượt thoát lục đạo.

          (Diễn) Sanh Phương Tiện Hữu Dư giả, diệc siêu tam giới, bất thọ luân hồi.

          ()生方便有餘者,亦超三界不受輪迴。

(Diễn: Kẻ sanh trong cõi Phương Tiện Hữu Dư, cũng vượt thoát tam giới, chẳng bị luân hồi).

          Nói đến công phu kém hơn. Dẫu kém hơn đôi chút, vẫn có thể vượt thoát lục đạo luân hồi, giống như những vị từ A La Hán trở lên.

           (Diễn) Hà đản ngôn “trừ Thật Báo năng miễn nhân thiên”, bất ngôn “trừ Phương Tiện diệc miễn nhân thiên” da?

          ()何但言除實報能免人天,不言除方便亦免人天耶。

(Diễn: Vì sao chỉ nói là “ngoại trừ Thật Báo có thể thoát khỏi nhân thiên”, chẳng nói “ngoại trừ  cõi  Phương  Tiện  cũng  tránh  thoát

nhân thiên”?)

          Hỏi rất hay, đúng là tìm thấy lý do để chất vấn. A La Hán đoạn Kiến Tư phiền não, vượt thoát lục đạo luân hồi, nhưng A La Hán chẳng chứng đắc cõi Thật Báo, [vì các Ngài] chẳng minh tâm kiến tánh. Cớ sao quý vị chỉ nói sanh về cõi Thật Báo, chẳng nói sanh trong cõi Phương Tiện? Câu hỏi này rất có lý, hãy xem đại sư đáp theo cách nào.

          (Diễn) Thử chương vấn đáp, đơn luận viên nhân.

          () 此章問答,單論圓人。

          (Diễn: Lời vấn đáp trong chương này chỉ luận định theo phía người căn cơ viên đốn).

          Chỉ nói theo Viên Giáo, chẳng nói với quý vị về Tạng Giáo hay Thông Giáo. Theo tiêu chuẩn của Viên Giáo thì tình hình là như vậy đó.

          (Diễn) Viên nhân đoạn vô minh giả, tức sanh Thật Báo.

          ()圓人斷無明者,即生實報。

          (Diễn: Người thuộc căn cơ Viên Giáo hễ đoạn vô minh bèn sanh vào Thật Báo).

          Chẳng thể sanh vào cõi Phương Tiện Hữu Dư.

          (Diễn) Như vị đoạn vô minh, tạo chí Thất Tín, tuy sanh Phương Tiện, sở kiến chi cảnh dữ Thật Báo đồng, bất đồng Tạng Thông nhị giáo thể tích chi nhân, thật sanh Phương Tiện, cố lược nhi bất ngôn dã.

()如未斷無明,造至七信,雖生方便,所見之境與實報同,不同藏通二教體析之人,實生方便,故略而不言也。

(Diễn: Nếu chưa đoạn vô minh, đã đạt tới địa vị Thất Tín, tuy sanh trong cõi Phương Tiện, mà thấy cảnh giới giống như trong cõi Thật Báo, chẳng giống như [kiến giải của người tu tập] Thể Không Quán và Tích Không Quán trong Tạng Giáo và Thông Giáo, [người thuộc hai giáo ấy] thật sự sanh trong cõi Phương Tiện. Vì thế, lược đi chẳng nói).

Nói theo tứ giáo, chỉ luận định Viên Giáo, chẳng nói về Tạng Giáo, Thông Giáo, hay Biệt Giáo. Đây là kiến địa của người thuộc Viên Giáo, cảnh giới xác thực là chẳng giống Tạng Giáo và Thông Giáo. Người Viên Giáo đã đoạn Kiến Tư phiền não bèn vượt thoát lục đạo luân hồi. Tuy sanh trong cõi Phương Tiện Hữu Dư, sự hưởng thụ của người ấy trong cõi Phương Tiện Hữu Dư chẳng khác Thật Báo. Vì sao? Trí huệ khác nhau, đoạn chứng giống nhau; nhưng chư vị phải hiểu: Cảnh chuyển theo tâm. Nói cách khác, tâm của bậc Thất Tín trong Viên Giáo chẳng giống tâm của A La Hán hay Bích Chi Phật. Một đằng là tâm lượng hẹp nhỏ, một đằng tâm lượng to lớn; do vậy, Ngài (Thất Tín Bồ Tát) thọ dụng cảnh giới khác hẳn. Tuy sanh trong cõi Phương Tiện Hữu Dư, gần như bằng với cõi Thật Báo Trang Nghiêm, chẳng giống cảnh giới của hàng Tiểu Thừa.

          (Sao) Triết Lão, Thanh Công, câu xưng hữu ngộ.

          ()喆老青公,俱稱有悟。

          (Sao: Các vị Chân Như Triết và Thanh Thảo Đường đều được gọi là có ngộ).

          Hai vị này đều là bậc khai ngộ trong Thiền Tông.

          (Sao) Nhi Triết Lão hậu thân, đam luyến phú quý; Thanh Công hậu thân, đa lịch khổ ưu.

          ()而喆老後身,耽戀富貴;青公後身,多歷苦憂。

          (Sao: Nhưng hậu thân của Chân Như Triết mê đắm phú quý, hậu thân của ngài Thanh Thảo Đường trải lắm nỗi khổ sở, lo âu).

          Làm quan to, rất vất vả. Quý vị thấy những người làm quan to hiện thời đều rất nhọc nhằn.

          (Sao) Giai diêu bất mộ vãng sanh, tự thất thiện lợi.

          ()皆繇不慕往生,自失善利。

          (Sao: Đều là do chẳng hâm mộ vãng sanh, tự đánh mất lợi ích tốt lành).

          Quý vị thấy tình hình của họ, lỗi lầm ở chỗ chẳng mong cầu vãng sanh Tịnh Độ,  chẳng tin pháp môn này.  “Tự thất thiện lợi”:  [Đánh mất]

lợi ích thù thắng nhất, chính mình tự lầm mình.

          (Sao) Trí sử yêm trệ đa sanh, khoáng Bồ Đề lộ.

          ()致使淹滯多生,曠菩提路。

(Sao: Khiến bị chìm đắm nhiều đời, đường Bồ Đề xa vời vợi).

           Đương nhiên là trong tương lai người ấy vẫn có thể vãng sanh, nhưng chẳng biết là đến đời nào, kiếp nào! Người ấy nhất định sẽ nghe danh hiệu A Di Đà Phật, nhất định thấy tượng A Di Đà Phật, trong A Lại Da Thức có chủng tử A Di Đà Phật, chỉ là chẳng chịu xưng niệm mà thôi, chẳng mong cầu sanh! Như vậy thì con đường Bồ Đề sẽ rất dài! Chẳng biết phải đi vòng vèo bao xa, sau đó mới hồi tâm chuyển ý, thật thà niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ.

          (Sao) Khởi phi thiện căn lương bạc, nãi trí như tư.

          ()豈非善根涼薄,乃致如斯。

          (Sao: Há chẳng phải là do thiện căn kém mỏng, nên khiến cho đến nỗi như vậy).

          Kẻ ấy thiện căn kém mỏng! Chẳng thể nói kẻ ấy không có thiện căn và phước đức, mà là thiện căn lẫn phước đức đều chẳng nhiều.

          Trong phần trên, Liên Trì đại sư đã dẫn kinh Hoa Nghiêm để chứng minh,“như Hoa Nghiêm trung thuyết” (như đã nói trong kinh Hoa Nghiêm). Kinh Hoa Nghiêm nói ở chỗ nào? Nay Ngài bảo cho chúng ta biết.

          (Sao) Ngôn Hoa Nghiêm giả, Nhập Pháp Giới phẩm vân.

          ()言華嚴者,入法界品云。

          (Sao: [Trong lời Sớ đã] nhắc tới kinh Hoa Nghiêm thì như trong phẩm Nhập Pháp Giới có nói).

           Phẩm Nhập Pháp Giới chính là phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện. Trong bộ Bát Thập Hoa Nghiêm, phẩm này gồm hai mươi mốt quyển. Tứ Thập Hoa Nghiêm là kinh văn của toàn bộ phẩm này.

          (Sao) Giá Na hội thượng, chư đại Thanh Văn, bất kiến Phật giả, dĩ thiện căn bất đồng cố, bổn bất tu tập kiến Phật tự tại thiện căn cố. Cố tri chấp trì danh hiệu, nguyện kiến Di Đà, thành đa thiện căn, đại thiện căn, tối thắng thiện căn, bất khả tư nghị thiện căn dã.

          ()遮那會上,諸大聲聞,不見佛者,以善根不同故,本不修習見佛自在善根故。故知執持名號,願見彌陀,誠多善根、大善根、最勝善根、不可思議善根也。

(Sao: Trong hội Giá Na, các vị đại Thanh Văn chẳng thấy Phật là vì thiện căn khác nhau, vốn là do họ chẳng tu tập thiện căn tự tại thấy Phật. Vì thế biết là chấp trì danh hiệu, nguyện thấy Di Đà, tạo thành nhiều thiện căn, thiện căn to lớn, thiện căn thù thắng nhất, thiện căn chẳng thể nghĩ bàn).

 Dẫn kinh Hoa Nghiêm để chứng minh. Phẩm cuối cùng của kinh Hoa Nghiêm có nói, Giá Na là Tỳ Lô Giá Na Phật, tức Pháp Thân Phật trong hội Hoa Nghiêm. “Chư đại Thanh Văn” chẳng thấy, chẳng nghe, do nguyên nhân gì? Thiện căn ít, phước đức ít. Chỉ có bốn mươi mốt vị Pháp Thân đại sĩ thấy Phật, nghe lời Phật dạy. Đấy là do thiện căn bất đồng. Vì sao họ ít thiện căn, ít phước đức? “Bổn bất tu tập kiến Phật tự tại thiện căn cố” (Do họ vốn chẳng tu tập thiện căn tự tại thấy Phật). Nói cách khác, trong vô lượng kiếp, họ đời đời học Phật, nhưng chẳng tu pháp môn này. Pháp môn gì vậy? Pháp môn chấp trì danh hiệu, tức là pháp môn Niệm Phật, họ chẳng niệm Phật.

          Người tham Thiền không niệm Phật, người nghiên cứu Giáo chẳng niệm Phật, cho nên thiện căn và phước đức ít ỏi. Rõ rệt nhất, tôi nêu trường hợp của thầy trò pháp sư Đế Nhàn, quý vị sẽ thấy ngay. Đồ đệ niệm Phật, thầy mỗi ngày lo nghiên cứu kinh điển, giảng kinh, thuyết pháp; do vậy, thiện căn và phước đức của thầy chẳng bằng trò. Đồ đệ niệm ba năm vượt trỗi thầy. Pháp sư Đế Nhàn hiện thân thuyết pháp cho chúng ta thấy, chuyện này chẳng được coi là cách xa chúng ta cho lắm, là chuyện thuộc thời đầu Dân Quốc, cách chúng ta bất quá năm mươi năm mà thôi. Đó là chuyện thật. Vì thế, biết nói chẳng bằng biết nghe, thật vậy đấy! Người biết nói chẳng đạt được lợi ích chân thật, người biết nghe bèn đạt được, bèn thành tựu. Hôm nay chúng tôi giảng tới chỗ này.

[1] Bình (屏) ở đây là một bức giấy đặt nằm ngang để viết đại tự theo lối thư pháp.

[2] Bộ kinh này có tên gọi đầy đủ là Phật Thuyết Xưng Dương Chư Phật Công Đức Kinh do ngài Thiên Trúc Tam Tạng Cát Ca Dạ dịch vào đời Nguyên Ngụy. Đức Phật thuyết kinh này tại núi Linh Thứu nơi thành La Duyệt Kỳ (Vương Xá). Do tôn giả Xá Lợi Phất thưa hỏi: “Hiện thời có bao nhiêu vị Phật đang thuyết pháp?” Đức Phật bèn tán thán và nêu ra một vài vị Phật hiện đang thuyết pháp như trong phương Đông, nơi thế giới Thiên Thần có Bảo Hải Như Lai, trong thế giới Bảo Tập có Bảo Anh Như Lai, trong thế giới Bảo Tối có Bảo Thành Như Lai, trong thế giới Quang Minh có Bảo Quang Minh Như Lai, trong thế giới Tràng Phan có Bảo Tràng Phan Như Lai, trong thế giới Diệu Lạc có A Súc Như Lai… và nhiều danh hiệu khác nữa. Đối với mỗi danh hiệu Phật, đức Phật đều nêu bày cặn kẽ công đức do nghe và niệm danh hiệu các vị Phật ấy.

[3] Theo nghĩa đen, Trì (持) là giữ gìn, tức là thường xuyên hành, thường niệm, chẳng bỏ lửng hay để gián đoạn. Phúng (諷) là nhìn vào kinh văn để đọc, Tụng (誦) là đọc thuộc lòng không cần kinh văn. Niệm (念) vừa là đọc, vừa là thường nghĩ đến. Nếu hiểu niệm là đọc tụng thì không nhất thiết phải đọc ra tiếng, có thể niệm thầm trong tâm hoặc mấp máy miệng, còn phúng và tụng thì nhất định phải phát ra tiếng rõ ràng.

[4] Kinh Bảo Tích do nhiều pháp hội hợp thành, quyển mười bảy và mười tám chính là pháp hội Vô Lượng Thọ (sách Sớ Sao Diễn Nghĩa gọi pháp hội này là Bảo Tích Đại Bổn), pháp hội kế tiếp chính là pháp hội Bất Động Như Lai gồm hai quyển mười chín và hai mươi. Do tôn giả Xá Lợi Phất khải thỉnh, đức Phật bèn trần thuật cõi nước và nhân hạnh của Bất Động Như Lai: Trong cõi Diệu Hỷ của đức Phật Quảng Mục, có một vị tỳ-kheo tên là Bất Động phát tâm Vô Thượng Bồ Đề và phát hoằng thệ nguyện, được Phật thọ ký, sẽ thành Phật hiệu là Bất Động Như Lai.

[5] Thành ngữ này dựa trên lời khai thị nổi tiếng của ngài Lâm Tế Nghĩa Huyền: “Như nay người học tập Thiền Đạo thì phải tự tin, đừng hướng ra ngoài để tìm cầu bất cứ gì. Cầu Phật, sẽ đánh mất Phật, đánh mất đạo. Cầu Tổ, sẽ đánh mất Tổ. Hễ hướng ngoại thì cứ gặp liền giết. Gặp Phật giết Phật, gặp Tổ giết Tổ, gặp La Hán giết La Hán, gặp cha mẹ giết cha mẹ, gặp thân quyến giết thân quyến, thì mới chẳng bị ngoại vật trói buộc, mới có thể giải thoát tự tại”. “Gặp” ở đây là chấp trước. Tổ Lâm Tế khuyên người hành Thiền đừng nên chấp trước ý niệm, “giết” có nghĩa là đoạn trừ sạch những ý niệm đối đãi, chấp trước nơi cảnh giới. Câu nói này về sau được rút gọn thành “gặp Phật giết Phật, gặp Tổ giết Tổ”, hoặc “Phật đến chém Phật, ma đến chém ma”.

[6] Ngài Chân Như Mộ Triết họ ngoài đời là Văn, quê ở Lâm Xuyên, gia cảnh nghèo hèn, mồ côi từ bé. Ngài theo học với luật sư Viên Giác chùa Vĩnh An ở Kiến Xương, có chí hoằng pháp, giữ giới luật rất tinh nghiêm, được vị Thiền đức nổi danh đương thời là thiền sư Thúy Nham Khả Chân coi trọng. Khi thiền sư Khả Chân đã mất, Sư bèn y chỉ ngài Hoàng Bá. Sư tham học khắp nơi. Tham học xong, Sư được đại chúng suy tôn làm Trụ Trì chùa Đại Quy, nhưng Ngài chuyên trông coi hương đăng và làm các việc nặng nề trong chùa suốt bốn mươi năm, luôn giữ cho hương đèn chẳng tắt. Khi quá mệt mới dùng khăn che đầu, dựa vào vách, tạm ngủ giây lát. Cho đến già, Sư vẫn sống rất khiêm cung, không bệnh mà mất. Khi trà tỳ có xá-lợi to như hạt đậu, tròng mắt và móng tay đều chẳng cháy. Theo Tổ Ấn Quang, hậu thân của Chân Như Triết chính là vua Khâm Tông (Triệu Hoàn) nhà Tống. Khi quân Kim tàn phá đất Bắc Tống, vua cha là Tống Huy Tông (Triệu Cát) hèn nhát, trốn tránh trách nhiệm, bèn nhường ngôi cho Khâm Tông. Khâm Tông lấy niên hiệu là Tĩnh Khang. Làm vua chưa đầy một năm (từ ngày 19 tháng 01 năm 1126 đến ngày 09 tháng 01 năm 1127), cha lẫn con bị quân Kim bắt cầm tù, giải về phương Bắc, phải xưng là “thần” (bầy tôi) với vua Kim, về sau chết ở thành Ngũ Quốc. Sử Trung Hoa gọi biến cố này là “nỗi nhục Tĩnh Khang”. Như vậy, vua Khâm Tông chỉ hưởng vinh hoa rất ngắn, mà phải chịu tủi nhục, giày vò trong suốt ba mươi bốn năm lưu đày!

[7] Giả Nghị (200-168 trước Công Nguyên) là một chính trị gia, tư tưởng gia, và văn học gia nổi tiếng thời Tây Hán. Những tác phẩm nghị luận nổi tiếng của ông như Quá Tần Luận, Luận Tích Trữ Sớ, Trị An Sách v.v… được đánh giá rất cao. Ông là người có văn tài, thông minh, nên mới hai mươi hai tuổi đã được Hán Văn Đế cử làm Đình Úy cho thái thú Nam Quận là Ngô Công. Ngô Công hết sức tán thưởng tài năng ông, tâu vua cho ông được thăng lên chức Bác Sĩ (Bác Sĩ là chức quan dành cho người thông thạo Ngũ Kinh, gọi đầy đủ là Kinh Học Bác Sĩ, có thể hiểu đơn giản là chuyên viên đầy uy tín để giảng giải, chú giảng Ngũ Kinh của Nho gia, có thẩm quyền hiệu đính các điển tịch cổ, đồng thời cũng là cố vấn của nhà vua). Ông trở thành một vị quan Bác Sĩ trẻ tuổi nhất thời ấy. Chỉ một năm sau, ông lại được thăng lên làm Thái Trung Đại Phu. Chức quan cao nhất của ông là làm Thái Phó cho Lương Vương (Lưu Tập).

[8] Rinpoche là một mỹ danh để gọi các vị lạt-ma Tây Tạng (người Hoa thường phiên âm thành Nhân Ba Thiết, 仁波切). Rinpoche nói chung có nghĩa là trân bảo, cao quý, quý báu, tương đương với chữ Ratna trong tiếng Phạn. Danh xưng này thoạt đầu chỉ dùng để gọi các vị hóa thân, các vị trưởng lão, những vị lạt-ma học giả, hoặc các lạt-ma thật sự thành tựu. Nhưng về sau tín đồ cứ thấy vị lạt-ma nào hoằng pháp cũng đều gọi là Rinpoche hết.

[9] “Quán đảnh” là dùng nước rưới lên đỉnh đầu, ngụ ý truyền trao trí huệ, dùng trí huệ cam lộ thủy rưới lên đỉnh đầu. “Phá đảnh” là khai mở huyệt đạo trên đỉnh đầu bằng cách truyền dạy bí quyết pháp tu P’howa. Người Tây Tạng tin tưởng: Nếu tu pháp này thành công, khi mất, sẽ chuyển dời thần thức về Tây Phương Cực Lạc qua lỗ thủng trên đỉnh đầu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *